T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Phan : Tâm thân…

clip_image002

Hướng Dương – Tranh : Mai Tâm

Hiểu theo gió xuân về, tâm thân thức giấc sau mùa đông như cây lá phục sinh. Thân không là ta ù lì, ủy mị như những năm Tý Sửu Dần Mẹo Thìn…, ta cũng không tham sân si như ta-bà trong những năm Dậu Tuất Hợi…, thân tâm tưng bừng hoa lá trong năm tuổi nên ngổn ngang suy tư…

Đầu năm đọc, “How to Tame Your Monkey Mind” của BJ Gallagher. – Làm sao để chế ngự, (khuất phục, thuần dưỡng) cả đàn khỉ trong mỗi chúng ta khi chính Đức Phật đã diễn tả trong tâm con người chứa đầy những con khỉ say rượu, chúng nhảy nhót, la hét ầm ĩ, nói nhiều, và chẳng bao giờ chịu ngừng nghỉ.

 

The Buddha was the smartest psychologist I’ve ever read. More than 2,500 years ago he was teaching people about the human mind so that they might understand themselves better and discover that there was a way out of suffering. Buddha wasn’t a god or a messiah – he was simply a very wise teacher with keen insights into human nature. He learned much by meditating and learning from his own experiences, as well as by observing the behavior of others.

Buddha described the human mind as being filled with drunken monkeys, jumping around, screeching, chattering, carrying on endlessly. We all have monkey minds, Buddha said, with dozens of monkeys all clamoring for attention. Fear is an especially loud monkey, sounding the alarm incessantly, pointing out all the things we should be wary of and everything that could go wrong.

Đức Phật là nhà tâm lý học thông thái qua sách vở. Hơn 2500 năm trước, Đức Phật đã dạy mọi người về tâm của họ, để con người có thể hiểu biết nhiều hơn về chính bản thân mình, và giúp họ tìm ra phương cách thoát ra khỏi sự khổ đau. Đức Phật không phải là một vị thần linh, hoặc là một đấng cứu thế; ngài chỉ đơn giản là một bậc thầy với những hiểu biết sâu sắc về bản chất của con người qua phương cách thiền định, kinh nghiệm cá nhân, và sự quán thế…

Đức Phật diễn tả tâm con người chứa đầy những con khỉ say rượu, chúng nhảy nhót lung tung, la hét ầm lên, nói nhiều, và chẳng bao giờ chịu dừng lại. Đức Phật nói rằng chúng ta đều có tâm giống như là những con khỉ, và hàng chục con khỉ này cùng la hét một lúc, kêu gọi sự chú ý của chúng ta. Con khỉ sợ hãi là con khỉ đặc biệt, la hét ầm ĩ nhất, và báo động không ngừng nghỉ về mọi điều chúng ta cần phải đề phòng, cũng như mọi điều không tốt có thể xảy ra.

Trong không gian mùa xuân đã về với hoa táo nở rộ trên cành, hoa bồ công anh ngoi lên từ đất lạnh sau mùa đông đằng đẵng, tâm xuân bừng tỉnh sau hành trình u mê của kiếp người… Gấp lại trang sách tâm lý học hơn là một quyển kinh tôn giáo. Lòng tôi bâng khuâng tại sao đàn khỉ đa nhân cách trong mỗi chúng ta, lại phải chú ý nhiều tới con khỉ sợ hãi? Điều diễn nôm hé lộ khi nghĩ tới những nhà tỷ phú thường phải làm việc 16 tiếng/ ngày, so với người bấm thẻ ăn giờ chỉ làm 8 tiếng/ ngày mà thôi. Đơn giản là người bấm thẻ chỉ cần biết mình có 40 tiếng/ tuần, nhân với lương giờ – ra lương tuần – trừ thuế, còn bao nhiêu thì liệu cơm gắp mắm cho đời sống của riêng mình. Nhưng với những nhà tỷ phú thì thậm chí làm việc 16 tiếng/ ngày; tuần, 7 ngày cũng không đủ thời gian cho họ giải quyết khôn ngoan và đúng đắn để có lợi nhất cho tài sản của họ ngày càng phình ra. Mà ngược lại với họ, sai một con toán là bán một trâu; tính sai một biến chuyển của thị trường chứng khoán, kinh tế… là mất bạc tỷ qua đêm.

Dài dòng để thấy tâm lý con người càng có của càng sợ hãi sự trắng tay. Đâu đó trong thơ Chế Lan Viên tả người nông dân mà tôi còn nhớ được câu, “lòng khoẻ nhẹ anh dân quê vui sướng/ ngửa mình trên líp cỏ ngủ ngon lành”. Người nông dân cuốc xong thửa ruộng thì ruộng chả chạy đi đâu được nên có giấc ngủ đồng thật thảnh thơi; trong khi giấc ngủ của những nhà tài phiệt chỉ toàn ác mộng về thị trường chứng khoán sụp đổ, kinh tế suy thoái, lạm phát gia tăng… những người làm chính trị luôn thấy tứ bề thọ địch ngay trong giấc mơ là vậy!

Với người thường chúng ta, rất bằng nhau khi lọt lòng mẹ. Nhưng bạn tích lũy được chút gia tài từ trường lớp suốt thời tuổi trẻ – thì đó là tài sản qúy giá nhất của riêng bạn tới cuối đời là kiến thức của bạn. Rồi sau đó thì sao, những con khỉ tham sân si sẽ xúi dục bạn chiếm hữu tới vật chất như nhà, xe, danh vọng, tiền bạc… từ vốn kiến thức; tiến tới một sở hữu đặc trưng phi vật chất là một tình yêu với người khác phái mà bạn dám đánh đổi hết cả gia tài, cuộc đời để có được!

Đọc sách là một cách học không thầy, không trường lớp, không bạn bè. Nhưng từ những trang sách lại mở ra những điều rất đơn giản trong cuộc sống… chỉ để chứng minh là chúng ta mù lòa!

Chúng ta thật sự có mù không khi không thể nào tin nổi về một ngày chúng ta trắng tay! Hết kiến thức tích lũy suốt một thời tuổi trẻ thì bị một căn bệnh thần kinh xoá nháp sạch sẽ; hết gia tài trút cả vào một canh bạc u mê; hết tin yêu trọn đời phải chứng kiến người thương yêu nhất của mình nằm bất động trên giường bệnh với đời sống thực vật; hay tồi tệ hơn với một sáng thức dậy – cả tình yêu trời biển chỉ còn lại cái note trên bàn đánh răng với dăm chữ vĩnh biệt tình anh.

Vì thế chuyện người ta vì sao tự tử đã hé lộ được nguyên nhân cốt lõi là nghị lực, tinh thần của con người không đủ sức chấp nhận sự trắng tay sau đời dài lao tâm, lao lực…

Nhưng đọc sách đầu năm với How to tame your monkey mind,phải kính phục tư duy của Đức Phật là người sống trước chúng ta tới hơn hai ngàn năm trăm năm mà ngài đã nhìn ra con đường giải thoát bằng trí tuệ.

Đức Phật dạy các đệ tử của ngài phương cách thiền định để làm tỉnh táo những con khỉ say rượu trong tâm của họ. Ngài nói, chúng ta nên biết rằng, dù cho chúng ta xua đuổi, hoặc là đánh nhau với những con khỉ này, thì đây chỉ là việc làm vô ích, bởi vì những con khỉ này vẫn còn hiện diện trong tâm của chúng ta. Thay vào đó, mỗi ngày chúng ta nên dành thời gian để thiền định trong yên lặng, việc ấy sẽ giúp tâm chúng ta thoải mái. Bởi vì khi chúng ta tập trung vào hơi thở, hoặc là vào một câu thần chú dễ nhớ; sau nhiều năm, chúng ta có thể thuần phục được những con khỉ trong tâm. Khi chúng ta thực tập thiền định đều đặn, những con khỉ trong tâm chúng ta sẽ trở nên hiền lành hơn, rồi chúng sẽ chịu khuất phục dưới phương cách huấn luyện yêu thương và hoà hoãn này…

Buddha showed his students how to meditate in order to tame the drunken monkeys in their minds. It’s useless to fight with the monkeys or to try to banish them from your mind because, as we all know, that which you resist persists. Instead, Buddha said, if you will spend some time each day in quiet meditation, simply calm your mind by focusing on your breathing or a simple mantra, you can, over time, tame the monkeys. They will grow more peaceful if you lovingly bring them into submission with a consistent practice of meditation.

Nghĩa là học hỏi phương cách để thuần phục những con khỉ trong tâm của chúng ta, là điều tốt nhất chúng ta có thể làm – để chuyển hóa nỗi sợ hãi. Chúng ta hãy chú ý xem hành động của những con khỉ trong tâm; hãy lắng nghe chúng, hiểu chúng, đặc biệt là con khỉ sợ hãi. Chúng ta hãy dành thời gian nhiều hơn để thiền định. Chúng ta học hỏi phương cách để thay đổi ý nghĩ trong đầu chúng ta; thực hành những cuộc trò chuyện với tâm chúng ta, qua lòng thương yêu, lòng tử tế, sự tích cực, rồi chúng ta sẽ thấy sự chuyển hóa nỗi sợ hãi trong tâm của chính mình.

Năm khỉ nói chuyện khỉ như những trang báo xuân năm con khỉ có phần dễ đọc, cảm thấy vui xuân được ít nhất trong những lúc lật và đọc báo xuân. Nhưng đọc con khỉ từ đấng Từ bi thấy ngộp thở với đàn khỉ trong ta còn chưa tịnh, mỗi con quậy một cách riêng. Và người chủ cả một tá khỉ chỉ đọc thôi, nên đã hơn hai ngàn năm trăm năm qua, nhân loại vẫn chỉ có một Đức Phật; dù ngài không phải thần linh hay đấng cứu thế gì hết. Ngài chỉ là bậc thầy về tâm lý con người. Nên có thể hiểu là con người có tâm, nhưng tâm con người thường không tịnh để hiểu biết về chính mình trước tự nhiên và đồng loại, nên khổ đau mãi thống trị trái tim mù lòa của chúng sanh. Mỗi chúng ta đều biết cội nguồn của khổ đau trong kiếp người; hay nói ngược lại là tại sao người ta sống không có hạnh phúc! Tất cả chỉ vì tính sợ hãi trong mỗi chúng ta, có thể cụ thể hơn là sự sợ hãi trắng tay sau đời dài lao tâm lao lực; nếu một ngày mất hết những gì đã tạo dựng được trong quá khứ – thì tương lai đi về đâu với tuổi đời đã cao, trí lực cùn mòn… Nhưng bình tâm nhìn ngó thật sâu vào nội ngã với khai mở của triết lý nhà Phật,chúng sanh hẳn không dám, không đủ can đảm để buông bỏ tất cả một lúc, một lần, để bước lên niết bàn như Đức Phật. Nhưng ít nhất tự thân tâm mỗi người đều chế ngự được lòng tham phần nào; hiểu biết về mình mới là căn bản của cuộc sống hạnh phúc. Mỗi người đều bước vào hành trình của chính cuộc đời mình, nhưng dường như tất cả đều không biết điểm đến của hành trình ấy là đâu, nên thường xuyên cảnh giác, thấy được thì tránh né ngay những khó khăn, nguy hiểm trong đời. Nhưng thử hỏi một hành trình mà không có điểm đến; không có cản trở nào thì hành trình ấy có ý nghĩa gì không?

Chúng ta dường như đã sống như thế từ đời này qua đời khác là kiến tạo ra tài sản, địa vị với hết tâm sức để trở thành hơn người, hơn đời. Nhưng phần sức lực hao mòn theo tự nhiên, phần tâm thân mòn mỏi với sự sợ hãi khánh tận… làm cho người thành công trong cuộc đời hay người không được thành công trong cuộc đời đều bất an như nhau. Đó là giá trị của thanh an mà chúng ta cùng đi tìm cho riêng mình; nhưng nó lại nằm ngay trong thân tâm chúng ta. Con người chỉ có thanh an thật sự trong tâm hồn khi biết bỏ xuống nhữg gì mà lý trí của chính chúng ta đã cầm lên.

Hãy hoà quyện vào đất trời đang bừng nở những nụ xuân tươi mát. Những nụ tầm xuân ấy đi về đâu sau khi hạ đến, thu sang, đông tàn… đời người cũng vậy!

Phan

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2016

Bài Mới Nhất
Search