T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Nhật Ngân: Tình Yêu Ôi Tình Yêu (Oh! Mon Amour)

“. . .Oh! mon Amour, do Christophe thu đĩa năm 1972. Đây không chỉ là đĩa hát thành công nhất, phổ biến nhất của Christophe trước năm 1975 tại miền Nam VN, tại các quốc gia nói tiếng Pháp hoặc chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp, mà còn ở nhiều quốc gia khác trên tế giới. Thế nhưng Oh! mon Amour lại không phải là một sáng tác của Christophe, hoặc do anh viết chung với một tác giả khác, mà của ba tác giả Paul de Senneville, Olivier Toussaint, và Michaële.. .”

Nhật Ngân: Tình Yêu Ôi Tình Yêu (Oh! Mon Amour)

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

tinh yeu 01

tinh yeu 02

tinh yeu 03

tinh yeu 04

Tình Yêu Ôi Tình Yêu (Oh! Mon Amour) – Lời Việt: Nhật Ngân

Trình Bày: Thanh Lan (Pre 75)

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:“Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..( T.Vấn: Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam).

©T.Vấn 2018

Đọc Thêm:

Hoài Nam: NHỮNG CA KHÚC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (51) – NHẠC PHÁP – Oh! mon Amour (Tình yêu, ôi tình yêu), De Senneville & Toussaint, Michaële

Đọc Thêm:

Vĩnh biệt danh ca Christophe,người dệt mộng mơ cho khán giả yêu nhạc Pháp

Christophe là một trong những ca sĩ đại diện cho dòng nhạc Pháp trữ tình làm rung động hàng triệu con tim bằng những giai điệu tuyệt vời.

Ngày 16/4 (theo giờ địa phương), danh ca người Pháp Christophe đã qua đời sau khi bị một số triệu chứng về phổi tại bệnh viện ở thành phố  Brest (tỉnh Finistère, Pháp).

Trước đó, ông phải nhập viện vì suy hô hấp, vợ ông cho biết ông qua đời vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Mặc dù một số báo địa phương đưa tin ông qua đời vì Covid-19 nhưng vợ ông không chia sẻ về vấn đề này.

Danh ca Christophe

Christophe tên thật là Daniel Bevilacqua, sinh năm 1945 tại Juvisy-sur-Orge (nay là Essonne), có niềm đa mê ca hát và sớm trở nên nổi tiếng từ khi còn rất trẻ. Ở thập niên 60, ông nổi danh với ca khúc Aline, một trong những bản hit đình đám nhất thời điểm đó, từng làm thổn thức bao trái tim người yêu âm nhạc thế giới.

Ngay sau khi ra mắt, ca khúc lập tức trở thành hiện tượng trong mùa hè cùng năm và đứng đầu danh sách ở Pháp và Bỉ với 1 triệu đĩa bán ra. Đến nay, có 3,5 triệu đĩa Aline được tiêu thụ trên toàn cầu.

Hàng loạt ca khúc từng làm nên tên tuổi Christophe sau như Les Marionnettes, Les mots bleus, Maman, Je ne J’aime plus, Main dans la main, Mal, Oh! mon amour, J’avais dessiné/Sur le sable/Son doux visage/Qui me souriait/Et j’ai crié, crié/Aline/Pour qu’elle revienne/Et j’ai pleuré, pleuré/Oh! J’avais trop de peine…… được đánh giá là những ca khúc bất hủ mọi thời đại và có sức ảnh hưởng lớn trong nền âm nhạc toàn cầu.

Christophe nhận giải thưởng lớn về ca khúc của Viện Charles-Cros (2008), giải thưởng lớn về ca khúc Pháp của SACEM (2010) và Bắc đẩu bội tinh (2014).

Cuối thập niên 1960, Christophe gần như biến mất khỏi sân khấu. Phải đến tận năm 1973, ông mới trở lại với một vài tác phẩm như Les paradis perdus, Les mots bleus, Le beau bizarre… và đặc biệt là Succès fou ra mắt năm 1983, với khoảng 600.000 đĩa bán ra.

Album Bevilacquanăm 1996 đánh dấu bước chuyển mình trong âm nhạc của Christophe khi lần đầu tiên dám thể nghiệm âm nhạc điện tử, khác xa với dòng nhạc mà ông từng nổi danh trước đó.

Đến năm 2008, album Aimer ce que nous sommes một lần nữa cho thấy Christophe tích cực thích nghi với sự thay đổi của âm nhạc thế giới. Ông kết hợp các thể nghiệm về âm nhạc thị giác và điện ảnh. Mặc dù không mấy thành công nhưng điều này cho thấy ông luôn mong muốn được thử thách, mang đến nhưng cái mới cho khán giả.

Những người yêu nhạc Pháp ở Việt Nam từ thập nhiên 1960 – 1970 chắc hẳn đã từng sở hữu những bản nhạc “gối đầu giường” của danh ca Christophe. Có thể nói, sự lãng mạn trong âm nhạc của Christophe và nhạc Pháp nói chung đã ảnh hưởng rất nhiều đến các sáng tác của nhạc sĩ Việt Nam trong giai đoạn này.

Ông từng đến Việt Nam năm 2013 và biểu diễn tại Nhà hát Hòa Bình, TP.HCM trong chương trình ca nhạc từ thiện Christophe Live Concert.

Trước đó, âm nhạc của ông đã được nhạc sĩ Phạm Duy nhiều lần viết lời Việt. Tác phẩm Aline qua giọng hát mượt mà của Christophe đến Việt Nam vào những năm 1965, 1966. Nhạc sĩ Phạm Duy đặt tên cho Aline là Gọi tên người yêu. Bài hát làm rung động con tim bao khán giả Việt Nam qua giọng ca của Thanh Lan, Ngọc Lan, Elvis Phương trước đây hay Bằng Kiều về sau này.

Ca sĩ Elvis Phương cho biết, Christophe là một trong những ca sĩ mà anh chọn bài “hit” để khởi nghiệp. Anh cũng là người thu bản tiếng Việt đầu tiên của Aline, sau đó trình diễn các sáng tác của Christophe lời Việt của nhạc sĩ Nam Lộc (Cho quên thú đau thương), Vũ Xuân Hùng (Biệt khúc, Ái ân lần đầu)…

Nhạc sĩ Vũ Xuân Hùng cho biết từ 1965 – 1975, những tác phẩm của Christophe gần như bao trùm Việt Nam và được nhiều người đón nhận. Anh từng thực hiện những băng Tình ca nhạc trẻ cũng như viết lời cho nhiều ca khúc lời Việt,  đưa tiếng hát của nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín (với Biệt khúc), Pauline Ngọc (Cô bé dễ thương)… đến gần với công chúng.

Thanh Mai

********

Tân Nhạc VN – Nhạc Ngoại Quốc Lời Việt – Nhạc Pháp Xưa – “Cơn Đau Tình Ái” (“Mal”) – Christophe, Phạm Duy.

Chào các bạn,

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc phẩm “Cơn Đau Tình Ái” (“Mal”) của ChristophePhạm Duy.

Christophe tên thật Daniel Bevilacqua, là một ca sĩ, diễn viên điện ảnh, nhà sản xuất, và nhà sáng tác ca khúc người Pháp. Ông sinh ngày 13 tháng 10 năm 1945 tại thành phố Juvisy Sur Orge, ngoại ô Paris. Thân phụ ông là người Italian.

Christophe nổi tiếng năm 1965 với nhạc phẩm đầu tiên do ông sáng tác, “Aline”. Tiếp theo là nhạc phẩm “Oh! Mon Amour” ông hát bằng hai thứ tiếng, French và Italian. Sau một thời gian ngắn tạm nghĩ, ông trở lại năm 1971 cùng với Françis Dreyfus, giám đốc của công ty phát hành đĩa nhạc “Motors Record Label” (“Disques Motors”), người trở thành nhà sản xuất các đĩa nhạc của Christophe sau này.

Kết quả sau đó là “Les Paradis Perdus” ra đời năm 1973. Tiếp theo là “Les Mots Bleus” (lời của Jean Michel Jarre) năm 1974, và “Le Beau Bizarre” năm 1978.

Năm 1983, ông thu âm và phát hành đĩa đơn “Succès Fou”, kế đến là album “Clichés D’amour” năm 1984 – trong đó ông trình bày các nhạc phẩm cổ điển của thập niên 1950s-1960s như: “Arrivederci Roma”, “Dernier Baiser”…

Năm 1985, ông sáng tác nhạc phẩm “Ne Raccroche Pas”, nhạc phẩm được cho là ông viết về Công chúa Stephanie of Monaco. Năm sau ông sáng tác bài “Boule De Flipper” cho Corynne Charby.

Năm 1996, ông phát hành album “Bevilacqua”, rồi đến album “Comm’ Si La Terre Penchait” năm 2001. Tháng 2 năm 2002, ông trình diễn live tại Clermont Ferrand sau hai thập kỷ vắng bóng, tiếp theo là hai show tại Olympia trong tháng 3 cùng năm.

Ca nhạc sĩ Christophe.

Ca nhạc sĩ Christophe.

Dù rằng đến sau các thế hệ đàn anh Claude François, Johnny Hallyday, Adamo, nhưng những tác phẩm của ông đã chinh phục trái tim của người ái mộ khắp nơi. Số lượng đĩa nhạc của ông được tiêu thụ trên thế giới đã chứng minh ông là một hiện tượng của nền nhạc trẻ nước Pháp thời bấy giờ.

Ông bỏ học đường để theo học đàn guitar và đàn harmonica từ thời còn ở cấp trung học. Rồi ông thành lập ban nhạc đầu tiên tên “Danny Baby Et Les Hooligans” năm 1961. Christophe chịu ảnh hưởng không nhỏ của văn hóa nghệ thuật Hoa Kỳ. Tài tử điện ảnh James Dean là thần tượng của ông. Đồng thời Christophe cũng thần tượng ca nhạc sĩ người Mỹ gốc Phi Châu, John Lee Hooker. Có một thời ông cũng mê thích giọng hát của hai danh ca Édith Piaf và Gilbert Bécaud.

Francis Dreyfus, một nhạc sĩ chuyên về nhạc jazz thành lập công ty phát hành đĩa nhạc “Les Disques Motors” năm 1971, cùng với Jean Michel Jarre đã giúp nâng đở cho Christophe thực hiện giai đoạn hai trong sự nghiệp âm nhạc bằng những tác phẩm để đời của ông.

“Mal” là một trong những tác phẩm để đời này. “Mal”, một tác phẩm với thể loại jazz électronique, là tác phẩm nổi tiếng đầu tiên của Christophe do “Les Disques Motors” phát hành năm 1971.

Sau đó “Mal” du nhập vào Việt Nam được nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt dưới tựa đề “Cơn Đau Tình Ái” do ca sĩ Thanh Lan thu âm và phát hành hai phiên bản Pháp và Việt được công chúng thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông – Sài Gòn yêu thích từ đó đến nay.

Christophe năm 2013.

Christophe năm 2013.

Năm 2003, Christophe được vinh danh và nhận giải thưởng “Victoires De La Musique” tại hí viện Olympia ở Paris.

Năm 2008, album #13 của ông, “Aimer Ce Que Nous Sommes”, nhận giải album hay nhất của viện âm nhạc “Académie Charles Cros”.

Năm 2010, ông nhận giải “Grand Prix De La Chanson Française” của SACEM (Société Des Auteurs, Compositeurs Et Éditeurs De Musique).

Ngày 23 tháng 11 năm 2013, ông đến Sài Gòn trình diễn ở rạp hát Hòa Bình do tổ chức từ thiện “Poussières De Vie” bảo trợ. Tổ chức này dùng tổng số tiền thu buổi trình diễn của ông cho công cuộc giúp đở trẻ em nghèo tại Việt Nam.

Ngày 31 tháng 12 năm 2014, ông được phong tước hiệu “Ordre National De La Légion D’honneur” – một tước hiệu cao quý nhất của nước Pháp do vua Napoléon Bonaparte ban hành năm 1802.

https://dotchuoinon.files.wordpress.com/2016/09/demnay_thanh-lan-vc3a0-duy-quang-trc3acnh-die1bb85n-te1baa1i-sc3a2n-trc6b0e1bb9dng-taberd-the1baadp-nic3aan-1960s.jpg

Thanh Lan và Duy Quang trình diễn tại sân trường Taberd. (Thập niên 1960s)

https://dotchuoinon.files.wordpress.com/2016/09/demnay_thanh-lan1.jpg
Ca sĩ Thanh Lan ngày nay.

Thanh Lan là một ca sĩ, và diễn viên điện ảnh. Cô là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi thành công trên cả ba lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh và sân khấu. Cô nổi tiếng với các ca khúc Pháp, là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thời kỳ đầu của phong trào Nhạc Trẻ ở Sài Gòn. Với điện ảnh, cô đã tham gia các bộ phim nổi tiếng như “Tiếng Hát Học Trò”, “Ván Bài Lật Ngửa”. Cô được xem là một hiện tượng của thời ấy.

Thanh Lan tên thật là Phạm Thái Thanh Lan, sinh ngày 1 tháng 3 năm 1948 tại Vinh, Nghệ An. Thuở nhỏ, Thanh Lan học ở trường trung học Marie Curie, sau đó cô theo học Đại Học Văn Khoa Sài Gòn và tốt nghiệp năm 1973. Sau 1975, Thanh Lan ở lại Việt Nam tiếp tục ca hát và đóng phim. Cuối năm 1993, cô sang định cư tại California, Hoa Kỳ, và từ đó đến nay cô luôn tích cực hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc.

Thanh Lan tham gia nghệ thuật rất sớm. Từ năm 9 tuổi, cô học dương cầm với các nữ tu ở trường Saint Paul, sau đó được vợ nhạc sĩ Thẩm Oánh và nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi hướng dẫn. Từ khi còn là nữ sinh của trường Marie Curie, Thanh Lan đã bắt đầu hát trên đài phát thanh VTVN trong ban Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức và tham gia trong ban nhạc sinh viên Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà – đây cũng là một ban nhạc có khuynh hướng Việt hóa nhạc trẻ đầu tiên ở Sài Gòn thời đó.

mal_phap

Nhạc phẩm “Mal” (Tác giả: Christophe)

Mal
Au fond du cœur
Oui j’ai mal
Mal
De la vie me fait mal
De temps en temps
Quand je regarde le soleil
Qui vole
Qui vole
Au fond du ciel
Je me souviens
D’un prénom qui me fait mal
D’une robe
D’un soulier de premier bal
Je me souviens
Des paroles d’une chanson
Où venaient souvent
Des mots dans les frissons

Mal
Dans une mer de corail
Mal
La couleur bleu me fait mal
De temps en temps
Quand je regarde le soleil
Qui vole
Qui vole
Au fond du ciel
Je me souviens
D’un prénom qui me fait mal
D’une robe
D’un soulier de premier bal
Je me souviens
Des paroles d’une chanson
Où venaient souvent
Des mots dans les frissons

Mal
Au fond du cœur
Oui j’ai mal
Mal
De la vie me fait mal
De temps en temps
Quand je regarde le soleil
Qui vole
Qui vole
Au fond du ciel
Je me souviens
D’un prénom qui me fait mal
D’une robe
D’un soulier de premier bal
Je me souviens
Des paroles d’une chanson
Où venaient souvent
Des mots dans les frissons

Mal
Mal
Oui j’ai mal
Bien trop mal
Mal
Mal
Oui j’ai mal

Nhạc sĩ Phạm Duy.

Nhạc sĩ Phạm Duy.

 

mal_viet

Nhạc phẩm “Cơn Đau Tình Ái” (“Mal” – Lời Việt: Phạm Duy)

Đau! Từ đáy trái tim ta buồn đau
Đau! Suốt bấy lâu ta vẫn đau vẫn mang ưu sầu
Nhìn nắng hắt hiu ôi nắng yêu
Theo nhau khoe màu bay trên trời cao nắng chiếu

Ta vẫn thương ta vì nhớ mãi tên người xa
Ta thương ta vì xót xa em trong áo hoa khiến ta hững hờ
Vì nhớ tiếng ca em ôm ấp ta đêm dạ hội ngọc ngà
Câu ca làm rung cõi nhớ…

Đau! Bằng sóng biếc cao nơi biển xanh
Đau! Với áng mây bay vút mau khiến ta ưu sầu
Nhìn nắng hắt hiu ôi nắng yêu
Theo nhau khoe màu bay trên trời cao nắng chiếu

Ta vẫn thương ta vì nhớ mãi tên người xa
Ta thương ta vì xót xa em trong áo hoa khiến ta hững hờ
Vì nhớ tiếng ca ôm ấp ta đêm dạ hội ngọc ngà
Câu ca làm rung cõi nhớ…

Dưới đây mình có bài:

– Mal (Cơn đau tình ái), CHRISTOPHE (trích)

Cùng với 3 clips tổng hợp nhạc phẩm “Cơn Đau Tình Ái” (“Mal”) do chính Christophe và ca sĩ Thanh Lan trình diễn để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn,

Túy Phượng

Theo Wikipedia)

mal_hn1

Mal (Cơn đau tình ái), CHRISTOPHE (trích)

(Hoài Nam)

Tiếp tục giới thiệu những ca khúc Pháp được ưa chuộng trong thời “nhạc trẻ” ở Sài Gòn trước năm 1975, kỳ này chúng tôi viết về bản Mal của Christophe, ngày ấy được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Cơn đau tình ái.

Xuất hiện sau Claude François, Johnny Hallyday, và Adamo, Christophe đã một sớm một chiều thu phục các “baby boomers” với những ca khúc “phản kháng văn hóa” của anh.

Mức độ ái mộ và số đĩa của Christophe bán ra trên thế giới nói chung không nhiều bằng Adamo, tuy nhiên nếu chỉ tính ở Pháp, ở các quốc gia nói tiếng Pháp, hoặc chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp, trong đó có Việt Nam, Christophe phải được xem là thần tượng số một, là ông vua không ngai của làng nhạc trẻ Pháp quốc.

Tại miền Nam VN ngày ấy, đã có hàng chục ca khúc của Christophe được đặt lời Việt. Vì thế, chúng tôi sẽ phải dành ra hai kỳ mới có thể giới thiệu tương đối đầy đủ những ca khúc nổi tiếng của anh.

Một cách ngắn gọn, có thể viết Christophe là một sự tương phản hoàn toàn với một Adamo trữ tình và hài hòa.

Anh là ca sĩ Pháp đầu tiên của thời hậu chiến đã lồng vào các ca khúc của mình, kể cả tình khúc, tư tưởng phản kháng xã hội, bi quan trước cuộc sống, nghi ngại trong tình yêu, và lối sống bạt mạng.

Christophe chỉ có một điểm duy nhất giống Adamo: cả hai đều là người gốc Ý.

Christophe tên thật là Daniel Bevilacqua, ra chào đời ngày 13/10/1945 tại Paris trong một gia đình khá giả, ông bố là một kỹ nghệ gia, bà mẹ làm chủ một tiệm may.

Ngay từ nhỏ, Christophe đã mê xem phim Mỹ, từ đó ảnh hưởng lối sống Mỹ, và tôn nam diễn viên Mỹ James Dean làm thần tượng. Kết quả, tính tới năm 16 tuổi, cậu học trò trung học “nổi lọan” đã đổi trường – tự ý hoặc bị đuổi học – trên 10 lần!

Về âm nhạc, bắt đầu từ năm 8 tuổi, Christophe đã say mê tiếng hát của Édith Piaf và Gilbert Bécaud. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau Christophe lại thích nghe nhạc blues, một sự kiện hơi khác thường đối với một cậu bé mới lớn. Thần tượng của Christophe là ca nhạc sĩ da đen John Lee Hooker của Mỹ.

[John Lee Hooker (1917-2001), là tay đàn guitar kiêm ca sĩ nhạc blues nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ. Ngoài những bản đứng No.1 trên bảng xếp hạng Billboard, ông còn tạo ảnh hưởng rất mạnh nơi những thế hệ ca nhạc sĩ blues đi sau]

Sau này, Christophe cho biết khi sáng tác, anh chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thi sĩ, nhạc sĩ kiêm nhà soạn nhạc Georges Brassens (1921-1981) của Pháp.

Ngay trong những năm đầu của bậc trung học, thấy trước tương lai của mình trên con đường học vấn không mấy sáng sủa, Christophe đã quyết định sẽ theo đuổi nghiệp cầm ca, theo học guitar và khẩu cầm (harmonica).

Năm 1961, Christophe, lúc ấy còn mang tên cúng cơm Daniel Bevilacqua, đứng ra thành lập một ban nhạc tài tử lấy tên là Danny Baby et les Hooligans (“Danny” là viết tắt của “Daniel” theo kiểu Mỹ), trong đó anh vừa đàn guitar vừa hát những ca khúc Mỹ bằng một thứ tiếng Anh phát âm sai bét.

Năm 1963, sau 6 tháng “thụ huấn quân dịch” theo luật định, Daniel Bevilacqua bắt đầu sự nghiệp sáng tác và hát solo dưới nghệ danh Christophe, thu đĩa ca khúc đầu tay của mình, bản Reviens Sophie, tại phòng thu âm Golf Drouot.

[Golf Drouot là một cơ sở thu đĩa độc lập, thành lập năm 1955, hoàn toàn mang tính cách vô vị lợi, với mục đích giúp những ca nhạc sĩ chưa có tên tuổi có phương tiện thu đĩa]

Đĩa single (45 vòng) Reviens Sophie không gây được tiếng vang và chìm vào quên lãng. Nhưng Christophe không nản, tiếp tục sáng tác và thu đĩa, để rồi 2 năm sau, 1965, khi chưa tròn 20 tuổi, đã vụt nổi với ca khúc Aline.

Aline, cùng với bản J’entends siffler le train (500 Miles) của Richard Anthony, đã trở thành hai ca khúc được ưa chuộng nhất trong năm 1965, bán được trên một triệu đĩa.

mal_hn2

Riêng tại miền Nam VN ngày ấy, Aline không chỉ được giới trẻ ưa chuộng hơn J’entends siffler le train mà còn qua mặt cả La Nuit của Adamo.

ALINE

J’avais dessiné sur le sable
Son doux visage qui me souriait
Puis il a plu sur cette plage
Dans cet orage elle a disparu
Et j’ai crié, crié:
“Aline”, pour qu’elle revienne
Et j’ai pleuré, pleuré
Oh, j’avais trop de peine
Je me suis assis auprès de son âme
Mais la belle dame s’était enfuie
Je l’ai cherchée sans plus y croire
Et sans un espoir pour me guider
Et j’ai crié, crié:
“Aline”, pour qu’elle revienne
Et j’ai pleuré, pleuré
Oh, j’avais trop de peine
Je n’ai gardé que ce doux visage
Comme une épave sur le sable mouillé
Et j’ai crié, crié:
“Aline”, pour qu’elle revienne
Et j’ai pleuré, pleuré
Oh, j’avais trop de peine
Et j’ai crié, crié:
“Aline”, pour qu’elle revienne
Et j’ai pleuré, pleuré
Oh, j’avais trop de peine
Et j’ai crié, crié:
“Aline”, pour qu’elle revienne
Et j’ai pleuré, pleuré

Trước năm 1975, Aline đã được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Gọi tên người yêu, và bản này gần như đã trở thành độc quyền của tiếng hát Elvis Phương, trong băng nhựa Tình Ca Nhạc Trẻ ngày ấy cũng như trên CD tại hải ngoại sau này (anh thường hát lời Pháp trước lời Việt).

Gọi tên người yêu

Ngồi họa hình người tình… trên bãi cát vàng
Hình dáng em ngoan… nụ cười ôi mến thương
Rồi trời mịt mù… làn mưa rồi xóa nhòa
Hình dáng nên thơ… chìm dần trong bão mưa…

Rồi anh sẽ hét…
Sẽ hét lên, hét lên… gọi tên người yêu
Rồi anh sẽ khóc…
Sẽ khóc lên, khóc lên… lòng đau triền miên…
Rồi anh sẽ hét…
Sẽ hét lên, hét lên… gọi tên người yêu
Rồi anh sẽ khóc…
Sẽ khóc lên, khóc lên… lòng đau triền miên…

Ngồi buồn tủi ngoài đời… tưởng như ngồi với người
Người đã xa xôi… người đi mất hơi
Rồi tìm, tìm hoài… rồi như ngóng đợi
Người hỡi có ai… tìm em giúp tôỉ
Rồi anh sẽ hét…
Sẽ hét lên, hét lên… Aline gọi tên người yêu
Rồi anh sẽ khóc…
Sẽ khóc lên, khóc lên… lòng đau triền miên…
Rồi anh sẽ hét…
Sẽ hét lên, hét lên… Aline gọi tên người yêu
Rồi anh sẽ khóc…
Sẽ khóc lên, khóc lên… lòng đau triền miên…

Chỉ còn họa hình… mặt người trên nền cát mềm
Nằm chết êm êm… chìm dần trong nước lên…
Rồi anh sẽ hét…
Sẽ hét lên, hét lên… Aline gọi tên tên người yêu
Rồi anh sẽ khóc…
Sẽ khóc lên, khóc lên… lòng đau triền miên…

Cũng trong năm 1965, Christophe đã tung ra nhiều ca khúc rất được ưa chuộng khác, như Les Marionnettes, Je ne t’aime plus, Je suis parti, Tu n’es plus comme avant, Noël…

Trong số nói trên, Les Marionnettes (Những con rối) là bản được ưa chuộng nhất tại miền Nam VN, chỉ đứng sau Aline.

Còn bản Je ne t’aime plus (Tôi không còn yêu em nữa) chính là ca khúc đã tạo nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 viết bản Không (với câu đầu “Không, không, không, tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa” dịch từ nguyên tác “Non, non, Je ne t’aime plus).

Riêng bản Je suis parti, như các các “baby boomers” ngày ấy còn nhớ, chính là ca khúc đã giới thiệu tiếng hát Nguyễn Chánh Tín với làng nhạc trẻ.

Trước năm 1975, Je suis parti được một tác giả đặt lời Việt với tựa Biệt khúc, và sau này được một tác giả khác đặt với tựa Biệt khúc tình buồn. Rất tiếc, chúng tôi không được biết tên của cả hai tác giả, và trên những bìa băng, đĩa nhạc mà chúng tôi sưu tầm được cũng không thấy ghi.

Bước qua năm 1966, Christophe tiếp tục làm mưa gió với các bản Excusez-moi monsieur le professeur, J’ai entendu la mer, Maman, Les amoureux qui passent…

Với những người nghe nhạc có trình độ tiếng Pháp tương đối, các ca khúc của Christophe không chỉ đơn thuần mang tính cách giải trí, mà còn phản ánh tâm tư của tuổi đôi mươi thời đại; chẳng hạn bản Excusez-moi monsieur le professeur với nội dung phản kháng học đường, bản Maman nói về những hối tiếc muộn màng của một người mẹ sau khi mất đứa con trai yêu quý, bản Les amoureux qui passent với những vết hằn của một cuộc tình đã chia xa…

Tính tới cuối thập niên 1960, Les amoureux qui passent đã được nhiều người đánh giá là tình khúc hay nhất của Christophe.

Trước năm 1975, Les amoureux qui passent đã được Nam Lộc đặt lời Việt với tựa Một thời để yêu.

Một thời để yêu

Chút ánh sáng cho cuộc đời
Cất tiếng hát cho một Người
Có mắt biếc soi nụ cười
Tươi như cánh hoa tình ái
Đã biết nói yêu một lần
Sẽ thấy đớn đau thật gần
Sẽ thấy nắng phai nhạt dần
Khi vương vấn trong tình yêu

Đời là một thời để yêu
Yêu trong bóng đêm lẻ loi
Yêu cho bao nỗi đắng cay
Yêu cho quên từng ngày tháng
Tình là một lần được mơ
Mơ trong bóng đêm lẻ loi
Có những chiếc lá úa rơi
Rôi chơi vơi vào trời tối…
Có biết đắng cay một lần
Mới tiếc nuối ân tình này
Mới biết nhớ mong từng ngày
Như khi thấy nhau lần cuối
Hết đắm đuối trong cuộc tình
Hết đứng ngóng trông Người tình
Sẽ thấy đớn đau một mình
Như khi tiễn nhau lần cuôi..
Những phút cuối trong cuộc đời
Vẫn thấy nhớ thương một Người
Lúc nhắm mắt xin nụ cười
Thay cho chiếc hôn lần cuối.

Ngày ấy, và cả sau này, Les amoureux qui passent / Một thời để yêu (mà khá nhiều bản in viết sai thành “Một thời để chết”) rất được các giọng ca nữ ưa chuộng, như Thanh Lan, Kiều Nga, Minh Xuân, Ngọc Lan, Ngọc Hạ…

Thế nhưng với không ít nghệ sĩ trẻ nổi tiếng quốc tế, sự thành công vượt bực trong một thời gian quá ngắn đôi khi lại trở thành con dao hai lưỡi. Chúng tôi muốn nói tới cuộc sống cá nhân của Christophe, chàng ca sĩ đã tôn James Dean làm thần tượng.

mal_hn3

James Dean (1931-1955) là nam diễn viên Mỹ được giới trẻ trên thế giới ái mộ bậc nhất thời bấy giờ, qua các vai trò trên màn bạc cũng như cuộc sống đời thường.

Chỉ với ba cuốn phim East of Eden, Rebel Without a Cause, Giant, trong thời gian chưa đầy 2 năm, James Dean không chỉ chứng tỏ được tài nghệ xuất chúng mà còn trở thành biểu tượng của phản kháng xã hội, trở thành thần tượng của cả một thế hệ.

Song song, lối sống bạt mạng của James Dean cũng trở thành một thứ khuôn mẫu cho giới trẻ bắt chước, nhất là say mê tốc độ.

Năm 1954, sau khi đóng xong cuốn phim East of Eden, James Dean đã mua một số xe đua trong đó có hai chiếc Triumph T110 và Porsche 356 để tập dợt. Chỉ một thời gian ngắn sau, chàng diễn viên 23 tuổi đã tham dự các cuộc đua chuyên nghiệp tại Palm Springs và Bakersfield, California, với kết quả về nhì và về hạng ba.

Ước ao lớn nhất, mục tiêu tối hậu của James Dean là tham dự cuộc đua nổi tiếng nhất nước Mỹ Indianapolis 500, nhưng đã không thể sắp xếp tham dự vì đang bận đóng cuốn phim Rebel Without a Cause vào thời gian này.

Sau đó, trong lúc tham dự cuộc đua ở Santa Barbara nhân dịp Memorial Day, 30/5/1955, chiếc xe của James Dean bị “nổ máy” (blown piston); vì thế hãng phim Warner Brothers đã ra lệnh cấm James Dean tham dự các cuộc đua cho tới khi đóng xong cuốn phim Giant.

Ngay sau khi Giant hoàn tất phần thu hình, James Dean trở lại với trường đua, lần này là ở Salinas, California. Nhưng James Dean đã không bao giờ tới được trường đua này: vào lúc 5 giờ 15 phút chiều 30/9/1955, trên đường từ Los Angeles tới Salinas, chiếc xe Porsche 550 Spider của James Dean đang phóng như bay thì đụng phải một chiếc xe quẹo ẩu trên Route 466, và chàng diễn viên được ghi nhận đã tắt thở lúc 6 giờ 20 tại bệnh viện Paso Robles War Memorial Hospital. Khi ấy James Dean mới 24 tuổi !

Như chúng tôi có lần đề cập tới trong bài 26, viết về bản Tell Laura I Love Her (Trưng Vương khung cửa mùa thu), cái chết bi thảm của James Dean chẳng những đã không khiến giới trẻ lái xe cẩn thận hơn, mà ngược lại, còn tác động tích cực tới bản tính hiếu thắng, thúc đẩy họ bắt chước thần tượng của mình.

Một trong những người trẻ ấy chính là Christophe!

Từ năm 1966, hình ảnh Christophe lái bạt mạng trên những chiếc xe thể thao hiệu Ferrari và Lamborghini đã trở thành quá quen thuộc. Tới năm 1968, Christophe còn theo học một khóa lái phi cơ thể thao biểu diễn!

Về cuộc sống tình cảm, cùng với nhiều mối tình lẻ, từ cuối năm 1965, Christophe cặp kè thân mật (nhưng không chung sống) với nữ ca sĩ Pháp Michèle Torr.

mal_hn4

Michèle Torr, sinh năm 1947, là người trẻ nhất trong số nữ ca sĩ trẻ của Pháp thời bấy giờ, nhưng lại chuyên trình bày những ca khúc êm dịu hoặc bán cổ điển. Năm 1962, vào tuổi mới 15, Michèle Torr đã vụt nổi tiếng khi thu đĩa ca khúc Exodus (Về miền đất hứa) của “nữ tiền bối” Édith Piaf. Trong sự nghiệp ca hát kéo dài cho tới nay, Michèle Torr đã bán ra trên 30 triệu đĩa hát.

Cùng với giọng hát, Michèle Torr còn nổi tiếng với nhan sắc, mái tóc vàng, và một thân hình lý tưởng của một minh tinh màn bạc. Vì thế, truyền thông Pháp đã gọi Michèle Torr là “Édith Piaf tóc vàng”.

Mới đây, mặc dù đã sắp bước vào tuổi “cổ lai hi”, Michèle Torr vẫn còn được độc giả của tạp chí thời trang thượng lưu Glam’mag bầu là nữ ca sĩ sexy nhất thế giới trong hai năm liền (2015, 2016).

Bên cạnh ca hát, Michèle Torr còn là một tác giả viết sách khá ăn khách.

Trở lại với năm 1967, kết quả của cuộc tình Christophe – Michèle Torr là bé trai Romain, ra chào đời ngày 18/6/1967. Ít lâu sau, hai người chia tay.

[Sau này, Christophe kết hôn với Véronique và có thêm cô con gái Lucie. Véronique là em gái cùng mẹ khác cha với ca nhạc sĩ Alain Kan (1944 –1990), một tên tuổi độc đáo trong làng nhạc Pháp, biệt tích năm 1990]

Vì dành quá nhiều thì giờ cho những đam mê và hưởng thụ của cá nhân, trong khoảng thời gian từ năm 1967 tới đầu năm 1971, Christophe đã không còn sáng tác và thu đĩa nhiều như trong những năm trước đó. Trong khoảng thời gian đó, Christophe đã chỉ có dăm ba bản – La petite gamine, La petite fille du 3e, Mère, tu es la seule… – được phổ biến tại miền Nam VN.

Thời gian này cũng là thời gian Christophe thay đổi hoàn toàn diện mạo của mình với hàng râu mép và mái tóc vàng để dài như bờm ngựa.

Thời may – may cho cả Christophe lẫn giới mộ điệu – trong năm 1971, Francis Dreyfus, một nhạc sĩ nhạc jazz kiêm ông bầu ca nhạc, đứng ra thành lập hãng đĩa Les Disques Motors. Được sự khuyến khích của Francis Dreyfus và sự hợp tác nhiệt thành của nhà viết lời hát trẻ tuổi Jean-Michel Jarre, Christophe đã bắt đầu giai đoạn hai trong sự nghiệp của mình, với những ca khúc để đời không chỉ được ưa chuộng tại các quốc gia nói tiếng Pháp, chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp, mà còn ở nhiều miền đất khác trên thế giới.

[Jean-Michel Jarre là con trai của nhạc sư Maurice Jarre, người đã soạn nhạc cho những cuốn phim bất hủ như Lawrence of Arabia, Dr Zhivago, A Passage to India, và hàng chục cuốn phim đoạt giải khác. Chúng tôi sẽ trở lại với tên tuổi Maurice Jarre trong phần viết về các ca khúc nổi tiếng trong phim, hoặc trích từ nhạc phim]

Ca khúc nổi tiếng đầu tiên của Christophe dưới nhãn hãng đĩa Les Disques Motors, được trình làng trong năm 1971 là bản Mal, một ca khúc điển hình của thể loại “jazz điện tử” (jazz électronique).

MAL

Mal
Au fond du cœur
Oui j’ai mal
Mal
De la vie me fait mal
De temps en temps
Quand je regarde le soleil
Qui vole
Qui vole
Au fond du ciel
Je me souviens
D’un prénom qui me fait mal
D’une robe
D’un soulier de premier bal
Je me souviens
Des paroles d’une chanson
Où venaient souvent
Des mots dans les frissons

Mal
Dans une mer de corail
Mal
La couleur bleu me fait mal
De temps en temps
Quand je regarde le soleil
Qui vole
Qui vole
Au fond du ciel
Je me souviens
D’un prénom qui me fait mal
D’une robe
D’un soulier de premier bal
Je me souviens
Des paroles d’une chanson
Où venaient souvent
Des mots dans les frissons

Mal
Au fond du cœur
Oui j’ai mal
Mal
De la vie me fait mal
De temps en temps
Quand je regarde le soleil
Qui vole
Qui vole
Au fond du ciel
Je me souviens
D’un prénom qui me fait mal
D’une robe
D’un soulier de premier bal
Je me souviens
Des paroles d’une chanson
Où venaient souvent
Des mots dans les frissons

Mal
Mal
Oui j’ai mal
Bien trop mal
Mal
Mal
Oui j’ai mal

Trước năm 1975, Mal đã được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Cơn đau tình ái.

Cơn đau tình ái

Đau! Từ đáy trái tim ta buồn đau
Đau! Suốt bấy lâu ta vẫn đau vẫn mang ưu sầu
Nhìn nắng hắt hiu ôi nắng yêu
Theo nhau khoe màu bay trên trời cao nắng chiếu

Ta vẫn thương ta vì nhớ mãi tên một người xa
Ta thương ta vì xót xa em trong áo hoa đã khiến ta hững hờ
Vì nhớ tiếng ca em ôm ấp ta đêm dạ hội ngọc ngà
Câu ca làm rung cõi nhớ…

Đau! Bằng sóng biếc cao nơi biển xanh
Đau! Với áng mây bay vút mau khiến ta ưu sầu
Nhìn nắng mãi hắt hiu ôi nắng yêu
Theo nhau khoe màu bay trên trời cao nắng chiếu

Ta vẫn thương ta vì nhớ mãi tên một người xa
Ta thương ta vì xót xa em trong áo hoa đã khiến ta hững hờ
Vì nhớ tiếng ca em ôm ấp ta đêm dạ hội ngọc ngà
Câu ca làm rung cõi nhớ…

Vâng! Còn, còn đau mãi mãi đau vâng còn đau
Đau! Còn mãi thương đau

Ngày ấy, Thanh Lan là người đầu tiên thu băng bản Mal (băng nhạc Tình Ca Nhạc Trẻ) và Cơn đau tình ái (băng nhạc Shotguns); và theo cảm quan cá nhân, chúng tôi cho rằng hơn 40 năm đã trôi qua, “Nữ hoàng nhạc Pháp” của Hòn ngọc Viễn đông ngày nào vẫn được xem là người hát lời Pháp đạt nhất.

Sau này tại hải ngoại, Mal đã được một tác giả khác (tên tuổi không được ghi ra) đặt lời Việt với tựa Cuộc tình xót xa, và được Ngọc Lan thu vào CD, tiếp theo là Kiều Nga trình bày theo thể điệu “new wave”.

Cuộc tình xót xa

Ôi! lòng mãi xót xa, ôm niềm đau
Ôi! đời sống đã cho, bao đắng cay tháng năm u sầu
Mặt trời đã khuất xa, quên lãng ta trong âm thầm
Nơi nao mờ xa khuất bóng.
Ôi ta thương sao, lòng mãi nhớ bao ân tình xưa…
Ôi thương sao, tà áo ấy trong đêm đắm say phút giây ban đầu.
Lời nói thiết tha trong câu hát yêu, ôi tuyệt vời. Ôi nay tìm đâu thấy nữa
Ôi! biển sóng đã xô trên tình ta.
Ôi! biển mãi vẫn trôi, ta xót xa, khiến ta âu sầu
Màu nắng đã phai, ôi nắng phai, tan trong chiều
Nơi nao, ngàn khơi gió cuốn
Ôi ta thương sao, ngày tháng cũ, bao ân tình xưa
Ôi thương sao, màu áo ấy ngây thơ xiết bao biết nơi đâu tìm
Từng tiếng hát yêu trên môi đắm say, ôi nay đâu còn gì
Ta nghe hồn dâng nỗi nhớ
Ôi! lòng mãi xót xa ôi mình đau
Ôi! đời sống đã cho bao đắng cay tháng năm u sầu
Mặt trời đã khuất xa, quên lãng ta trong âm thầm
Nơi nao mờ xa khuất bóng
Ôi ta thương sao, lòng mãi nhớ bao ân tình xưa…
Ôi thương sao, tà áo ấy trong đêm đắm say phút giây ban đầu
Lời nói thiết tha trong câu hát yêu, ôi tuyệt vời. Ôi nay tìm đâu thấy nữa

Tương tự Cơn đau tình ái của Phạm Duy, Cuộc tình xót xa cũng là một cố gắng dịch từ nguyên tác. Bản nào hay hơn xin để độc giả đánh giá, riêng chúng tôi chỉ đề cập tới một chữ duy nhất: chữ “Mal” ở đầu hai câu hát đầu tiên mà Phạm Duy dịch thành “Đau”, và tác giả kia thay bằng “Ôi!”

Nguyên tác:

Mal
Au fond du cœur
Oui j’ai mal
Mal
De la vie me fait mal
De temps en temps

Lời Việt của Phạm Duy:

Đau! Từ đáy trái tim ta buồn đau
Đau! Suốt bấy lâu ta vẫn đau vẫn mang ưu sầu

Lời Việt của tác giả sau:

Ôi! lòng mãi xót xa, ôm niềm đau
Ôi! đời sống đã cho, bao đắng cay tháng năm u sầu

Dĩ nhiên, chữ “Mal” mà dịch thành “Đau” thì chính xác và hay hơn “Ôi!”, nhưng kẹt một cái là trước năm 1975, cứ mỗi lần nghe Thanh Lan mở đầu ca khúc bằng tiếng than “Đau!” thì một số người có đầu óc khôi hài, châm biếm lại cười, cho là không ổn!

Có lẽ vì thế sau này tác giả của Cuộc tình xót xa mới sử dụng chữ “Ôi!” để các nữ ca sĩ khỏi ngại ngùng; và chính Thanh Lan, sau khi ra hải ngoại cũng hát phiên bản Cuộc tình xót xa chứ không hát lại Cơn đau tình ái nữa.

(Hoài Nam)

oOOo

Mal – Ca sĩ Christophe:

Mal – Ca sĩ Thanh Lan:

Mal – Ca sĩ Christophe & Thanh Lan:

Có thể sẽ có người nghe nhạc Việt Nam không biết đến tên tuổi của Christophe, nhưng có rất nhiều người yêu nhạc ở Sài Gòn trước năm 1975, đặc biệt là người mê nhạc trẻ thuở đó đều biết đến ca khúc Aline, đã được nhạc sĩ Phạm Duy chuyển lời Việt với tựa đề là Gọi Tên Người Yêu và được ca sĩ Elvis Phương hát trong băng Nhạc Trẻ 2, mời bạn nghe lại sau đây:


Click để nghe

Ca khúc Aline được Christophe phát hành năm 1965 khi ông mới 20 tuổi và gặt hái được nhiều thành công. Ca khúc này cũng đưa tên tuổi của ông vang danh khắp thế giới, bán được hơn 1 triệu dĩa đơn.

Ngoài ra, tại miền Nam trước 1975, nhiều bài nhạc Pháp của Christophe đã được các nhạc sĩ Việt Nam chuyển lời Việt và được yêu thích là Les amoureux qui passent (Một Thời Để Yêu – lời Việt: Nam Lộc), Je Suis Parti (Biệt Khúc – lời Việt: Vũ Xuân Hùng), Oh! Mon Amour (Ôi Tình Yêu – lời Việt: Nhật Ngân), Main dans la main (Cho Quên Thú Đau Thương – lời Việt: Phạm Duy), Mal (Cơn Đau Tình Ái – lời Việt: Phạm Duy).

Có thể nói Christophe là môt thần tượng âm nhạc trong giới trẻ nghe nhạc Sài Gòn vào 50 năm trước.

Thậm chí 10 năm sau tháng 4 năm 1975, nhạc Pháp của Christophe vẫn được giới trẻ Sài Gòn (còn ở lại) tìm nghe rất nhiều, vì thời đó nhạc tình ca của Việt Nam đã bị cấm, những người trí thức chỉ còn cách tìm nghe nhạc tình ca của nước ngoài để hoài niệm về một thời sôi động của âm nhạc Sài Gòn.

Mời bạn nghe lại 1 số ca khúc nhạc Pháp lời Việt của Christophe do các ca sĩ nổi tiếng Việt Nam trình bày:


Click để nghe Minh Xuân hát Một Thời Để Yêu (Les Amoureux qui)


Click để nghe Nguyễn Chánh Tín hát Giờ Đây Anh Ra Đi (Je Suis Parti)


Click để nghe Thanh Lan hát Ôi Tình Yêu (Oh! Mon Amour)


Click để nghe Thanh Lan hát Main dans la main (Cho Quên Thú Đau Thương)


Click để nghe Thanh Lan hát Cơn Đau Tình Ái (Mal)


Click để nghe Billy Shane hát Je Ne Taime Plus


Click để nghe Minh Xuân hát La Vie Cest Une Histoire Damour

Kim Phương sưu tập & tổng hợp

(Nguồn: http://gocnhosantruong.com)

Bài Mới Nhất
Search