T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Khải Triều: Thơ Khải Triều (Tuyển Tập Thơ 1963-2016)

 Xin bấm vào đây để mở hoặc tải về máy 

“Thơ Khải Triều (Tuyển Tập Thơ 1963-2016)”

clip_image002clip_image004

Mấy lời về Thơ

Thơ là tiếng nói của hồn, của sâu nhiệm mà ngôn ngữ nhiều phen đầu hàng không thể diễn tả thành tiếng nói thông thường được.

Trong tuyển tập này, người đọc sẽ “vất vả” khi những trang thơ được mở ra. Nó đẩy người đọc vào hai trạng thái tình cảm. Một là liệng nó đi khi mở ra những trang thơ trong Người Ôm Mặt Khóc hoặc Tiếng Hát Khuẩn Trùng. Những bài trong hai tập này, tác giả viết trong hai năm: 1963, 1964. Đây là thời kỳ xáo trộn và khởi đầu cho tình trạng chia rẽ trong xã hội tại miền Nam Việt Nam. Từ đó đến nay vẫn chưa hàn gắn được. Trạng thái tình cảm thứ hai, là gấp sách lại, để đấy, chờ một khoảnh khắc của không-thời gian thinh lặng, nhất là sự thinh lặng của nội tâm. Bấy giờ, tác giả xin làm người chứng, hoặc là người đồng hành cùng với bạn đọc bước vào cõi sâu nhiệm – cái thực có của hồn, cái cần có của thơ – càng đi, bạn đọc càng thấy lòng bất an, khắc khoải bởi đất nước hôm nay sao quá đau thương.

Từ đó đến nay, hơn 50 năm qua đi, tác giả đã uống cạn chén thương khó, đã vượt qua, song vẫn chỉ là một lời nguyện từ trong sâu nhiệm:

Tôi chắp tay cầu xin Thượng đế

Cho tôi trở lại nguyên bàn tay

Để tôi khắc lên đá những bài thơ của người ôm mặt khóc

Tôi chắp tay cầu xin Thượng đế

Cho tôi trở lại nguyên hình bàn chân

Để tôi mang những phiến đá đi về dâng Thượng đế.

(Người ôm mặt khóc,1963)

Và, 34 năm sau:

Tôi ước mơ trở về thời dĩ vãng xa xưa

Để thấy mình trọn vẹn hình hài.

(Vượt qua,1997)

Giữa lúc con người lấy làm thực, lấy giả làm chân thì tác giả đã bước qua ngưỡng cửa những phạm trù, những ý niệm về sai biệt, về giai câp, về đấu tranh…

Thế nhưng, bi thảm vẫn có thực và tồn tại ngay trong lòng con người. Cho nên vẫn còn đó một hình ảnh,

Còn lại một tôi ngồi ôm mặt bâng khuâng.

(Người ôm mặt khóc,1963)

Đó là một bi kịch, một thách đố của thân phận con người.

Tuyển tập thơ, gồm ba tập: Người ôm mặt khóc (1963), Tiếng hát khuẩn trùng (1964) và Vượt qua (từ sau ngày 30-4-1975). Hai tập trước do Đại Nam Văn Hiến phổ biến. Trong ấn bản lần này, tác giả bỏ một số bài trong cả ba tập.

Một chặng đường hơn 50 năm, những gì còn lại sau những lãng quên, những vứt bỏ, còn lại bấy nhiêu đây, âu cũng gói trọn tâm tư, những trăn trở và thương đau của một kiếp người, làm kẻ xa lạ trên chính quê hương mình, trong một xã hội chiến tranh, chia rẽ và hận thù.

Khải Triều

Sài-Gòn

Tủ Sách T.Vấn & Bạn Hữu

©T.Vấn 2016

Bài Mới Nhất
Search