T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Học Trò: Vài cảm nghĩ về nhạc phẩm "Việt Nam, Việt Nam"

clip_image006

Trong sách “Musicianship in the Digital Age“, trang 228 – Melody, tác gỉa Brent Edstrom có nói về khái niệm “Unifying Elements“. Đây là đoạn dịch thoát:

Những nhạc phầm thành công nhất đều có chung một đặc điểm: chúng có chung một ý nhạc rõ rệt (identifiable melodic) hay một thành tố về tiết tấu (rhythmic element) có nhiệm vụ kết chặt (unify) cả giai điệu.
Tác giả nói thêm, nếu giai điệu này “bị hát sai tiết tấu của nó sao cho không còn ý tưởng về tiết tấu (rhythmic motive) hiện diện nữa – thì bạn sẽ thấy là giai điệu mất đi rất nhiều tính hiệu quả của giai điệu ấy.”
Ngoài ra, theo ông một quãng được lặp lại nhiều lần (recurring interval) hay một nhóm nốt nhạc (grouping of notes) cũng có thể tạo ra một cảm giác định hướng rõ rệt (a clear sense of direction)
***
Áp dụng hai điều trên vào chung khúc “Việt Nam Việt Nam“, ta thấy chính cụm-từ, tên-bài-nhạc “Việt Nam, Việt Nam” đã là ý nhạc rõ rệt làm kết chặt cả bài với nhau. Đó là vì chúng ở đầu mỗi câu của cả nhạc phẩm, và lặp lại liên tục.
clip_image001
Hơn thế nữa, vì chúng nhảy quãng ba hay quãng bốn (Vn,Vn) – leap interval – hay lặp lại chỉ chữ Việt Nam (quãng 3), so với toàn bài đa số là quãng 2 – step interval – chúng nổi bật lên thật rõ rệt.
clip_image002
Bạn thấy từ “Việt” tới “Nam” là quãng 4, trong khi cả câu còn lại là quãng haiđi xây đắp yên vui dài lâu.
***
Tôi đảm bảo nếu bạn hát bài này độ 2-3 lần liên tục, bạn sẽ cảm thấy lòng yêu nước tăng lên “vùn vụt“, vì bạn lập lại ít ra là 40 lần tên nước ta! Tôi đếm thử thì thấy chữ Việt Nam lặp lại 21 lần trong bài!
***
Bạn hay nghe bài nhạc này ở hải ngoại rất nhiều, trên TV, dịp lễ lạc, v.v. Bởi vì sao? Vì cái tính chất khẳng định và toàn hảo của nó về nhạc, cũng như các ý tưởng về một nước Việt Nam phú cường và nhất là rất nhân bản, cũng như vượt lên trên mọi khái niệm chính trị, chủ nghĩa!
Nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy cả bài nhạc dùng rất nhiều các nốt ổn định, là các nốt I (mi b), III (sol), và V (si b) Vì thế, nhạc nghe rất khẳng định, dứt khoát. Các nốt cuối câu cũng vậy, hầu hết là các nốt ổn định, chỉ có một vài chỗ mở, nhạc sĩ dùng hai nốt Do (iv) và Fa (ii) để chuyển ý nhạc thôi, nhưng cũng chỉ nghỉ có nửa nhịp rồi về lại các nốt ổn định.
clip_image003
***
Tôi “khoái” cái câu kết lắm bạn ạ. Quá sức đơn giản! Chỉ là một sự lặp lại những gì đã có như để khẳng định lại chân lý Việt Nam (với các quãng nhảy quen thuộc trên các nốt I, III, và V) rồi cuối cùng buông chùng xuống một “chân lý” tương đương khác, trên một “hạ cánh” thăng bằng và an toàn là “muôn đời.” Một cung nhạc nhỏ trong một cung nhạc lớn cong lên rồi xuống thật đẹp.
clip_image004
Việt Nam = Muôn đời.
clip_image006
clip_image008

Học Trò

(Trích: Những Mẩu Chuyện về Âm Nhạc)

 

 

 

©T.Vấn 2017

Bài Mới Nhất
Search