T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Ngộ Không :Tác Giả và Tác Phẩm – Dương Kiền

 duong kien

Tiểu sử

Sinh ngày 28.12.1939 tại Huế

Mất ngày 17.11,2015 tại Bergen, Na Uy

Tác phẩm

(xem Vài hàng về tác giả)


Vài hàng về tác giả

Dương Kiền: Tên thật cũng là bút hiệu của ông. Ông sinh ngày 28-12-1939. Tốt nghiệp đại học Luật Khoa năm 1962, và gia nhập Luật Sư Đoàn cùng năm. Nguyên là chủ bút tạp chí Văn Học (1962-1965) tại Sài Gòn và được giải thưởng Văn Chương toàn quốc 1966 với kịch bản Sân Kháu.

Tác phẩm

1- Thú đau thương   (Thơ) (Tự xuất bản 1960)

2- Biển trầm lặng  (Truyện dài)(Nhà xuất bản Đông Phương 1965)

3- Kẻ xa lạ   (Dịch)  (Nhà xuất bản Bốn Phương 1965)

4- Sân Khấu  (Kịch)   (Nhà xuất bản Văn Học 1965)

5- Máu của mẹ (Truyện ngắn) (Nhà xuất bản Thứ Tư 1966)

6- Người tù sa mạc  (Dịch) (Nhà xuất bản Thứ Tư 1968)

7- Luật Giá thú, Tử hệ và Tài sản cộng đồng (Biên khảo)(Nhà xuát bản Khai Trí 1965)

1997 vượt biên và định cư tại Na Uy:

&&&

Thơ

Mùa Gặt giữa hư vô

(Nhà xuất bản Tiếng Việt 1991)

Thơ tình cho vợ

Sáu mươi

&&&

Phụ đính

Dương Kiền, lương tâm công 

Phổ Thông tạp chí

Dương Kiền sinh năm 1939 tại Huế. Tốt nghiệp đại học Luật Khoa Sài Gòn, năm 1962.

Gia nhập Luật sư đoàn TòThượng Thẩm Sài Gòn từ 15-8-1962. Tháng 2 1968 nhập ngũ theo lệnh tổng động viên và hiện là Phó Ủu Viên Tòa Ánquân Sự Mặt TrậnQuân khu 2 (nhưng vẫn có tên trên danh biểu Luật sư đoàn tìa Thượng thẩm Sài Gòn với tư cáchLuận Sư tạm ngưng hành nghề).

Về phương diện văn hóa, đã viết văn từ ngày ở Hà Nội trên tuần báo Cải Tạo và Nhân

Loại (của cố thi sĩ Đông Hồxuất bản ở Sài Gòn). Tự xuất bản tác phẩm đầu tay Thú Đau Thương (thơ) năm 1960. Chủ bút sáng lập tạp chí Văn Học từ 1962 đến 1965. (1). Giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc bộ môn kịch, năm 1966.

Trong năm 1974, mặc dù là một quân nhân với mọi trí buộc về quân kỷ. Dương Kiền vẫn

tự đặt mình trước tráchnhiệm của một công dân, trách nhiệm đơn thuần nhất nhưng cũng thiết yếu nhất của mỗi người chúng ta.

Trước cao trào đấu tranh của làng văn làng báo cho quyền tự do báo chí và xuất bản,

nhân danh một người cầm bút đãphải gác bút từ 5 năm nay vì sự trói buộc độc đoán của

chế độ hiện hữu, Dương Kiền đã nhận làm thuyết trình viêntrong một hội thảo của Liên

Minh Dân Chủ Xã Hội (khối công nông) Khánh Hòa, Nha Trang ngày 23-9-1974 về quyền tự do ngôn luận, xuất bản và báo chí.

Ngày 01-10-1974, với tư cách một luật sư có tên trong danh biểu Luật Sư Đoàn Sài Gòn, anh ký tên vào quyết nghịcủa nhóm Luật Sư tranh đấu đòi hủy bỏ các sắc luật vo hiến về tự do báo

chí, tự do nghiệp đoàn và các nhân quyềncăn bản khác.

Về hậu quả sau việc làm đó là anh bị 30 ngày trọng cấm. Và nếu không có phản ứng của Trung tâm Văn Bút, báo chí Sài Gòn, có lẽ anh đã bị nhiều biện pháp chế tài khác.

Dù đang ở trong vòng quay của quân đội nhưng anh không thể không công khai bày tỏ thái độ. Dù biết trước hậu quả sẽ phải hứng chịu. Vì lương tâm

không cho phép anh im lặng.

(trong loạt bài Người Của Năm 1974 do tạp chí Phổ Thông thực hiện nhân kỷ niệm 20 năm (1955-1975)

(1) Chủ nhiệm tạp chí Văn Học (Sài Gòn) : Pham Kim Thịnh

 

Thơ tình cho vợ

Bài 1- Năm 1968.

Bài thơ tình cho vợ

Trên bãi cỏ ấy,

Có ngọn cỏ rất xanh.

Đâm vào bàn chân người con gái.

Đâm vào bàn chân người con trai.

Bốn bàn chân trần truồng,

Trên bãi cỏ rất xanh.

 

Trên bãi cỏ ấy,

Có loài hoa xấu hổ.

Khép dưới bàn chân người con gái.

Khép dưới bàn chân người con trai.

Bốn bàn chân trần truồng.

Trên bãi cỏ rất xanh.

 

Trên bãi cỏ ấy,,

Có những giọt sương mai

Đọng trên những lá cỏ.

Vỡ dưới bàn chân người con gái.

Vỡ dưới bàn chân người con trai.

Bốn bàn chân trần truồng,

Trên bãi cỏ rất xanh.

 

Trên bãi cỏ ấy,

Có bày chim se sẻ.

Bay từ bàn chân người con gái.

Bay từ bàn chân người con trai.

Bốn bàn chân trần truồng,

Trên bãi cỏ rất xanh.

 

Trên bãi cỏ ấy,

Êm mượt như nhung.

Có hai bàn chân đùa trẻ.

Hai bàn chân trần truồng nhỏ bé,

Trên bãi cỏ rất xanh.

Quân trường Thủ Đức-16 tháng 09-1968

 

Bài 2- Năm 1968.

Bài thơ tình thứ hai

 

Môt bông hồng cho ngày sinh nhật ,

Môt bông hồng cho ngày kỷ niệm tình yêu,

Hai bông hồng cho ngày cưới ,

Ba bông hồng cho chuyến phiêu lưu ,

Cho ngày vượt cạn oa oa con khóc .

 

Nhưng anh thật nghèo ,

Không mua nổi bông hồng .

Dù chỉ môt bông hồng cho ngày sinh nhật ,

Dù chỉ môt bông hồng cho ngày kỷ niệm tình yêu ,

Dù chỉ ba bông hồng cho chuyến phiêu lưu ,

Cho ngày vượt cạn oa oa con khóc .

 

Nhưng anh có vườn hồng ,

Bằng thơ anh đâm bông quanh năm suốt tháng .

Nhưng anh có tình yêu trăng sao thắp sáng ,

Dù chỉ là tình yêu loài sâu mơ mông bầu trời .

Nhưng anh có em yêu giàu có nụ cười ,

Giàu có môi hôn loài sâu mơ mông .

Dưới cánh hồng xanh mơ mông cuộc đời,

Nên anh vẫn vô cùng giàu có .

 

Em yêu anh ơi ,

Tình yêu anh luôn luôn đúng ngọ ,

Nên chẳng thiếu mặt trời.

Sài Gòn, 02 1967

Bài 3 –  Năm 1968.

Trung thu năm nay

Đêm nay Trung Thu

Bố nhớ hai thằng cu .

Chắc thằng cu lớn chơi đèn ,

Hẳn thằng cu bé bú rồi còn khóc đòi ru .

 

Trung thủ trung thu ,

Bố nhớ cả ba mẹ con thằng cu .

Chắc mẹ đang chơi với thằng cu lớn ,

Hai mẹ con chơi đi tìm đi trốn .

Hẳn mẹ đang nâng niu cái thằng cu bé ,

Mẹ bắt chước con, mẹ khóc e é .

 

Bố vẫn ở đây. Bố vẫn ở đây .

Sao đêm trung thu trời nhiều mây bay  ?

Nếu trên cung trăng có thằng Cui nhỏ ,

Ta nhờ “Cu nhô con” nói dối câu này :

Hoi rằm sang năm hòa bình sẽ tới ,

Bố sẽ về với mẹ, với con, với ngoại, với ni .

Con chơi rước đèn, bố đánh trống cơm ,

Mẹ cắt bánh chia cho bố cho con ,

Cho cả nhà, cả xóm, cả nước Việt Nam ,

Cả “Cui nhô con” tít trên cung Quảng .

 

Hai thằng cu bố ơi ,

Đây bài thơ cho các con đêm rằm tháng tám .

Quân trường Thủ Đức  1968

 

Bài 4 – Năm 1992.

Hạnh phúc một buổi sáng

Buổi  sáng ở Ottawa

Nắng mùa hè dịu mát

Anh hôn em lòng nghe rào rạt

Những cơn sóng cuốn trơi đi

Rong rêu bờ cát

Biển lại xanh mùi muối mặn

Trời lại xanh tình thơ dại bao năm

 

Buổi sáng ở Ottawa

Bỗng cơn mưa mùa hè rất nhỏ

Lòng rưng rưng lại nhớ

Chiều mưa SaiGon cầm tay em

Bến Bạch Dằng – cột cờ Thủ Ngữ

Dã trôi đi trong năm tháng hư không

Rồi một buổi  sáng bỗng ngậm ngùi trong cơn mưa viễn xứ

Những giọt long lanh nước mắt bao năm

Con sóc nhỏ

Vườn sau căn nhà ngoại ô Ottawa

Hạnh phúc giản dị của một buổi sáng

Là nhìn trời xanh và nhìn lẫn nhau

Lòng nhẹ nhàng bước chân con sóc nhỏ

Lất phất mưa bay như không như có

Một buổi sáng mùa hè ở Ottawa …

Bergen, 02-1992

 

Bài 5 – Năm 1993.

Không tên

Trong mưa rơi lât phất

Ôi nỗi buồn Bergen

Tháng Giêng toàn bóng tối

Tháng hai ngày dài hơn

 

Chợt thấy bông hoa nở

Trong cỏ dại bên đường

Ngày mai trời đổ tuyết

Ười hoa sẽ vùi chôn.

 

Ta nhìn em thầm hỏi

Bốn mươi rồi năm mươi

Lạnh lùng năm tháng vẫn

Trôi qua đời nổi trôi

 

Ta vẫn đi em nhé

Dạp tuyết tìm nụ hoa

Tháng hai trời còn lạnh

Mạch sống đã trào ra

Bergen, 02-1993

 

Bài 6 – Năm 1994.

Trà mi

Tặng em một đóa  Trà Mi

Đầu Xuân tưởng chút tình quê thơm nồng

Tặng em một vệt nắng hồng.

Cám ơn trời đất lạnh lùng nơi đây.

Tặng em một cánh chim bay,

Có bay về cuối trời dầy nhớ thương ?

Tặng em một chút trầm hương,

Trong tâm ngộ chữ vô thường ngát thợm

Bergen, 02-1994.

 

Bài 7- Năm 1995

Thắp ngọn nến hồng

(Mừng Sinh Nhật Kim Anh 50 tuổi)

Thắp lên năm ngọn nến hồng,

Tắt đi những nổi long đong nửa đời.

Quay nhìn sau hiểu lẽ trời,

Ngoảnh nhìn phía trước dâng người tâm không.

 không năm ngọn nến hồng.

 

Hình như

Hình như bây giờ là buổi chiều,

Hình như bây giờ là hồ Tinh Tâm Huế,

Hoa Sen đã nở nhiều

Thơm ngát mùa xuân thành nội.

 

Hình như bây giờ là nửa đêm,

Sài Gòn vẫn chưa yên giấc ngủ,

Những con đường của anh và em,

Tú Xương, Duy Tân, cột cờ Thủ Ngữ.

 

Hình như bây giờ là buổi trưa,

Bãi biển Nha Trang quán số 2 hò hẹn.

Ta hôn nhau môi còn ngọt nước dừa.

Núm vú lần đàu tê tê thò thẹn.

 

Hình như bây giờ là buổi sáng,

Mùa đông Bergen không có mặt trời

Ta yêu nhau dịu dàng trong cơn mê sảng,

Thấm nỗi buồn da thịt hạt mưa rơi.

 

Hình như em vui vẻ nỗi buồn,

Nhìn dấu chân lũ trẻ trên tuyết.

Hình như ta đã yêu nhau trên những đòi cỏ biếc,

Say say mùi hoa bưởi hoa cau.

 

Hình như em êm ái cơn đau

Đêm hưu chiến Giáng Sinh mot chín sáu sáu.

Cắt xé thịt da hiến dâng đời giọt máu,

Hiến dâng niềm hy vọng an bình.

 

Hình như anh vượt biển một mình,

Đất trời bao la biết chốn nào ta tới.

Bỏ lại đằng sau tối,

Đi về phía trước đêm dài.

 

Thuyền mỏi gió và ta mỏi sống.

Hình như bây giờ là mùa xuân,

Thôi hãy quên đi những mùa đông giá buốt.

 

Ta sẽ chia hai nỗi đau thuở trước,

Ta sẽ cung chung niềm hy vọng ngày mai.

Ta vẫn tin bóng đêm dù rất u hoài,

Nuôi ánh sáng một bình minh rực rỡ.

Này ta ơi,

Khi đời ta hình như đã là một nửa,

Thì tình yêu nhất định phải nhân hai.

Bergen, 02-95

 

Bài  8 – Năm 1996

Em và mùa xuân

Mùa Xuân nào em khóc,

Tiếng khóc đẹp chào đời.

Môi ngọt giòng sữa mẹ,

Mẹ khóc hay mẹ cười ?

 

Mùa Xuân nào em hát,

Tiếng hát tuổi mười lăm.

Tóc thề bay với gió,

Gió hôn em thẹn thùng.

 

Mùa Xuân nào em đi lễ,

Dắt con lên điện thờ.

Mẹ con quỳ lễ Phật,

Nam Mô A Di Ưà.

 

Mùa Xuân nào bỏ nước,

Lấm tuyết bàn chân buồn.

Ưi trong trời xứ lạ.

Vẫn nhớ mùi nhang thơm.

 

Năm nay Giao Thừa điểm,

Ưiểm sáng kiếp phù sinh.

Lòng bỗng như gió thoảng,

Và thơ thơm mùi kinh.

Xuân Bính Tý

Bergen -1996.

 

Bài 9 –  Năm 1997

Cơn gió thoảng

Hôm qua trời đổ  tuyết,

Hôm nay bỗng nắng lên.

Trong lạnh lùng băng giá,

Ấm áp tâm bình yên.

 

Hễ không mong thì được,

Long lanh một giọt sương.

Ngọc ngà trời đất đó.

Trang điểm giữa vô thường.

 

Nếu ngày mai tuyết đổ,

Ta vẫn vui hôm nay.

NIỆM không ở quá khứ,

QUÁN  chẳng đợi tương lai.

 

Trời đất bày rồi xóa,

Tay ta xóa lại bày.

Mất, còn cơn gió thoảng, không rượu mà như say.

 

Bài 10- Năm 1998

Ngày xưa ở Huế 

Xem tranh Đằng Giao nhớ mùa hè ở Huế,

Em mười lăm hay mười tám, thơ ngây.

Hồ Tịnh Tâm Sen nở, thơm đày.

Mái tóc ướt, mưa rất buồn ở Huế

Trăng rất lạ, Bergen hàng cây quạnh quẽ.

Lấm chân em, hạt tuyết trắng, rồi tan

 

Xem tranh Đằng Giao, vài cánh Sen tàn,

Nhưng thơm mãi, mùa hè ở Huế

Cánh phớt hồng, hình như là e lệ,

Hình như là kết hạt yêu đương.

Trăng ở đây xuống thấp, thật buồn,

Như nhớ ngày xưa, mùa hè ở Huế.

Đẫm tóc em, nhạt nhòa, rất nhẹ,

Tuyết trắng đêm nay, rất nhẹ, giọt trăng xưa.

 

Mưa Bergen

Nhớ Huế mưa

Nẻo về em

đã khuất mờ

Chiêm bao!

Bergen, 02-1998

 

Bài  11 – Năm 1999.

Nếu

Nếu hoa hồng biết nói,

Sẽ nói với mùi hương.

Khoe sắc trong tia nắng,

Ca ngợi tình yêu thương.

 

Nếu chim trời biết nói,

Sẽ kể chuyện măy trôi,

Bềnh bồng đem mưa tưới,

Những cánh đồng xanh tươi.

 

Nếu cây rừng biết nói,

Sẽ rì rào không thôi.

Bao nhiêu mầm non mới,

Ưem sự sống cho đời.

 

Nếu giòng suối biết nói,

Sẽ suốt ngày reo vui.

Ưiệu nhạc nào êm ái,

Tạo hóa hiến cho người.

 

Chỉ loài người biết nói,

Xin đừng nói hận thù.

Hòa chung muôn tiếng nói,

Thành điệu nhạc thiên thu.

Bergen, 02-1999

(Bài thơ này đã được phổ nhạc)

 

Bài 12 – Năm 2000.

Điệp khúc

Trên bãi cỏ ấy,

có ngọn cỏ rất xanh.

Vài giọt nắng long lanh,

Tan đi những hạt tuyết.

Tình yêu mùa đông

ngủ vùi mỏi mệt.

Mùa xuân đâm chồi,

ngọn cỏ chiêm bao.

 

Trên bãi cỏ ấy,

Không có loài hoa xấu hổ.

Chỉ có những bông chuông xanh.

Rung rất nhẹ,

Gọi tình anh,

Bằng tên em.

Như những ngọn cỏ thật mềm,

Trên bãi cỏ rất xanh.

 

Trên bãi cỏ ấy,

có con chim sẻ nhỏ

bay quanh

Tìm dấu chân em,

Chỉ thấy hồn anh,

Chết thật hiền lành.

Nở thành loài hoa không tên,

Ngợi ca tình yêu,

Mùa xuân rực rỡ.

Ngợi ca mùa hè,

Trăng soi  lửa đỏ.

Mùa thu mưa rơi,

Từng giọt trong hồn.

Trên mái cỏ buồn,

Xóa dấu chân em.

Tình yêu anh ơi,

Anh hôn mê man,

Ngọn cỏ thật mềm,

Dù cơn mê nào,

Đã xóa dấu chân em.

(điệp khúc)

Dù cơn mê nào,

Đã xóa dấu chân em.

Bergen, 02.2000

(Điệp khúc của bài thơ số 1

Bài thơ này đã được phổ nhạc)

 

Bài 13  Năm 2001

Xuân Đấy

Xuân đến rồi em, trời tuyết đổ,

Ừ em, xuân đấy, có sao đâu.

Anh tìm mua nhánh mai vàng giả,

Xa xứ ta đành tự dối nhau.

 

Giấy bạc, lá giong thì cũng vậy,

Gói vuông, cũng Ưất, cũng xuân thôi.

Phẩm xanh pha khéo trong màu lá,

Nhang điện, lòng thơm, tạ  Ưất Trời.

 

Xuân, chúc mừng em Thiên Kỷ mới,

Giao Thừa mình đón buổi chiều nay.

Mới chiều ? Phải cộng thêm giờ chứ,

Ta đã sang Xuân ở xứ này.

 

Năm nay Tết sớm mua không có,

Dù chỉ là cành hoa giả mai.

Em ở quê nhà em nhớ chụp,

Chợ hoa vàng rực  nỗi bi ai.

Bergen, 02.2001

 

Bài số 14 – năm 2002

Sát na yêu

Trong mù sương buổi sáng

Mất hút những đồi,

Có không con chim hót,

Âm thầm một tiếng rơi.

 

Ta tìm ta không thấy,

Không em và không tôi,

Bình minh không vệt nắng,

Đời lạ mặt với đời

 

Mở trang kinh phủi bụi,

Nhấp một chén trà ôi,

Không tìm ra câu kệ.

Dậy người sống với người.

 

Trong mù sương buổi tối,

Trong mù sương một đời,

Ta tìm ta đã thấy

Sát Na em yêu tôi.

Bergen, 02-2002

 

Tuyết mai

Ba mươi bỗng đổ tuyết,

Mùng một Tươi nắng vàng

Cành thông đơm nụ trắng

Mai tuyết đón xuân sang

 

Khai bút Xuân Nhâm Ngọ.

Bergen, 02-2002

 

Ðọc Mùa gặt giữa hư vô

Song Thao

Tôi còn nhớ lần đầu tiên gặp anh Dương Kiền 30 năm trước đây. Hồi đó anh Dương Kiền đang làm chủ bút tạp chí Văn Học; và tôi đang lo in giai phẩm Xuân Văn Khoa của sinh viên đoàn trường đại học Văn Khoa Sàigòn. Hai tờ báo cùng in tại nhà in Trường Sơn nhỏ xíu, nằm trên một con đường cũng nhỏ xíu bên hông chợ Bến Thành, nên ra vào đụng nhau ngày một.

Tạng anh Dương Kiền là tạng người ốm hết cỡ nhưng sức làm việc của anh thì chúng tôi chịu thua. Anh cặm cụi không biết mỏi mệt trên những trang giấy hoặc trên bản in vỗ. Hồi đó là đầu thập niên 60, tình hình chính trị trong nước đang hết sức sôi động và tờ Văn Học, “Tiếng nói của thanh niên, sinh viên Việtnam” đã nhập cuộc hết sức hăng say. Những bài nhận định, tham luận, đặt vấn đề của một con người gầy ốm như anh quả thiệt rất nặng ký. Anh là một con người hăng say, nhiệt tình và rất sắc bén. Nhưng bên cạnh những bài viết chính trị, văn thơ của anh thì lại vô cùng mượt mà, mềm mại. Và lối nói chuyện của anh lại đượm phần duyên dáng, khôi hài rất dí dỏm lẫn châm biếm sâu sắc.

Tôi cũng lại nhớ lần gặp anh Kiền khi anh vừa đi học tập cải tạo về. Hồi đó những người đi tù về như chúng tôi đều xơ xác, hốc hác lắm rồi. Muốn tránh lao động thủy lợi của phường khóm, muốn khỏi đi kinh tế mới chỉ có một cách chui vào Hội Trí Thức Yêu Nước, trên đường Nguyễn Thông. Nhưng cái sân của Hội Trí Thức Yêu Nước mới là chỗ cho chúng tôi có dịp gặp gỡ nhau mà hàn huyên tâm sự, hoặc bàn tính chuyện này chuyện kia. Chính tại cái sân “tri kỷ” này tôi đã thấy anh Dương Kiền dắt chiếc xe đạp còm cõi qua chiếc cửa nhỏ. Vẫn với thân hình gầy ốm mà ngục tù cộng sản cũng phải chịu thua không thể nào làm cho gầy hơn được nữa. Anh hớn hở chuyện trò với bạn bè. Vẫn cái giọng dí dỏm, vẫn đôi mắt hăng say sắc sảo đó, hình như chẳng có gì thay đổi, chẳng có gì khuất phục được anh. Tôi biết anh chưa chịu thúc thủ. Ít lâu sau, tôi được tin anh đã vượt biển.

Và ngày hôm nay gặp lại anh Kiền trên đất nước người với tập thơ mới nhất của anh: “Mùa Gặt Giữa Hư Vô”. Nhận được tập thơ tôi say sưa đọc, và làm một việc hơi tẩn mẩn là quay vòng thời gian, cố tìm lại cái nét Dương Kiền ba mươi năm trước nơi thơ Dương Kiền ba mươi năm sau. Và tôi thấy cái nhiệt tình của những bài thơ tranh đấu xưa, nay thấp thoáng trong thơ anh:

“hãy đứng dậy, đứng dậy
chết hay là Tự Do
Tự Do hay là chết
ta không cần cơm no
ta cần nói cần nghĩ
ta cần nghe, cần nhìn
nghe thật và nhìn thật
không cần nghe mẹ mìn”

Vẫn cái bầu nhiệt huyết của những năm tháng cũ, nay sôi sục trong thơ anh:

“ta về theo dấu chân thần thoại
hơi thở no say cả lá rừng
nghe vọng lời xưa bài Ðại cáo
máu sôi thành lệ bỗng trào dâng”

Vẫn cái ngạo nghễ của con người không bao giờ chịu khuất phục:

“từ trong những nỗi căm hờn
thơ ta ngạo nghễ con đường ta đi
rồi trăm năm cỏ xanh rì
ta không nuối tiếc chút gì hôm nay
từ trong những nỗi đắng cay
tay không ta vỡ luống cày hư vô
xin gieo hạt ngọc bây giờ
mai sau vàng trải lối xưa ta về”

Nhưng tôi cũng bắt gặp cái bóng chiều của thời gian luẩn quẩn trong thơ anh. Cái ngạo nghễ có lẽ đã được đội thêm mái tóc điểm sương và bầu nhiệt huyết hình như đã có pha thêm mật đắng. Nước mất nhà tan, kẻ chết người còn, lưu lạc tứ tán thì còn chí khí nào không sứt mẻ què quặt. Tôi thương những câu thơ như:

“hôm qua đọc một bài thơ cổ
ta mộng mài gươm dưới ánh trăng
chợt tỉnh trông ra trời Bắc cực
mênh mông tuyết phủ một màu tang”

hoặc:

“trồng trúc làm như mình kẻ sĩ
hiên ngang chẳng sợ gió mưa đâu
sợ chứ, mưa thu buốt chết được
gió xuân quân tử cũng phờ râu”

Khi anh hạ chữ “phờ râu” tôi thấy lại cái giọng dí dỏm khôi hài của anh, hình như mường tượng đâu đây cái nụ cười nửa khinh bạc, nửa chế riễu ngày xưa:

“ngày 30 tháng ba
lót tót chạy về Phan Thiết
lót tót chạy về Sàigòn
cờ tướng vẫn bay oai hùng lẫm liệt
trên cột cờ Bộ Tư Lệnh
nhưng tướng ở đâu
bố ai biết?
cứ chạy cái đã ra sao thì ra
kệ bà thằng nào không sợ chết”

Nghe thấy muốn cười nhưng nụ cười có thể đính kèm một giọt nước mắt. Mà thôi, hãy quên giọt nước mắt đi để thấm giọt mồ hôi của những người tù trại Long Giao đào giếng:

“đất Long Giao cứng hơn kim cương
nước Long Giao qúi hơn nước vô thường
hồ lô đức Quán Thế
trời tháng tư đổ lửa
không thấy nước đâu chỉ thấy mồ hôi chảy trên lưng
ngựa Người
kéo những thùng đất từ đáy huyệt sâu đào mả cha nó
đỉnh cao trí tuệ loài người”

Chúng ta có thể nhặt ra được rất nhiều nụ cười cay đắng như vậy trong thơ của Dương Kiền. Tôi chỉ xin đọc ra một nụ cười rất thoải mái mà tôi rất ưng ý:

“thứ hai dậy sớm
đi làm lúc bảy giờ ba mươi
thứ ba dậy muộn
đi làm lúc tám giờ mười lăm
thứ tư nộp tipping
thứ năm làm tình
lúc mười giờ hai mươi
(ban đêm đấy nhé)
thứ sáu thật khỏe
khỏi dạy chung với em Vera già khú đế
thứ bảy xem phim X
tẩn mà tẩn mẫn một mình
chủ nhật dẫn chó đi chơi
qua nhà thơ nghe trộm tiếng cầu kinh
thứ hai dậy sớm
đi làm lúc bảy giờ ba mươi”

Hình như tôi không còn ở tuổi để đọc những bài thơ tình nhưng sao thơ tình của Dương Kiền cứ luẩn quẩn trong đầu tôi. Những bài thơ dễ thương chi lạ. Những câu thơ tròn trịa, xinh xắn vừa đủ một vòng ôm:

“ngực em có nốt ruồi son
hồng như trái chín no tròn mắt ta
tay em có những ngón ngà
khiến ta bỗng thấy da gà nổi lên”

hoặc những bài thơ tình nồng đậm vị quê hương:

“tóc em say say mùi bồ kết
miệng em thơm thơm mùi quế chi
da em nồng nồng hương dạ lý
nửa đêm chết giấc gã tình si”

“chê em lẳng quá không thèm yêu
bây giờ lại nhớ biết bao nhiêu
tìm đâu cho được hương bồ kết?
cho được làn môi cắn chỉ điều”

Tôi còn muốn đọc ra đây nhiều bài thơ tình nữa cho đã, nhưng không dám làm mất cái thú vị của qúi vị khi có tập thơ “Mùa Gặt Giữa Hư Vô” trong tay, nên chỉ xin đọc thêm 4 câu mượt mà nữa thôi:

“nhắn em ngày ấy năm xưa
có hai đứa trẻ giả vờ yêu nhau
bây giờ hai đứa bạc đầu
suốt đời vẫn cứ yêu nhau giả vờ”

Từ những năm xưa đến lúc bạc đầu có cái cay nghiệt của thời gian, cái phạm trù tai quái đó! Lúc bạc đầu mới là lúc tưởng nhớ tới những ngày xa xưa. Tôi e rằng đã lạm dụng sự có mặt nơi đây của anh Dương Kiền và tập thơ Mùa Gặt Giữa Hư Vô để lấy đó làm cái cớ hồi tưởng lại những năm tháng cũ khi chúng ta còn là những thanh niên hai mươi tuổi, đầy ắp nhiệt tình và tràn trề mộng mơ giữa lòng quê hương mẹ.

Xin cảm ơn quí vị và các bạn.

&&&

Lúc 19 giờ ngày 11 tháng 8 năm 1991 tại trụ sở Cộng đồng người Việt vùng Montréal, thi phẩm Mùa gặt giữa hư vô của Dương Kiền đã ra mắt bạn đọc tại Montréal.

Là một luật sư hành nghề tại Sàigòn vào thập niên 60, 70, Dương Kiền sinh hoạt trong lãnh vực văn học nghệ thuật qua những đóng góp: sáng tác thơ và kịch bản. Dương Kiền hiện định cư tại Na Uy. Ông cùng phu nhân đến thăm bố vợ là nhà cách mạng kiêm nhà văn Trương Bảo Sơn, hiện định cư tại Montréal. Mùa Gặt Giữa Hư Vô là thi phẩm mới nhất của Dương Kiền.

Buổi ra mắt sách do một nhóm bạn cũ của Dương Kiền tổ chức. (ST)


Gửi Dương Kiền

Hà Huyền Chi

Mày buồn hát giọng Sáu Mươi,

Tao nghe sóng nhớ đầy vơi nát lòng.

Già đời bạn với long đong,

Mưa bay Hà Nội cười rung gác mày.

 

Sài Gòn khóc ướt chiều say,

Ngu ngơ tình ái mượn vay tiếng cười.

Chung muôn kỷ niệm quá thời,

Tha hương chung nôi biển trời đớn đau.

 

Tao buồn trắng tóc bạc râu,

Mày than bể ngực khối sầu còn nguyên.

Ráng cười đi nhé bạn hiền,

Thiếu niên mạt lộ, cao niên mạt thời.

 

Sáu Mươi tuổi thẹn qua rồi,

Còn bao năm nưa ngậm ngùi với quê?

Người rằng sống gửi thác về,

Rượu rằng: sống thác đâu hề hấn chi.

 

Hà hà…mai mốt cụng ly,

Còn không lệ sảng mà chia với đời?

Khóc cho sinh bất phùng thời,

Khóc thân tơi tả, khóc người lầm than.

 

Khóc cho điêu đứng Việt Nam,

Ô hô!!! xương lạnh mồ oan bốn trời.

 

hàhuyềnchi

Noel 2000

 

(Cảm đề bài thơ 60  Dương Kiền)

Sáu mươi

1939 – 1949.

Ngày 28, đêm tối trời, ở Huế,

Tháng 12 trời giá lạnh căm căm.

Đẻ tôi khóc trong cơn đau hạnh phúc,

Xé lòng ra cho sự sống tươi mầm.

 

Cất tiếng khóc tôi chào mùa lửa đạn,

Thế giới chìm trong tiếng rú cuồng điên.

Lời của đẻ ru buồn hơn tiếng khóc,

Thầy tôi ngồi im lặng những chiều lên.

 

Tôi thơ dại vẫn cười vui với đẻ,

Lẫm chẫm đi níu áo gọi thầy tôi.

Các anh lớn nhường em tô cháo lỏng,

Sáu mươi năm chưa trả được ơn đời.

 

Tôi nhỏ lắm, ngày mùa thu tháng tám,

Quê hương tôi sùng sục những hờn căm.

Tôi ngơ ngác giữa rừng cờ đỏ máu,

Sắc hồng tươi sao nhuốm mt màu tang.

 

Làng Đồng Dụ chạy tản cư ngày ấy,

Quê ngoại ơi, nghèo quá, những đồng không.

Đẻ bương chải ngày cơm rau nửa bữa,

Ôm con thơ nhỏ lệ khóc âm thầm.

 

Anh Lân, anh Hùng trời mưa bắt nhái,

Bằm ra xào với muối thế mà ngon.

Phục hai tuổi chân xiêu không đứng vững,

Thầy vốn ít lời càng ít lời hơn.

1950 – 1954.

Hà Nội của tôi,

Hà Nội 50 mờ mờ trí nhớ .

Hà Nội mùa hè Cổ Ngư phượng đỏ,

Hà Nội mùa thu Hoàn Kiếm mờ sương .

Hà Nội lạc rang, kẹo kéo bọc đường,

Quả nhót đỏ tưởng áo mình mưa bụi

Hà Nội những đêm hấp hối,

Giờ giới nghiêm lựu đạn nổ đâu đây.

Thằng H. thất tình đi lính cho Tây,

SuỶt nhảy xuống Điện Biên những giờ phút cuối.

Hà Nội ơi, Hà Nội ơi, thôi đi hấp hối,

Nấc từng cơn, tháng 7, năm tư.

 

Tôi đi, Hà Nội, cuối thu,

Long Biên, cầu sắt, sương mù, gẫy đôi.

Đằng sau Nguyễn Trãi, trường tôi,

Bánh xe lăn, nghiến mảnh đời vỡ tan.

 

1955 – 1963.

Sài Gòn mưa rơi,

Sài Gòn nắng đổ.

Tôi đi hoang mang giữa đường giữa phố,

Nhớ thầy tôi nhắm mắt tuổi chưa cao.

Tôi đi hoang mang giữa trận mưa rào,

Thương đẻ, thương anh, thương mình, bật khóc.

 

Sài Gòn mưa rơi,

Sài Gòn bốc lửa.

Sài Gòn quay cuồng cơn đau lịch sử,

Sài Gòn xuống đường, Sài Gòn đạn nổ.

Sao lòng tôi vẫn đẹp tuổi mười lăm,

Trại Di Cư đàn đúm mấy thằng,

Thằng Hà Huyền Chi, Duyên Anh, NhấtTuấn …

Thằng Cát, thằng Can, thằng San, thằng Nhuận …

Chưa ráo máu đầu mơ lấp biển vá trời,

Sách vở không màng trốn học rong chơi,

Thầy Tấn, thầy Khoan lắc đầu ngao ngán.

Tuổi tôi đó, mười lăm mười tám,

Yêu con đường lá đổ me bay.

Nguyễn Du, Tú Xương, Tân Định … tháng ngày,

Góc phố Hiền Vương, qúan chè Hiển Khánh …

Yêu Sài Gòn mưa,

Yêu đêm thu lạnh,

Bốn mươi năm như tình lỡ hôm qua.

 

1963 – 1975.

Một chín sáu ba

Miền Nam cuốn vào những cơn giông bão.

Những đêm hỏa châu, những tin trên báo,

Cáo phó thằng này, đám táng thằng kia.

Con đầu lòng tôi, cuống rốn chưa lìa,

Cất tiếng khóc đêm 23 hưu chiến.

Tôi đứng giữa trời, đêm đen, thầm nguyện,

Xin đời con đừng giống bố, con ơi!

Nhưng tay tôi nào có với nổi trời,

Khoa sinh Mậu Thân, Khanh mùa hè đỏ lửa!

Những niềm vui có vết đau máu ứa,

Lửa đạn chiến tranh thành lửa đạn đời tôi.

Bảy sáu, khi niềm Nam đã bặt tiếng cười,

Khương chào đời, chào đau thương cả nước.

 

Em yêu ơi,

Chúng ta đã chia nhau hơn nửa cuộc đời

Chúng ta chia nhau rất ít niềm vui, rất nhiều nỗi khổ.

Anh cám ơn em, cám ơn người vợ,

Chịu đau thương trong suốt cuộc đời mình,

Cho lầm lỗi riêng anh,

Cho con chúng ta ra đời vô tội .

Anh nguyện Đất Trời phút giây sám hối,

Xin Tâm em Phật độ bình anh

Bông Sen hồ Tịnh Tâm nở mãi không tàn,

Đời em đó, thơm hương trong niềm đau nỗi khổ.

 

1975 – 1999

Một chín bảy lăm,

Không phải riêng đi tôi sụp đổ,

Không phải riêng con tôi không có miếng ăn.

Tất cả chúng ta tự mất chính mình,

Dù chịu đóng đinh,

Cũng không thể nào cứu chuộc .

 

Một chín chín chín,

Đời tôi đi lao đao từng bước,

Bước hôm nay không biết bước ngày mai.

Người yêu tôi, người ghét tôi ơi,

Hãy đến với nhau bằng những nụ cười.

Tôi cảm tạ rưng rưng hàng nước mắt.

 

Tôi cám ơn đời, cám ơn tất cả,

Đã cho tôi giây phút yêu thương.

Dù chỉ phút giây, quỶ giá vô cùng,

Đóa hoa nở trong đời tôi giá lạnh.

 

Sáu mươi! Sáu mươi!

Bắt chước người xưa nâng ly mà hát,

Vui mà chi?

Buồn mà chi?

Đời ta chẳng qua hề ly rượu nhạt,

Rượu nhạt mà say hề cứ say đi.

Sáu mươi! Sáu mươi!

Vỗ tay mà hát,

Nâng ly mà hỏi,

Sáu mươi! Sáu mươi!

Đi đâu mà vội

Đi về đâu?

Biết về đâu?

Trăm năm rồi cũng qua cầu …

02.12.1999

 

***

Phụ đính I :

Chân dung tự họa

(Hợp Lưu số 33 tháng 2 và 3 năm 1997)

Thật khó mà nói động cơ nào đã thúc đẩy tôi cầm bút. Có lẽ tuổi trẻ nào cũng nhiều mơ mộng, nhiều hoài bão. Ngườithì hát lên, người thì vẽ ra. Không biết hát, biết vẽ thì viết nhật ký, viết lưu niệm, thì làm thơ.

Và cũng có thể nói là tình cờ nữa. Bạn tôi từ lúc mặc quần thủng đít đi học trường Long Vân, Quang Trung rồi Sinh Từ(Hà Nội) là Đặng Trí Hoàn, là Phạm Hậu…không mê học mấy nhưng trời bắt làm thi sĩ. Hoàn rồi thành Hà Huyền Chi,Hậu rồi thành Nhất Tuấn. Cái thuở trao nhau những bài thơ ban đầu ấy thành cái nghiệp chăng ?
Rồi di cư vào Sài gòn lại ‘đàn đúm’ thêm được Đỗ Tiến Đức, Duyên Anh, Đằng Giao, Trần Dạ Từ…nên lại lằng nhằngvào cái chuyện viết lách. Có lẽ chỉ do đó thôi.
Về quá trình hình thành tác phẩm thì cũng lại do tình cờ nữa. Hồi còn đi học Chu Văn An, học Việt văn thầy Vũ KhắcKhoan là kịch tác gia, cùng bạn bè dựng vỡ ‘Giao Thừa’ của thầy, rồi cũng tí toáyviết kịch. Viết vỡ ‘Sân Khấu’ gửibáo Chỉ đạo do nhà văn Nguyễn Mạnh Côn làm chủ bút. ông Côn sửa nhiều, cho đang và..’nổi tiếng’!
Về truyện dài, truyện ngắn, tùy bút thì vừa là tình cờ, vừa là bất đắc dĩ. Năm 1962, Phan Kim Thịnh xin được giấyphép xuất bản tạp chí Văn Học, kéo vào làm chủ bút. Chủ bút một tờ báo ở Việt Nam, ít nhất vào hồi ấy, ‘ghê’ ở chỗnày : Xin được đủ bài thì tốt không đủ bài thì chủ bút bao hết. Thiếu truyện viết truyện, thiếu thơ làm thơ…đưa xấpbản thảo cho nhà in xong, giờ chót ông ‘xếp ty-pô’ cho biết còn thiếu 5 trang thì viết đúng 5 trang, còn thiếu 10 trang,thì viết đủ 10 trang, ngay tại ‘phạm trường’ , lâu dần gom góp thành một tập truyện, một tập tùy bút…nhà xuất bản nàochịu in thì in, cầm đỡ ít tiền bản quyền uống cà phê với bạn bè.

Còn thơ ? Thì cũng chín mươi chín phẩy chín phần trăm người Việt Nam, ai chả làm thơ. ông Võ Phiến tưởng đâu chỉviết truyện, tùy bút, biên khảo…nhưng rồi gần đây cũng thấy ông làm thơ vì một tà áo, già thì làm thơ tự an ủi mình.Cũng là một cách chữa bệnh tâm thần không tốn tiền.

Nhìn lại những gì tôi đã viết, tôi thấy nó tạp nhạp, mỗi thứ một chút. Và đôi khi xấu hổ, tự hỏi nếu mình được làm lạitất cả, thì có lẽ mình sẽ không làm gì nữa chăng ? Nhưng dù sao đã lỡ rồi…

 

Việt Nam thế kỷ 20

Tháng 6 năm 2005, mở đầu tác phẩm “Việt Nam Thế Kỷ 20,” tác giả Dương Kiền viết:

“Việt Nam Thế Kỷ 20 được biên soạn theo phương thức biên niên sử, tóm tắt các sự kiện quan trọng về lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội tại Việt Nam trong 100 năm qua. Thế kỷ 20 có lẽ là một thế kỷ cho đến nay để lại nhiều tự hào và đau thương nhất cho dân tộc, với rất nhiều khẳng định lẫn hoài nghi. Vẫn còn nhiều thế hệ người Việt bước vào thế kỷ 21 mang dấu tích các biến động của thế kỷ trước, và khó lòng để tâm hồn thanh thản nhìn lại các sự kiện có chính mình trong đó, với mất mát có, thành công có, thất bại có, tủi nhục có. Chính vì thế nhiều sự kiện bị vùi lấp không phải bởi thời gian mà bởi chính con người… Nhưng lịch sử vẫn là lịch sử, vấn đề là khởi sự đi tìm…Cuốn sách nhỏ này chỉ là một khởi sự, một phác thảo mà lẽ ra nó chưa nên ấn hành vì còn quá đơn giản, nhiều thiếu sót và sai lầm.”

Như tác giả đã giới thiệu,“Việt Nam Thế Kỷ 20” chỉ là một khởi sự, một phác thảo sơ lược về thế kỷ 19 và thế kỷ 20.

Những chấm đầu giòng của bản phác thảo này cho biết:

– 1802 Nguyễn Ánh diệt nhà Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Gia Long, đóng đô tại Phú Xuân [Huế], lấy quốc hiệu Việt Nam từ năm 1803.

– 1825 Vua Minh Mạng ra dụ cấm đạo.

– 1847 Tàu Pháp bắn vào cửa Ðà Nẵng trong khi hai bên thương nghị về việc cấm đạo.

– Các đề nghị cải cách từ 1863 đến 1879:

Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Ðức Hậu, Nguyễn Ðiều, Ðinh Văn Ðiền, Nguyễn Hiệp, Phan Liêm, Phạm Phú Thứ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch…dâng sớ xin cải cách nhưng đều bị triều đình bác bỏ. [Trang 11]

Thế kỷ 20 bắt đầu bằng năm:

– 1900, Phan Chu Trinh đậu cử nhân, qua năm sau đậu phó bảng, làm quan đến năm 1905 thì từ chức. Ông được coi là người khởi xướng và cầm đầu phong trào Duy Tân.

– 1901: Ngày 01-08-1901: Nông Cổ Mín Ðàm, tờ báo viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên do người Việt Nam sáng lập, xuất bản tại Nam Kỳ. Số cuối ra ngày 4-11-1924

– 1903: Phan Bội Châu và các đồng chí tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể làm minh chủ “Việt Nam Duy Tân Hội.”

– 1904: Phan Bội Châu phổ biến “Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư” bằng Hán Văn cổ võ lòng ái quốc.

– 1905: Chiến tranh Nga-Nhật: Hạm đội Nhật phá tan hạm đội Nga tại eo biển Ðối Mã, làm rúng động các cường quốc Tây Phương và ảnh hưởng quan trọng đến quan niệm canh tân để giành độc lập của các tầng lớp sĩ phu Việt Nam. [Trang 19]

….

Dương Kiền là tên thật và cũng là bút hiệu của tác giả. Ông sinh ngày 28 tháng 12 năm1939, tốt nghiệp Ðại Học Luật Khoa năm 1962. Năm 1997 Dương Kiền vượt biên, định cư tại Na Uy. Ông nguyên là chủ bút Tạp Chí Văn Học, được trao giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc Năm 1966 với kịch bản Sân Khấu. Ngoài “Việt Nam Thế Kỷ 20” do Tủ Sách Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2005, tác giả Dương Kiền còn có những tác phẩm khác, như: Tập Thơ Thú Ðau Thương, 1960; Truyện Dài Biển Trầm Lặng, 1965; Bản Dịch Kẻ Xa Lạ, 1965; Kịch Bản Sân Khấu, 1965; Truyện Ngắn Máu Của Mẹ, 1966….

Bất cứ ai dù ở nơi đâu cũng muốn biết về nguồn cội, cũng muốn biết về lịch sử quê hương. Từng dấu chấm đầu câu trong tác phẩm “Việt Nam Thế Kỷ 20” của tác giả Dương Kiền – đúng như lời ông nói – là một khởi sự, một phác thảo, mời gọi người đọc trở về lắng nghe tiếng của hàng thành quách cũ, kể lại một thời dựng nước và giữ nước của tiền nhân.

&&&

Một trích đoạn từ tác phẩm Việt Nam thế kỷ 20

1972

Thế giới

– 13-01-1972: Tổng Thống Nixon loan báo rút thêm 70.000 quân Mỹ trong thời hạn ba tháng, giảm quân Mỹ xuống còn 69.000 người.

Kể từ khi nhậm chức, Nixon đã rút 400.000 quân Mỹ ra khỏi Việt Nam, đưa số tổn thất của Mỹ xuống dưới 10 người một tuần.

– 25-01-1972: Trả lời các chỉ trích chính phủ của ông không có những nỗ lực chấm dứt chiến tranh, tống thống Nixon cho biết cố vấn hội đồng an ninh quốc gia Henry Kissinger đã có 12 cuộc họp mật với Lê Ðức Thọ hoặc Xuân Thủy từ 04-08-1969 đến 16-08-1971, đưa ra đề nghị tám điểm của Mỹ.

Ngày 26-01 Kissinger cho biết hai trong đề nghị chín điểm của Hà Nội là trở ngại chính: Mỹ chấm dứt hỗ trợ chính phủ nam Việt Nam và triệt thoái chẳng những quân đội Mỹ mà tất cả võ khí, chiến cụ yểm trợ cho quân đội nam Việt Nam.

– 21-02-1972: Tổng Thống Nixon viếng thăm Trung Quốc.

Miền Nam

– 30-03-1972: Khởi sự cuộc tổng công kích mùa hè 1972, 12 sư đoàn chính quy Bắc Việt (khoảng 150.000 người không kể các đơn vị đã có sẵn tại miền Nam) với 500 xe tăng tấn công qua vùng phi quân sự từ Ðông Hà tới vùng đồi núi gần Khe Sanh.

TỒNG CÔNG KÍCH MÙA HÈ NĂM 1972

Cuộc tổng công kích mùa hè năm 1972 của cộng sản nhằm:

01.- biểu dương quyết tâm của họ với thế giới cộng sản và chính dân chúng Bắc Việt sau cuộc viếng thăm Trung Quốc của tổng thống Nixon mà họ lo ngại là Bắc Kinh có thể bán đứng Bắc Việt để đổi lấy Ðài Loan mặc dù trước đó (ngày 08 & 09-03) thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã bí mật sang Hà Nội để trấn an.

02.- nuôi dưỡng phong trào phản chiến tại Mỹ và tạo áp lực với Nixon trong năm bầu cử tổng thống.

03.- thử nghiệm hiệu quả chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.

04.- tiêu hao tiềm năng quân đội VNCH và sự ổn định của chính phủ Thiệu.

05.- chiếm được càng nhiều đất càng tốt trước khi có thể có một thỏa hiệp, và

06.- đưa cuộc hòa đàm vào những điều kiện của họ.

Cuộc tổng công kích diễn ra trên ba mặt trận chính:

– Mặt trận Quảng Trị: Sau ba ngày pháo kích dữ dội, từ 12.000 đến 15.000 lính Bắc Việt thuộc sư đoàn 304 có pháo binh và phòng không, kể cả hỏa tiễn SAM-2 lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường Việt Nam yểm trợ, và cũng là lần đầu tiên Bắc Việt sử dụng xe tăng T-54 của Liên Xô, tấn công sư đoàn 3 quân đội VNCH phòng thủ phía nam vùng phi quân sự và tỉnh Quảng Trị. Ngày 2-4, chuẩn tướng Vũ Văn Giai và bộ chỉ huy sư đoàn 3 bỏ thị xã Quảng Trị. Từ 20.000 đến 40.000 thường dân bỏ chạy về phía nam. Ngày 27-04 cộng sản có xe tăng T-54 yểm trợ chiến Ðông Hà.

Ngày 01-05 cộng sản chiếm Quảng Trị, sư đoàn 3 coi như tan rã, tám mươi phần trăm dân chúng Huế bỏ chạy vào Ðà Nẵng.

Ngày 13-05 một ngàn thủy quân lục chiến quân đội VNCH được trực thăng vận đổ xuống tuyến phía đông nam thị xã Quảng Trị sau lưng quân Bắc Việt, giết 300 quân cộng sản trước khi rút về, là cuộc phản công đầu tiên của phía VNCH. Ngày hôm sau, 4.000 quân của sư đoàn 1 mở cuộc phản công, tiến gần căn cứ hỏa lực Bastogne bị cộng sản tràn ngập trước đó. Ngày 28-06 mười ngàn thủy quân lục chiến và nhảy dù vượt sông Mỹ Chánh để tái chiếm Quảng Trị.

Ngày 26-07, quân nhảy dù kéo cờ trên cổ thành Quảng Trị, mà giờ đây tất cả thị xã chỉ còn là một đống tro tàn. Tuy nhiên cuộc chiến không phải đã chấm dứt, cộng sản tiếp tục pháo kích Quảng Trị và các trận đánh chung quanh thị xã vẫn diễn ra ác liệt, quân đội VNCH lại phải bỏ căn cứ hỏa lực Bastogne chiếm lại được ngày 15-05, là cứ điểm quan trọng bảo vệ phía tây nam Huế.

Ngày 15-09 VNCH mới hoàn toàn tái chiếm Quảng Trị sau 4 ngày cận chiến. VNCH loan báo trong cuộc chiến bốn tháng rưỡi tại Quảng Trị có 8.135 quân cộng sản bị giết, phía VNCH thiệt hại 977 người.

– Mặt trận cao nguyên Trung Phần: Ngày 08-04 sư đoàn 2 Bắc Việt vượt biên giới Lào và Campuchia mở mặt trận cao nguyên Trung phần, cắt đứt quốc lộ giữa Kontum và Pleiku, ngày 20-04 cắt đứt quốc lộ 19 giữa Pleiku và Qui Nhơn. Ngày 23-04 sư đoàn 320 Bắc Việt có xe tăng yểm trợ tấn công sư đoàn 22 quân đội VNCH tại Tân Cảnh và Dakto. ngày 28-04 hai mươi ngàn quân Bắc Việt bao vây Kontum, ngày 29 và 30 mười ngàn thường dân và nhân viên quân sự được di tản bằng máy bay về Pleiku. Ngày 13-05 xe tăng và quân cộng sản bắt đầu tấn công Kontum. Ngày 19-05 quân cộng sản cố chọc thủng tuyến phòng thủ Kontum của sư đoàn 23 (do đại tá Lý Tòng Bá chỉ huy, sau được thăng chuẩn tướng tại mặt trận) nhưng thất bại. Ngày 25-05 xe tăng cộng sản cắt đứt đường liên lạc giữa thị xã và phi trường, phương tiện tiếp tế duy nhất, cùng ngày phi cơ B-52 bỏ bom các địa điểm tập trung quân của cộng sản chung quanh thị xã. Ngày 06-06 quân VNCH giải tỏa được thị xã, nhiều ngàn địch quân rút lui với nhiều thiệt hại.

– Mặt trận An Lộc: Ngày 05-04 quân cộng sản từ phía đông lãnh thổ Campuchia vượt biên giới tấn công Bình Long, 75 dặm phía Bắc Sài Gòn, cắt đứt quốc lộ 13 nối liền Sài Gòn và An Lộc. Ngày 7-4 cộng sản chiếm Lộc Ninh, một quận thuộc tỉnh Bình Long và phía bắc tỉnh, 15.000 quân của sư đoàn 5 VNCH do chuẩn tướng Lê Văn Hưng chỉ huy rút từ Lộc Ninh về An Lộc bị cộng sản bao vây.

Ngày 09-04 Sài Gòn huy động một số đơn vị thuộc các sư đoàn 7, 9, và 21 để giải cứu An Lộc.

Ngày 13-04 ba ngàn quân cộng sản và 40 xe tăng tấn công An Lộc, chiếm được một nửa thị xã sau một ngày cận chiến, phi cơ B-52 thả bom chỉ cách phía tây thị xã 1 dặm để ngăn chặn cộng sản. Ngày 05-05 các đơn vị của sư đoàn 21 tiến quân trên quốc lộ 13 bị cộng sản chặn đánh, trong khi đó cộng sản hàng ngày nã trọng pháo vào An Lộc.

Ngày 19-05 các đơn vị của sư đoàn 9 và 21 tiến gần vào được An Lộc, chỉ cách thị xã 2 dặm. Ngày 9-6, các đơn vị thuộc sư đoàn 21 cuối cùng tiến được vào An Lộc.

Ngày 13-06 quân tăng viện đổ vào An Lộc nhưng các lực lượng cộng sản mặc dù thiệt hại nặng vẫn cắt đứt quốc lộ 13 và tiếp tục pháo kích vào thị xã.

Thế giới

– 06-04-1972: Tổng thống Nixon trực tiếp ra lệnh cho không quân và hải quân Mỹ mở đầu chiến dịch oanh tạc Linebacker 1 để yểm trợ quân đội VNCH chống lại cuộc tổng công kích mùa hè 1972.

Trước đó các cuộc oanh tạc trên miền Bắc được gọi là “phản ứng tự vệ”, chỉ nhắm vào các căn cứ phòng không của Bắc Việt đe dọa các phi cơ thám thính Mỹ.

Miền Bắc

– 16-04-1972: Lần đầu tiên phi cơ B-52 oanh tạc gần Hà Nội và Hải Phòng, phá hủy các căn cứ tiếp liệu và kho xăng.

Mỹ cho thấy chiến dịch oanh tạc Linebacker khác với chiến dịch Rolling Thunder (từ 02-03-65 đến 01-10-68), phi cơ Mỹ không bị giới hạn bất cứ khu vực nào trên miền Bắc.

Thế giới

– 08-05-1972: Tổng thống Nixon loan báo ra lệnh thả mìn phong tỏa các hải cảng miền Bắc để ngăn chặn sự tiếp vận vũ khí và chiến cụ của khối cộng sản, oanh tạc đường xe lửa nối liền Việt Nam với Trung Quốc cho đến khi nào

(1) các tù binh Mỹ được trao trả, và
(2) một cuộc ngưng bắn được quốc tế giám sát.

Miền Nam

– 05-08-1972: Tổng Thống Thiệu ban hành luật báo chí, buộc các nhật báo phải ký quỹ 20 triệu đồng và chính phủ có quyền đóng cửa báo sau hai lần bị tịch thu vì “loan truyền tin tức có hại đến nền an ninh quốc gia và trật tự công cộng”. Mười sáu nhật báo và 15 báo định kỳ phải đóng cửa, chỉ còn hai nhật báo đối lập tại Sài Gòn (Chính Luận – Sóng Thần).

Thế giới:

– Từ 08 đến 11-10-1972: Cuộc mật đàm dài nhất giữa Lê Ðức Thọ, Xuân Thủy, Henry Kissinger và tướng Alexander Haig, người phụ trách liên lạc với tổng thống Thiệu tại Sài Gòn, đưa tới những nét căn bản cho hiệp định Paris 1973.

Chuẩn bị cho một cuộc ngưng chiến, Mỹ chuyển giao cho Sài Gòn 2 tỷ mỹ kim chiến cụ trong chiến dịch Enhance Plus, cùng các căn cứ quân sự mà khi chiến dịch kết thúc trong sáu tuần sau, không lực VNCH là không lực lớn hàng thứ tư trên thế giới.

Miền Bắc

– 27-11-1972: Máy bay B-52 đầu tiên bị hỏa tiễn SAM bắn rơi gần Vinh.

– 18-12-1972: Khởi sự chiến dịch oanh tạc Linebacker II, được mô tả là dữ dội nhất trong chiến tranh Việt Nam, phần lớn tập trung vào khu vực đông dân giữa Hà Nội và Hải Phòng để buộc Hà Nội phải đi đến thỏa hiệp.

Từ 18-12 đến 24-12 phi cơ Mỹ đã thả khoảng phân nửa số lượng bom mà Ðức ném xuống Anh trong đệ nhị thế chiến, hay là bằng 20 trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima .

Cuộc oanh tạc tạm ngưng ngày 25, tiếp tục ngày 26, phi cơ Mỹ rải bom xuống trung tâm Hà Nội trong hơn 40 phút. Ngày 30 tổng thống Nixon ra lệnh ngưng oanh tác phía trên vĩ tuyến 20.

Trong suốt các cuộc oanh tạc, Hà Nội đã bắn 1.200 hỏa tiễn địa không, hạ 15 phi cơ B-52 và 11 phi cơ khác, 93 phi công chết hoặc bị bắt hay mất tích.

TỒNG KẾT TÌNH HÌNH NĂM 1972

Năm 1972 là năm mà cường độ chiến tranh lên cao nhất trong suốt cuộc chiến, với trận tổng công kích của cộng sản tại miền Nam và các cuộc oanh tạc của Mỹ tại miền Bắc, ngoài các thiệt hại nhân mạng, đã tàn phá nặng nề cả hai miền. Nếu quân đội VNCH mất sư đoàn 3 và hàng chục ngàn người thuộc các đơn vị khác thì trên thực tế nhiều đại đơn vị của cộng sản cũng bị xóa tên, không kể số thiệt hại dân sự không thể ước lượng được và khoảng nửa triệu người tị nạn chiến tranh. Quảng Trị, Ðông Hà, An Lộc chỉ còn là đống gạch vụn. Hà Nội phải hứng chịu mưa bom của B-52.

Trong khi đó hai bên nỗ lực “lấn đất giành dân” chuẩn bị cho một cuộc ngưng chiến.

Quân số Mỹ tại Việt Nam giảm xuống chỉ còn khoảng 24.000 người nhưng vì cường độ chiến tranh gia tăng, có đến 4.300 người tử trận so với 1.386 người năm 1971.

1973

Thế giới

–27-03-1973: Hiệp định “Chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình tại Việt Nam ” ký kết tại Paris giữa Mỹ, miền bắc Việt Nam , miền nam Việt Nam và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam .

CÁC ÐIỀU KHOẢN CHÍNH TRONG HIỆP ÐINH PARIS

– Ngưng bắn tại chỗ, quân đội mỗi bên ở đâu đóng nguyên tại đó.

– Triệt thoái tất cả quân nhân và cố vấn Mỹ trong thời hạn 60 ngày (khoảng 23.700 người).

– Hủy bỏ các căn cứ quân sự Mỹ trong thời hạn 60 ngày.

– Trao trả tù binh Mỹ và tù binh của các bên trong thời hạn 60 ngày.

– Quân đội Bắc Việt tiếp tục hiện diện tại miền nam Việt Nam .

– Triệt thoái quân đội ngoại quốc khỏi Lào và Campuchia, cấm thiết lập căn cứ quân sự và di chuyển quân đội ngang qua các quốc gia này.

– Tái lập vùng phi quân sự ngang vĩ tuyến 17 như là ranh giới tạm thời cho đến khi tái thống nhất đất nước bằng “các phương tiện hòa bình”.

– Thành lập ủy hội kiểm soát quốc tế gồm 1.160 quan sát viên thuộc các nước Gia Nã Ðại, Hung Gia Lợi, Ba Lan và Nam Dương.

– Chính phủ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp tục cho đến khi có cuộc bầu cử.

– Miền Bắc tôn trọng “quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam ”.

– Thành lập Ủy Ban Quân Sự Bốn Bên phụ trách các vấn đề quân sự và Ủy Ban Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc phụ trách các vấn đề chính trị.

Vào lúc ký hiệp định, chính phủ Sài Gòn kiểm soát 75 phần trăm lãnh thổ và 85 phần trăm dân số.

Ngoài số vũ khí quân đội VNCH tiếp nhận vào phút chót, nam Việt Nam tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Mỹ sau khi ngưng bắn.

Quân số của Bắc Việt có mặt tại miền Nam được ước lượng là 145.000 người.

Quân nhân Mỹ cuối cùng tử trận tại Việt Nam là trung tá William B. Nolde bị pháo kích chết tại An Lộc 11 giờ trước giờ ngưng bắn (8 giờ ngày 28-01, giờ Sài Gòn).

Miền Bắc

– Tháng 03-1973: Tướng Trần Văn Trà, thuộc bộ chỉ huy của cộng sản tại miền nam Việt Nam, ra họp tại Hà Nội, chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công mới. Cộng sản xây dựng một hệ thống giao thông sử dụng được dưới mọi thời tiết từ Quảng Trị vào đồng bằng sông Cửu Long, một ống dẫn dầu 3000 dặm từ Quảng Trị vào Lộc Ninh và một hệ thống thông tin trực tiếp từ bản doanh Lộc Ninh với Hà Nội.

Cộng sản cũng thiết lập các căn cứ tiếp vận giáp ranh với Tây Ninh, phía tây bắc Sài Gòn.

Miền Nam

– 29-03-1973: Các đơn vị cuối cùng của Mỹ rời Việt Nam , chấm dứt 10 năm tham chiến. Ngoài một số nhỏ thủy quân lục chiến canh gác tòa đại sứ, có khoảng 8.500 nhân viên dân sự Mỹ lưu lại Việt Nam .

Trong khi đó 60 ngày đình chiến đầu tiên trôi qua với cuộc chiến không bao giờ ngừng.

Thế giới

– 16-10-1973: Trong một quyết định gây nhiều tranh luận, Ủy Ban Hòa Bình Nobel (Na Uy) trao giải hòa bình cho Henry Kissinger và Lê Ðức Thọ.

Kissinger nhận giải nhưng Lê Ðức Thọ từ chối.

Miền Nam

– 24-10-1973: Các nguồn tin tình báo cho biết kể từ khi ngưng bắn, các lực lượng cộng sản tại miền nam Việt Nam đã tăng thêm 70.000 người, 400 chiến xa với nhiều đon vị pháo binh và phòng không.

Một con đường từ miền Bắc vào tỉnh Tây Ninh gần được hoàn tất.

1974

Miền Nam

– 19-01-1974: Giao tranh giữa hải quân VNCH và hải quân Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa. Phía VNCH có tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, khu trục hạm Trần Khánh Dư, tuần dương hạm Trần Bình Trọng và hộ tống hạm Nhật Tảo.

Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt bị bắn trúng bánh lái và sườn tàu nhưng về được Ðà Nẵng. Hộ tống hạm Nhật Tảo bị bắn chìm, hạm trưởng là hải quân trung tá Ngụy Văn Thà ở lại chết theo tàu.

Nhiều tàu chiến của Trung Quốc bị hải quân VNCH bắn cháy và chìm.

– 27-01-1974: Một năm kể từ hiệp định ngưng bắn có hiệu lực đã có 13.788 quân nhân quân đội VNCH, 45.057 quân cộng sản và 2.159 thường dân bị giết trong cuộc chiến không ngày nào ngưng.

Thế giới:

– 05-08-1974: Quốc hội Mỹ cắt 1 tỉ mỹ kim viện trợ quân sự cho nam Việt Nam , xuống còn 700 triệu. Viện trợ quân sự Mỹ từ 2,8 tĩ năm 1973 xuống còn 300 triệu năm 1975.

  • 09-08-1974: Tổng thống Mỹ Richard Nixon từ chức sau vụ tai tiếng Watergate, phó tổng thống Gerald Ford lên thay.

Miền Nam

– 31-12-1974: Nam Việt Nam công bố có 80.000 người bị giết trong các trận đánh, con số tổn thất một năm cao nhất trong suốt cuộc chiến.

1975

Miền Nam

– 06-01-1975: Tỉnh Phước Long, cách Sài Gòn 60 dặm về phía bắc, bị cộng sản đánh chiếm, là một thử nghiệm của Hà Nội thăm dò phản ứng của Mỹ. Sự bất động của Mỹ khích lệ cộng sản quyết định tiến chiếm miền Nam sớm hơn dự liệu, có thể là vào năm 1976.

– 05-02-1975: Tướng Văn Tiến Dũng từ miền Bắc vào miền Nam nắm quyền chỉ huy các lực lượng cộng sản.

– Từ 10 đến 13-03-1975: Bắc Việt tấn công Ban Mê Thuột, thị xã tỉnh Darlac.

Trưa ngày 10 cộng sản chiếm phần lớn thị xã, đến ngày 13 thì Ban Mê Thuột hoàn toàn thất thủ. Hậu cứ sư đoàn 23 quân đội VNCH đặt tại thị xã coi như tan rã, nhiều binh sĩ đào ngũ để đưa gia đình bỏ chạy, gây tác động tinh thần dây chuyền đưa tới sự sụp đổ hoàn toàn của quân đội VNCH trong hai tháng kế tiếp.

– 14-03-1975: Tổng Thống Thiệu họp các tư lệnh, ra lệnh triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần và các tỉnh phía bắc. Năm ngày sau ông ra lệnh giữ Huế bằng mọi giá.

– 16-03 đến 01-04-1975: Khởi sự triệt thoái từ Pleiku và Kontum, hàng trăm ngàn binh sĩ lẫn lộn với thường dân đổ về vùng duyên hải bằng quốc lộ 7B, bị cộng sản pháo kích và tấn công dữ dội. Cho đến ngày 01-04 hai mươi ngàn trong số 60.000 binh sĩ, và 100.000 trong số 400.000 thường dân thoát về được các tỉnh vùng duyên hải, số phận những người còn lại không được biết.

– 24-03-1975: Cộng sản mở “Chiến dịch Hồ Chí Minh”, tướng Văn Tiến Dũng đưa ra thời biểu mới tiến chiếm miền Nam trước khi mùa mưa bắt đầu vào tháng năm và trước khi quân đội VNCH kịp tập trung dể phòng vệ.

– 25-03-1975: Lệnh bỏ Huế kéo theo làn sóng người tị nạn kinh hoàng vì kinh nghiệm Tết Mậu Thân, đổ về Ðà Nẵng cũng đang bị pháo kích dữ dội.

– 29-03-1975: Ðà Nẵng thất thủ, hàng ngàn người tử nạn trong cuộc bỏ chạy hỗn loạn tại phi trường và các bờ biển.

– 01-04-1975: Cộng sản kiểm soát hơn phân nửa lãnh thổ nam Việt Nam . Quốc lộ 4 nối liền Sài Gòn với miền tây bị cắt đứt.

– từ 06 đến 15-04-1975: Hai trung đoàn thuộc sư đoàn 2 quân đội VNCH và một tiểu đoàn Dù tăng viện Phan Rang với hy vọng chặn đứng quân cộng sản.

Ngày 15-04 Phan Rang bị cộng sản tràn ngập.

– 07-04-1975: Lê Ðức Thọ từ Hà Nội vào bản doanh của cộng sản tại Lộc Ninh, giám sát cuộc tổng công kích. Cộng sản kiểm soát hai phần ba lãnh thổ nam Việt Nam .

– từ 08 đến 21-04-1975: Trận đánh cuối cùng bảo vệ nam Việt Nam . Sư đoàn 18 quân đội VNCH chống với hai sư đoàn quân Bắc Việt tại Xuân Lộc, cửa ngõ của Sài Gòn.

Hai trung đoàn thuộc sư đoàn 5 và một tiểu đoàn Dù tăng viện cho sư đoàn 18, không quân thả bom CBU là loại bom lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam trong khi thêm hai sư đoàn Bắc Việt kéo đến tham chiến.

Quân đội VNCH giữ vững Xuân Lộc cho đến khi hết đạn và không được phi cơ yểm trợ, phải bỏ Xuân Lộc ngày 21-04.

Campuchia

– từ 12 đến 16-04-1975: Ngày 12-04 tòa đại sứ Mỹ tại Campuchia di tản khỏi Nam Vang .

Ngày 16-04 quân Khờ-me đỏ hoàn toàn làm chủ Campuchia, chấm dứt bốn năm chiến tranh tại quốc gia này.

Chế độ cộng sản được thiết lập, do Pol Pot cầm đầu khởi sự một cuộc tàn sát tập thể lớn nhất trong lịch sử nhân loại hậu bán thế kỷ 20: khoảng 1 triệu 7 trăm ngàn người trong 7 triệu người bị giết trong ba năm kế tiếp.

Miền Nam

– Từ 21 đến 25-04-1975: Ngày 21-04 tổng thống Thiệu trao quyền cho phó tổng thống Trần Văn Hương.

Ngày 25-04 ông và gia đình cùng các tướng lãnh thân cận (Trần Thiện Khiêm) đáp máy bay quân sự Mỹ qua Ðài Loan.

– 23-04-1975: Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền cho tướng Dương Văn Minh, người mà cộng sản nói rằng họ sẵn sàng thương thuyết.

Dương Văn Minh yêu cầu Mỹ rời khỏi Việt Nam trong 24 tiếng đồng hồ.

Cùng ngày cộng sản dùng phi cơ bắt được của VNCH trước đó, do phi công Nguyễn Thành Trung của VNCH theo cộng sản hướng dẫn, oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất.

– 29-04-1975: Mỹ khởi sự Option IV, chiến dịch di tản bằng trực thăng lớn nhất từ trước tới nay. Trong 19 giờ, 81 máy bay trực thăng di tản 1.000 người Mỹ cuối cùng, kể cả đại sứ Graham Martin và 6.000 người Việt ra các tàu ngoài khơi bờ biển Việt Nam.

– 30-04-1975: Cộng sản tiến vào Sài Gòn, xe tăng cộng sản ủi sập cổng dinh Ðộc Lập.

Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố bàn giao chính quyền cho cộng sản nhưng đại diện Bắc Việt đại tá Bùi Tín bác bỏ sự “bàn giao”, chỉ coi như sự đầu hàng vô điều kiện.

Các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ, trung tá cảnh sát Trần Thanh Chiêu, cựu bộ trưởng ngoại giao Trần Chánh Thành… tự vẫn.

Người tị nạn đổ ra biển bằng đủ các loại tàu, thuyền. Tàu Việt Nam Thương Tín chở hơn hai ngàn người tị nạn đang di chuyển trên sông Lòng Tảo thì bị cộng sản pháo kích, nhà văn Chu Tử chết, là một trong những người tị nạn đầu tiên bỏ mình khi chưa ra khỏi đất nước.

 

Vĩnh biệt Dương Kiền

Nguyễn Đạt

Ngày 17-11-2015. Lòng đau đem lại cái tin cuối mùa. [*] Tin buồn Phùng Nguyễn Da Màu ra đi còn đậm dư âm, lại thêm tin buồn Dương Kiền Thú đau thương ra đi tiếp nối.

Dương Kiền là bạn của anh tôi (đã mất), nhà khảo luận – phê bình văn học Nguyễn Nhật Duật. Ông viết những gì quả thật tôi không nhớ rõ, nhưng tôi biết Dương Kiền không phải cây bút loại thường. Thú Đau Thương, một thi tập hay một tác phẩm kịch thơ, nhiều người nhắc nhớ mỗi khi nhắc nhớ Dương Kiền. Ông xuất hiện thường xuyên trên tạp chí Văn Học ở Sài Gòn một thời, và trợ giúp tờ báo này gần như vai trò một chủ bút. Ông là biện lý hay thẩm phán tại Tòa án quân sự ở Nha Trang, trước 30 tháng tư, 1975.

Tuy nhiên tôi lại biết về ông rất nhiều, tôi là bạn cùng khóa 2/69 Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức với em ông, Dương Phục. Ra trường, Dương Phục làm phóng viên tại Đài phát thanh quân đội ở Sài Gòn. Tôi lặn lội khắp chiến trường Vùng 1 chiến thuật, cuối cùng về Phòng văn nghệ, sát bên Đài phát thanh quân đội. Dương Phục và tôi lại gặp nhau hằng ngày, tôi biết tin về Dương Kiền gián cách, qua Dương Phục. Tôi thấy rõ như sờ nắm được, Dương Kiền và Thú Đau Thương là một, là gắn kết hữu cơ.

Mỗi khi nhắc nhớ Dương Phục, gương mặt Dương Kiền hiển hiện liền theo. Đấy là gương mặt một thi sĩ mà tôi có thể tưởng tượng. Đấy là lần duy nhất tôi gặp ông ở quán cà-phê Hồng trên đường Pasteur, đối diện Viện Pasteur – Sài Gòn. Ông ngồi trầm lặng, bàn tay nắm chặt ly cà-phê đá; tôi nhớ hoạ phẩm Portrait de Poète Sabartés của Picasso, tôi gọi ông là thi sĩ từ lúc đó.

Từ cuộc đời đau thương của Dương Kiền, tôi nhớ một lần, một lần đầy kịch tính như phim hành động của điện ảnh Hoa Kỳ. Tôi tới quán cà-phê quen thuộc ở góc đường Kỳ Đồng – Bà Huyện Thanh Quan như thường lệ. Trời chiều sậm màu. Một người khách mang kính đen ngồi bàn bên, mũ vải kéo sụp xuống. Anh ta nhìn sang phía tôi, hỏi nhỏ thì thầm: “Đạt phải không?” Hóa ra Dương Phục. Anh vượt ngục ở vùng Sông Bé, nơi có trại tù sĩ quan học-tập-cải-tạo. Vì thế anh mang kính đen che đôi mắt, đội mũ vải có vành, kéo xuống sát gọng kính. “Moa vượt ngục mà. Đợi thằng NgM. tiễn nó đi chầu Diêm Vương, thằng khốn kiếp nó rù quến…” Dương Phục nói tên người phụ nữ mà anh bảo là bị NgM. rù quến.

Tôi nhìn thấy con dao găm, là lưỡi lê gắn đầu súng garant, chả hiểu anh kiếm ra nó ở đâu, thọc sâu nó bên hông quần kaki. Tôi toát mồ hôi, dù từng dùng lưỡi lê hơn một lần, khi xáp lá cà với Vixi ở A Sao A Lưới. Tuy nhiên… tuy nhiên… “Thằng cha NgM. (đã mất) văn nghệ văn gừng này tôi từng xem là bạn. Một lần khác đi, nếu thấy nhất thiết phải như vậy. Một lần nào cũng được, miễn không phải lần này…” Tôi nói với Dương Phục như vậy.

Dương Phục uống cạn ly cà-phê đá, lên chuyến xe Traction đen cuối cùng về Biên Hòa. Tôi ngồi lại. Năm mười phút sau NgM. từ bên kia đường bước sang, anh chàng thấy tôi ở quán. Nếu lần nào Dương Phục cũng vì thương anh mình mà “giải quyết vấn đề” như vậy, chắc là anh đã phải đóng phim hành động Hoa Kỳ ít nhất năm bảy lần. Dương Kiền thì đã phổ hết đời mình trong Thú Đau Thương.

Hôm nay, tưởng niệm người anh của bạn tôi, người bạn của anh tôi, tôi chẳng đặng đừng nhắc nhớ những chuyện như vậy. Chỉ là những gì tôi muốn quên, và Dương Kiền thì đã quên tất cả rồi.

Sài Gòn, 20-11-2015

 

***

Phụ đính II :

Gia đình chúng tôi đau đớn kính khấp báo cùng quý thân bằng quyến thuộc và bạn hữu xa gần: Con rể – Chồng – Cha – Ông nội – Em – Anh – Chú – Bác của chúng tôi là: Cụ ông cố luật sư – nhà văn Dương Kiền – Pháp danh: Thiện Giác, Sinh ngày 28 tháng 12 năm 1939 . Nguyên quán: Huế -Việt Nam.

Đã từ trần lúc 10:50 giờ – Ngày 17 Tháng 11 Năm 2015
(tức nhằm ngày 06 tháng 10 năm Ất Mùi). Tại Tỉnh BERGEN- NaUy
Hưởng Thọ: 76 tuổi ( 77 tuổi Âm lịch).

Chương trình Tang lễ:
Theo nghi thức Phật giáo – Tại Nhà Quàn Store Kapell MØLLENDAL.
Địa chỉ: MØLLENDALSVEIEN 56B – 5009 BERGEN
Nghi lễ cử hành vào ngày thứ ba, 24 Tháng 11 Năm 2015 . Lúc 13 giờ.

Tang gia Đồng Khấp báo:
Nhạc mẫu: Nhà văn Nguyễn Thị Vinh
Vợ: Trương kim Anh.
Trưởng nam: Dương Kim – Vợ và hai con.
Thứ nam: Dương Khoa – Vợ và hai con.
Thứ nam: Dương Khanh – Vợ và ba con.
Thứ nam: Dương Kha.

Anh: Bà quả phụ Dương Lân và các con.
Anh: Dương Hùng – Vợ và các con.
Anh: Dương Bào – Vợ và các con.
Anh: Bà quả phụ Dương Cự và các con.
Em: Dương Phục – Vợ và các con.

Cáo phó này thay thế thiệp tang – Tang gia xin miễn phúng điếu Các loại hoa – Vòng hoa… Mọi tiền bạc đóng góp, thể theo di nguyện của Người quá cố, xin được cúng dường tất cả vào việc xây chùa Pháp Vũ, tỉnh Bergen, NaUy.

&&&

 

Gió O nhận được hai bài viết dưới đây từ ái nữ nhà văn Nguyễn Thị Vinh,  của cây bút Trương Thị Kim Anh. Hai bài viết có liên quan đến tranh ảnh của cố nhà văn Nhất Linh.  Bài viết của hai tác gỉa Trương Thị Kim Anh và Đỗ Hoàng Gia phản ánh quan điểm của các tác giả, không phải của Gió O. Gió O chỉ cung cấp diễn đàn.

Tưởng nhớ về: Nhất Linh !

Trương Kim Anh

Nhất Linh (nhóm Tự Lực Văn Đoàn, 1906-1963) qua nét vẽ của họa sĩ Nguyễn Gia Trí

***

Đôi nét về Trương Kim Anh:

Sinh 1946, tại Hà Nội, là ái nữ của nhà báo kiêm dịch giả Trương Bảo Sơn và nhà văn Nguyễn Thị Vinh.

Năm 1953 theo cha mẹ di cư vào Nam. Trương Kim Anh lớn lên, đi học, lập gia đình ở Sài Gòn.

Năm 1967-1974 theo chồng sống tại Nha Trang .

Năm 1980 đã cùng chồng và con vượt biên tìm Tự Do. Ðịnh cư tại Na Uy.

Trưong Kim Anh bút hiệu Bạch LiênTrưong Kim Anh, là dịch giả của m ột số truyện Dân Gian Na Uy của hai nhà văn nổi tiếng Peter Christen Asbjørnsen và Jørgen Moe; Căn Nhà Búp Bê của kịch tác gia Henrik Johan Ibsen …

Trương Kim Anh

(Nguyễn Trung 1988)

***

Một hôm nhà văn Nhất Linh, mà từ năm tôi mới hai tuổi vẫn quen được phép gọi là bác Tam, đến thăm gia đình tôi, tại nhà in Trường Sơn, số 14 Nguyễn An Ninh ( cửa Tây, chợ Sài Gòn )

Giống như mọi lần, tôi chạy tới quấn quýt bên bác, định đem sáo trúc thổi cho bác nghe, hay dạo khúc đàn tranh mới học được ở trường Quốc Gia Âm Nhạc. Nhưng chưa kịp làm thì đã bị mẹ bảo:”Kim Anh, con hãy đi chơi, để mẹ nói chuyện với bác.” Nhìn nét mặt mẹ và bác có vẻ quan trọng ! Tôi không dám hỏi, nhưng trong lòng không vui, phụng phịu đi ra khỏi phòng khách, chạy qua nhà hàng xóm đối diện, chơi với Thúy, con gái ông chủ tiệm Trần Văn Phép.

Mãi sau này, tôi mới biết, chuyện quan trọng đó là: Bác Tam nhận được trát đòi “ra hầu tòa” cùng với một số bạn chiến đấu của bác; trong đó có ba tôi, “ông Trương Bảo Sơn”, lúc ấy đang bị chính quyền Ngô Ðình Diệm giam tại Tổng Nha Công An, cùng với một số chính trị khác.

Khoảng một tiếng sau, từ trên cửa sổ nhà Thúy nhìn xuống cửa nhà mình, tôi thấy bác Tam đang từ giã mẹ tôi. Bác bước khỏi ngưỡng cửa, ra tới lề đường, dáng cao lêu nghêu. Theo thói quen, bác để tay lên rờ rờ vầng trán cao, mắt ngó xung quanh như tìm một cái gì … Sau này, tôi đoán bác có ý tìm tôi, nhưng lúc đó tôi đang hờn dỗi vì bị đuổi “đi chơi”, nên tôi không chạy xuống tiễn bác. Không ngờ đó lại là hình ảnh cuối cùng mà tôi được thấy bác, tới nay vẫn còn hằn ghi trong trí tôi !!! Tôi hối hận vô cùng, đã không xuống chào bác để được nghe những lời thân yêu cuối của bác.

Tảng sáng, ngày Song Thất, tức ngày 7 tháng 7 năm 1963, cả nhà tôi còn đang ngủ ở từng lầu hai; bỗng tiếng chuông cửa dồn dập, thôi thúc ! Mẹ hốt hoảng chạy xuống , tôi cũng ngồi bật dậy, theo mẹ và chú tôi, xuống nhà dưới. Cửa mở, tôi thấy anh Nguyễn Tường Thiết, con trai út của bác. Anh Thiết thì thầm nói với mẹ tôi vài câu, rồi vội vã đi. Tôi linh cảm có chuyện bất thường. Mẹ và chú tôi quay trở lên lầu, hớt hãi, giục: “Kim Anh thay quần áo nhanh lên! Ði với mẹ!”. Tôi quýnh quáng, im lặng làm theo lời mẹ, lát sau cùng mẹ và chú ra xe. Chú lái đi. Ai cũng ngồi lặng im, đầy vẻ lo lắng, bồn chồn. Không khí nghiêm trọng đến nỗi, suốt dọc đường, tôi không dám hỏi một câu.

Tới nhà thương Grall, tức bệnh viện Ðồn Ðất, Sài Gòn. Khu vườn rộng mênh mông với những hàng cây to, được chia làm nhiều khu bệnh. Chúng tôi vẫn không ai lên tiếng. Mẹ và chú tôi hấp tấp đi về hướng một trong mấy dẫy lầu. Cho tới khi vào đến trong hành lang, chú tôi mới nói:” Ðúng là đây này, trên lầu; số phòng … đây, đây rồi !” Tôi vẫn chỉ biết bén gót đi theo hai người. Sau này, mãi tới nay, tôi còn nhớ như in:

Từ cầu thang lên lầu, dẫn thẳng đến phòng bệnh nhân. Trong phòng lúc đó, bác Tam đang nằm mê man trên giường. Từ ngực trở lên được phủ một “túp lều” ny lông trong suốt (cứ tạm gọi như thế), mũi miệng bị chụp ống dẫn khí. Giờ phút này, tôi mới hiểu lý do giữa đêm hôm khuya khoắt, tại sao mẹ và chú dẫn mình tới đây. Trong phòng lúc đó chỉ có mấy người trong gia đình, đứng yên lặng. Nét mặt căng thẳng, đầy vẻ lo lắng, chờ đợi. Cảm nhận được tình trạng nghiêm trọng , tôi đứng sát bên giường, nhìn bác nằm đó, khẽ nắm bàn tay bác. Nước mắt tôi tuôn trào, lòng đầy hối hận:”Giá như mấy ngày trước, mình đừng hờn dỗi …”

Hôm sau, tin bác mất được truyền tới mọi người! Bác đã tính kỹ cho cái chết của mình được mau lẹ, nên tự uống một chất độc gì đó cực mạnh, các bác sỹ đã tận tình cứu chữa, nhưng không kịp.

Hai ngày sau, mẹ tôi đã dặn tôi đem ống sáo trúc, theo mẹ vào nhà xác, vĩnh biệt bác! Lúc đó, tâm trạng tôi tràn đầy đau thương, mọi cảnh vật xung quanh được thu nhỏ lại trong mắt tôi, vỏn vẹn một chiếc giường đơn, vừa đủ cho bác nằm ngay ngắn, bất động. Nét mặt bình thản trong giấc ngủ ngàn thu. Tôn trọng giây phút cuối thiêng liêng, ông “gac dan” lặng lẽ lui ra khỏi phòng. Còn lại mẹ và tôi đứng bên cạnh bác. Mặc cho nước mắt ràn rụa chảy, tôi lấy tay áo chặn ngang mũi, ngăn chặn tiếng sụt sịt. Mẹ tôi cũng đang thì thầm những lời vĩnh biệt, ngập trong nước mắt.

Sau một lúc, mẹ bảo tôi lấy sáo trúc ra thổi một bản tiễn bác. Tôi gạt nước mắt, đưa ống sáo ngang miệng, chọn bản ” Thiên Thai” của Văn Cao&Hoàng Thái, bản mà bác thường bảo tôi thổi mỗi lần bác đến nhà chúng tôi. Tiếng sáo u uẩn vang trong nhà xác, lạnh lẽo. Nhưng chỉ được nửa bản, tiếng sáo ngưng trong tiếng nấc nghẹn ngào; âm thanh như đọng lại trong không gian, tiễn đưa hương linh bác về nơi vĩnh cửu.

Trong tang lễ bác, có cả ngàn người tiễn đưa. Dẫn đầu đám táng là một tấm biểu ngữ ghi lời di chúc của bác “Ðời tôi để lịch sử xử …”. Khởi điểm từ nhà thương Grall. Tới chùa Xá Lợi, đám tang ngưng lại. Linh cửu bác được rước vào chùa đặt trước chánh điện, các thầy tụng kinh, làm lễ. Gia đình, bạn hữu và những người mến mộ bác lần lượt nối nhau vào lễ. Xong mọi nghi thức, đám tang tiếp tục đi tới nghĩa trang Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Ðịnh.

Tôi được chít khăn tang trắng, để tang bác, vì lúc sinh thời bác coi tôi như con như cháu. Có thời kỳ, thấy tôi và Nguyễn Tường Thiết thân nhau, hai bác từng ngỏ ý xin tôi về làm dâu. Việc không thành vì tôi đang là là một nữ sinh đệ nhị cấp với nhiều mơ mộng. Về sau, tôi và anh Thiết cũng không có nhân duyên.

Năm 1945, Việt Minh nổi lên cướp chính quyền Hà Nội, tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia. Bác Tam cùng một số bạn đồng chí hướng, chạy qua Thượng Hải sống lưu vong, trên một ngọn núi, cách trung tâm thành phố độ một giờ xe điện.

Năm 1946, khi tôi mới chào đời, ba tôi qua Thượng Hải gặp bác Tam, để mẹ tôi cùng đứa con sơ sinh ở lại Hà Nội.

Qua năm 1948, mẹ tôi mới bế tôi qua với ba, lúc đó đang ở Hương Cảng. Ðó cũng là lần đầu tiên, mẹ và “bé Kim Anh” mới được hân hạnh quen biết bác Nguyễn Tường Tam cùng mấy bạn đồng chí hướng.

Từ năm 1948 tới năm 1952, thời gian mẹ tôi và tôi ở Hương Cảng “trên núi” , tôi còn bé quá, không nhớ được những kỷ niệm thương yêu của bác Tam, cũng như của các chú các bác Nguyễn Gia Trí, Phan Quang Ðáng, Trần Văn Tuyên …, đã dành cho tôi. Tôi từng nghe mẹ kể, hồi dó các chú các bác đều mang một nỗi buồn chung, nghe tin các chiến hữu như Khái Hưng bị thủ tiêu và Hoàng Ðạo Nguyễn Tường Long bị bất đắc kỳ tử trên một chuyến tầu hỏa Hồng Kông-Quảng Châu.

Theo thời gian, lần lượt mọi ngừời đều kiếm ra được việc làm, sinh sống qua ngày. Ba tôi được tuyển vào một công ty hàng hải của Hòa Lan. Một đứa bé hai tuổi vô tư như tôi, đang bi bô tập nói, chỉ biết chập chững, quanh quẩn bên cạnh các chú các bác. Bác Tam thường bế tôi, tập tôi nói cho bớt ngọng; bác Trí chiều chuộng, cho tôi nghịch những sơn cọ vẽ. Tiếng cười của trẻ thơ, hòa tiếng cười của người lớn, khiến mọi người đôi lúc khuây khỏa nỗi buồn.

Tôi vẫn nhớ rõ những kỷ niệm, giòng suối Ða Mê, thuộc vùng Fin-Nom, cách cao nguyên Ðà Lạt hai mươi sáu cây số :

Tỉnh Fin-Nom, bên suối Ða Mê, bác ở trong căn nhà gỗ, không lớn, nhưng ngăn nắp, đồ đạt đơn sơ (nhà ông cậu của bác). Trong nhà có đến mười mấy loại Lan rừng, được sưu tầm. Dạo đó tôi mười tuổi, còn nhớ những buổi được theo bác cùng với mấy ông bạn của bác vào rừng kiếm hoa phong lan bám trên những ngọn cây cao vút.

Mỗi lần chúng tôi từ Sài Gòn lên thăm bác, đều được bác đưa ra thăm suối, ngồi trò chuyện ngay sát ven bờ suối. Ðể đãi khách, bác kéo từ dưới suối lên một sợi dây có cột chếc giỏ, chứa vài ba chai bia “33” được ướp lạnh sâu dưới lòng suối. Trong lúc người lớn chuyện trò, tôi mặc bộ đồng phục thể dục của trường tiểu học: chiếc quần bồng mầu xanh dương và áo trắng tay bồng sát nách, tung tăng ngâm mình dưới lòng Ða Mê mát lạnh, tay vuốt ve những cánh hoa xinh xinh tím đỏ, mọc trên những tảng đá giữa dòng nước trong suốt, hồn chơi vơi trong tiếng kèn clarinet của bác, vọng lên bản Limelight của Chopin, Changing partner hay I went to your wedding, tôi quên tên tác giả, nhưng thời đó bản nhạc được nổi tiếng qua giọng nữ ca sỹ Paty Page, ..v..v..

Bên dòng suối Ða Mê, trong một buổi chia tay với ba mẹ tôi, bác đã làm hai câu thơ :

“Người đi đi mãi không về

Nhớ người lòng suối Ða Mê gợn buồn”

Không ngờ sau này, hai câu thơ chính là điềm báo ứng với vệc bác vĩnh viễn ra đi, vào ngày Song Thất, mồng 7 tháng 7 năm 1963 !

Nhờ bác Tam, mà tôi đã được hưởng những cảnh thiên nhiên bên suối Ða Mê, mùi hương phong lan thoảng thoảng lẫn mùi nhựa thông trong rừng. Thật là những kỷ niệm đẹp khó phai mờ !

Tôi cũng còn giữ được hai tấm ảnh, có hình bác Tam đang bế tôi trên lòng, ngồi bên cạnh một cái bàn, sau lưng là ba mẹ tôi, tức dịch giả Trương Bảo Sơn và nhà văn Nguyễn Thị Vinh, đứng bên cạnh là cố họa sỹ Nguyễn Gia Trí. Theo lời ba mẹ tôi kể, mấy tấm ảnh này đã được chụp vào năm 1953, tôi độ bẩy tuổi. Hồi đó, bác Nguyễn Gia Trí bị thực dân Pháp an trí tại Thủ Ðầu Một, trong một garage của xưởng mỹ nghệ sơn mài.

Tôi còn nhớ, năm 1960, dưới chính quền Ngô Ðình Diệm, tôi đã được mười bốn tuổi. Thời đó ba tôi cùng một số bạn chiến đấu của bác Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, bị mật vụ Ngô Ðình Diệm bắt bớ tra tấn, rồi đem đầy ra Côn Ðảo. Riêng bác phải ẩn trốn trên chung cư lầu ba, số 134/24 đường Lê Thánh Tôn, góc đường Phan Bội Châu (cửa Bắc chợ Bến Thành). Chung cư này có khoảng ba chục căn, mỗi căn rộng khoảng ba chục thước vuông, tôi nhớ hình như cứ 4-5 căn dùng chung một phòng tắm và cầu tiêu ngay đối diện, nên giữ được vệ sinh chung sạch sẽ. Căn phòng bác ở có cửa sổ ngó bao quát xuống khu chợ Sài Gòn, góc đường Lê Thánh Tôn-Phan Bội Châu, khu bán tơ lụa. Bác ở chung với anh Nguyễn. Ð.N, anh con cô con cậu của tôi. Ngày nay tôi còn nhớ rõ khá tỷ mỷ chung cư này, cũng nhờ hồi đó đại gia đình bà dì tôi đã ở tại đây, cũng chính dì tôi đã giới thiệu bác Tam thuê phòng số 24. Hiện nay dì tôi đang sống tại tiểu bang LA (USA), khoảng hai mươi năm qua, Người đã trở thành một vi sư ni, ngoài tám mươi. Khoảng một năm sau, để khỏi lộ tung tích, bác dọn tới một địa chỉ khác, tôi cũng được phép tới lui thăm bác, rất tiếc tôi không còn nhớ chủ nhà là ai, để hỏi ghi lại địa chỉ trong bài viết này.

Có lẽ thấy tôi ít nói và kín đáo, nên bác tin cẩn và cho phép tôi thường xuyên theo người thân tín tới thăm bác trong căn nhà đó. Tôi thích xem bác vẽ những bức tranh khổ nhỏ cỡ khoảng 15×18 cm, bằng chì màu. Có lần bác tỷ mỷ ngồi cắt những bông hoa bằng giấy thủ công màu, tô điểm thêm cho bức họa, vẽ một bình hoa với những bông hoa xinh xinh. Tôi thích thú khen đẹp, bác lặng lẽ mỉm cười. Bức tranh hoàn tất vào đầu Xuân năm đó, tôi vui mừng được bác tặng đúng bức tranh hoa rực rỡ. Xúc động hơn nữa, bên phải bức tranh bác vẽ thêm tập bản thảo truyện dài “Cô Mai” của mẹ tôi sắp xuất bản; bên trái kèm hai câu thơ:

“Ngày Xuân tặng cháu bó hoa,

Xuân này chúc cháu toàn gia sum vầy”.

chứng tỏ bác luôn luôn nghĩ tới ba tôi cùng các bạn đồng chí hướng, bị nhốt ngoài Côn Ðảo.

Và trong một bức vẽ tấm chăn len, ghi bốn câu thơ:

“Một tấm chăn len khám Chí Hòa

Ấy ai vượt ngục mới đem ra

Tù nhân tặng kẻ chùm chăn kín

Tuy mỏng nhưng mà cũng ấm da!”

để nhớ đến một số bạn chiến đấu, đang bị giam trong khám Chí Hòa. Ðáng buồn thay, lúc bấy giờ lại có những kẻ “chùm chăn kín” thờ ơ đứng ngoài thế sự, Nhất Linh đã mỉa mai “Tuy mỏng nhưng mà cũng ấm da”, cứ ngoảnh mặt làm ngơ “chùm chăn” thì cũng đủ vinh thân phì da rồi!

Năm 1961, tôi khoe bác một tấm ảnh tôi đang ngồi thổi sáo, do nhiếp ảnh Mạnh Ðan chụp. Không ngờ tấm ảnh này đã gợi ý cho bác họa một thiếu nữ ngồi thổi sáo dưới gốc thông. Hai bên tranh ghi mấy chữ Nho: Nhất Linh-Tặng Kim Anh-Ất Sửu 1961.

Suốt gần bốn mươi năm, những bức vẽ quý giá đó vẫn được tôi lưu giữ trong cuốn Lưu Bút, gồm những hình ảnh và bút ký của một số nhà văn miền Nam Việt Nam. Trang đầu là di ảnh và chữ ký của bác Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vào năm 1960.

Từ ngày Song Thất mồng bảy tháng bảy 1963 đến nay, lại đến ngày Song Thất của năm 2002. Ðã ba mươi chín năm trôi qua, nhưng những kỷ niệm của nhà văn Nhất Linh (bác Tam của tôi) vẫn ghi đậm trong trí nhớ tôi. Tôi ghi lại đôi giòng trên đây, như một nén tâm hương, để kính dâng lên bác.

Oslo tháng bẩy 2002

Một lần rồi thôi

Đỗ Hoàng Gia

”Em tin trên trước hết, em y như anh, là một con người, và ít nhất em cũng cố gắng trở nên một con người…”.

(Căn Nhà Búp Bê của văn hào Na Uy, Henrik Johan Ibsen,

dịch giả Bạch Liên Trương Kim Anh).

***

Cách đây không lâu, tôi viết bài Chính Danh, liên quan đến mấy bức tranh của nhà văn Nhất Linh. Sau đó, thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật đã có nhã ý trả lời qua email riêng.

Nhận thấy, nội dung trả lời của thi sĩ NHN vẫn chưa hết ý, nên tôi đã phải mất công tìm cho được cô cháu cưng của bác Tam để hỏi cho ra nhẽ. Bài này gồm có 3 phần chính. Phần thứ nhất, Chính Danh. Đây là bài Chính Danh cũ đã được thu ngắn để bạn đọc mới tiện theo dõi, dù có thể gây một sự khó chịu cho những vị đã đọc rồi. Đỗ Hoàng Gia xin được tạ lỗi về sự nhàm chán này. Phần thứ hai, phỏng vấn Bạch Liên Trương Kim Anh. Phần thứ ba, Trả Nghiệp.

Phần I : Chính danh

Vừa rồi tôi có cơ duyên đọc một số bài viết rất có giá trị về nhà văn Nhất Linh, trên tờ Thế Kỷ 21, tháng 7, 2002, nhân số tưởng niệm Nhất Linh. Riêng bài viết của Trương Kim Anh trên Thế Kỷ 21, tháng 7-2002, về một vài bức tranh của Nhất Linh, làm tôi đã ngạc nhiên. Đó là lý do chính của bài viết này. Xin được hầu chuyện.

Theo các bài viết trên Thế Kỷ 21, tháng 7, 2002, Nhất Linh vẽ không nhiều. Vẽ tranh, có lẽ là cái thú tiêu khiển của ông. Trong các tranh, có hai bức mà tôi muốn đề cập. Đó là bức thiếu nữ thổi sáo và và bức tranh vẽ bình hoa. Cả hai bức này đều được công bố lại trên tờ Thế Kỷ 21, bên cạnh bài viết Tưởng Nhớ Về Nhất Linh của Trương Kim Anh, con gái nhà báo Trương Bảo Sơn và nhà văn Nguyễn Thị Vinh. Theo Trương Kim Anh, cả hai bức tranh bức đều do Nhất Linh vẽ để tặng riêng cháu gái của bác Tam. Cả hai đều không có tựa đề (title), ngoài mấy dòng tặng cô cháu.

Bức tranh vẽ bình hoa, bác Tam tặng cháu Kim Anh vào dịp tết Tân Sửu 1961, khi ông Trương Bảo Sơn còn ở tù ngoài Côn Đảo. Trong tranh, ngoài bình hoa, Trương Kim Anh cho biết ”bác còn vẽ thêm cuốn truyện dài Cô Mai của mẹ tôi sắp xuất bản, bên trái kèm hai câu thơ : Ngày Xuân tặng cháu bó hoa, Xuân này chúc cháu toàn gia sum vầy”.

Bức thiếu nữ thổi sáo dưới gốc thông ghi mấy chữ Nho, tặng Kim Anh, Nhất Linh. Năm Ất Sửu. Chị Kim Anh cho biết thêm chị học thổi sáo, đàn tranh trường Quốc Gia Âm Nhạc và chính chị thổi bài Thiên Thai nghẹn ngào tiễn bác Tam tại nhà xác bệnh viện Grall.

Trương Kim Anh cho biết chị vẫn còn giữ hai bức tranh trên và nhiều hình ảnh bút ký về bác Tam suốt hơn 40 năm qua.

Thế nhưng trước đó vào năm 2001, tôi đã có thấy hai bức tranh này trong cuốn thơ Cõi Tạm của nhà văn Nguyển Thi Vinh, do nhà xuất bản Anh Em tại Oslo, Na Uy. Người trình bày cuốn thơ là Nguyễn Hữu Nhật. Lạ lùng thay, trong Cõi Tạm, hai bức tranh đó lại được Nguyễn Hữu Nhật trình bày và chú thích khác, trái hẳn với chi tiết của Trương Kim Anh tiết lộ ở trên.

Đây là những sự kiện văn học, cần phải được chính danh. Cụ thể và chính xác.

Sự kiện 1. Theo cách trình bày của ông Nhật, bức tranh có tên là Tiếng Sáo, do Bạch Liên Trương Kim Anh sưu tập (Cõi Tạm, phụ bản trang 71). Nhưng qua bài Tưởng Nhớ Về Nhất Linh, chị Kim Anh cho biết rõ, bức tranh không có tên và được chính bác Tam đích thân tặng riêng chứ chị không sưu tập ở đâu cả.

Sự kiện 2. Cũng theo cách trình bày của ông Nhật, bức tranh có tên Hoa Bất Tử, Nguyễn Tường Tam vẽ cho truyện dài của Cô Mai của Nguyễn Thị Vinh, (Cõi Tạm, phụ bản trang 128). Nhưng qua bài viết của mình, Kim Anh cho biết rõ, bức tranh không có tên và vẽ tặng riêng cho cháu Kim Anh, không hề có ý vẽ cho truyện dài Cô Mai.

Trước những hoả mù trên, chúng ta tin ai ? Xin bàn để rộng ý.

Ông Nguyễn Hữu Nhật là nhà thơ, có nhiều tác phẩm đã xuất bản. Thi sĩ là người xuất hiện thường xuyên trong sinh hoạt báo chí hải ngoại. Thi sĩ đã từng đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật của Mặt Trận Hoàng Cơ Minh. Ông cũng là tác giả các loạt bài Chém Đá trên Làng Văn gây ồn ào một dạo. Thi sĩ lại càng không phải là người xa lạ chi với cô cháu gái Trương Kim Anh của bác Tam. Chẳng lẽ nào lại tam sao thất bản được ?

Nhưng tôi tin cô cháu gái của bác Tam trình bày trung thực hơn. Nói khác đi, những chi tiết về hai bức tranh trong bài viết của Kim Anh mang tính cách khả tín và thuyết phục hơn vì chính chị là người trong cuộc.

Viết sai, vô tình hay cố tình bóp méo những sự kiện văn học là hành vi đáng trách.

Tự tiện đặt tên tác phẩm của người khác là việc làm rất kém văn hóa. Riêng đối với người đã mất, đó là một hành vi khuất tất và bất xứng.

Chị Trương Kim Anh đã có bài rõ ràng và chi tiết. Tôi mong thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật lên tiếng. Một lần cho xong. Đó vừa là trách nhiệm. Và vừa là sự lương thiện cần thiết.

Phần II : Phỏng vấn

Sau khi bài Chính Danh trên được tung ra dư luận, qua báo và trên xa lộ internet, chúng tôi đã nhận được nhiều phản ứng khác nhau khắp nơi. Đặc biệt thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật, ngày 17.08.2003, qua email đã hồi âm cho tôi (ĐHG). Nội dung hồi âm có 3 điểm chính như sau:

  1. Thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật xác nhận những chi tiết và nghi vấn ĐHG đưa ra là chính xác. Nói khác đi, sự kiện hai bức tranh của Nhất Linh mà Bạch Liên Trương Kim Anh đưa ra trong bài Tưởng Nhớ Về Nhất Linh đăng trên Thế Kỷ tháng 7/2002 là xác tín.
  1. Tuy nhiên, thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật giải thích rằng trách nhiệm cuối cùng thuộc về tác giả của tác phẩm. Trong trường hợp này, trách nhiệm thuộc về nhà văn Nguyễn Thị Vinh, tác giả tập thơ Cõi Tạm. Ông Nhật chỉ là người trình bày, lay-out bản vẽ mà thôi.
  1. Vì lý do tình cảm, ông Nhật cho biết sẽ không lên tiếng trả lời trước dư luận dù Đỗ Hoàng Gia (ĐHG) đề nghị trực tiếp riêng ông, có gì sai trái hay oan trái, xin công khai cho rõ ràng.

Để vấn đề được sáng tỏ trước dư luận, chúng tôi đã may mắn liên lạc được với chị Trương Kim Anh (TKA) và đã được chị dành cho cuộc phỏng vấn qua email ngày 8/9-2003 như sau.

Trước hết, chúng tôi xin được giới thiệu đôi nét về chị Trương Kim Anh. Chị Kim Anh, sinh năm 1946 tại Hà Nội, là ái nữ của nhà báo Trương Bảo Sơn và nhà văn Nguyễn Thị Vinh. Chị và gia đình định cư tại Na Uy từ 1980. Chị Kim Anh, với bút hiệu Bạch Liên Trương Kim Anh, cũng là dịch giả của một số truyện cổ Dân Gian Na Uy của hai nhà văn nổi tiếng Peter Christen Asbjørnsen và Jørgen Moe, Căn Nhà Búp Bê của văn hào Henrik Johan Ibsen…

****

ĐHG. Xin chào chị Kim Anh. Xin chị xác định một lần nữa : chị còn giữ hai bức tranh gốc này không ? Ngoài ra chị còn giữ bao nhiêu bức tranh gốc của Nhất Linh ? Bao nhiêu tấm đã công bố ?

TKA: Thưa anh, tôi còn giữ hai bức tranh gốc này. Tôi có tất cả tám bức tranh gốc của Nhất Linh, được vẽ từ năm 1946-1961. Thế Kỷ 21 số đăc biệt Tưởng niệm Nhất Linh 7/7-2002 đã đăng ba bức: hình bìa tranh phong lan – trang 59 bức vẽ thiếu nữ thổi sáo – trang 61 bức vẽ bình hoa – cùng những hình ảnh đặc biệt. Thế Kỷ 21 số 7/7-2003 đăng hình bìa bức vẽ quả Lựu.

Theo tôi được biết tất cả tám bức tranh này và một số hình ảnh liên quan tới Nhất Linh do tôi cung cấp, đăng trong tuyển tập NHẤT LINH-NGƯỜI NGHỆ SỸ-NGƯỜI CHIẾN SỸ sẽ phát hành vào khoảng tháng 10 hay 11 cuối năm nay.

ĐHG : Nếu là của riêng chị, vậy chị đưa cho ai chụp lại, cho vào phụ bản tập thơ Cõi Tạm ? Chị tự ý cho muợn ?

TKA: Gần năm mươi năm qua- coi như nửa thế kỷ, tất cả những bức tranh và những hình ảnh của Nhất Linh đã được tôi trân quý gìn giữ, có bốn bức tranh được tôi lưu trữ trong quyển Lưu Bút kỷ niệm các nhà văn, tôi khởi sự sưu tập từ thập niên 60, gồm có chân dung và chữ ký của một số nhà văn miền Nam Việt Nam mà tôi quý trọng, như chân dung và chữ ký của nhà văn Võ Phiến, Nguyễn Thuỵ Long, Huy Tưởng, Lê Tất Ðiều, ..v..v.., có vài người đã lần lươt ra đi như cố văn hào Nhất Linh, cố thi sỹ Tuệ Mai, cố thi sỹ Vũ Hoàng Chương, cố kịch tác gia Vy Huyền Ðắc, cố họa sỹ Tá Chi Trương Cam Khải, cố dịch giả Phạm Lệ Oanh…

Tôi thường đem quyển Lưu Bút này ra khoe bạn bè, cùng nhau nhớ lại những kỷ niệm và quá trình hoạt động của các nhà văn năm xưa. Tôi sẵn sàng tặng bản copy cho bạn nào muốn có, với lời yêu cầu là nếu không có sự chấp thuận của tôi thì không được công bố trên sách báo, mọi người đều tôn trọng lời yêu cầu của tôi. Riêng nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật được tôi đồng ý cho thu nguyên quyển Lưu Bút vào máy vi tính của riêng ông.

Có ba bức tranh chứ không phải hai bức đã được dùng làm phụ bản trong tập thơ CÕI TẠM của nhà văn Nguyễn Thị Vinh (Tấm chăn len, trang 11; Thiếu nữ thổi sáo, trang 71; Bình hoa, trang 128) rất tiếc ông NHN đã không thông báo cho tôi biết trước khi dùng những tài liệu riêng tư này.

ĐHG: Trước khi viết bài Thương Nhớ Về Nhất Linh, chị có biết những chi tiết sai lầm trong cuốn Cõi Tạm không ?

TKA: Thưa anh, chính vì biết ba phụ bản tranh vẽ của NL bị ghi chú sai, nên khi viết bài TƯỞNG NHỚ VỀ NHẤT LINH, tôi đã nêu rõ trong hoàn cảnh nào NL đã vẽ ba bức tranh đó .

Tháng 7 năm 2001, một hôm tôi đến thăm mẹ tôi, đúng dịp nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật mang một thùng sách từ nhà in về, trong thùng có mấy chục tập thơ CÕI TẠM của Nguyễn Thị Vinh. Số còn lại để ở nhà in, ông chỉ đem một thùng này về, để mừng sinh nhật của bà Nguyễn Thị Vinh – ông NHN giải thích, trong sự vui mừng xen lẫn ngạc nhiên của mẹ tôi ! Mẹ tôi ngạc nhiên, không ngờ CÕI TẠM lại xong sớm hơn dự tính, coi như món quà “bất ngờ” tặng mẹ tôi nhân dịp sinh nhật thứ 78.

Mẹ tôi lần lượt ký tặng ông NHN và tôi, tập thơ còn thơm mùi mực.Tôi không đọc ngay, đợi đem về nhà, có thì giờ thoải mái hơn.

Ở đây, tôi chỉ xin nhắc tới ba bức tranh vẽ của Nhất Linh được dùng làm phụ bản trong CÕI TẠM, tôi rất ngạc nhiên, đặc biệt bức thiếu nữ thổi sáo và bức bình hoa mà bác NL đã vẽ riêng tặng tôi. Mỗi khi ngắm nhìn hai bức tranh với bao kỷ niệm, tôi có cảm giác như bác Tam của tôi vẫn còn sống và tôi vẫn chỉ là cô bé con dạo nào. Có lẽ tôi cho rằng đây là kỷ niệm bác tặng riêng mình, đã ích kỷ cất giữ như “một thế giới riêng của hai bác cháu mình”, nên chưa từng có ý nghĩ đem công bố trên bất cứ báo chí nào.

Chính vì thế mà tôi đã bàng hoàng khi thấy hai bức tranh này bị lấy làm phụ bản cho tập thơ CÕI TẠM, lạ lùng hơn nữa lời ghi chú hoàn toàn sai lạc ý nghĩa của tranh. Hai hàng nước mắt, tôi thì thầm với bác Tam : Bác ơi, thế giới riêng của hai bác cháu mình đã bị xâm phạm rồi”.

Bác Nhất Linh vẽ một bình hoa rực rỡ để “Ngày Xuân tặng cháu bó hoa”, bên góc trái là hai câu thơ ví như hình ảnh ba tôi, cạnh bình hoa là tập bản thảo cô Mai ví như hình ảnh của mẹ tôi, một mùa Xuân mang niềm Hạnh Phúc, gia đình đoàn tụ “Xuân này chúc cháu toàn gia sum vầy”. Ý nghĩa bức tranh thật hoàn hảo, tình cảm bác đối với gia đình tôi thật chu đáo. Tại sao nhà thơ Nguyễn Hữu Nhật lại thu gọn ý nghĩa dồn cho một cá nhân “…nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam vẽ cho truyện dài cô Mai của Nguyễn Thi Vinh khi bản thảo trên bàn còn đang viết dở dang ngày mồng một Tết năm Tân Sửu 1960)

Vài ngày sau tôi tìm gặp mẹ, cố giữ giọng bình tĩnh, nhẹ nhàng hỏi: Mẹ ơi mẹ! Tại sao lời ghi chú dưới hai bức tranh bác Tam vẽ hoàn toàn sai lạc?” mà tôi không dám trách người đã tự ý dùng tài liệu. Ngay lúc đó tôi được mẹ cho biết là mẹ đã không chú ý về những lời ghi chú này. ” Ðể mẹ hỏi ông Nhật” mẹ tôi nói.

Vài ngày sau nữa, tôi trực tiếp hỏi ông Nhật, lật từng trang sách, chỉ từng bức tranh, nhẹ trách ông Nhật rằng, bức tranh hoa này này, rõ ràng bác Tam đề hai câu thơ “Ngày Xuân tặng cháu bó hoa – Xuân này chúc cháu toàn gia xum vầy” tặng tôi . Tại sao ông lại ghi chú là bác tặng nhà văn Nguyễn Thị Vinh. Còn bức vẽ người thiếu nữ thổi sáo này nữa, những chữ Nho bác ghi tặng Trương Kim Anh, đã là của tôi, tại sao lại ghi là tôi sưu tập ?

Ông Nhật trả lời công việc bận quá, việc nào ông cũng phải giải quyết gấp! Mệt quá, mờ cả mắt nên ông không nhìn thấy hai câu thơ, với lại chữ của NL nhỏ ly ty ! Ông xin lỗi tôi, hứa sẽ đính chánh trong số Hương Xa tới .

Tôi không hài lòng câu trả lời trên, theo tôi, Nguyễn Hữu Nhật là một nhà thơ kiêm họa sỹ, chỉ cần một nét chấm phá nhỏ trong bất cứ bức tranh nào, cũng đều được thu trọn vào đôi mắt kinh nghiệm của một họa sỹ, nói chi tới hai câu thơ “chữ nhỏ ly ty” ?

Giá ông Nhật chỉ cần nói với tôi một câu, chủ yếu làm phụ bản cho cuốn thơ của mẹ tôi và đừng có ghi chú sai, nể tình người nhà, đương nhiên tôi chấp thuận.

Tôi không nhắc tới bức thứ ba vẽ tấm chăn len, chính bức này mới là bức nên ghi chú do tôi sưu tập. Mà thôi, người nhà với nhau, bức này phiên phiến cho qua !!! Tôi cũng không muốn làm mất thì giờ của một người đam mê phục vụ văn hóa.

Sự thể đã rõ ràng, ông NHN phải chịu trách nhiệm về mấy bức tranh của Nhất Linh tặng tôi. Cho tới nay, đã hai năm trôi qua, Giai Phẩm Hương Xa ra thêm mấy số, ông Nhật vẫn chưa lên tiếng đính chánh.

ĐHG: Nhưng đây là một vấn đề về chứng liệu văn học sử, chị tính sao ?

T         KA: Chuyện đã lở dở như vậy, biết tính sao đây ? Ðã như vậy, tôi đành cho công bố toàn bộ tài liệu Nhất Linh trên báo, tôi chợt nghĩ tới nhà báo Lê Ðình Ðiểu nguyên chủ nhiệm tạp chí Thế Kỷ 21, anh đã từ trần năm 1999, tôi nghĩ tới anh với bao niềm thương tiếc và khâm phục. Trong giây phút đó, tôi quyết định chọn Thế Kỷ 21.

Lúc bấy giờ đang là giữa tháng tư, tôi liên lạc với Phạm Phú Minh, chủ bút Thế Kỷ 21, trình bày ý định của mình và cùng anh bàn về số đặc biệt TƯỞNG NIỆM NHẤT LINH 7/7-2002. Sau khi phát hành, số báo đặc biệt này đã được độc giả khắp nơi nhiệt liệt đón nhận. Dưới đây là email của Phạm Phú Minh gửi cho tôi, ngày 26/07-2003. Xin trích một đoạn:

       “ Kim Anh thân,

           Phải nói một điều là nếu không có Kim Anh thì không có số báo về Nhất Linh này đâu. Kim Anh là động lực chính, và người cung cấp tài liệu dồi dào nhất. Đài RFI bên Pháp đã phỏng vấn tôi về số báo này, sau khi phát thanh, dân Việt Nam bên Pháp gọi về đài mua báo qúa trời, mà họ đâu có báo để bán ! Đài phát thanh VNCR ở Nam Cali cũng có một buổi hội luận về số báo này, do Y Sa, Nguyễn Tường Thiết và Phạm Phú Minh thực hiện, thiên hạ nghe xong đi tìm mua báo rần rần.

           Công của Kim Anh, “cháu của bác Tam”, lớn lắm. Thay mặt báo Thế Kỷ 21 tôi xin gởi lời cơn đến Kim Anh “.

Tôi trả lời anh qua điện thoại viễn liên: “Cám ơn anh bức email tôi vừa mới nhận được. Theo như tôi hiểu, mọi chuyện đều do Nhân Duyên mà thành.” – Lòng hân hoan, tôi có cảm giác linh hồn bác Nhất Linh và anh Lê Ðình Ðiểu đang nhìn tôi mỉm cười chia sẻ.

ĐHG: Chị có đồng thuận với ý kiến của thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật là trách nhiệm thuộc về tác giả, tức nhà văn Nguyễn Thị Vinh. Nếu đồng ý hay không đồng ý, xin cho biết tại sao.

TKA: Trong trường hợp đặc biệt này, tôi đồng ý và cũng không đồng ý với ông NHN là trách nhiệm thuộc về tác giả:

– Ðồng ý, trường hợp thông thường, sau khi một tác phẩm được layout xong, tác giả là người kiểm soát cuối cùng trước khi cho in.

– Không đồng ý, như tôi đã trình bày ở trên. Đây là trường hợp đặc biệt, nhà thơ NHN và nhà văn NTV đã có mấy chục năm chung sống, cùng tương đắc nỗ lực hoạt động văn hóa : ngoài việc sáng tác một số tác phẩm đáng kể, còn thành lập nhà xuất bản Anh Em, cho ra tờ Giai phẩm Hương Xa – chủ nhiệm nữ sỹ NTV- có thể được coi như tờ báo Việt Nam duy nhất ở Na Uy, ..v..v.. Như vậy hai người phải “đồng làm đồng chịu”, cớ sao ông Nhật lại đổ hết trách nhiệm cho nhà văn NTV.

ĐHG: Những bức tranh đó, không có tên, vậy thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật tự ý đặt tên Hoa Bất Tử, Thiếu Nữ Thổi Sáo… Riêng chị, với tâm tình “cô cháu cưng của bác Tam”, chị nghĩ sao ? Bởi tôi nhận được rất nhiều phản ứng của độc giả và họ có nhắc nhở tôi nên làm rõ việc này.

TKA: Tôi có bức tranh đã được NL đặt tên như bức “Chùa Cá”, được đăng trong tuyển tập NHÂT LINH-NGƯỜI NGHỆ SỸ-NGƯỜI CHIẾN SỸ sẽ được phát hành trong vòng tháng 11-2003 – (theo thông tin của nhà báo Phạm Phú Minh). Còn tự ý đặt tên cho những bức tranh của người đã khuất, là chuyện giữa thi sỹ NHN với độc giả khắp nơi. Ở đây, tôi chỉ xin trả lời mấy bức tranh có liên quan tới tôi.

ĐHG: Thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật cho biết ông sẽ không lên tiếng vì một lẽ hết sức tế nhị, vấn đề tình cảm, và cho biết nhà văn Nguyễn Thi Vinh cũng ý định tương tự. Chị nghĩ sao ?

TKA: Chính ông Nhật đã tự mâu thuẫn một khi đã từ chối lên tiếng vì “tế nhị, nghĩ đến tình gia đình”. Buộc lòng tôi phải nhận lời phỏng vấn của Ðỗ Hoàng Gia.

Tình cảm tế nhị hay không thì gia đình tự giải quyết, nhưng ông NHN có trách nhiệm lên tiếng với độc giả về sự lầm lẫn của mình. Riêng tôi, tôi đã hoàn tất trách nhiệm với độc giả, những gì tôi muốn nói đã nói trong bài TƯỞNG NHỚ VỀ NHẤT LINH, những gì tôi cần làm đã làm trong báo Thế Kỷ 21 số 7/7-2003 .

Tôi xin nhắc lại: Có lẽ tôi đã từ chối cuộc phỏng vấn này, nếu ông NHN đừng trốn tránh trách nhiệm, đổ qua cho mẹ già tôi hứng chịu. Tôi tán thành Ðỗ Hoàng Gia đã lên tiếng, đòi hỏi nêu “Chính danh” một vấn đề liên quan đến nền văn học Việt Nam.

ĐHG: Câu hỏi cuối, ngoài lề, có gì xin chị rộng tâm, hoan hỉ thứ lỗi. Có một dạo, trước 1975 ở quê nhà, có tin đồn chị là con riêng của nhà văn Nhất Linh ? Chị có biết không ?

TKA: Vâng, tôi có biết tin đồn này xảy ra từ thời nhà văn Nhất Linh còn sống, chẳng qua là lời đồn đại vô căn cớ. Anh hỏi khiến tôi nhớ lại một kỷ niệm vui hồi đó, vợ chồng bác Nhất Linh và ba mẹ tôi là chỗ thân tình, hai bác thấy tôi và anh Nguyễn Tường Thiết thân nhau, nên hai bác có ý xin tôi về làm dâu. Việc không thành vì tôi đang còn đi học với tuổi mộng mơ. Về sau anh Thiết và tôi cũng không duyên không nợ. Anh chị Thiết hiện sinh sống tại Mỹ quốc, anh em chúng tôi vẫn duy trì tình cảm tốt đẹp như thủa mấy chục năm về trước.

Năm ngoái, nghe tin anh Nguyễn Tường Thiết thành lập một bảo tàng nhỏ tại tư gia, chưng bày toàn tài liệu có liên quan đến cố Văn Hào Nhất Linh Nguyễn Tường Tam. Ðể góp phần tôi đã hân hoan ngỏ ý tặng anh quyển Lưu Bút các nhà văn, với trọn bộ tài liệu và hình ảnh kỷ niệm của bác NL.

Anh hồi đáp qua email ” Bảo tàng viện nói cho to chứ hiện giờ nó là một bộ sưu tập của anh về tất cả những gì liên quan đến ông cụ, …” và anh tỷ mỷ liệt kê những tài liệu Nhất Linh mà anh đã giữ được, đặc biệt hai bức sơn dầu lớn, do cố danh họa Nguyễn Gia Trí họa chân dung ông bà Nhất Linh. Theo tôi, tất cả đều là những tài liệu quý giá, có tầm mức quan trọng cho văn học sử nước ta .

Anh khuyên tôi: “Tất cả những thứ đó trong tương lai xa, sẽ phải thuộc về Bảo tàng viện Quốc gia Việt Nam (Hy vọng lúc đó thể chế VN hoặc khá hơn hoặc đổi thay). Anh nghĩ rằng hiện tại thì em cứ nên giữ tất cả những gì em hiện có (ông cụ tặng em, nó là của em), anh chỉ cần bản chụp lại thật trung thực, …. Anh cần tất cả những tranh vẽ và hình ảnh em có về ông cụ….”

Có lẽ không riêng gì anh Nguyễn Tường Thiết, mà tất cả chúng ta đều hy vọng một ngày gần đây, Việt Nam sẽ khá hơn, hay sẽ có sự thay đổi, giống như nhiều nước, một Bảo Tàng Viện Quốc gia dành riêng cho các Văn Nghệ Sỹ sẽ được thành lập trên quê hương chúng ta. Xin chào anh.

ĐHG. Xin cám ơn chị.

***

Bài phỏng vấn Bạch Liên Trương Kim Anh ngày 8.9.2003 đã trả lời rất đầy đủ và chi tiết. Chúng tôi xin cảm phục sự can đảm của chị. Vì yêu cầu chính danh cho những sự kiện lịch sử dù cho rất nhỏ, chị đã vượt qua được trăn trở tình cảm riêng, để ”đã nói thì nói cho hết ”. Ngoài ra, chị đã tiết lộ thêm nhiều tin tức giá trị khác. Chúng tôi cũng cám ơn chị đã cho biết rõ là chính Trương Kim Anh, ”cô cháu cưng của bác Tam”, đã cất tiếng sáo tiễn biệt bác Tam tại nhà xác bệnh viện Grall. Chi tiết nho nhỏ lý thú này mà nhiều nguời, kể cả trong và ngoài nước, từ lâu còn phân vân.

Qua phỏng vấn trên, tôi xin khép lại bài viết này bằng ít giòng bàn về khía cạnh văn hoá. Tức việc tự ý đặt tên tranh của người khác.

Phần III : Trả nghiệp

Giống như đạo văn, tự tiện đặt tên tác phẩm của người khác, là một trong những cung cách ít văn hoá nhất. Ngoài tài làm thơ, ông Nhật còn là thợ vẽ. Nghĩa là ông vừa là nhà thơ, vừa là họa sĩ. Ông nghĩ sao nếu có người nào đó đặt tên cho tranh của ông ? Ông sẽ phản ứng ra sao, khi mà tranh của mình trở thành cái tranh mang ”hồn của ông Trương Ba mà thân xác lại thuộc về anh hàng thịt” ? Sự lang chạ này, đối với người đã khuất, làm sao đây ?

Ông là nhà báo. Ông lại có báo Hương Xa trong tay. Ông là nhà thơ. Làm thơ tù. Làm thơ tình. Làm thơ tôn giáo. Ông còn là nhà văn. Ông viết đủ thứ. Nói chung, ông làm văn hoá. Nhưng sao ông không có cái khí phách văn hoá và sự can đảm văn hoá, công khai đính chính hay sửa sai xin lỗi mà lại ”đánh bùn sang ao” cho một người khác.

Có độc giả phản ánh sau khi đọc bài Chính Danh: “dù sao thi sĩ NHN là một nhà văn hoá tên tuổi, có nhiều tác phẩm xuất bản, có sai sót thì không nên phê phán nặng nề quá, nhẹ nhàng nhắc nhở thôi”. Đó cũng là một nhận định lý thú. Tuy nhiên, tôi xin phép được không đồng ý về chuyện phân biệt cao thấp trong văn nghệ để có phản ứng theo công thức tem phiếu. Hơn nữa, là một nhà văn hoá tên tuổi như thi sĩ Nguyễn Hữu Nhật, tác phẩm của ông đã có giá trị tự thân rồi. Một việc nhận định nghiêm túc về cách ứng xử văn hoá không làm giảm giá trị tác phẩm của ông. Thực ra, đó chỉ là một bài học vỡ lòng: đôi khi ta miệt mài làm văn hoá cho người khác, mà quên vun xới văn hoá cho chính mình.

11.09.2003


 

Bài Mới Nhất
Search