T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Hoài Nam: NHỮNG CA KHÚC NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (71) – NHẠC PHÁP – Papa (Ba yêu), Claude Barzotti & Vincent Handrey

clip_image002

Ca khúc Pháp lời Việt điển hình sau cùng của thời kỳ “hậu 1975” chúng tôi giới thiệu là bản Papa, một sáng tác của Claude Barzotti và Vincent Handrey, được Lê Đức Long đặt lời Việt với tựa Cha Yêu.

Như chúng tôi đã viết trong một bài trước đây, sau biến cố 30/4/1975, mọi nguồn cung cấp sản phẩm ca nhạc Pháp cho người yêu nhạc tại miền Nam VN không còn nữa, trong khi giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại, có điều kiện, phương tiện nghe nhạc Pháp thì đa số đã bị “Mỹ hóa”, số lượng người tìm nghe các ca khúc Pháp do những tên tuổi nổi tiếng sau này như Jean-Jacques Goldman, Claude Barzotti, Patricia Kaas, Lara Fabian… thu đĩa chẳng được là bao.

Cho nên cũng là một điều dễ hiểu khi tổng số ca khúc Pháp nổi tiếng sau năm 1975 được Phạm Duy, Anh Bằng, Nhật Ngân, và các tác giả khác đặt lời Việt cũng chỉ đủ để đếm trên 10 đầu ngón tay. Thật là một điều đáng tiếc, bởi nếu so sánh với nền nhạc pop của Pháp trong thập niên 1960 và mấy năm đầu thập niên 1970, đa số ca khúc của thế hệ đàn em phải được đánh giá cao hơn, và trình độ nghệ thuật của người trình bày cũng được trân trọng hơn.

Vì thế, sau khi viết về Jean-Jacques Goldman và trước khi đề cập tới Claude Barzotti, chúng tôi cũng xin có đôi dòng về hai “bông hoa biết hát” nổi tiếng quốc tế điển hình của làng nhạc Pháp sau năm 1975: Patricia Kaas và Lara Fabian.

Patricia Kaas, người mẫu kiêm ca sĩ kiêm diễn viên điện ảnh, sinh năm 1966, hiện được xem là một trong những nữ nghệ sĩ Pháp thành công nhất, được ái mộ nhất trên trường quốc tế. Patricia Kaas ra chào đời và lớn lên tại Forbach, vùng Lorraine, một thị trấn sát biên giới Pháp-Đức. Tên họ cũng như dung mạo của Patricia Kaas đã cho biết cô có nhiều máu Đức hơn là máu Pháp: cha cô, ông Joseph Kaas là một người Pháp nói tiếng Đức, còn bà mẹ Irmgard nguyên là một công dân Đức.

[Vì xuất thân nói trên, một số trang mạng đã gọi Patricia Kaas là một nữ ca sĩ Đức; trong bài viết về ca khúc Ne me quitte pas (If You Go Away) của Jacques Brel, khi giới thiệu video clip Patricia Kaas hát bản này, chúng tôi cũng đã ghi sai như thế]

clip_image004

Cho tới năm lên 6, Patricia Kaas vẫn chỉ nói tiếng “francique lorrain”, là thổ ngữ của vùng Lorraine, tuy nhiên vì thích ca hát và được mẹ khuyến khích, cô bé thường tập hát những ca khúc hát lời Pháp của Sylvie Vartan, Dalida, Claude François, Mireille Matthieu…, và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ phong cách hát của Mireille Matthieu.

Từ năm 8 tuổi, Patricia Kaas được mời trình diễn tại các buổi văn nghệ “bỏ túi”, và dĩ nhiên, trong đám cưới của các anh trai (cô là con út). Năm 13 tuổi, Patricia Kaas chính thức bước vào “nghề”: được mời hát tại các quán nhạc (cabaret) đồng thời trở thành thành viên của hai ban nhạc, với kết quả cô đã lọt vào mắt xanh của… các nhà thời trang, và trở thành người mẫu vào năm 16 tuổi.

Nhưng Patricia Kaas vẫn không bỏ mộng trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, cho dù một vị giám đốc hãng đĩa nói thẳng vào mặt ông bầu Bernard Schwartz của cô: “Thế giới này không cần một Mireille Matthieu thứ hai”!

May mắn chỉ tới với Patricia Kaas khi cô đã 19 tuổi: năm 1985, Bernard Schwartz có cơ hội giới thiệu Patricia Kaas với đệ nhất nam diễn viên Pháp lúc bấy giờ là Gérard Depardieu, và chàng nhận lời đỡ đầu.

Jalouse, đĩa 45 vòng đầu tiên của Patricia Kaas không gây được tiếng vang, nhưng lại may mắn lọt vào tai của Didier Barbelivien, nhà viết ca khúc ăn khách bậc nhất đương thời.

Năm 1987, Didier Barbelivien trao ca khúc mới viết Mademoiselle chante le blues (Lady sings the blues) cho Patricia Kaas thu đĩa, và đã lên tới hạng 7 trên Top 10 ở Pháp.

Qua năm 1988, album đầu tay của Patricia Kaas với tựa đề Mademoiselle chante… đã đứng No.2 trên bảng xếp hạng trong suốt hai tháng, 64 tuần lễ liên tục nằm trong Top 10, và 118 tuần lễ trong Top 100. Đoạt đĩa platinum ở Pháp, Bỉ, Thụy-sĩ và Gia-nã-đại.

Cũng trong năm 1988, Patricia Kaas được trao giải thưởng cao quý Victoires de la Musique của Pháp (tương đương giải Grammy của Hoa Kỳ) dành cho nghệ sĩ mới được khám phá.

Năm 1991, Patricia Kaas đoạt thêm hai giải World Music Award (Monaco) và Bambi (Đức). Năm 1992, Patricia Kaas được xướng danh tại ECHO Award ở Cologne, Đức, cùng với những tên tuổi hàng đầu thế giới như Cher, Tina Turner, Madonna, Whitney Houston…, và được xếp hạng ba trong trong danh sách “Nữ ca sĩ quốc tế hay nhất” (Best International Female Singer).

Năm 1993, Je te did vous, album thứ ba của Patricia Kaas đạt thành công rực rỡ, không chỉ đoạt đĩa platinum tại Pháp mà còn lên top ở nhiều quốc gia khác, như Đức, Thụy-sĩ, Bỉ, Gia-nã-đại, Nga, Phần-lan, Ukraine, Nam Hàn…

Nếu chỉ xét về mức đón nhận nơi giới mộ điệu, album Je te dis vous phải được xem là đỉnh cao sự nghiệp của Patricia Kaas, với chuyến lưu diễn kéo dài 2 năm tại 19 quốc gia.

Năm 2002, Patricia Kaas bắt đầu sự nghiệp điện ảnh qua vai nữ nhân vật chính trong cuốn phim Pháp Valentin (còn có tựa tiếng Anh And now… Ladies and Gentlemen) bên cạnh nam diễn viên Anh Jemery Irons; cuốn phim đã được chọn để chiếu trong đêm bế mạc Đại Hội Điện Ảnh Quốc Tế Cannes 2002.

Tính tới nay, với 10 album, số đĩa hát Patricia Kaas bán ra đã lên trên 17 triệu. Sở dĩ Patricia Kaas được nhiều người ái mộ bởi vì các ca khúc cô thu đĩa thuộc đủ mọi thể loại: pop, cabaret, jazz, chanson (ca khúc nghệ thuật của Pháp), và cô có sức thu hút khán thính giả mãnh liệt qua nghệ thuật trình diễn của mình (và ngoại hình lý tưởng!)

Trong bài viết về bản Ne me quitte pas (If You Go Away) trước đây, chúng tôi đã giới thiệu video clip Patricia Kaas trình diễn ca khúc bất hủ ấy của Jacques Brel, trong bài này, chúng tôi viết về một ca khúc điển hình khác do Patricia Kaas thu đĩa, mà tác giả không ai khác hơn là chàng ca nhạc sĩ tài hoa Jean-Jacques Goldman đã được giới thiệu trong bài trước (Comme toiVề chốn thiên đường).

Đó là bản Il me dit que je suis belle (Chàng nói với tôi rằng tôi đẹp) trích trong album thứ ba, Je te dis vous. Ca khúc này được Jean-Jacques Goldman ký tên Sam Brewski, một trong những bút hiệu của anh khi sáng tác.

Về sau Jean-Jacques Goldman cho biết sở dĩ anh sáng tác bản này cho Patricia Kaas là vì anh “đặt tin tưởng vào những lời hát được cô cất tiếng hát” – tức là biết cách lột tả.

Nội dung Il me dit que je suis belle nói về giấc mơ yêu đương tuyệt hảo mà người hát xem là nơi ẩn náu trước thực tế phũ phàng của cuộc đời.

Il me dit que je suis belle

Et quand le temps se lasse
De n’être que tué
Plus une seconde passe
Dans les vies d’uniformité
Quand de peine en méfiance
De larmes en plus jamais
Puis de dépit en défiance
On apprend à se résigner
Viennent les heures sombres
Où tout peut enfin s’allumer
Ou quand les vies ne sont plus qu’ombres
Restent nos rêves à inventer

Il me dit que je suis belle
Et qu’il n’attendait que moi
Il me dit que je suis celle
Juste faite pour ses bras
Il parle comme on caresse
De mots qui n’existent pas
De toujours et de tendresse
Et je n’entends que sa voix

Éviter les regards, prendre cet air absent
Celui qu’ont les gens sur les boulevards
Cet air qui les rend transparents
Apprendre à tourner les yeux
Devant les gens qui s’aiment
Éviter tous ceux qui marchent à deux
Ceux qui s’embrassent à perdre haleine
Y a-t-il un soir, un moment
Où l’on se dit c’est plus pour moi
Tous les mots doux, les coups de sang
Mais dans mes rêves, j’y ai droit

Il me dit que je suis belle
Et qu’il n’attendait que moi
Il me dit que je suis celle
Juste faite pour ses bras
Des mensonges et des bêtises
Qu’un enfant ne croirait pas
Mais les nuits sont mes églises
Et dans mes rêves j’y crois

Il me dit que je suis belle
Je le vois courir vers moi
Ses mains me frôlent et
m’entraînent
C’est beau comme au cinéma
Plus de trahison, de peines
Mon scénario n’en veut pas
Il me dit que je suis reine
Et pauvre de moi, j’y crois
Hmm, pauvre de moi, j’y crois

Tung ra vào tháng 7/1993, Il me dit que je suis belle đã trở thành ca khúc ở trên Top lâu nhất của Patricia Kaas, và cho tới nay vẫn là một trong những ca khúc cầu chứng của cô.

Cũng cần viết thêm, Il me dit que je suis belle được Patricia Kaas thu âm hai lần, lần thứ nhất với âm thanh tự nhiên (acoustic) nhiều hơn là điện tử để đưa vào album Je te dis vous, lần thứ hai với âm thanh điện tử nhiều hơn để phát hành dưới dạng đĩa single, nhắm vào thành phần đối tượng trẻ. Phiên bản thứ hai này đã được sử dụng cho video clip thực hiện tại một bãi biển ở Miami, Florida, Hoa Kỳ.

VIDEO:

Patricia Kaas – Il Me Dit Que Je Suis Belle – YouTube

Tiếp theo, chúng tôi viết về “bông hoa biết hát” Lara Fabian, một công dân song tịch Bỉ và Gia-nã-đại.

Với một giọng soprano (nữ kim) trải hơn 3 bát độ, hát bằng 12 ngôn ngữ khác nhau, cho tới nay, Lara Fabian đã bán được trên 13 triệu album, một kỷ lục đối với một nữ ca sĩ gốc Bỉ.

clip_image006

Lara Fabian tên thật là Lara Sophi Katy Crokaert, ra chào đời ngày 9/1/1970 tại Brussels, ông bố Pierre Crokaert là người Bỉ, bà mẹ Luisa Serio là người đảo Sicily (Ý); tên “Lara” của cô được đặt theo nữ nhân vật chính trong cuốn truyện (được thực hiện thành phim) Dr Zhivago, còn họ “Fabian” trong nghệ danh của cô sau này là lấy từ tên gọi “Fabiano” của một người cậu.

Là người con độc nhất trong gia đình, Lara sống tuổi ấu thơ ở thị trấn Catania, đảo Sicily, và tiếng Ý là ngôn ngữ đầu tiên của cô.

Năm lên 5, Lara sang sống ở Brussels, được cho học dương cầm, hát, vũ, và tới năm lên 8, chính thức vào trường âm nhạc. Năm 12 tuổi, Lara bắt đầu sáng tác ca khúc để tự trình bày. Các ca khúc của Lara là sự phối hợp giữa giai điệu cổ điển (từ những ca khúc cổ điển để luyện giọng) và nét nhạc đương đại trong những ca khúc của Barbra Streisand…

Trong thập niên 1980, Lara Fabian bắt đầu tham dự các cuộc thi ca nhạc và đoạt nhiều giải. Năm 1988, Lara Fabian được mời đại diện Lục-xâm-bảo tham dự cuộc thi ca khúc Âu Châu Eurovision, và đứng hạng tư (năm đó, Céline Dion đại diện Thụy-sĩ và đoạt giải với ca khúc Ne partez pas sans moi).

Năm 1990, với sự hợp tác của nhà viết ca khúc kiêm đồng hương Bỉ Rick Allison, Lara Fabian sang Montréal, Gia-nã-đại, bắt đầu sự nghiệp. Album đầu tay với tựa “Lara Fabian” của cô ra mắt năm 1991 đạt thành công rực rỡ, qua năm 1992 đoạt đĩa vàng, một năm sau đoạt đĩa platinum…

Năm 1995, Lara Fabian cùng một lúc đoạt hai giải Felix, một cho chương trình trình diễn (Best Show Of The Year), một cho ca hát (Best Female Singer Of The Year).

[Felix là giải ca nhạc của Québec, tỉnh nói tiếng Pháp của Gia-nã-đại]

Qua năm 1996, Lara Fabian được hãng Disney trao vai (nói và hát) vũ nữ du mục đầy sức quyến rũ Esmeralda trong phiên bản tiếng Pháp của cuốn phim ca nhạc hoạt họa The Hunchback of Notre Dame (Chàng gù nhà thờ Đức Bà).

Năm 1997, Lara Fabian tung ra album thứ ba có tựa đề Pure gồm 12 ca khúc, trong có đó 11 ca khúc do Rick Allison viết nhạc và cô đặt lời. Chỉ trong vòng hai tuần lễ, Pure đã đoạt đĩa platinum; tiếp theo là giải Felix cho album được ưa chuộng nhất trong năm, và hai giải Juno, một cho ca nữ ca sĩ hay nhất, một cho album bán chạy nhất trong năm. Về sau, với số bán trên 3 triệu, Pure đã đoạt đĩa Diamond ở Pháp, và được ghi nhận là một trong những album tiếng Pháp bán chạy nhất từ trước tới nay.

[Juno Awards là giải thưởng âm nhạc cao quý nhất ở Gia-nã-đại, tương đương giải Grammy ở Hoa Kỳ, do Canadian Academy of Recording Arts and Sciences trao tặng].

Tương tự đồng nghiệp Patricia Kaas, Lara Fabian đã nhận được hai giải thưởng cao quý Victoires de la Musique (dành cho nghệ sĩ mới được khám phá) của Pháp và World Music Award của vương quốc Monaco…

Năm 2001, với tư cách một công dân Gia-nã-đại (song tịch), Lara Fabian được vinh dự thu đĩa bản quốc Gia-nã-đại (O Canada) lời Pháp, lời Anh, và song ngữ với nhạc đệm của Dàn nhạc giao hưởng Vancourer.

Sau đây chúng tôi giới thiệu một trong số những ca khúc được ưa chuộng nhất của Lara Fabian là bản Je t’aime.

Je t’aime do Rick Allison soạn nhạc và Lara Fabian đặt lời, trích trong album Pure (đoạt đĩa platinum năm 1997), sau khi được phát hành dưới dạng đĩa single, đã đoạt giải Felix “Most Popular Song Of the Year” năm 1988.

Je t’aime

D’accord, il existait d’autres façons de se quitter
Quelques éclats de verre auraient peut-être pu nous aider
Dans ce silence amer, j’ai décidé de pardonner
Les erreurs qu’on peut faire à trop s’aimer
D’accord la petite fille en moi souvent te réclamait
Presque comme une mère, tu me bordais, me protégeais
Je t’ai volé ce sang qu’on n’aurait pas dû partager
A bout de mots, de rêves je vais crier
Je t’aime, je t’aime
Comme un fou, comme un soldat
Comme une star de cinéma
Je t’aime, je t’aime
Comme un loup, comme un roi
Comme un homme que je ne suis pas
Tu vois, je t’aime comme ça
D’accord je t’ai confié tous mes sourires, tous mes secrets
Même ceux, dont seul un frère est le gardien inavoué
Dans cette maison de pierre, Satan nous regardait danser
J’ai tant voulu la guerre de corps qui se faisaient la paix

Je t’aime, je t’aime
Comme un fou, comme un soldat
Comme une star de cinéma
Je t’aime, je t’aime
Comme un loup, comme un roi
Comme un homme que je ne suis pas
Tu vois, je t’aime comme ça

VIDEO:

Lara Fabian – Je t’aime – YouTube

Tới đây chúng tôi viết về ca khúc Papa của Claude Barzotti.

Ngay trong hai câu đầu (On parle souvent des mammas –
On oublie parfois les papas
), Claude Barzotti đã nói lên một thực tế khá… phũ phàng: xưa nay người ta chỉ nói tới các bà mẹ mà quên mất các ông bố !

Thực vậy, xét riêng trong lĩnh vực ca nhạc, trong thời gian hơn ba phần tư thế kỷ qua, cùng với Papa của Claude Barzotti, chỉ có bốn ca khúc khác viết về người cha tương đối nổi tiếng: O mein Papa (Paul Burkhard, 1939), Papa (Paul Anka, 1974), Papa, Can You Hear Me? (Barbra Streisand, 1983), và Parler à mon père (Céline Dion, 2012).

Trong số bốn ca khúc nói trên, Papa của Paul Anka (chúng tôi đã có lần giới thiệu) là bản phổ biến nhất trong giới trẻ yêu nhạc ngoại quốc tại VN, nhưng trên trường quốc tế, O mein Papa mới là ca khúc nổi tiếng nhất.

O mein Papa nguyên là một sáng tác của Paul Burkhard (1911-1977), nhà soạn nhạc gốc Do-thái nổi tiếng ở Thụy-sĩ (vùng nói tiếng Đức), kể về tâm tình của một cô gái khi nhớ tới người cha thân yêu trước kia là một tay hề nay đã khuất bóng, viết cho vở ca nhạc kịch Der schwarze Hecht (The Black Pike) năm 1939, tới năm 1950 được cải biên thành vở kịch Das Feuerwerk (The Firework), và vào năm 1954 được điện ảnh Hoa Kỳ thực hiện thành cuốn phim Fireworks với nữ minh tinh Lilli Palmer trong vai chính.

Trong lúc O mein Papa đứng No.1 và ở trên Top suốt 26 tuần lễ liên tiếp ở Đức, thì tại Hoa Kỳ, phiên bản lời Anh Oh! My Papa cũng đem lại thành công cho nhiều ca sĩ và ban nhạc, giàn hòa tấu, như Eddie Fisher, Connie Francis, ban Everly Brothers…

Trong số này, bản do Eddie Fisher thu đĩa đã đứng No.1 trên bảng xếp hạng của Billboard.

[Eddie Fisher (1928-2010) từng kết hôn với các nữ diễn viên nổi tiếng Debbie Reynolds, Liz Taylor, Connie Stevens. Nữ diễn viên Carrie Fisher, vai Công chúa Leia trong bộ phim Star Wars, là con gái của Eddie Fisher với Debbie Reynolds]

VIDEO:

Eddie Fisher – Oh! My PaPa 1954 – YouTube

Connie Francis ~ O Mein Papa – YouTube

Phụ lục 1: Oh! My Papa, Everly Brothers

Riêng những độc giả thích xem phim tập hoạt họa The Simpsons, vào năm 1991, đã được thưởng thức Oh! My Papa qua giọng hát “khàn như giọng vịt đực” của tay hề Krusty the Clown trong tập “Like Father, Like Clown”.

Tại miền nam Việt Nam trước kia, cùng với đĩa hát của Eddie Fisher và Connie Francis, Oh! My Papa còn được ưa chuộng qua tiếng trumpet của tay kèn Anh quốc nổi tiếng thế giới Eddie Calvert, đứng No.1 tại Anh và hạng 6 trong Top 10 của Mỹ năm 1954.

VIDEO:

1954 #3. Oh, Mein Papa – Eddie Calvert – YouTube

Trở lại với ca khúc Papa của Claude Barzotti, đây không phải là một bản lên Top của anh, nhưng với không ít người yêu nhạc Pháp, nói tới Claude Barzotti họ nghĩ ngay tới bản Papa.

Claude Barzotti là một ca nhạc sĩ Bỉ gốc Ý, tên thật là Francesco Barzotti, ra chào đời ngày 23/7/1953 tại Châtelineau, một vùng nói tiếng Pháp ở Vương quốc Bỉ, nhưng sau đó được gia đình đưa về Ý sống.

Năm 1981, vào tuổi 18, Francesco Barzotti trở lại Bỉ, sống ở thị trấn

Court-Saint-Étienne và bắt đầu sự nghiệp soạn ca khúc và ca hát với nghệ danh Claude Barzotti, nhắm vào đối tượng chính là thính giả Pháp.

Với một giọng hát độc đáo, khàn khàn (voix rauque), có sức thu hút đặc biệt, ngay trong năm đó, Claude Barzotti đã vụt nổi tiếng với bản Madame, do anh soạn nhạc và Anne-Marie Gaspard đặt lời, cũng là tựa đề album đầu tay của anh.

Madame

Je vous regardais tendrement
J’aurais bien voulu vous parler
Mais le courage m’a manqué
J’aurais voulu vous emmener
Faire quelques pas à mes cotés
Sans pour cela imaginer
Imaginer un tas de choses
Des choses que je n’oses vous dire madame
Et pourtant, je pense à vous bien souvent

Souvent je pense à vous madame
Souvent, je vous revois madame
Je suis heureux j’ai des idées
Et peut-être à demain, vous me prendrez la main
Souvent, je pense à vous madame
Souvent, je vous revois madame
Ne me dîtes pas de m’en aller
Je pourrais en souffrir et peut-être en mourir

J’ai au coeur une vieille solitude
Viendrez-vous do nord ou do sud
Pour devenir mon habitude
Vous serez mon premier été
Ma rose et ma source cachée
Laissez-moi donc imaginer
Imaginer un tas de choses
Des choses que je n’oses vous dire Madame
Et pourtant, je pense à vous bien souvent

Souvent je pense à vous madame
Souvent, je vous revois madame
Je suis heureux j’ai des idées
Et peut-être à demain, vous me prendrez la main
Souvent, je pense à vous madame
Souvent, je vous revois madame
Ne me dîtes pas de m’en aller
Je pourrais en souffrir et peut-être en mourir

Souvent je pense à vous madame
Souvent, je vous revois madame
Je suis heureux j’ai des idées
Et peut-être à demain, vous me prendrez la main
Souvent, je pense à vous madame
Souvent, je vous revois madame
Ne me dîtes pas de m’en aller
Je pourrais en souffrir et peut-être en mourir

Phụ lục 2: Madame, Claude Marzotti

VIDEO:

Claude Barzotti “Madame”

Madame bán được trên 400.000 đĩa. Tuy nhiên, phải đợi tới cuối năm đó, tên tuổi Claude Barzotti mới thực sự lên tới đỉnh cao với bản Le Rital, ca khúc sẽ đi liền với tên tuổi của anh nhưng không có mấy người Việt đủ khả năng thưởng thức; không phải vì trình độ ngoại ngữ kém mà chỉ vì đây là một ca khúc viết riêng cho người Pháp gốc Ý.

clip_image008

Trong ngôn ngữ Pháp, “rital” là tiếng lóng để chỉ người Ý, hoặc gốc Ý, một cách thiếu trân trọng, nếu không muốn nói là có ý mỉa mai, khinh miệt. Cho nên ngay tự tựa đề Le Rital đã cho biết đây là một ca khúc châm biếm.

Qua ca khúc này, cũng do Anne-Marie Gaspard đặt lời, Claude Barzotti kể lại rằng lúc thiếu thời, cậu bé chỉ muốn mình được mang họ “Dupont” – một họ rất phổ biến của người Pháp, tuy nhiên qua phần kết, Claude Barzotti lại khẳng định niềm tự hào về nguồn gốc Ý của mình: “Je suis rital et je le reste” (Tôi là người Ý và sẽ tiếp tục là người Ý).

* * *

Có thể nói, với người yêu nhạc Pháp, thập niên 1980 là thập niên của Claude Barzotti, với hơn một chục album (trong đó có một album hát bằng tiếng Ý), với những ca khúc lên Top ở Âu Châu và Gia-nã-đại như Je te n’écrirai plus (Anh sẽ chẳng viết thư cho em nữa), Elle me tue (Nàng giết chết hồn tôi), Aime-moi (Xin hãy yêu tôi), v.v…

VIDEO:

CLAUDE BARZOTTI & MICHELE TORR – Aime moi

Đặc biệt, ca khúc Aime-moi còn được Claude Barzotti và Michelle Torr thu đĩa phiên bản tiếng Ý với tựa Amami, rất được yêu chuộng.

Ngoài các ca khúc do anh tự trình bày và thu đĩa, Claude Barzotti còn sáng tác ca khúc cho các ca sĩ khác, như Dalida, Franck Olivier, và soạn nhạc phim, nhạc kịch… Đặc biệt vào năm 1992, Claude Barzotti đã sáng tác ca khúc Nous, on veut des violons (lời hát của Anne-Marie Gaspard) cho nữ ca sĩ Morgane đại diện Lục-xâm-bảo trình bày tại cuộc thi ca khúc Âu Châu (Eurovision) 1992.

Claude Barzotti cũng có một số sáng tác hợp soạn với các đồng nghiệp, trong đó có Vincent Handrey, nhạc sĩ kiêm nhà soạn ca nhạc kịch thuộc thế hệ trẻ nổi tiếng bậc nhất của Pháp (sinh năm 1969), trong đó có bản Papa, do Vincent soạn nhạc, Claude đặt lời, nằm trong album Émotions (Những tình cảm xúc động) của anh, phát hành năm 1997.

Qua lời hát trong Papa, người nghe có thể nhận ra những xúc động chân thật từ đáy lòng người viết, khi anh liên tưởng tới những người cha thuộc giai cấp lao động tay chân (thợ nề, phu mỏ) gốc Ý, trong đó có ông bố thân yêu của mình…

Papa

On parle souvent des mammas
On oublie parfois les papas
Venus du fond de l’Italie
De Pescara, de Napoli
Ils étaient bien souvent maçons
Devenus des mineurs de fond
Ils mettaient du coeur à l’ouvrage
Tout au bout de ce long voyage
On a grandi avec l’amour
Y avait jamais de mauvais jours
Les fins de mois étaient fragiles
Et c’était parfois difficile
Mais quand on a au fond du coeur
Des jardins parfumés de fleurs
Ils nous apportaient le soleil
Un nouveau pays des merveilles
Papa, papa, papa
Si tu n’avais pas été là
Dis-moi qu’aurais-je fait sans toi ?
Papa, papa
Si tu n’avais pas été là
Qu’aurais-je fait de mes dix doigts ?
Les cheveux noirs devenus blancs
Avec la pluie, avec le temps
Ils n’ont pas perdu leur accent
Et leurs mains parlent encore vraiment
Elle est arrivée enfin l’heure
De ne plus se fatiguer le coeur
De se reposer en famille
Les papas ont les yeux qui brillent
On n’a pas tous la même histoire
Non mais ça y ressemble un peu
Qui n’a pas eu envie un soir
De dire : «Papa, je suis heureux
Je suis heureux, je te le dois
Je suis ici c’est grâce à toi
Je trouve pas les mots pour dire merci
A toi et à maman aussi»
Papa, papa, papa
Si tu n’avais pas été là
Dis-moi qu’aurais-je fait sans toi ?
Papa, papa
Si tu n’avais pas été là
Qu’aurais-je fait de mes dix doigts ?
Toi tu m’as donné la musique
Le coeur et l’âme romantique
Avec ces instants si magiques
De tes souvenirs nostalgiques
Papa, Papa, papa
Et si un jour tu n’es plus là
Comment vais-je vivre sans toi ?

Phụ lục 3: Papa, Claude Marzotti

VIDEO:

Papa – Claude Barzotti – YouTube

Papa của Claude Marzotti được nhạc sĩ Lê Đức Long đặt lời Việt với tựa Cha Yêu (có khi ghi là Ba Yêu, Người Cha).

Trên các trang mạng hiện nay, chúng tôi không tìm được nhiều thông tin liên quan tới Lê Đức Long. Chỉ biết anh còn tương đối trẻ, thường xuyên hợp tác với Trung Tâm ASIA. Nhạc phẩm được ưa chuộng nhất của anh là bản Tiễn Đưa, phổ từ bài thơ có cùng tựa của Đặng Hiền, đã được hàng chục ca sĩ hải ngoại và trong nước thu đĩa.

clip_image010

Cha Yêu

Người đời thường hay nói đến mẹ hiền yêu dấu
Với bao điều trìu mến trong tình yêu mỗi ngày
Người đời thường quên nhắc đến một người cao quí
Vẫn âm thầm lo lắng trong cuộc đời hôm nay
Từ ngày ta biết cười, từ ngày ta biết buồn
Cha vòng tay giữ gìn, cha một đời bao dung
Người dạy ta những điều, làm người trên cõi đời
Cho tròn câu chữ tình, tình người yêu thương
[ĐK1:]
Papa! Papa! Papa! Ha ha…
Nhớ đến cha dẫu con tóc phai hai màu
Những tiếng yêu thương dạy dỗ
Vẫn trong lòng con
Dẫu vắng cha chúng con vẫn không quên lời
Dẫu khó khăn trên đường đời
[ĐK2:]
Papa! Papa! Papa! Ha ha…
Tiếng nói ấm êm vẫn vang mãi trong tâm hồn
Tiếng nói yêu thương ngày ấy mãi trong trí con
Tháng năm lá bay đã bao nhiêu mùa
Nhớ đến cha đâu còn nữa

Nghe đâu đây tiếng cha êm êm trong bóng đêm
Cha yêu dấu ơi! Con thương nhớ cha
Từ lúc vắng cha đời điên xót xa
Có đau chi bằng cha đã không còn nữa

Cha Yêu được Thiên Kim thu âm năm 2002 trong CD/DVD ASIA 38.

Phụ lục 4: Cha yêu, Thiên Kim

Hoài Nam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2017

Bài Mới Nhất
Search