T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Ngộ Không: Chuyện làng văn xóm chữ với bút hiệu (2)


lang van xom chu

Khái Hưng

Khái Hưng tên thật là Trần Khánh Giư, bút hiệu khác Nhị Linh, sinh năm 1896 tại làng Cổ Am, phủ Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương. Con trai Tuần phủ Trần Thế Mỹ, và là anh ruột Trần Tiêu.

Ông đảo lộn tên thật Khánh Giư thành bút hiệu Khái Hưng.

Chuyện Khái Hưng ký tên Bán Than đăng Văn học tạp chí khiến tôi phân vân rất lâu, tôi nhìn thấy ở trong đó rất nhiều điều.

***
Ngoai ra Khái Hưng con ký bút hiệu khác “Bán Than”: (1)

Theo Nhị Linh Cao Việt Dũng, Khái Hưng có đăng bài trên Văn học tạp chí, nhưng không có bút danh “Bán Than” nào (ở đây) cả, và không hề “trước Phong hóa“.
Dưới đây là hai bài báo của Khái Hưng (ký “Trần Khánh Giư”), thuộc loại tài liệu rất khó tìm của mảng “Khái Hưng ngoài Phong hóaNgày nay”)

Bài về Lão giáo trên Văn học tạp chí số 5, tháng Mười 1932:

Ghi tên “Trần Khánh Giư”:

Trần Khánh Giư

1) tướng Trần Khánh Dư, quê ở Hải Dương, vì tiêu diệt quân Nguyên lần thứ hai ở Vân Đồn nên được vua Trần phong tước vương. Sau vì lọan luân với công chúa nhà Trần (cũng là con dâu của đức Trần Hưng Đạo) nên bị cất chức, phải đi “bán than” ở Chí Linh. (Trần Khánh Giư. Cũng quê ở Hải Dương như Trần Khánh Giư).

(Nhị Linh)

Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân có ba bút danh Nhất Lang, Thanh Thuỷ, và Ân Ngũ Tuyên.

Ân Ngũ Tuyên chiết (tự) ra từ tên họ.

Hoặc:

Tuấn Thừa Sắc chiết (tự) ra từ tên.

Chóe

Nguyễn Hải Chí cầm đến tòa báo trên đường Nguyễn An Ninh (bên hông Chợ Bến Thành), ở lầu hai, một bức hí họa.

Tôi cười ngất. Chóe vẽ đúng những điều tôi hy vọng: vẽ như dùng dao khắc vào gỗ. Tôi ngắm đi ngắm lại bức hí họa đầu đời của Nguyễn Hải Chí:

“Cậu chưa ký tên.”

“Tôi không biết ký tên gì.”

“Mấy thằng Tây vẽ hí họa chỉ ký tên có một chữ. Như thằng Tim. Tên cậu là Chí. Ký là Chóe đi.”

Nguyễn Hải Chí ngồi xuống, viết chữ Chóe ở góc dưới tấm tranh. Từ đó làng báo Việt ngữ có một nhà vẽ hí họa xuất hiện. Năm 1973 một cuốn sách Anh ngữ in toàn tranh Chóe, do Glade Publications xuất bản ở North Carolina, Hoa Kỳ, ngoài bìa đề: The World of Chóe, Vietnam’s Numberone Editorial Cartoonist. (Thế giới của Chóe, nhà hí họa thời chính số 1 Việt Nam). Tác giả cuốn sách không in tên ngoài bìa nhất, mà ở bìa 4: Barry Hilton. Chóe vẽ biếm họa từ Diễn Ðàn, và ngay đó trên Khởi Hành, song Nguyễn Hải Chí xuất thân từ Khởi Hành, 1969.

Từ đó bút hiệu Chóe như một tinh quang đã chói ngời với thời gian…

(Chóe, vua hí họa thời thế – Viên Linh)

Bút hiệu đặt theo một câu văn Tàu:

Cụ Trần Trọng Kim (1882-1953), tác giả hai bộ sách Việt Nam Sử Lược và Nho Giáo, có bút hiệu là Lệ Thần. Cụ lấy tên này vì tên cụ là Kim, nghĩa là vàng. Tục ngữ Tàu có câu: Ngọc ẩn Côn Sơn, kim sanh Lệ Thủy, nghĩa là ngọc ẩn ở núi Côn, vàng sinh ra ở sông Lệ.

Cụ Kim chọn bút hiệu Lệ Thần vì muốn thần phục sông Lệ.
***

Cụ Lê Dư, một tay bút chiến cự phách của làng báo Việt Nam buổi ban đầu, lấy bút hiệu là Sở Cuồng. Cụ lấy bút hiệu này vì tên cụ giống tên nhà triết học thời Chiến Quốc là Tiệp Dư, người nước Sở, có tên hiệu là Sở Cuồng.

Học giả Phạm Quỳnh đã giải thích vì sao ông chọn bút hiệu Thiếu Hoa Đường. Ông viết:
Cụ Phạm Quý Thích hiệu Lập Trai, biệt hiệu Hoa Đường. Vì chính cụ là người làng Lương Ngọc tôi, trước là làng Lương Đường, mà tên về đời Lê là Hoa Đường. Tôi mộ cái tài học danh tiết một bậc tiền bối, lại vừa là vị chân nho ôn hòa thuần túy cũng lạm lấy tên Hoa Đường làm biệt hiệu. Tên cụ là Lão Hoa Đường mà cho mình là Thiếu Hoa Đường.
(Nghệ Danh)
Bút hiệu đặt theo nguyên tắc tên tự

 Theo nguyên tắc này, tên chánh và bút hiệu có ý nghĩa gần giống nhau. Ví dụ nhà văn Đào Trinh Nhất (1900-1951) tự là Quán Chi, bút hiệu là Bất Nhị. Nhất nghĩa là một, Bất Nhị nghĩa là không phải là hai. Còn tên tự Quán Chi, Quán và Nhất đều có nghĩa hạng nhất, đứng đầu (Ví dụ quán quân). Nhà văn Hồ Văn Trung (1885-1958), tác giả hàng trăm cuốn tiểu thuyết, có bút hiệu là Biểu Chánh. Chữ Trung và Chánh đều có nghĩa là ngay thẳng.
(Nghệ Danh)

Đòan Phú Tứ

 Đoàn Phú Tứ sinh tại Hà Nội. Quê quán ông ở làng Tử Nê, tỉnh Bắc Ninh. Lúc trẻ, ông học ở trường Bưởi và trường Albert Sarraut. Ông là một nhà soạn kịch, dịch giả nổi danh.

Khoảng năm 1935, ông bắt đầu viết kịch. Và trong khoảng thời gian 10 năm sau đó, ông đã viết và cho in nhiều kịch. Ngoài ra, ông còn là người tổ chức kịch đoàn (ban kịch Tinh hoa).

Ông viết cho các báo Phong Hóa, Ngày Nay, Hà Nội báo..Năm 1937, ông làm Chủ nhiệm tờ Tinh hoa.

Khi viết, ông ký tên thật hoặc các bút danh như : Tam Tinh, Tuấn Đô, và… Ngộ Không,

Bút danh Ngộ Không ông dựa vào “Vạn sự giai không” là mọi thứ trên đời đều là tạm bợ, hư ảo không có thật. “Vạn sự giai không” thể hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan căn bản nhất của tư tưởng đạo Phật: anh không có, tôi cũng không có; nhan sắc cũng không, tình yêu cũng không; cả thế giới này là một chữ “Không” to tướng.

Kinh Bát nhã ba la mật chép: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” (Sắc chính là không, không chính là sắc). Than ôi, đến cái đẹp của phụ nữ – nguồn cảm hứng vô tận trong văn học nghệ thuật nhân loại – cũng không có nữa thì thế giới này quả thật đáng buồn.

Tác phẩm kịch thành danh của ông: Mơ hoa, Ghen, Ngã ba, Thằng cuội ngồi gốc cây đa (kịch ngắn đăng báo báo Thông tin, 1944). Ngoài ra, tuy ít làm thơ, nhưng ông cũng nổi tiếng trên thi đàn trong phong trào Thơ mới với bài thơ “Màu thời gian” (*). Với thi pháp đặc sắc, cùng với thi tứ chân thành mà kín đáo, bài thơ đã được nhiều người tán thưởng.

(Nghệ Danh)

 

Ngộ Không

(Sưu Tập)

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2018

 

 

 

 

Bài Mới Nhất
Search