T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Lưu Na: Tưởng Niệm Nguyễn Xuân Hòang

_MG_8477

Nhà văn Nguyễn Xuân Hòang đã ra đi

clip_image002

(Hình chụp ngày 11 tháng 8 -2013 tại nhà)

Buổi sáng thứ bảy bận rộn. Những cú điện thọai vội vã gọi, vội vã gác. Từng tuổi này rồi mà cuộc mưu sinh ra chừng vẫn còn nặng gánh. Dự định về hưu trong vài năm nữa vẫn cứ treo đấy chưa được dứt khóat. Trong mớ hỗn độn của chuông điện thọai reo, tôi nhìn thấy cái tên Ngộ Không Phí Ngọc Hùng trên mặt máy đi động. Hơn nửa năm nay tôi và ông chưa có dịp chuyện trò.

Bên kia đầu dây, giọng Ngộ Không buồn buồn. Nguyễn Xuân Hòang đi rồi. Cách đây độ một tiếng ( tức khỏang 11 giờ sáng giờ Cali). Cái tin ai cũng chờ đợi nhưng khi nó đến vẫn cứ bàng hòang, hụt hẫng. Tôi gởi ông bài “Tác Giả Tác Phẩm“ mới nhất về Nguyễn Xuân Hòang vừa biên tập xong cuối tháng 8, như một sự sẵn sàng cho cái tin nhà văn sẽ qua đời. Tôi chẳng quen biết gì Nguyễn Xuân Hòang nhưng vì lòng cảm mến và kính phục nên có lòng tưởng niệm.

Thật hả ông? Tôi hỏi lại mà không biết mình nói gì.

Cách đây độ một tháng, e-mail của tôi gởi đến vị thầy học cũ đã không có hồi đáp. Tôi biết ngày này rồi sẽ đến không lâu. Trước đó, những cuộc trao đổi qua e-mail của thầy trò chúng tôi diễn ra đều đặn. Dường như ông lúc nào cũng ngồi bên máy để sẵn sàng trả lời các bức điện thư. Cho đến lúc ông không trả lời nữa, tôi biết rằng ngày của ông đã hết. Hỏi lại người bạn trẻ Lưu Na, LN bảo rằng đúng vậy

Như vậy là tôi không bao giờ có dịp “ghé qua San Jose mình đi cà phê nhé T.Vấn!“.

Ai cũng một lần sẽ đến ngày cuối của mình. Người thầy học cũ của tôi không là ngọai lệ. Tôi đã từng an ủi ông rằng “thầy đã sống một đời đáng sống. Như thế đã quá đủ để thanh thản ra đi!“

Hồi đầu năm nay, nhóm cựu học sinh Petrus Ký ở Bắc Cali đã thực hiện một đặc san chuyên đề “Nguyễn Xuân Hòang trên dòng sông Petrus Ký “. Tôi cũng được mời tham gia. Lúc ấy, ông vừa qua cuộc giải phẫu, ra vào bệnh viện mỗi ngày. Tưởng ông không có dịp cầm tờ đặc san trên tay. Nhưng sau đó, qua điện thư, ông cho biết rất vui sướng nhận được sự thương yêu của mọi người, nhất là từ những người ở Petrus Ký năm xưa. Ông kể lể “. . . tôi phụ trách môn Triết ờ Petrus Ký từ năm 1963 đến năm 1975 coi như gần 13 năm đấy!!!!! Con số 13 dính vào đời tôi nhiều lần lắm!

13 năm làm TTK nhật báo NV

13 năm sống và làm việc ở San Jose

13 năm làm tap chí Văn

13 năm chờ ngày ra đi

13 năm chờ sống và chết!!!!!! “

(Ghi chú thêm của T.Vấn – Thầy Hòang của tôi còn thiếu một chi tiết về con số 13: Ông lìa đời để chạm mặt với cái chết cũng vào ngày 13 – tháng 9 năm 2014)

Cuối tháng 8 năm 2013, trang mạng văn học Da Màu thực hiện một chuyên đề về nhà văn Nguyễn Xuân Hòang. Lúc ấy, tôi có viết cho ông  . . . Điều em viết trong bài ghi chép của mình, về các đồng nghiệp viết lách của thầy, đã . . . sai. Họ không để dành những lời xưng tụng của họ đối với nhà văn NXH. Theo em biết, Damau đang làm một chuyên đề về NXH. Một việc làm rất hiếm với một nhà văn còn sống. . . “. Nhà văn đã trả lời bằng cách đặt câu hỏi như sau: “Chuyên đề về một tác giả còn sống, theo em là điều tốt hay xấu ????” , tôi đã trả lời ông: “với một tác giả, thì một ”chuyên đề” về văn chương của mình được làm khi còn sống thì tốt hơn nhiều so với ”tưởng niệm“. Người nằm xuống rồi thì chỉ còn (hoặc không còn) cái tên. Trường hợp nhà văn NXH, ít nhất, vị tác giả ấy biết mình đã làm được những gì khi còn sống. Đó là một cảm giác không phải ai cũng được hưởng. . . “

Đầu tháng 3 năm 2014, tôi nhận được bức thư mới của ông hồi âm lời thăm hỏi  “. . . Bệnh càng ngày càng tồi tệ. Theo chủ nghĩa MACKENO. Vì ngày ra đi cũng gần kề . . .“

Hôm nay, 13 tháng 9 năm 2014, ngày ra đi của nhà văn Nguyễn Xuân Hòang đã đến. Xin kính chúc người thầy học cũ của tôi thượng lộ bình an.

Nào còn gì đâu cầm lấy tay tôi

Nào còn gì đâu cầm lấy hồn tôi

Này đây những lời yêu thương thứ nhất (sau cuối)

Chia nhau mỗi người làm vốn sinh nhai (đi xa).

(Thơ NXH)

T.Vấn

13 tháng 9 năm 2014

*Chú Thích: Về năm sinh của nhà văn NXH, có tài liệu ghi 1937, có tài liệu lại ghi 1940. Để giúp các nhà làm văn học sử sau này, tôi có hỏi ông để xin xác nhận, thì được nhà văn trả lời nguyên văn như sau:

“. . . Về năm sanh, giấy tờ ghi 1937 nhưng thực tế 1940.

Lý do: Tôi lúc đó làm Giấy Thế Vì Khai Sanh để thêm tuổi đi lính nên mẹ tôi vào quân trường xé đơn, khóc lóc nói tôi sinh năm 1940, chứ không phải 1937. Quân trường cho về nhưng từ đó tuổi vẫn ghi là 1937, không đổi nữa.

Giấy tờ ghi là 1937 và tuổi thật là 1940. . .

(T.Vấn – Trích điện thư trao đổi với nhà văn NXH ngày 24 tháng 8 năm 2013)

Lưu Na : con chim lạ ấy đã vào mây

Đại Ca,

Chả liên quan gì đến mình vẫn thấy rưng rưng, bởi em cũng theo anh gọi NXH bằng thầy.  Mọi người căng như dây đàn, bây giờ bung một tiếng thầm theo làn hơi tắt lịm thì hết mọi dây chùng nhão nhoẹt đường tơ.  Em dự định tháng Mười ráng đưa NĐT lên với thầy Hoàng, giờ báo tin, thấy bên kia đầu dây bật một tiếng “mình đã không kịp,” rồi tắt lặng. Con chim lạ ấy đã vào mây.

Đại Ca, em muốn chia buồn cùng anh rồi lại bật cười, anh em trang nhà chúng ta chia nhau nỗi buồn mất một người không thực là quen, mà nỗi  buồn lại rất thực.  Bức ảnh Nguyễn “Đông” Hoàng em chụp tháng 5, 2012 vẫn còn đây.  Nguyễn Xuân Hoàng, hết lòng thương tiếc…

LN

_MG_8481

_MG_8482

_MG_8483

_MG_8638

_MG_8673

_MG_8674

©T.Vấn 2014

Bài Mới Nhất
Search