T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Ngọc Tự: Chút suy nghĩ nhân ngày Quốc hận 20 tháng 7

Ban-do-lich-su-viet-nam-nam-19541

GỌI TÊN CUỘC CHIẾN TRANH TẠI VIỆT NAM 1954-1975

Về cuộc chiến tranh tại Việt Nam 1954-1975, đã có nhiều cách gọi tên của nhiều tác giả khác nhau như :

. cuộc nội chiến Quốc Cộng.

. cuộc chiến giữa hai miền Nam-Bắc.

. cuộc chiến huynh đệ tương tàn.

. cuộc chiến tranh ý thức hệ.

Những cách gọi như thế không nêu rõ được bản chất, thực chất của cuộc chiến. Ngay từ thời đệ Nhất Cộng Hòa cho đến nền đệ Nhị Cộng Hòa, cách gọi duy nhất để nói lên lập trường chính nghĩa của quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, đó là : cuộc chiến tự vệ chống lại sự xâm lăng của Cộng sản.

Trở lại với Hiệp định Genève 1954 (chính phủ quốc gia Việt Nam khi đó Thủ tướng là Ô. Ngô Đình Diệm vừa về chấp chánh và ngoại trưởng Trần Văn Đỗ, thay ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định trong chính phủ Bửu Lộc, làm Trưởng đoàn tại Hội nghị, đã từ chối không ký vào Hiệp định này), cho dù trong nội dung có một điều khoản nói rằng Vĩ tuyến 17 chỉ là lằn ranh quân sự tạm thời chia đôi hai miền Nam Bắc, chờ ngày Tổng tuyển cử Hiệp thương thống nhất đất nước, nhưng trong thực tế đã hình thành hai quốc gia riêng biệt thực sự: Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

Quốc tế Công pháp định nghĩa là một Quốc gia khi hội đủ 3 yếu tố: Lãnh thổ-Dân tộc- Chính quyền.

Như vậy, đã có một quốc gia Việt Nam Cộng Hòa, lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau, thủ đô là Sàigòn, có dân số hơn muời triệu người và có một bộ máy chính quyền điều hành mọi công việc của đất nước. Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa đã được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận, tham gia nhiều Hiệp ước, Tổ chức quốc tế…

Tương tự như thế, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có lãnh thổ từ Ải nam Quan đến Vĩ tuyến 17, thủ đô là Hànội, dân số cũng hơn mười triệu người (thống kê dân số Việt nam năm 1954 có vào khoảng 23,4 triệu người, ở cả hai miền), cũng có bộ máy chính quyền và cũng được những quốc gia trong khối Cộng sản cùng nhiều quốc gia khác thừa nhận, đồng thời tham gia các tổ chức, ký kết các hiệp ước với tư cách một quốc gia.

Không thể vì không có Tổng tuyển cử để Hiệp thương thống nhất đất nước mà Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được quyền đem quân tấn công Việt nam Cộng Hòa nhằm mục đích thực hiện điều đó. Khi tiến hành cuộc chiến như vậy rõ ràng là sự xâm lược trắng trợn.

Đây cũng là lập luận như Luật sư Nghiêm Xuân Hồng có trình bầy trong tác phẩm “Việt Nam nơi chiến trường trắc nghiệmvũ khí và chiến lược, chiến thuật” xuất bản tại Sàigòn năm 1966.

Về phía Cộng sản,với lực lượng tại các địa phương không tập kết ra Bắc, còn ở lại trong Nam sau Hiệp định Genève 1954, và được che đậy dưới chiêu bài tiến hành cuộc chiến do người dân miền Nam tự đứng dậy, để lừa bịp dư luận quốc tế. Nhưng rồi từ các tổ chức trá hình tiếp theo là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam năm 1960 cho đến Cộng Hòa miền Nam Việt Nam năm 1969, bộ mặt thật trong mưu đồ xăm lăng của Cộng sản Bắc Việt đã bị phơi bầy qua các chứng cớ rất hiển nhiên nơi từng thời gian như đã biết.

Ngay từ đầu, chính quyền Hà nội đã rêu rao rằng tiến hành” cuộc chiến tranh chống Mỹ-Diệm để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Nhưng nên nhớ, mãi đến cuối năm 1964 quân đội Hoa Kỳ mới chính thức tham chiến tại Việt Nam (trước đó chỉ nặng về viện trợ dân sự và cố vấn). Và rồi sau đó, không phải chỉ riêng Hoa Kỳ, mà còn có sự hiện diện của nhiều quốc gia khác nữa trong Khối Tự do như Đại Hàn Dân quốc, Thái Lan, Phi Luật Tân, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan…như là lực lượng Quốc tế Quân viện, giúp Việt Nam Cộng Hòa chống lại sự xăm lăng của Cộng sản.

Ngay từ thời đệ Nhất Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa đã được coi như là tiền đồn của Thế giới tự do tại Đông Nam Á, để ngăn chặn sự xâm lăng của hiểm họa Cộng sản.

Người Cựu Binh

Houston 20.7.2017

 

 

(c)T.Vấn 2017

Bài Mới Nhất
Search