T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Phạm Duy: Còn Gì Nữa Đâu

Trước đây, nếu tôi soạn những tình khúc có thật, dành riêng cho một người tình, tạm gọi là những bài tình ca đôi lứa thì bây giờ, tôi soạn tình ca một mình. Có hứa hẹn “đừng xa nhau” thì cũng phải tới lúc có người “qua cầu”, và tôi nghĩ rằng cũng chẳng “còn gì nữa đâu để mà gọi mãi nhau”… Thế nhưng còn nhiều lắm, còn quá nhiều dư âm của cuộc tình, cho nên tôi sẽ khản tiếng kêu lên gọi hồn người bằng những tình khúc đầy ắp kỷ niệm xưa…”.

Phạm Duy: Còn Gì Nữa Đâu

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

con gi nua dau 1

con gi nua dau 2

con gi nua dau 3

con gi nua dau 4

Còn Gì Nữa Đâu – Sáng Tác: Phạm Duy

Trình Bày: Khánh Ly (Pre 75)

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..( T.Vấn : Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam ).

©T.Vấn 2017

(Trích: PHẠM DUY, CA NHÂN CHẮP CÁNH CHO NHỮNG CUỘC TÌNH- Nguyễn Hoàng Linh (nguồn: NCTG)

. . . Với nhiều kinh nghiệm trong đời sống và sự trưởng thành trong âm nhạc, Phạm Duy đã phác thảo ra ba con người trong sáng tác và trong sự nghiệp của mình. Cụ thể, một cách rất có ý thức, ngoài con người xã hội, hay nhạc nhân hòa với mục đích điều hợp con người, xã hội; con người tâm linh, hay nhạc nhiên hòa để hòa mình vào thiên nhiên, siêu nhiên, Phạm Duy đặc biệt chú trọng con người tình cảm, tức loại nhạc cho cá nhân, cho riêng mình thông qua những bản tình ca.

Vì thế, ngay cả sau quãng thời gian 10 năm, từ năm 1956 tới năm 1966, khi Phạm Duy đắm chìm trong một mối tình lãng mạn đã khiến ông có hàng loạt bản tình ca đỉnh cao trong “dòng nhạc tình cảm tính”, thì thể loại nhạc tình vẫn tiếp tục chiếm tỉ lệ lớn trong những ca khúc của ông thời sau này. Đó là lúc, như Phạm Duy thú nhận, “đã đến lúc mà tôi và Nàng Thơ của tôi phải chia tay nhau”, “bây giờ thì thực sự là chia phôi rồi!”:

Trước đây, nếu tôi soạn những tình khúc có thật, dành riêng cho một người tình, tạm gọi là những bài tình ca đôi lứa thì bây giờ, tôi soạn tình ca một mình. Có hứa hẹn “đừng xa nhau” thì cũng phải tới lúc có người “qua cầu”, và tôi nghĩ rằng cũng chẳng “còn gì nữa đâu để mà gọi mãi nhau”… Thế nhưng còn nhiều lắm, còn quá nhiều dư âm của cuộc tình, cho nên tôi sẽ khản tiếng kêu lên gọi hồn người bằng những tình khúc đầy ắp kỷ niệm xưa…”.

Bài Mới Nhất
Search