T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Hoài Nam: NHỮNG CA KHÚC NHẠC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (72) – NHẠC POP (bổ túc) – Yesterday (Ngày hôm qua), McCartney

clip_image001

Theo dự định trước đây, lẽ ra sau ca khúc Pháp lời Việt điển hình cuối cùng – Papa (Cha Yêu) – chúng tôi sẽ giới thiệu một số ca khúc phổ thông đông phương (của Mayumi Itsuwa, Đặng Lệ Quân…) được đặt lời Việt. Tuy nhiên, nhìn lại loạt bài đã viết về nền nhạc pop tây phương, chúng tôi cảm thấy rất “áy náy” trước việc đã không giới thiệu một ca khúc nào của ban The Beatles được đặt lời Việt.

Như đã trình bày từ đầu, tiêu chuẩn lựa chọn các ca khúc nhạc ngoại quốc được đặt lời Việt của chúng tôi là tính cách phổ biến nơi thính giả người Việt. Vì thế có những ca khúc Âu Mỹ được liệt vào hàng bất hủ được đặt lời Việt đã không được chúng tôi nhắc tới, hoặc chỉ qua vài hàng ngắn gọn, chẳng hạn Moon River (Andy Williams), I Left My Heart in San Francisco (Tony Bennett), The Shadow of Your Smile (Barbra Streisand), Yesterday, Hey Jude… (The Beatles), I Started a Joke (Bee Gees), Yesterday Once More, Superstar… (Carpenters), Dancing Queen, Mama Mia (ABBA), How Can I Tell Her (Lobo), Black Magic Woman (Santana)…

Tuy nhiên, dù vì nguyên nhân gì, một loạt bài viết về nhạc pop Âu Mỹ mà thiếu ban The Beatles cũng khó lòng được giới mộ điệu chấp nhận, cho nên bài này chúng tôi xin trở lại với “Tứ Quái” để giới thiệu một số ca khúc bất hủ của họ, cho dù đa số đã không được đặt lời Việt.

Nói tới The Beatles là nói tới những cái nhất, những kỷ lục. The Beatles là ban nhạc nổi tiếng nhất trong lịch sử ca nhạc, được tạp chí Time liệt vào danh sách 100 nhân vật tạo ảnh hưởng mạnh nhất của thế kỷ 20, được ghi nhận là ban nhạc có số album bán ra cao nhất (trên 800 triệu), có nhiều bản đứng No.1 nhất: 27 bản, trong đó có 20 bản nằm trong Billboard Hot 100 của Hoa Kỳ…

Tên tuổi của The Beatles đã gắn liền với “Cuộc xâm lăng của Anh quốc” (British Invasion) vào nền nhạc phổ thông ở Hoa Kỳ trong thập niên 1960.

The Beatles, thường được truyền thông Anh ngữ gọi là ”Fab Four”, người Việt gọi là “Tứ Quái”, được chính thức thành lập tại thành phố cảng Liverpool vào năm 1960, gồm bốn chàng trẻ tuổi John Lennon (sinh năm 1940), Paul McCartney (1942), George Harrison (1943), và Ringo Starr (1940).

[Một cách chính xác, khi được thành lập vào năm 1960, Pete Best (sinh năm 1941) là tay trống trong ban, nhưng tới năm 1962 (trước khi The Beatles nổi tiếng quốc tế), Ringo Starr đã thay thế]

John Lennon và Paul McCartney là hai giọng ca chính trong ban và cũng là hai tay viết ca khúc chính. John Lennon sở trường về guitar, harmonica và (chút ít) piano. Paul McCartney (đàn tay trái) có khả năng sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ trong đó có piano, và được xưng tụng là một trong những tay bass guitar hay nhất thế giới. George Harrison chơi lead guitar, cũng nằm trong danh sách những tay đàn hay nhất trong làng nhạc pop, thỉnh thoảng cũng có những sáng tác riêng rẽ và đôi khi hát giọng chính. Tay trống Ringo Starr thì trước sau chỉ sáng tác một bản duy nhất và hát giọng chính trong năm ca khúc.

The Beatles tan rã vào giữa năm 1970, và chính thức chấm dứt hiện hữu vào ngày 31 tháng 12 năm 1970, ngày Paul McCartney nộp đơn tại tòa án xin giải thể The Beatles. Sau khi tan rã, bốn chàng theo đuổi sự nghiệp sáng tác, ca hát solo.

Ngày 8 tháng 12 năm 1980, John Lennon bị Mark David Chapman, một người bị bệnh tâm thần, bắn chết trước apartment của mình ở Nữu Ước. Khi ấy John mới 40 tuổi. Anh được thiêu, tro được Yoko Ono, người vợ gốc Nhật, rải trong công viên Central Park, nơi sau này người ta dựng đài tưởng niệm “Strawberry Fields” (tựa đề một ca khúc của John).

George Harrison thì qua đời vì ung thư phổi vào tuổi 58 (năm 2001) tại Anh quốc. Anh cũng được thiêu, và theo phong tục Ấn giáo (Bà-la-môn), tro của anh được gia đình rải xuống hai con sông Ganges (Hằng hà) và Yamuna ở Ấn-độ.

* * *

Tạm gạt sang một bên những thành tích, những kỷ lục đạt được để chỉ nói về những ca khúc do họ tự sáng tác, The Beatles cũng đã xứng đáng lưu danh kim cổ với 237 ca khúc, trong đó có 27 bản đứng No.1, 23 bản được tạp chí ca nhạc Rolling Stone đưa vào danh sách “500 Greatest Songs of All Time”, chưa kể những ca khúc sáng tác riêng rẽ sau khi họ chia tay nhau, chẳng hạn Imagine của John Lennon, My Sweet Lord của George Harrison…

Trong số 237 ca khúc kể trên, có trên 200 bản của John Lennon hoặc Paul McCartney, hoặc do hai người viết chung, 13 bản của George Harrison, một bản của Ringo Starr, và tám bản do ba hoặc bốn người hợp soạn.

Cũng xin được giải thích về hàng chữ “của John Lennon hoặc Paul McCartney, hoặc do hai người viết chung”.

Ngay từ những ngày đầu của The Beatles, John Lennon và Paul McCartney đã thỏa thuận với nhau: dù sáng tác ấy là của John Lennon, của Paul McCartney, hay do hai người viết chung, cũng đều ghi tên tác giả là “Lennon – McCartney”. Chỉ sau khi The Beatles tan rã, quan hệ giữa hai người trở nên cay đắng, tên tác giả của các ca khúc ấy mới được ghi rõ là: Lennon, McCartney, Lennon – McCartney, hay Lennon (with McCartney), McCartney (with Lennon) trong trường hợp người thứ hai chỉ đóng góp chút ít công sức.

Ca khúc nổi tiếng đầu tiên của The Beatles là Love Me Do (McCartney, with Lennon) được tung ra vào cuối năm 1962; kế tiếp là She Loves You (Lennon – McCartney), ca khúc được xếp hạng No.1 cho cả năm 1963 tại Anh quốc.

Mặc dù sau đó (tháng 4-1964), She Loves You cũng lên No.1 trong danh sách Billboard Hot 100 ở Hoa Kỳ, ca khúc của Tứ Quái được xem là mở màn cho “Cuộc xâm lăng của Anh quốc” vào nền nhạc phổ thông Hoa Kỳ chính là bản I Want to Hold Your Hand (Lennon – McCartney) thu đĩa sau She Loves You bốn tháng.

Sau khi lên No.1 tại Anh vào tháng 10-1963, tới ngày 18 tháng 1 năm 1964, I Want to Hold Your Hand đã lọt vào danh sách Billboard Hot 100, và chưa đầy hai tuần lễ sau, đã nhảy lên No.1, đứng ở vị trí này suốt bảy tuần lễ liên tục.

Phụ lục 1: I Want to Hold Your Hand, The Beatles

Cũng trong năm 1963, John Lennon sáng tác bản Do You Want to Know a Secret? thu đĩa với tiếng hát George Harrison, đứng No.2 trong Billboard Hot 100.

Paul McCartney thì viết bản All My Loving, đứng No.1 tại Gia-nã-đại.

Qua năm 1964, Paul McCartney sáng tác Can’t Buy Me Love, đứng No.1 trong Billboard Hot 100.

Về phần John Lennon, ca khúc A Hard Day’s Night của anh viết cho cuốn phim ca nhạc có cùng tựa – cuốn phim đầu tiên của The Beatles – cũng đứng No.1 trong bảng xếp hạng nói trên.

Cùng thời gian, album nhạc phim (soundtrack) A Hard Day’s Night đã đứng No.1 trong danh sách các album bán chạy nhất tại Hoa Kỳ. Trong album này có một ca khúc của Paul McCartney tuy không bao giờ lên No.1 nhưng lại được xem là khởi đầu cho sự chuyển hướng sáng tác tình ca (ballad) của chàng ca nhạc sĩ tài hoa. Đó là bản And I Lover Her.

And I Lover Her được Paul McCartney viết sau khi gặp gỡ nữ diễn viên khả ái Jane Asher – chàng 20 nàng 18, “đôi chim non lý tưởng” trong giới nghệ sĩ Anh đương thời.

clip_image003

Paul McCartney và Jane Asher

Sau này, trong khi bác bỏ việc John Lennon trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Playboy, nói rằng mình đã đóng góp một phần quan trọng vào And I Love Her, Paul McCartney không quên đề cao đoạn “Intro” do George Harrison soạn và tiếng đàn guitar thùng của anh trong suốt bản, mà Paul cho là “đã “đem lại một sự khác lạ kỳ thú cho ca khúc”.

VIDEO:

 The Beatles – And I Love Her (1964)

Theo các nhà phê bình, And I Love Her chính là “dạo khúc của Yesterday”, ca khúc đi liền với tên tuổi của Paul McCartney trong lịch sử âm nhạc.

Yesterday được Paul McCartney viết vào năm 1965, cùng thời gian với Day Tripper Help! của John Lennon (Help! cũng là tựa đề cuốn phim ca nhạc thứ hai của The Beatles).

Những ca khúc của The Beatles lên No.1 kế tiếp do Paul McCartney sáng tác là Yellow Submarine (1966), Hello Goodbye (1967), Hey Jude (1968), Get Back, Let It Be, The Long and Winding Road (1969) – sáng tác cuối cùng của Paul McCartney trước khi chàng rời bỏ ban The Beatles, đưa tới sự tan rã của “Tứ Quái”.

* * *

Song song trong khoảng thời gian nói trên, John Lennon viết Strawberry Fields Forever (1966), ca khúc được đánh giá là “đỉnh cao nhất của John Lennon với tư cách là một thành viên của The Beatles”.

Strawberry Fields Forever được các nhạc sử gia ghi nhận là một điển hình của sự chuyển hướng của The Beatles, từ thể loại “pop rock” vui tai, dễ nghe, dễ cảm, chẳng hạn She Loves You, I Want to Hold Your Hand, A Hard Day’s Night, Eight Days a Week… sang thể loại “psychedelic rock” (rock ảo giác).

Kể cả những kỹ thuật sử dụng trong đoạn nhạc phim (ngày ấy chưa có kỹ thuật video) cũng được ghi nhận là đi tiên phong, như hiệu ứng âm vang, hoạt hình, cắt hình, ghép hình (reverse effects, stop motion animation, jump-cuts, superimposition).

Về ảnh hưởng, Strawberry Fields Forever, một ca khúc ngắn kỷ lục (1 phút 22 giây), được xem là một trong những ca khúc đi liền với phong trào hippy ở miền Tây Hoa Kỳ, cao điểm là “The Summer of Love” (1967) ở San Francisco, mà chúng tôi đã nhắc tới trong bài viết về ca khúc San Francisco (Be Sure to Wear Flowers in Your Hair).

Sau này, Strawberry Fields Forever đã được lấy để đặt tên cho The Strawberry Fields memorial, nơi Yoko Ono rải tro của chồng trong công viên Central Park ở Nữu Ước.

VIDEO:

Strawberry Fields Forever – Restored HD Video

Sau Strawberry Fields Forever All You Need Is Love, một ca khúc phản chiến nhẹ nhàng được John Lennon sáng tác vào năm 1967. Kế tiếp là Because, Come Together, Don’t Let Me Down trong năm 1969.

Trong số ca khúc nói trên, All You Need Is Love Come Together đứng No.1 tại Hoa Kỳ, tuy nhiên với nhiều nhà phê bình âm nhạc và những người yêu nhạc có trình độ hòa âm tương đối và đôi chút hiểu biết về đối điểm, Don’t Let Me Down, viết theo thể loại blues rock, tuy chỉ lên tới hạng 35 trong Bilboard Hot 100 ở Hoa Kỳ, phải được xem là một trong những ca khúc độc đáo nhất của The Beatles.

Tác giả của Don’t Let Me Down được ghi là “Lennon (Billy Preston)” bởi vì có sự đóng góp của Billy Preston (1946-2006), một nhạc sĩ kiêm nhà soạn ca khúc Mỹ gốc Phi Châu, chuyên về các thể loại R&B, rock, blues, soul, funk, gospel… Billy Preston đã viết chung nhiều ca khúc để đời, trong đó có Get Back của Paul McCartney, Don’t Let Me Down của John Lennon, You Are So Beautiful của Joe Cocker… Billy Preston cũng là một trong những tay keyboard nổi tiếng thế giới, đã được mời trình diễn chung với The Beatles trong các đoạn phim thu hình “buổi trình diễn trên sân thượng” (rooftop concert) vào năm 1969.

[“Rooftop Concert” (tên gọi do giới truyền thông đặt sau này) là buổi trình diễn live chỉ với mục đích để thu âm và thu hình, vào ngày 30 tháng 6 năm 1969 trên sân thượng của tòa nhà số 3 Savile Row, Luân-đôn, nơi đặt cơ sở chính của hãng đĩa Apple Corps (của The Beatles); “khán giả” chỉ là một số chuyên viên, nhân viên hãng đĩa]

Trong khoảng thời gian 42 phút (trước khi Sở Cứu Hỏa tới can thiệp), “Tứ quái” đã trình diễn 9 lần với 5 ca khúc sau đây:

Bet Back (3 lần)

Don’t Let Me Down (2 lần)

I’ve Got a Feeling (2 lần)

One After 999 (1 lần)

Dig a Pony (1 lần)

Buổi trình diễn đã gây náo loạn khu trung tâm văn phòng và thời trang của thủ đô Luân-đôn, cho nên Sở Cứu Hỏa thành phố đã phải tới nơi can thiệp, buộc Tứ Quái giảm cường độ âm thanh xuống tới mức không thể thu âm, vì thế buổi trình diễn có một không hai này đã phải chấm dứt sau hơn 40 phút.

Sau này, một số đoạn phim thu hình “Rooftop Concert” đã được phổ biến trong cuốn phim tài liệu về album Let It Be.

Đối tượng trong Don’t Let Me Down là nữ họa sĩ gốc Nhật Yoko Ono, người tình mới của John Lennon.

VIDEO:

The Beatles – Don’t Let Me Down

Về phần George Harrison, lead guitar và cũng là thành viên trẻ nhất trong ban The Beatles, tuy chỉ sáng tác riêng rẽ 13 ca khúc, nhưng đã lưu danh kim cổ với các bản như While My Guitar Gently Weeps (1968), Here Comes the Sun (1969), và nhất là Something (1969).

clip_image004

Something được George Harrison viết năm 1969 để tặng cô vợ trẻ là người mẫu Pattie Boyd, và đích thân hát giọng chính khi thu đĩa.

Something

Something in the way she moves
Attracts me like no other lover
Something in the way she woos me
I don’t want to leave her now
You know I believe and how

Somewhere in her smile she knows
That I don’t need no other lover
Something in her style that shows me
I don’t want to leave her now
You know I believe and how

You’re asking me will my love grow
I don’t know, I don’t know
You stick around and it may show
I don’t know, I don’t know

Something in the way she knows
And all I have to do is think of her
Something in the things she shows me
I don’t want to leave her now
You know I believe and how

Phụ lục 2: Something, The Beatles

Trong video clip sau đây của bản Something, có sự xuất hiện của cả bốn “nàng dâu Beatles” lúc bấy giờ là Pattie Boyd, Yoko Ono, Linda Eastman (vợ Paul), và Maureen Cox (vợ Ringo).

VIDEO:

The Beatles – Something

Something không chỉ đứng No.1 trên Billboard Hot 100 tại Hoa Kỳ mà còn được nhiều nhà phê bình đánh giá cao, được xếp hạng nhì trong danh sách các ca khúc của The Beatles được nhiều ca sĩ thu đĩa lại, chỉ đứng sau Yesterday của Paul McCartney.

Trong số trên 150 ca sĩ quốc tế thu đĩa Something, có Frank Sinatra, Elvis Presley, Ray Charles, James Brown, Shirley Bassey, Tony Bennett, Andy Williams, Eric Clapton, Joe Cocker, Julio Iglesias, Neil Diamond…

Đặc biệt “Ol’ Blues Eyes” Frank Sinatra đã thu đĩa tới hai lần, vào các năm 1970 và 1980, ca khúc mà ông xưng tụng là “tình khúc hay nhất trong nửa thế kỷ qua”.

VIDEO:

Frank Sinatra – “Something”

Sau khi sơ lược sự nghiệp sáng tác của “Tứ Quái”, chúng tôi viết về ca khúc Yesterday của The Beatles, được Lê Hựu Hà đặt lời Việt với tựa Ngày Hôm Qua.

Theo sự hiểu biết của chúng tôi, đây là ca khúc duy nhất của The Beatles được đặt lời Việt trước năm 1975 (không kể bản Imagine được Vũ Xuân Hùng đặt lời Việt với tựa Một Chút Viễn Mơ, Vi Vân hát trong băng Tình Ca Nhạc Trẻ 3, vì bản này được John Lennon viết sau khi Tứ Quái đã tan rã).

Việc một ban nhạc sáng tác tới 237 ca khúc, trong đó 27 bản đứng No.1, 23 bản được tạp chí ca nhạc Rolling Stone đưa vào danh sách “500 Greatest Songs of All Time”, mà lại chỉ có một bản duy nhất được đặt lời Việt, chúng tôi lý giải như sau:

Một nửa, hoặc hơn nửa cái hay trong nhạc của The Beatles là nghệ thuật phối khí siêu đẳng, phong cách trình diễn độc đáo của họ, nếu đặt lời Việt để các ca sĩ, ban nhạc địa phương trình diễn, sẽ mất hay đi rất nhiều, chưa kể sẽ không có mấy người dám đàn hát, và cho dù có người dám làm công việc này, cũng sẽ không được nhiều đối tượng thưởng thức.

Kể cả bản Yesterday – Ngày Hôm Qua, cho dù đã được Lê Hựu Hà đặt lời Việt khá đạt, cũng không mấy phổ biến. Chúng tôi tin rằng Lê Hựu Hà đã biết trước điều này, nhưng anh vẫn nhất quyết làm, chỉ đơn thuần vì Paul McCartney là thần tượng số một của anh, và với những người có trình độ thẩm âm tương đối, Yesterday là một ca khúc bất hủ.

Hiện nay, lên các trang mạng người ta sẽ được đọc nhiều tư liệu, giai thoại, huyền thoại khác nhau về Yesterday, độc giả có thể tự tìm đọc, còn trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ rất ngắn gọn theo lời kể của chính tác giả.

Paul McCartney đã mất 2 năm trời mới hoàn tất (thu đĩa) ca khúc này. Ý tưởng viết Yesterday đến với Paul McCartney sau một giấc mơ trong năm 1963: trong giấc mơ Paul nghe được một giai điệu cổ điển tuyệt vời mà sau khi thức dậy chàng vẫn còn nhớ. Bị ám ảnh, Paul McCartney nói với các bạn ý định viết một ca khúc dựa trên giai điệu ấy, nhưng đã bị cả ba chàng còn lại trong ban chê là không thích hợp với The Beatles!

Nhưng Paul McCartney nhất định không chịu bỏ cuộc, khiến các bạn phải bực mình. George Harrison than thở:

“Paul không ngớt nói về ca khúc trong mơ ấy. Khiến bạn nghĩ anh ta phải là một Beethoven hay một thiên tài tương tự”.

Biết các bạn không ai hưởng ứng, Paul McCartney quyết định một mình soạn một ca khúc với phần hòa âm gồm tiếng đàn guitar thùng của mình và sự phụ họa của một ban tứ tấu đàn dây (string quartet, gồm 2 vĩ cầm, 1 trung vĩ cầm, 1 trung hồ cầm), chứ không nhờ tới một ai trong ban.

Về lời hát trong Yesterday, Paul McCartney – lúc đó đang chung sống với nữ diễn viên Jane Asher – đã tưởng tượng ra một cuộc tình tan vỡ của ngày hôm qua, trong đó người con gái bỏ đi vì chàng trai nói ra những điều không mấy tốt đẹp.

YESTERDAY

Yesterday,
All my troubles seemed so far away,
Now it looks as though they’re here to stay,
Oh, I believe in yesterday.
Suddenly,
I’m not half the man I used to be,
There’s a shadow hanging over me,
Oh, yesterday came suddenly.
Why she
Had to go I don’t know, she wouldn’t say.
I said,
Something wrong, now I long for yesterday.

Yesterday,
Love was such an easy game to play,
Now I need a place to hide away,
Oh, I believe in yesterday.
Why she
Had to go I don’t know, she wouldn’t say.
I said,
Something wrong, now I long for yesterday.

Yesterday,
Love was such an easy game to play,
Now I need a place to hide away,
Oh, I believe in yesterday.

Mm-mm-mm-mm-mm-mm-mm.

Phụ lục 3: Yesterday, The Beatles

Yesterday được ghi nhận là ca khúc duy nhất của The Beatles không có sự tham gia của John Lennon, George Harrison và Ringo Starr. Bên cạnh đó, âm hưởng cổ điển và lời hát tình tự ai oán đã khiến Yesterday khác hẳn tất cả mọi ca khúc còn lại của The Beatles.

Vì thế, cho dù tên tác giả được ghi là “Lennon – McCartney” (theo sự thỏa thuận giữa John và Paul mà chúng tôi đã đề cập tới ở một đoạn trước), và được gọi là một “ca khúc của Beatles” (Beatles’ song), John, George và Ringo đã bác bỏ việc phát hành Yesterday dưới dạng đĩa đơn (45 vòng) tại Anh quốc, và chỉ đưa vào album Help!, phát hành tháng 8 năm 1965.

Sau đó, trong các buổi trình diễn của The Beatles, khi Paul McCartney hát bản Yesterday, ba người còn lại đứng, ngồi im, cũng có khi chỉ có một mình Paul trên sân khấu.

Phải đợi một tháng sau khi album Help! phát hành tại Anh quốc, Yesterday đĩa đơn mới được phát hành tại Hoa Kỳ, và lên No.1 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Yesterday cũng đứng No.1 tại Bỉ, Hòa-lan và Na-uy, No.2 tại Úc.

Không ít người trước kia từng coi thường Tứ Quái, chê bai nhạc của họ ồn ào, phi nghệ thuật, nay nghe Yesterday của Paul McCartney đã… chết lặng!

Từ đó tới nay, trên 2200 ca sĩ, ban nhạc đã thu đĩa Yesterday, trong đó có Frank Sinatra, Elvis Presley, Matt Monro, Tammy Wynette, The Mamas and the Papas, Marvin Gaye, Ray Charles, Placido Domingo…

VIDEO:

 Frank Sinatra “Yesterday”

Sau này, mặc dù John Lennon không bao giờ thú nhận, người ta tin rằng chính vì vị trí trang trọng mà giới mộ điệu dành cho Yesterday, sau khi The Beatles tan rã, John đã dành hết tâm huyết để sáng tác cho bằng được một ca khúc có giá trị tương đương, để khỏi mang tiếng thua kém Paul. Kết quả là bản Imagine bất hủ, hiện nay đang đứng hạng 3 trong danh sách “500 Greatest Songs of All Time” (Yesterday đứng hạng 13).

Phụ lục 4: Imagine, John Lennon

VIDEO:

Imagine – John Lennon and The Plastic Ono Band (with the Flux Fiddlers)

Trở lại với bản Yesterday được đặt lời Việt trước năm 1975 với tựa Ngày Hôm Qua, theo ký ức của chúng tôi cũng như một bài viết của nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng, tác giả là Lê Hựu Hà. Nhưng sau này tại hải ngoại, các website phổ biến 2 phiên bản Ngày Hôm Qua, một do Ngọc Lan, một do Tuấn Ngọc – Duy Quang – Thái Hiền – Thái Thảo thu CD thì lại ghi là của Nam Lộc.

Để được “yên tâm”, chúng tôi đã liên lạc với nhạc sĩ Nam Lộc để hỏi trực tiếp, và được anh xác định tác giả là Lê Hựu Hà.

Ngày Hôm Qua

Mới hôm qua
buồn phiền trong tôi như đã bay đi xa
mãi đến hôm nay tim còn thấy hoan ca
Nhưng lòng ngỡ như là ngày hôm qua

Biết không em
tưởng chừng như thời gian đã quên không trôi
khiến chúng ta không bao giờ thấy chia phôi
Bao ngày đã qua còn trong tim ta

Bởi vì
Em đã muốn đi thật xa
Tôi nào biết gì
Hôm nay tôi cố gắng quên thời gian
Nhưng lòng vẫn nhớ?

Mới hôm qua
tình yêu như muôn hoa ngất ngây trong ta
mãi đến hôm nay em dù đã đi xa
Tôi còn tiếc than tựa ngày hôm qua

Phụ lục 5: Ngày Hôm Qua / Yesterday, Ngọc Lan

Phụ lục 6: Ngày Hôm Qua / Yesterday, Tuấn Ngọc – Duy Quang – Thái Hiền – Thái Thảo

Trước khi kết thúc bài này, chúng tôi cũng xin có đôi hàng ngắn gọn về hai ca khúc bất hủ khác của The Beatles sau năm 1975 đã được đặt lời Việt là Hey Jude Let It Be.

Hey Jude do Paul McCartney sáng tác (được ghi là “Lennon-McCartney”) năm 1968 với mục đích an ủi Julian, cậu con trai của John Lennon, sau khi cha mẹ cậu (John và Cynthia) chia tay nhau, vì thế tựa đề ban đầu của ca khúc là Hey Jules, khi thu đĩa mới đổi thành Hey Jude.

Ngay tự cấu trúc, Hey Jude đã được xem là một ca khúc độc đáo, mở đầu chỉ với giọng hát và tiếng piano của Paul McCartney, khi bắt đầu một phiên khúc mới, lại có thêm một số nhạc cụ, với đoạn kết (coda) kéo dài hơn 4 phút, khiến chiều dài của cả ca khúc lên tới 7 phút 11 giây, phá kỷ lục của đĩa Light My Fire của ban The Doors năm 1967, chỉ dài 7 phút 6 giây.

Phát hành dưới dạng đĩa đơn, Hey Jude đã lên No.1 tại nhiều quốc gia; riêng tại Hoa Kỳ, Hey Jude đứng No.1 trên Billboard Hot 100 trong 9 tuần lễ liên tục, lâu hơn bất cứ ca khúc nào khác của The Beatles.

Hey Jude được tạp chí ca nhạc Rolling Stone xếp hạng 8 trong danh sách “500 Greatest Songs of All Time”, là thứ hạng cao nhất trong số 23 bản của The Beatles được nằm trong danh sách này.

clip_image006

Hey Jude

Hey Jude, don’t make it bad
Take a sad song and make it better
Remember to let her into your heart
Then you can start to make it better

Hey Jude, don’t be afraid
You were made to go out and get her
The minute you let her under your skin
Then you begin to make it better

And anytime you feel the pain, hey Jude, refrain
Don’t carry the world upon your shoulders
For well you know that it’s a fool who plays it cool
By making his world a little colder
Nah nah nah nah nah nah nah nah nah

Hey Jude, don’t let me down
You have found her, now go and get her
Remember to let her into your heart
Then you can start to make it better

So let it out and let it in, hey Jude, begin
You’re waiting for someone to perform with
And don’t you know that it’s just you, hey Jude, you’ll do
The movement you need is on your shoulder
Nah nah nah nah nah nah nah nah nah yeah

Hey Jude, don’t make it bad
Take a sad song and make it better
Remember to let her under your skin
Then you’ll begin to make it
Better better better better better better, oh

Nah nah nah nah nah nah, nah nah nah, hey Jude
Nah nah nah nah nah nah, nah nah nah, hey Jude
Nah nah nah nah nah nah, nah nah nah, hey Jude
Nah nah nah nah nah nah, nah nah nah, hey Jude……….

VIDEO:

The Beatles – Hey Jude

Sau năm 1975, Hey Jude được Phạm Tuấn Khải, một tác giả ở trong nước, đặt lời Việt với tựa Hỡi Bạn, và được anh trình bày cùng với hai giọng nam Châu Tuấn, Minh Phong.

Phụ lục 7: Hỡi bạn (Hey Jude – LV Phạm Khải Tuấn), Phạm Khải Tuấn, Châu Tuấn, Minh Phong

Sau hết, chúng tôi viết về Let It Be, một ca khúc bất hủ khác của The Bealtes do Paul McCartney sáng tác, phát hành năm 1970, và cũng là đĩa đơn cuối cùng của The Beatles, được đưa vào album có cùng tựa.

Tạp chí Rolling Stone xếp Let It Be đứng hạng 20 trong danh sách “500 Greatest Songs of All Time”.

Let It Be

When I find myself in times of trouble
Mother Mary comes to me
Speaking words of wisdom, let it be
And in my hour of darkness
She is standing right in front of me
Speaking words of wisdom, let it be

Let it be, let it be
Let it be, let it be
Whisper words of wisdom, let it be

And when the broken-hearted people
Living in the world agree
There will be an answer, let it be
For though they may be parted
There is still a chance that they will see
There will be an answer, let it be

Let it be, let it be
Let it be, let it be
Yeah, there will be an answer, let it be
Let it be, let it be
Let it be, let it be
Whisper words of wisdom, let it be

Let it be, let it be
Ah, let it be, yeah, let it be
Whisper words of wisdom, let it be

And when the night is cloudy
There is still a light that shines on me
Shine on until tomorrow, let it be
I wake up to the sound of music,
Mother Mary comes to me
Speaking words of wisdom, let it be

Let it be, let it be
Let it be, let it be
Whisper words of wisdom, let it be

Let it be, let it be
Ah, let it be, yeah, let it be
Whisper words of wisdom, let it be

Paul McCartney cho biết ý định viết ca khúc này đến với anh sau một giấc mơ về bà mẹ của mình; lúc đó là khoảng thời gian căng thẳng của The Beatles vì bù đầu với việc thực hiện “White Album” (1968).

Theo Paul, chữ “Mother Mary” trong lời hát không có ý nói tới Đức Mẹ Maria (Virgin Mary, mẹ của Chúa Cứu Thế) trong Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo, mà để ám chỉ bà mẹ đã mất sớm của mình (khi anh mới lên 14).

Tuy nhiên, cũng theo lời Paul, nếu người ái mộ vì lòng tôn sùng mà liên tưởng tới Đức Mẹ Maria, anh hoàn toàn tôn trọng tín ngưỡng của họ.

clip_image008

Phụ lục 8: Let It Be, The Beatles

Chúng tôi không có cơ hội tìm hiểu trước và sau 1975, đã có nhạc sĩ tên tuổi nào đặt lời Việt cho Let It Be hay chưa; chỉ biết vào năm 2016, thấy trên Google có phổ biến video clip (nhưng chỉ có phần audio) tựa đề “Cứ vui đi, đừng lo nghĩ… (Let it be) của Chu Minh Ký”, một ca nhạc sĩ chuyên đàn (acoustic guitar) hát tại một số quán cà-phê ở Sài Gòn.

VIDEO:

Cứ vui đi, đừng lo nghĩ… (Let it be) –

 

HOÀI NAM

 

 

 

 

©T.Vấn 2018

Bài Mới Nhất
Search