T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

TRẦN DOÃN NHO: VỀ

clip_image001

(Nguồn: Diendantheky.net)

Cứ mỗi lần gần đến Tết, thì tôi lại nghĩ đến chuyện v.

Về, tức là trở lại. Trái nghĩa với đi. Khi nói về, ta phải hiểu là ta đã đi, đã lìa xa một nơi chốn thân yêu nào đó. Khi nói về là nói đến một hạnh phúc, một thú vui, một ước ao. Về, do thế, trở thành một sức lôi kéo mạnh mẽ, đôi khi không cưỡng lại được. Đi, có thể là bất đắc dĩ. Mà về, thường thì không. Chữ về bao giờ cũng gợi nên một cảm giác thân thiết, một cái gì ấm cúng: mạ đi chợ về, tha về (trả tự do), trở về, xuân về, hè về, về làng, về nước, về nhà, về quê. Ít ra là về mặt chữ nghĩa.

Ngày tr v, anh bước lê trên quãng đường đê đến bên lũy tre

                Nng vàng hoe, vườn rau trước hè, chào đón người v (Ngày trở về/ Phạm Duy)

Để mô tả ngày trở về của một người thương binh, Phạm Duy đã sử dụng âm “ề” ở cuối câu, dựa vào chữ về, khiến cho bản nhạc hát lên nghe êm đềm, nao nức. Khung cảnh của một làng quê với lũy tre, với đường đê với vườn rau thân thuộc trong nắng, tất cả hiện ra y như thể để chào đón một người. Cảnh đoàn tụ thật vô cùng cảm động:

M ln mò, ra trước ao nm áo người xưa ng trong gic mơ

                Tiếc rng ta đôi mt đã lòa vì quá đi ch.

Người lính đã trở về và sung sướng tìm thấy lại những gì thân yêu nhất trong đời mình và an nhiên thụ hưởng cảnh sống êm đềm xưa cũ. Về ở đây là hội ngộ, gặp gỡ, là hàn gắn những vết thương gây ra do hậu quả của thời gian và chia cách.

Cũng là trở về, nhưng cách về của một người tù cải tạo sau 1975 hoàn toàn khác hẳn:

Ta v mt bóng trên đường ln

                Thơ chng ai đ vt áo phai…

                Sao vn nghe đau mm phế ph?

                Mười năm, đá cũng ngm ngùi thay. (Ta về/Tô Thùy Yên)

Cái về này thật lạ. Không lũy tre, không có nắng vườn rau, chẳng có bà mẹ nào lần mò ra trước ao để đón. Về mà như đi. Một cái về lạnh lùng, tức tưởi. Về, đơn thuần chỉ là một chuyển động vật lý: trở lại ngôi nhà của mình. Mặc dù khác với anh thương binh, người tù được trả về chốn cũ với thân thể nguyên vẹn, không phải bước lê vì bị thương, nhưng lòng hoang mang thất tán. Mọi thứ hoàn toàn khác xưa:

Mi th không còn ngăn np cũ

                Nhà thương khó quá, sng th ơ

                Giu nghiêng, cng đ, thm um c

              Khách cũ không còn, khách mi thưa… (Ta về)

Thôi thì vậy cũng được. Cũng bình thường. Nhưng cái này mới kinh khiếp:

Ta v như bóng ma hn ti

                Lc li thi gian, kiếm chính mình.

                Ta nht mà thương tng phế liu

                Như tng hài ct sp vô danh (Ta về)

Một trở về mất mát. Một trở về tuyệt vọng. Về, không còn mang ý nghĩa uyên nguyên của nó. Nó giống và khác với cái về của một nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Mộng Giác.

“Thy khuôn mt chàng không có gì khác thường, nàng tiếp:

        – Em van anh, cho em được đến đây thăm con. Cho em…

        Chàng ngt li nàng:

        – Ch s đến lúc nó không chu gp cô na thôi!

        Nàng lm người vì s hãi bt cht. Ln đu tiên nàng nghĩ đến cnh hung đau xót y. Tưởng nàng không tin vì quá t tín, chàng nói di:

        – V li, cn gì cô phi xin. Cô là ch h. Cô mun làm gì trong nhà này mà chng được.

        Nàng mím môi li. Không nói năng, nàng chp ly cây bút bi, ký vào phn ý kiến ca ch h. Cây bút bi đ lâu ngày không ra mc, nàng phi dí đu bút lên lòng bàn tay nhiu ln. Ch ký ca nàng run ry, nét gch bên dưới không được ngay, trông ging như mt ch ký gi mo.

        Chàng ly ging khách sáo:

        – Nh cô mà tôi được tm trú trong nhà ca mình. Cm ơn cô.

        Phn nàng, nàng tr li van lơn:

        – Em van anh, cho em được tm đây vi con cho đến sáng mai. Em ao ước được ôm con ng trn mt đêm. Em van anh!

        Ging nàng rn đi, pha ln nước mt. Chàng cm đng nhưng vn c cng ci:

        – Ti sao li xin tôi? Xin mt người tm trú đ được tm trú? Có ai xin phép mt khách qua đường đ ng tm trong cái quán tr?” (truyện ngắn Ngày v không nng, “Xuôi dòng”, tập truyện, trang 68)

Tô Thùy Yên trở về thấy mất mình, nhân vật trong truyện trở về thấy mất vợ, mất nhà (tạm trú trong nhà của mình mà vợ  – tuy đã bỏ đi lấy chồng khác – là chủ hộ).

Tôi nhớ một chuyện khác thời xưa: chuyện Tô Tần. Tần là người thời chiến quốc bên Tàu, giỏi biện thuyết, có tham vọng dùng miệng lưỡi của mình để kiếm công danh. Không có tiền, ông xin mẹ già bán gia tài để làm lộ phí đi các nơi du thuyết. Cả nhà ai cũng can ngăn, nói rằng: “Tại sao không chịu cày cấy, buôn bán làm ăn mà chỉ muốn đem mấy tấc lưỡi để kiếm giàu sang, bỏ cái nghiệp đã thành cầu cái lợi chưa được, sau này nghèo túng còn hối sao được?”

Tần không nghe, cứ đi. Và đúng như lời khuyên can, sau nhiều năm tháng đi đây đi đó không được gì, nghèo đói phải trở về nhà. Thấy vậy, mẹ già mắng nhiếc, vợ đang dệt cửi ngồi yên, không thèm nhìn cũng chẳng thèm chạy ra chào hỏi. Đói quá, Tần xin chị dâu cho ăn cơm, chị dâu không cho. Tần chảy nước mắt tự trách mình. Đó là cái về của một người thất bại.

Nhưng Tần không chịu. Lại ra đi. Và lần này thành công lớn. Khi về, có võng lọng, có lính hầu, tiền rừng bạc bể. Mẹ già chống gậy ra đường xem. Chị dâu và vợ hỗ thẹn không dám nhìn lên, phủ phục ở ngoài ngõ đón. Tần ngậm ngùi than: “Tình đời xem ấm lạnh, giá người thành thấp cao.”

Hai lần về, hai khung cảnh, hai tình cảm, hai vở kịch. Thì thế. Và phải như thế. Nếu không như thế thì thành chuyện thần tiên mất rồi. Thời nào cũng có những Tô Tần, tuy mức độ có khác nhau. Giá của một Việt kiều trở về tất cao hơn nhiều so với giá của một người tù trở về. Hàng năm, Tết đến là có hàng trăm ngàn Việt kiều về lại quê hương. Trở về theo kiểu “vinh quy bái tổ,” “áo gấm về làng.” Nói tất cả thì không hẳn đúng. Nhưng đa số đều về với tâm thức của những người “được” chứ không phải là của những người “mất.” Họ không trở về để  “lục lại thời gian kiếm chính mình” như Tô Thùy Yên, cũng không như người thương binh của Phạm Duy muốn trở về với đời sống bình dị. Mà về với tâm thế của một Tô Tần thành đạt. Dù rằng để được như thế, họ phải đánh đổi bằng cách cật lực làm ngày làm đêm, làm ca hai, ca ba, làm overtime, làm 2, 3 job. “Về”, đôi khi, là một gánh nặng. Bổn phận, danh dự, thể diện vân vân. Có lẽ vì thế mà có người không dám về. Hay chưa thể về. Tôi có một người bạn qua đây từ tháng 4/1975. Cho đến giờ này, anh chưa về lại Việt Nam lần nào. Vì sợ Cộng Sản? Không. Vì không có tiền, anh cho biết. Tại sao lại không có tiền, anh qua đây đến gần 30 năm mà? Đúng ra là không đủ tiền. Vậy thì bao nhiêu mới đủ? Anh ngần ngừ một lát rồi trả lời: “Tôi cũng chẳng biết bao nhiêu thì đủ. Nào phải xây lăng, đắp mộ bên nội rồi bên ngoại, xây nhà từ đường rồi biếu tiền cho ông chú, bà dì, bà o, rồi em út cháu chắt, rồi bà con xa bà con gần rồi bạn bè, đàn em cũ. Rồi du hí, chơi bời, vân vân và vân vân. Chẳng lẽ đi Mỹ mấy chục năm trở về để bị mang tiếng keo kiệt.”  Đại loại anh lý luận như vậy. Rốt cuộc, loay hoay mãi, hết hẹn năm này về rồi sang năm, chưa bao giờ anh “về” được.

Tôi chẳng dám khuyên gì anh bạn. Vì từ ngày sang đây, tôi cũng chưa có dịp về. Tiền là một lẽ. Sợ hãi vu vơ là một lẽ khác. Nhưng lý do chính là tôi biết tôi chẳng tìm thấy gì vui trong việc về. Tôi đã từng kinh qua việc “về nhà” từ trại cải tạo độ nào. Được ra khỏi nhà tù thì mừng, tất nhiên. Nhưng về nhà rồi chẳng thấy gì vui. Gia đình tôi còn nguyên vẹn, không trở thành bi kịch như nhân vật trong truyện của Nguyễn Mộng Giác ở trên. Nhưng không khác mấy với “ta về” của Tô Thùy Yên. Cảnh còn đó, người còn đây, nhưng mọi tương quan đã khác. Phải tập làm quen với mọi thứ, kể cả với người thân trong nhà. Một anh bạn tôi, ra đi từ tháng 4/1975. Sau gần hai chục năm, anh trở về với tâm trạng hăm hở muốn tìm lại những kỷ niệm cũ. Anh đi thăm nơi này nơi nọ, những chỗ đã từng ghi dấu những ngày vui xưa của anh. Những tưởng sẽ tìm lại nguyên vẹn những gì xưa cũ. Nhưng tất cả đã mất, mất hẳn. Anh không tìm thấy gì hết ngoài một cảm giác lạ hoắc y như thể anh tới một nơi xa lạ. Cảnh, người và anh đều lạ lẫn nhau. Thế rồi cuối cùng, anh ngong ngóng ngày về lại Mỹ, nơi mà trước đây khi ra đi với tâm trạng của một kẻ bị lưu đày. “Về” Mỹ! Về Mỹ, chứ không “đi” Mỹ. Và cảm giác “về” Việt Nam trở thành “đi” Việt Nam.

Có lẽ cũng chẳng phải một mình anh bạn có cảm giác như vậy. Nhiều người “về” Việt Nam rồi “về” lại Mỹ. Không về Mỹ sao được? Con đó, cháu đó, công ăn việc làm ở đó, tương lai ở đó, tiền hưu bổng ở đó. Đi, đâm ra cũng là về. Và về, đâm ra cũng là đi. Viết đến đây, tôi nhớ một câu chuyển kể của thầy Nhất Hạnh. Có hai vợ chồng nọ lấy nhau vì tình. Như mọi cặp vợ chồng khác, lúc đầu họ sống rất hạnh phúc. Nhưng sau một thời gian, người vợ mất hết vẻ tươi mát và người chồng mất hết sự dịu dàng và ngọt ngào. Họ phải sống với nhau như một điều bắt buộc. Vì sợ tai tiếng. Vì sợ làm hai gia đình buồn… Ông chồng chẳng cảm thấy hứng thú gì khi về nhà thấy mặt vợ. Và ngược lại, bà vợ cũng chẳng thấy vui vẻ gì khi đợi chồng về. Hai người bắt đầu đi tìm niềm vui riêng. Bà dành nhiều thì giờ lo việc chùa chiền. Còn ông thì lấy cớ cần phải học thêm về ngành chuyên môn nên hết giờ làm nấn ná tìm cách ở lại sở. Tóm lại, chẳng ai muốn về nhà. Hai chữ “về nhà” thân thương mất hết ý nghĩa. Nhà vốn được hiểu như là một “tổ ấm,” bây giờ là “tổ lạnh.” Về nhà thành ra “đi” nhà.

Hay nói theo cách diễn đạt của Albert Camus, thì quê nhà (le royaume) (*) trở thành chốn lưu đày (l’exile). Truyện ngắn “La femme adultère” (trong tập truyện L’Exil et le Royaume) mô tả tâm trạng phức tạp của một người đàn bà tên là Janine. Janine theo chồng đi bán hàng ở một thành phố Á Rập nằm trong sa mạc. Nhìn thấy sa mạc lần đầu, nàng bị cuốn hút ngay vào cái lạ lùng, hoang vắng và yên lặng của nó. “Bên trên sa mc, s yên lng mênh mông như không gian.” Nàng cảm thấy như  đó là một vương quốc mơ ước vĩnh cửu của nàng. Đêm đó, trong phòng khách sạn, nằm bên người chồng đang say sưa ngủ, nàng ray rứt xót xa. Bao nhiêu năm sống với người đàn ông gọi là chồng dường như chẳng có mấy ý nghĩa. Nàng đi theo chồng, Marcel, giản dị  chỉ “đ làm vui lòng người đã cn nàng. Nim vui duy nht mà anh ta cho nàng là s nhn biết nàng là cn thiết. Có l anh ta chng h yêu nàng” (…) Hai người làm tình vi nhau ch bng cm giác trong bóng ti, chng h nhìn thy mt nhau (…). “Nàng biết rng Marcel cn nàng và nàng thì nàng cn cái cn đó ca anh ta.” Tim nàng như thắt lại khi khám phá ra rằng nàng đã kéo lê đời sống như thế trong cả hai mươi năm trời. Nàng cảm thấy như mình bị lưu đày. Và bỗng nhiên nàng muốn được giải thoát. Ý nghĩ đó khiến nàng ngồi bật dậy, mặc áo quần, lặng lẽ trốn chồng đi ra ngoài. Trong bóng đêm, bất chấp gió lạnh, bất chấp nỗi sợ hãi, bất chấp tất cả, nàng chạy như điên như cuồng về phía sa mạc. Đến một cái pháo đài bỏ hoang, nàng leo lên đứng dựa vào góc tường, đắm đuối nhìn vào sa mạc – vương quốc yêu dấu của nàng. Nàng tự do thưởng thức cái yên lặng, cái mênh mông và đủ thứ ảo tượng thực trộn cùng hư dấy lên từ trời từ đất và từ cõi lòng nàng. Nhưng rốt cuộc, nàng phải trở về. Và rồi nàng khóc, khóc nức nở. “Không có gì đâu, anh yêu. Không có gì đâu,” Janine nói với chồng. (Trích đoạn lấy từ “The Adulterous Woman,” Exile and the Kingdom, Albert Camus, bản tiếng Anh của Justin O’Brien, Random House, NY, Hoa Kỳ, 1991)

Trong ý niệm của Camus,  lưu đày và quê nhà không phải là không gian vật lý của một nơi chốn nào hết, mà là tâm thức con người. “Nhà” hay “không nhà” là tâm giới chứ không là cảnh giới. Trong cuộc sống, không thiếu người xem “nhà” là nơi tù ngục, tù không có án, là nơi để người ta “giết đời nhau.” Nhưng có lúc, chỗ lưu đày lại được xem là nhà. Nhớ khi còn ở tù, mỗi lần xuất trại đi ra ngoài lao động, lòng cứ ngong ngóng “về” láng. Về cái chỗ nằm chật hẹp vừa đủ để đặt lưng của mình, về trong một không gian hạn hẹp, bị canh phòng, giám sát đêm ngày. Cũng là “về” vậy. Điều mỉa mai là, trong hoàn cảnh tù đày, chỗ nằm  đâm ra trở thành “tổ ấm.”

Vậy, đâu là đi, đâu là về? Thật khó nói một lần cho xong.

Đẩy ý niệm đi và về xa hơn, thì  ta đụng với khái niệm về cõi trần hay cõi thế, trần gian, cõi tục lụy, cõi ta bà. Đụng với hình ảnh mà Trịnh Công Sơn cho là “tin buồn.” Tin bun t ngày m cho mang nng kiếp người. Trần gian trở thành nơi tạm bợ, là một chỗ đi:

Tôi nay tr trn gian

Trăm năm v chn xa xăm cui tri (Ở trọ)

Mà trần gian chẳng có gì vui, nên anh kêu gọi:

Thôi v đi, đường trn đâu có gì

Tóc xanh my mùa

Có nhiu khi, t vườn khuya bước v

Bàn chân ai rt nh, tưởng hn nhng năm xưa (Phôi pha)

Ít có nhạc sĩ  (và cả thi sĩ) nào đề cập đến chuyện đi và về nhiều như Trịnh Công Sơn. Nhạc của anh, rốt cuộc, có thể tóm gọn trong hai chữ “đi” và “về.” Ra đời là “đi” và chết là “về.” Anh cho ta thêm một hình ảnh mới tượng trưng cho cuộc đời: mt cõi đi v.

Bao nhiêu năm ri còn mãi ra đi

Đi đâu loanh quanh cho đi mi mt

Trên hai vai ta đôi vng nht nguyt

Ri sut trăm năm mt cõi đi v (Một cõi đi về)

Cũng trong cõi  đó, Du Tử Lê diễn đạt một cách khác:

Đi và v cùng mt nghĩa như nhau

Người đông phương định nghĩa: Sinh ký tử quy. Sống gửi thác về.

Gửi! Đi hay về cũng chỉ là gửi, tạm gửi (hay gửi tạm). Thầy Nhất Hạnh dùng chữ “gửi” trong một ví von khá độc đáo:

Tôi gi tôi nơi đt

                        Đt gi đt nơi tôi

Tôi mạn phép quảng diễn ra một cách khác: Tôi gửi tôi nơi Mỹ, Mỹ gửi Mỹ nơi tôi. Tôi gửi tôi nơi em, em gửi em nơi tôi. Tôi gửi tôi nơi đời, đời gửi đời nơi tôi…

Đất gửi đất nơi tôi = hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi.

Tôi gửi tôi nơi đất = để một mai tôi về làm cát bụi / đất ôm anh đi về cội nguồn

Thực ra, ví von trên của thầy Nhất Hạnh được đẩy xa hơn, thâm trầm hơn:

Tôi gi tôi nơi Bt

                        Bt gi Bt nơi tôi.

Đất và tôi, Bụt và tôi, đi và về, sống và chết, Mỹ và Việt Nam, … và…và… Còn biết nơi nao là chn quê nhà. (TCS)

(12/2002)

Trần Dõan Nho

(*) “L’Exil et le Royaume” (Lưu đày và quê nhà) ca Albert Camus. Tôi dùng li ch “quê nhà” mà mt dch gi (tôi quên tên) trước 1975 min Nam đã dch thoát t tiếng Pháp “royaume” (vương quc). Bn dch tiếng Anh ca Justin O’Brien là “Exile and the Kingdom.

Bài Mới Nhất
Search