T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Đỗ Xuân Tê: Giọt lệ cho người xứ Bùi

clip_image002

Ba mươi năm sau viết về anh mà vẫn thấy anh như đang ngủ say, quên dậy đi lao động trên non như các buôỉ sáng thường ngày ở Traị, một traị tù nằm sâu trên miền đất hoang vu vùng thượng nguồn sông Hồng do bộ đôị miền Bắc quản lý.

Anh gốc ngươì xứ Buì, một xứ đạo thuộc địa phận Buì chu, tỉnh Hà Nam Ninh. Bố anh là một ông Trùm, không phaỉ trùm Mafia như ngươì ta thường goị trong phim Bố Già, nhưng là ngươì có vai vế trong một xứ đạo. Uy tín và đức độ của ông chỉ thua vị cha xứ và gần như tiếng noí của ông có sức nặng trong moị sinh hoạt về phần đơì.

Lớn lên anh được lên tỉnh học trường Nguyễn Khuyến, một trường công lập nôỉ tiếng thành Nam. Xong trung học trở laị quê thì cũng là lúc chiến tranh lan về vùng châu thổ. Rôì Việt minh lên nắm chính quyền, tuy không ưa các cha cố, nhưng chính quyền xã thôn cũng có sự nể vì, ít xen lấn vào nôị bộ của xứ đạo, miễn là các anh đừng chống tôi, đừng theo Pháp diệt tôi.

Laị nữa, Cụ Hồ như biết thế của mình còn yếu, nên làm một màn dân vận khá ngoạn mục là Bác thân hành đến thăm Tổng giám mục Lê Hữu Từ, ngươì lãnh đạo tinh thần của địa phận Phát diệm nhưng uy tín của người traỉ daì khắp các xứ đạo miền Bắc. Nên nói chung là đạo đơì, công giáo cộng sản chưa có gì va chạm gay gắt lắm.

Tuy nhiên nhìn sang các làng bên thuộc địa phận quê tôi thì laị không được như vậy. Các phe phái thanh toán nhau, thù nghịch nhau làm cho không khí làng quê mang sắc thái man rợ của thơì Trung cổ. Các đôị ám sát của Việt minh vơí những thanh niên tuôỉ ngoaì hai mươi đa phần là con đám bần nông hoặc mõ làng, vai đeo mã tấu lê khắp xã thôn mang theo những bản án viết tay, tuy mang tiếng là Tòa án nhân dân, nhưng chữ nghĩa nguyệch ngoạc cho có lệ, laị đóng thêm caí triện hình ngôi sao mầu phẩm đỏ cho thêm oai. Có lúc chúng vào từng nhà, lựa lúc đôí tượng đang đau ốm, hoặc ngủ say rôì ra tay khiến nạn nhân không kịp chống cự, có lúc kéo nạn nhân ra baĩ tha ma, chặt đầu phân thành hai khúc, bản án ghim trên ngực, rôì phơi xác kẻ xấu số ngay bên lề đường để sáng mai “quần chúng” đi chợ sẽ thấy gương bọn “Việt gian” để mà lấy đó làm gương, răn đe cảnh cáo chung.

Chẳng hiểu do chủ trương từ đâu, nhưng đám dân quê trước kia vốn có cảm tình vơí Việt minh nay vì có dây mơ rễ má vơí đám nạn nhân, nên cũng có sự ta thán cho rằng caí trò hèn mạt đâm ngầm giết lén những thân phận cô thế không xứng vơí tầm vóc của một Mặt trận tự xưng là cách mạng cứu nước, cứu dân. Ấy thế mà các lãnh đạo quan trên cũng chẳng thấy sửa sai gì, khiến đám bần dân say máu vẫn cứ làm càn.

Trước tình hình nhố nhăng như vậy, anh biết một ngày nào đó mã tấu cũng lê đến quê anh, nhất là bố anh laị là ông trùm bị qui Việt gian là caí chắc. Anh âm thầm gia nhập khóa I Sĩ quan Nam định, khóa đào tạo Sĩ quan đầu tiên cho lứa tuôỉ động viên của thanh niên miền Bắc, cùng khóa vơí Nguyễn cao Kỳ và mấy ông tướng của quân đôị quốc gia sau này. Anh ra trường vơí cấp bậc Chuẩn úy, tình nguyện về một Tiểu đoàn lưu động, tham gia các chiến dịch lùng và diệt các đơn vị cơ động của Việt minh. Có một thơì gian anh hành quân ngay trên vùng châu thổ sông Hồng, trong đó có cả địa bàn quê anh.

Khi hai phe đình chiến, anh theo đơn vị vào Nam. Ông tiểu đoàn trưởng của anh nay là giám đốc một cơ quan tác động tâm lý kéo anh về ngành này. Bây giờ anh mơí khám phá là mình cũng có taì làm thơ. Vùng quê anh vốn nằm trên ngã ba sông, cạnh một vùng lầy có các loài chim hiếm quí từ miền Bắc Á thường bay về trú đông, nên ngay từ thơì còn trai trẻ môĩ khi tức cảnh sinh tình anh laị làm ít baì thơ song thất tặng bạn bè, thôn nữ trong xóm đạo. Tôi nghiệm hễ ai quê vùng trung du, nuí non hay trở thành nhà văn, ai gần sông nước dễ thành nhà thơ, hoặc ngược laị, ai vùng biển mặn có cơ may thành ngươì viết nhạc. Nhưng taì làm thơ dù có giúp anh ra được một tập thơ ngắn, và một số bài đăng trên các báo quân đôị để đóng góp vơí đơì, nhưng thơ anh tròn trịa quá, tròn trịa giống như cách sống của anh nên sự nghiệp văn chương không làm cho anh được bạn bè, xếp lớn xếp nhỏ biết mặt biết tên mà caí taì mọn học được từ ông chú lại làm cho anh được nhiều người quí mến là cách chế biến món…thịt chó.

Thịt chó là món ăn quốc hồn quốc túy của mấy ông Bắc kỳ, thường thì mấy vị bên xóm đạo ăn nhiều hơn bên lương, về sau thì phổ biến đạo đơì ăn tuốt. Chả là du kích hay hoạt động về đêm, đám chó thấy ngươì thì nó phaỉ sủa, nhất là đêm hôm khuya khoắt trộm cướp như rươi. Qua thơì caỉ cách ruộng đất, đám chó càng sủa hăng vì nó biết có ngươì bị đấu oan, nên nhất cử lưỡng tiện du kích nhà ta cho chúng đi tàu suốt để hết sủa. Thây ngươì còn đem phơi hay cho trôi sông, chứ chó ai ngu mà làm chuyện này nên phong trào ăn thịt chó phát triển từ ngày ấy.

Ngươì ta có thể chế biến thịt chó thành nhiều món hấp dẫn mà món dôì chó thì nhiều khách sành điệu mê đến độ “xuống âm phủ biết có hay không”, nhưng caí món luộc trân trần ăn kèm lá mơ, chấm mắm tôm chanh mơí là món sở trường của anh. Ông xếp của anh, sau này cũng là xếp tôi, vốn có chứng phong thấp (bị nhiễm khi hành quân ngoaì Bắc) được mấy thầy lang mách nước nên ăn thịt chó cho đỡ bị nhức laị có cơ may chữa lành. Ông xếp ngươì Huế, rất kỵ món này, nhưng sau thấy linh nghiệm nên hay gần guĩ anh và cũng là lý do kéo anh về cùng ngành để thầy trò dễ giao lưu.

Lẽ ra so vơí các bạn cùng khóa, thâm niên trong ngành anh phaỉ lên tơí Đaị tá khi xuất ngũ, nhưng bản chất xuề xòa dĩ hòa vi quí, hay sợ mếch lòng, laị không tham vọng, chẳng chịu tranh đua nên trong binh nghiệp anh chuyên được giao các chân lúc làm phó, lúc làm phụ tá, chức trưởng không bao giờ đến lượt anh. Được caí có taì quán xuyến laị thích nấu thịt chó đaĩ bạn bè nên anh về đơn vị nào, đơn vị đó khách tham quan cũng đông. Các xếp của anh hay giao cho anh liên hệ chuyện xăng nhớt, quân trang, quân dụng, giấy in, mực in, sơn vẽ…có bàn tay anh giao du sắp xếp, moị việc cứ một chầu thịt chó là xong ngay.

Đơn vị cuối của anh là một đơn vị nằm gần Đaì phát thanh Saigòn. Laị cũng làm phó, nhưng lần này sắp đến tuôỉ mãn lính, về hưu. Đưa đẩy thế nào, trong kế họach “trẻ hóa” quân đôị sau khi đã “Việt nam hóa” chiến tranh thì tôi laị được xếp lớn nâng đỡ cho về đơn vị này và trở thành…xếp của anh. Thoí thưòng gặp cảnh này, chắc ngươì ta lộn ruột, bất mãn chưỉ thề, tự nhiên ở đâu đưa một thằng đàn em về ngôì trên lưng mình, nhưng traí vơí dự kiến của tôi, anh laị ôn tồn noí riêng,”chú cứ về đây anh giúp cho, mấy tháng nữa anh go home rôì khỏe caí thân già.” Anh cũng thành thật cảnh giác đơn vị tôi sắp về toàn ”ổ kiến lửa cả đấy, chú liệu mà luồn lách!” Tôi ở trong thế kẹt nên luôn đôí xử coi anh như vai trên, laị hay nghe lơì cố vấn “tròn trịa” của anh nên cũng chẳng làm sạch hơn, mạnh hơn cho đơn vị là bao.

Ấý vậy rôì caí số làm quan của tôi vơí anh đều đi vào bước ngoặt, anh giaỉ ngũ đúng hạn kỳ theo ý nguyện, tôi tan hàng sớm trong tức tươỉ khôn nguôi. Để rôì cả hai chẳng hẹn mà gặp, cùng nhau hôị tụ nơi nuí rừng Yên baí, một vùng nước độc, giang sơn của loaì chim độc thoaị khác vơí loaì chim vạc trắng cổ hồng quê anh.

Lẽ ra thì anh chẳng thuộc caí diện bị đày ra chốn heo hút này, vì anh đã giaỉ ngũ, không còn lon lá như xưa. Diện của anh cứ theo thông cáo của giám đốc công an thành phố, thì chỉ học tập hai tuần, trong khi diện của tôi một tháng tròn mang theo tiền ăn đóng đủ. Nhưng dòng đơì đâu cứ ai cũng phaỉ giống ai, nhất là sau ngày “giaỉ phóng” họ muốn bắt ai thì bắt, tha ai thì tha, mà chuyện bắt laị nhiều hơn tha, nên khi hết vạ thì má đã sưng.

Anh thuộc loaị bị sưng má, đêm 15.6.75 là hết hạn trình diện cho cấp tá, thì ngay đêm đó công an xông vô nhà bắt anh lên bót Phan đăng Lưu, vì đám “cách mạng 30 tháng tư” tố anh thuộc diện cấp tá sao chưa chịu đi trình diện? Anh trưng bằng cớ đã giaỉ ngũ chờ trình diện theo như thông cáo. Chẳng cần xem giấy tờ họ giaí giao anh và cả chục ông nữa lên thẳng Suôí Máu chỗ chúng tôi. Tuy ăn thịt chó nhưng ít khi anh chưỉ tục, lần này vừa chưỉ thầm vừa lẩm bẩm tính ra như vậy “lỗ” mất hai tuần nếu so vơí mấy thằng chưa giaỉ ngũ! Đọc mấy dòng này, ông Mai chí Thọ chắc cươì ngất vì sao bọn “ngụy” ngây thơ đến như vậy, ngay thánh kinh cũng có noí một ngày bằng ngàn năm, thì thông cáo của ông hai tuần nhằm nhò gì (ông mơí mất năm truớc, báo Thanh Niên xưng tụng ông là “ngươì có tình”, cũng mong như vậy để ông yên nghỉ).

Nhớ laị hôm ra Bắc trên chuyến tàu Sông Hương, một tàu buôn được trưng dung để chở tù ra Bắc. Ba anh em chúng tôi, anh vơí tôi cùng Đặng Trần Huân (tác giả Chuyện Cấm Đàn Bà), đều có những kỷ niệm đẹp vơí Huế nên tên con tàu làm tuị tôi quên đi phần nào nôĩ nhọc nhằn dươí hầm tàu. Lúc đó thật tình cũng chưa biết đi đâu nên có tâm sự vơí nhau cứ tưởng học tập đôi ba tuần là về nên anh em quay ra ý định mở quán thịt chó, vì đây mơí là thơì cơ, sở trường của anh. Bọn nón côí nó thích món này, chợ Ngã Ba Ông Tạ đông như kiến cỏ vì cung không đủ cầu. Tôị nghiệp anh Huân nhà văn chính cống bảo nếu mày làm ông chủ, tao xin chân dọn bàn, chứ tan hàng rôì viết lách gì nữa. Hai ông đã chọn xong tên quán: Quán Lá Mơ, nhưng rất tiếc giấc mộng con của hai ông già đầu bạc không có cơ trở thành hiện thực, một ông ở laị vơí nuí rừng, ông kia đi trọn gần mươì hai năm không nghỉ. Cộng sản họ thù hai ông cũng đúng vì làm ở caí ngành dám lấy Nguyễn Traĩ làm thánh tổ, mà thánh tổ thì khuyên đừng nên làm cái chuyện, “Hận thù rôì kêu goị trả thù thì oán maĩ không thôi”.

Mỗi caí chết của con người có caí duyên cớ của nó và nếu tin dị đoan có caí ‘điềm’ của nó. Caí chết của anh không đến trong sự tình cờ nhưng laị đi trong thanh thản. Thanh thản đến caí độ nó êm ả, tĩnh mịch như khung cảnh nuí rừng vào lúc trăng xuông. Nó có bị khuấy động vì có tiếng kêu của một con cú, không hiểu bay từ đâu đến, vì traị anh ở không phaỉ đất của nó, mà là vùng của loaì chim “bắt cô trói cột” mang âm hưởng của một oan hồn chỉ có trên mạn ngược này.

Anh vốn không quen lao động, tuôỉ laị già, mắt cận thị, dáng ngươì gầy yếu, nên khi gặp cảnh vác nứa, chặt cuỉ, đốn gỗ trên rừng thì anh không kham nôỉ. Một hôm, khi vác bó nứa xuống nuí, không chuẩn được lối mòn, anh bước hụt vào một vũng đầm lầy nước đọng, một loaị nước sình đặc quánh như mật, trên mặt nổi váng màu vàng như cà phê sữa, do sự trầm tích của các loaị lá rừng lưu cữu nhiều năm tháng. Maỉ lo cứu bó nứa cho khoỉ chìm để không mất công điểm lao động trong ngày, anh dầm mình dươí sình quá lâu, mồ hôi laị ra nhiều, lỗ chân lông hở, nên thân anh từ thắt lưng đổ xuống bị nhiễm chất độc của vũng lầy, sau này mơí biết có loaị vi khuẩn của chứng sốt vàng da.

Đêm đó anh bị sốt, sốt cao. Nói cho ngay họ có cho anh đi bệnh xá, đến khi hạ sốt cho về laị lán tạm nghỉ lao động. Anh nhắn ngươì cho goị tôi, vì còn do bộ đôị quản lý nên đi laị còn dễ dàng trừ ban đêm. Tôi sang gặp anh, ngươì anh coi bộ còn mệt, da đôỉ sang màu vàng, mắt vàng, nhưng trong ngươì xương cốt nhức moỉ không tả nôỉ. Anh nhờ tôi đấm bóp cho anh và nhắn tôi sang chỉ vì vụ đấm bóp này. Những ngày kế tiếp, cứ lao động về sau giờ ăn chiều, tôi lại qua thăm, đấm bóp cho anh. Anh biết tôi cũng moỉ, nên cứ khen tôi mát tay, rôì kiếm đủ chuyện noí để giữ chân tôi. Anh tâm sự nhiều điều thường là kỷ niệm quê anh, anh có vẻ tiếc nuôí khi linh cảm không còn dịp trở laị quê để ngắm bầy chim trú đông, không còn được nghe tiếng chuông nhà thờ xứ buôỉ lễ chiều, chẳng còn dịp đóng khố đi mò tôm nơi baĩ lầy cạnh bến sông… Chuyện ăn uống anh bảo còn ít cháo chú ăn đi, tôi chẳng thèm gì chỉ trừ…miếng thịt chó, một thứ mà chính những ngươì quản lý anh họ cũng thèm, nhưng giờ này biết kiếm đâu ra.

Mấy hôm cuối, đôi bàn tay gầy guộc hết sinh khí cầm một tấm hình mơí nhận được trước khi ra Bắc, anh đem khoe vơí tôi. Hình có thằng con trai út đang sinh hoạt ở Nhà Văn hóa thiếu nhi quận Bình Thạnh, cổ quàng khăn đỏ, đang tập hát vơí đám bạn. Anh tỏ vẻ vui vì tuôỉ thơ của nó còn được hát không bị mặc cảm về thân phận tù đầy của bố nó.Tôi thấy anh chẳng đả động gì, thù hận gì Cộng sản, mà cứ đổ cho, “vận nước hết chú ạ, quê hương mình nó vậy đó, giờ chỉ lo cho đám con cháu mình thôi. Đừng để nó ảnh hưởng chuyện của cha chú nó.” Tôi xoa bóp chân anh mà nghe như lòng anh đaị lượng quá, có thể bố anh ông Trùm xứ đạo đã dạy anh nhiều điều về giáo lý đaị để, “Hãy yêu kẻ thù nghịch mình và cầu nguyện cho họ.” Tuyệt nhiên không bao giờ anh nhắc đến caí thông cáo hai tuần. Rồi dòng đơì chả biết thế nào, cháu thiếu nhi trong hình chụp, chục năm sau trở thành một ca sĩ nôỉ tiếng của thành phố và là ngươì viết nhạc được hâm mộ của giơí trẻ, không phaỉ chỉ ở trong Nam, mà còn lan ra cả Hà nôị. Cháu là một trong số ít oỉ trường hợp không bị phân biệt vì lý lịch do taì năng tự phát. Lúc này bố cháu đã đi xa rôì.

Trở laị chuyện của anh, trước hôm anh đi xa, anh dặn tôi mai chú khỏi sang, tôi hỏi lý do anh không noí. Đêm ấy, theo anh bạn nằm cạnh cùng đạo kể laị, anh có nói nhắn về nhà anh chết lành. Anh còn dặn là hai giờ sáng anh đi. Ông bạn hoảng hốt sao ông già này nói gở. Anh không nói gở, anh nói nghiêm túc.

Trăng hạ tuần hạ dần, bầu trơì của rừng tôí xẫm laị, khung cảnh rừng khuya êm ắng lạ thường. Bỗng một tiếng cú rúc làm vang động các lán, ông bạn nằm cạnh xem đồng hồ (lúc này chưa bị thu) thì kim ngắn chỉ đúng số 2, kim daì luì hai con số. Tôi bị thức giấc, lạnh ngươì, tự nhiên liên tưởng đến anh. Chờ sáng cho qua mau, tôi ghé lán của anh. Được ông bạn chứng nhân cho biết anh đã đi lúc cú kêu, hai giờ đêm qua, chết lành, không dặn gì thêm.

Lần đầu tiên tôi khóc kể từ khi vào traị, giọt lệ trào ra một cách tự phát như thương tiếc một ngươì anh thân thương, tuy khác họ nhưng cùng quê, đã một thơì gắn bó trong tình đồng đôị, trong cảnh đồng tù. Tôi vẫn cứ xoa bóp chân anh, bẵng quên là thân xác anh đâu còn nhức mỏi. Mấy ngày sau khi hoàn hồn, hôì tưởng laị tôi mơí thấy quả thật anh “nằm chết như mơ” như baì hát của TCS, một cách thoát ly thế gian của những ngươì được phước. Cứ nghĩ như vậy nôĩ buồn tôi nguôi ngoai, giúp tôi đi tiếp mười một năm còn laị trên đất Bắc.

Anh mang mộ phần số 1, ngươì đầu tiên nằm laị trên đất quê mà chẳng phaỉ quê. Mười lăm năm sau, ca sĩ Th.H. ra hốt cốt ông bố đem về nam. Anh tái ngộ Saigòn, mộng bán thịt chó trả về âm phủ, anh ta bà lên chốn cao hơn, nơi dành cho những ngươì chết lành theo đức tin của ngươì quá cố.

Ít năm sau, gia đình anh qua Mỹ theo diện H.O. vì có ngươì thân chết trong tù. Chàng nhạc sĩ taì hoa của Nhà Văn Hóa quận năm xưa, mải đeo sự nghiệp ca nhạc, như thỏa lòng, lập gia đình ở laị thành phố.

Đỗ Xuân Tê

©T.Vấn 2011

Bài Mới Nhất
Search