T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Học Trò: Stone et Charden và Kiếp Lãng Du

 

 

stone et charden

Hôm rồi tôi tình cờ bắt gặp được một video tribute của Vivement dimanche với người nhạc sĩ tài ba Eric Charden. Video dài 1 tiếng 25 phút, được chiếu trên đài truyền hình Pháp một tuần (22/4) trước khi Eric Charden qua đời (29/4). Video này theo thể loại “This is Your Life” như trong một bài học Anh văn quyển Streamline 3 khi xưa, trong đó người dẫn chuyện kể lại cuộc đời của nhân vật chính thông qua bạn bè, con cái, clip video, v.v. Thế là tôi lò dò mất gần hai tháng tìm hiểu và đọc hết các bài báo tiếng Pháp trên mạng viết về đời và nhạc của cặp song ca này.

Xem đi xem lại thì thấy rất thích thú vì cũng hiểu lai rai khoảng 60-70%, nhất là được nghe lại những bài nhạc mình đã biết, với phần trình diễn trên sân khấu thời xưa 70’s mà mình chưa hề được xem. Tôi cũng đã tìm hiểu thêm và tìm ra được một vài bài trong đĩa Made in France mà cặp song ca này đã cho phát hành cũng trong tháng 4/2012. Cái tựa CD cũng rất đáng chú ý, vì có hai ẩn ý trong đó. Made in France là nhái lại một bài hát rất nổi tiếng của Stone et Charden là Made in Normandie, còn ý thứ hai là cho dù nhạc sĩ có sinh tại Hải Phòng, Việt Nam đi chăng nữa, ông vẫn khẳng định ông “Made in France.” ***

Bài nhạc đầu tiên của Stone et Charden mà chắc ai cũng biết, đó là bài L’Avventura Lãng Du. Nhưng khi tôi đọc bài trong trang nhạc Phạm Duy thì thấy lại có tên là Chuyến Phiêu Lưu. Chắc chắn là trước 1975 có hai bản, vì tôi nhớ là đầu điệp khúc phải là “Lãng du khắp nơi …”.

Tôi đăng lại bản của ns PD sau đây để bạn dễ tham khảo:

Cuộc Phiêu Lưu
L’avventura

http://www.phamduy2010.com/04loiviet/04phap.php

Nhạc Pháp – Lời Việt : Phạm Duy

Ðôi trai đôi gái tơ, câu ca câu hát nuôi đời ta.
Phiêu lưu ta muốn ư ? Xin mai đây ta cứ đi tự do.
Phiêu diêu trong cõi tiên, âm ty, nơi sóng cao, biển êm
Mai đây khi nắng lên, cùng nhau đi ta dắt nhau đi liền.

CHORUS


Viễn du ! Viễn du !

Ta có nhau là đời ta đã phiêu bạt
Viễn du ! Viễn du !
Ôm ấp nhau từng đêm
Ôi sâu thăm thẳm !
Viễn du ! Viễn du !
Ôi tấm thân mà bàn tay ta vuốt ve
Ðôi ta phiêu lưu trong ái ân
Trong tình yêu, ta hiến thân
Cho muôn kiếp hồng trần.
. . . . . .
Không gian ơi ! Lắng nghe ta hôn nhau
Ta thấy nhau còn mê.
Không gian như loãng đi
Khi đôi ta đang bước trong tình si.
Ôm nhau ta hát ca, không mơ
Không ước, không cần chi
Sao cho đôi chúng ta còn
Luôn luôn như tiếng ca hiền hoà.

(về CHORUS)

Tiếp theo là lời Việt thứ hai, cắt xén từ trang nhaccuatui.com, do Nguyễn Duy Biên, một người bạn của nghệ sĩ Trường Kỳ biên soạn. (Xin cảm ơn BS Phạm Anh Dũng đã bổ túc chi tiết này) (độc giả có thể đọc thêm: Hoài Nam: NHỮNG CA KHÚC NGOẠI QUỐC LỜI VIỆT (62) – NHẠC PHÁP – L’Avventura (Cuộc Phiêu Lưu, Lãng Du), Éric Charden)

Lãng Du (L’avventura)

Lời Việt: Nguyễn Duy Biên

1.
Âm thanh ngây ngất vui,
cho đôi ta lớn lên cùng nhau
Thênh thang trong nắng mai,
đôi ta vui bước trong tự do
Anh yêu kiếp lãng du,
rong chơi vui hát ca cùng em
Ðôi ta như cánh chim,
cao bay trong nắng mai tươi hồng ..

Điệp khúc:

Lãng du khắp nơi,
anh với em cùng lênh đênh quên tháng ngày
Lãng du khắp nơi,
anh ước mơ được ôm em trong giấc nồng
Lãng du khắp nơi,
xin cánh tay chàng kề em êm dưới gối,
Xin cho đôi ta yêu đắm say hương thời gian,
Thêm ngất ngây đời phiêu lãng ôi đẹp thay ..

2.
Hôn em trong nắng mai, hôn em cho ngất say tình ta
Bao nhiêu năm tháng qua, yêu nhau không chút chi đổi thay
Guitar anh sẽ mang, chân ta vui bước trên đường xa
Duyên ta như khúc ca, mong sao luôn mới như ban đầu ..

Trở về Điệp khúc

***

Bài Lãng Du này thì tôi nghe từ xưa rồi, nên đã quá quen thuộc, chỉ tâm đắc một điều là cô Stone quá đẹp, chỉ tiếc sao cặp song ca này lại rã đám năm 1975? Tuy nhiên cô còn quá đẹp khi quay trở lại gần đây, trong video Patrick Sebastien, mà tôi phải nhạc nhiên và nhủ thầm đây là cô Stone hay là con của cổ, còn ông đeo kính kia là Charden đẹp trai vạm vỡ khi xưa đó sao??? Hai người vẫn còn rất phong độ khi hát lại những bản nhạc khi xưa, còn giễu giễu nữa …

***
Cũng như bài trước, bài thứ hai cũng là một dạng phiên khúc thứ, điệp khúc trưởng, đó là bài Le prix des allumettes (giá của những chiếc que diêm) Phiên khúc dùng điệu Tango thì rất tuyệt, còn điệp khúc thì là nhịp 2/4 hành khúc, tạo nên một tương phản rõ rệt.

 Le prix des allumettes

Tout va trop vite et tout change sans nous attendre
Et tout nous quitte avant que l’on ait pu comprendre
Comme bien d’autres, je me demande où va ma vie
Souvent je pense, heureusement qu’il y a?

Toi, tu ne changes pas, tu as toujours la même tête

Toi, tu ne changes pas, tu es comme le prix des allumettes
Toi, tu ne bouges pas, tout passe au-dessus de ta tête
Toi, tu es comme moi, on est comme le prix des allumettes

Ce que j’achète, après quelques mois se démode

Et tes diplômes semblent déjà vieux comme Hérode
J’irai peut-être élever bientôt des moutons
Souvent je pense, heureusement qu’il y a?

Toi, tu ne changes pas, tu as toujours la même tête

Toi, tu ne changes pas, tu es comme le prix des allumettes
Toi, tu ne bouges pas, tout passe au-dessus de ta tête
Toi, tu es comme moi, on est comme le prix des allumettes

Toi, tu ne changes pas, tu as toujours la même tête

Toi, tu ne changes pas, tu es comme le prix des allumettes
Toi, tu ne bouges pas, tout passe au-dessus de ta tête
Toi, tu es comme moi, on est comme le prix des allumettes

Bài hát theo tôi hiểu là nói về những sự đổi thay liên tục, mới mua đồ chừng vài tháng đã không còn là thời trang nữa, rồi thì đời ta sẽ ra sao với những vòng quay chóng mặt như vậy. Chỉ có em là không hề thay đổi, lúc nào cũng như giá cả của những chiếc que diêm, không bị “ảnh hưởng của lạm phát”. Ông Eric Charden chắc là hút thuốc dữ lắm nên mới có những ý tưởng kỳ lạ như vậy, ví “em” và anh như những chiếc que diêm mà không sợ bị nàng ký lủng đầu 🙂

Tôi muốn tìm hết những bài hay nhất của Stone et Charden để nghe, bèn mua cả đĩa “Stone & Charden Gold (The Classics)” trên iTunes giá cả cũng OK là 5.99$, chừng load về mới biết là album họ thâu live, chứ không là nhạc gốc. Nhưng cũng rất hay, vì cách phối âm cũng khác, giọng Charden ấm và lịch sự như trong các video Made in France.

Đoạn đầu bài Le prix đes allumettes này, Charden kể lể và đệm piano rằng: khi xưa có một ban song ca, là chúng tôi đó, Charden và Stone, yêu nhau thắm thiết, nhưng đời sống, ôi đời sống … mais la vie, mais la vie ….rồi họ bắt nhịp vào bài, làm tôi thấy sự tương phản hết biết: nhạc thì nói đến chuyện em vẫn không đổi thay, còn chuyện ngoài đời thì … c’est la vie!

***

Một trong những bài có lời nhạc vui tươi, phóng khoáng khác của Stone và Charden là bài Il y a du soleil sur la France (tạm dịch là Có mặt trời chiếu trên nước Pháp.) Cứ làm như ở nước khác thì tối mù! Ngồi câu cá, uống bia và ăn bánh mì jambon, hay đạp xe trên đường làng trong khi người ta phải đi cày thì sướng nhất đời rồi còn gì!

 Có mặt trời chiếu trên nước Pháp
 Và những điều khác chỉ còn là thứ yếu,
 Có mặt trời chiếu trên nước Pháp
Nhanh lên đi chứ, hãy tận dụng niềm vui cuộc sống 

(enjoy thejoie de vivre!)

Chỉ cần nhìn thấy nụ cười của Stone là cũng đủ vui rồi, đủ thấy mặt trời sau một ngày làm việc cực nhọc!

Một người đã góp ý kiến trong video trên với lời cám ơn Stone “Merci, merci pour vos sourires!!!!” Đúng vậy, tôi cũng thầm cám ơn những nụ cười rạng rỡ như mặt trời của Stone cho dù video có là đen trắng hay là hình màu.

***

Bài nhạc thứ tư của Stone et Charden mà tôi thích là bài Laisse aller la musique, tôi tạm dịch là Buông thả trong âm nhạc.

Sau khi nghe bài thứ tư, cũng từ cung thứ ở phiên khúc và cung trưởng ở điệp khúc, thì tôi nhận thấy là nhạc của ông Eric Charden có nhiều kịch tính, và hóa giải thật tuyệt ở điệp khúc. Tuy bốn bài đều có đặc tính như vậy nhưng chúng thật khác nhau, dùng các nhịp điệu khác nhau, khi thì valse, khi thì như nhạc quân hành, không chủ tâm tìm hiểu thì cũng không nhận ra.

Những giai điệu điệp khúc mới thật đáng nhớ làm sao: từ l’Avventura tới bài này, Laisse aller la musique. Chủ đề của bài – theo tôi –  là chỉ ra những tầm thường trong đời sống, như những ông tổng thống kia chỉ biết đọc diễn văn rồi bắt tay người hâm mộ, những công chúa sầu muộn khóc tài tử Rudolf Valentino, hay những người khách cứ chụp hoài tháp Eiffel, đã mọc lên từ đầu thế kỷ 20 xa lắc. Có gì hay ho mấy chuyện đó đâu? Cái quan trọng là phải biết đắm mình, phải buông thả trong âm nhạc. Còn gì quan trọng hơn là chuyện chúng mình, anh yêu em, em yêu anh, thế giới ngoài đời kia hãy cứ tự nhiên trôi đi khi chúng ta hôn nhau và buông thả trong một thế giới khác, thế giới âm nhạc.

Tôi rất thích sự tương phản của bài nhạc, phiên khúc là một loạt các giai điệu chỏi, vút cao, đặt câu hỏi, rồi câu đáp cũng chẳng trả lời được bao nhiêu, cho tới câu cuối thì đột nhiên qua tông trưởng. Điệp khúc thì có những chữ ngắn xô đẩy nhau, thúc giục nhau, như:

Ça nous fait rire, sourire et dire

Les gens s’agitent, s’excitent, vont vite

Je t’aime, tu m’aimes

Le monde passe et l’on s’embrasse

và câu cuối thì rất “kinh điển”: tựa bài hát phải được đặt ở đầu bài, hay tốt nhất là ở cuối bài – chỗ tự nhiên nhất để kết luận, và để làm bài nhạc dễ nhớ: Laisse aller la musique. Tôi cũng nhận thấy một điều khác nữa là giai điệu lúc nào cũng là chủ đạo trong nhạc của ông Eric, lời nhạc phải bẻ theo giai điệu, chứ không có chuyện ngược lại. Chắc chắn là ông không bao giờ lấy một bài thơ có sẵn rồi để nguyên xi và chuyển thành nhạc.

***

Điều đặc biệt nữa của cặp này là khi họ hát, tôi để ý thấy Stone không làm cao, làm dáng, những ánh mắt, nụ cười tỏ vẻ ngưỡng mộ Charden thấy rõ. Charden thì cũng không cao ngạo, hát hò rất tự nhiên, thành ra đây là một cặp song ca theo đúng nghĩa, không có ai muốn màu mè, tự mình làm nổi bật lên, họ chỉ hạnh phúc khi được hát, được bày tỏ tâm tình của họ qua lời ca tiếng nhạc. Càng nghe nhạc họ tôi càng nghĩ mình chắc sống … lầm thế hệ, toàn nghe nhạc xưa không, khi (1972) chỉ mới có 4, 5 tuổi lúc đó – “bé lên ba, bé zô mẫu giáo” thì chưa hân hạnh được hát, còn Frère Jacques thì cũng chưa biết hát tiếng Pháp, có lẽ lúc đó bài nhạc tủ của tôi là ” tòong teng, con ma đánh đu, tặc giăng nhảy dù …”
Lúc này ở Việt Nam thì cũng có hai cặp song ca nổi danh là Khánh Ly/ Trịnh Công Sơn (sau này chỉ còn Khánh Ly vì TCS bị trốn quân dịch) và Lê Uyên và Phương. Còn ở Mỹ thì trước đó có cặp Sonny & Cher, mà người ta cho là Stone & Charden bắt chước. Tôi chỉ nghĩ là do hoàn cảnh đưa đẩy, hai người lấy nhau và hát chung, thành công một bài thì hát tiếp bài nữa, khi nào khán giả, hay mình chán thì thôi. ABBA cũng hình thành từ hai cặp vợ chồng, cặp nào cũng muốn hát hết, nên mới thành 4 người hát chung, do hoàn cảnh chứ đâu dễ dàng bắt chước được ai?

***

Charden và Stone còn vài bài nhạc đặc sắc nữa mà tôi muốn nhắc qua, trước tiên là Le monde est gris, le monde est bleu. Giai điệu và lời ca cho thấy một Eric Charden không chỉ vui tươi mà còn đa sầu đa cảm. Nhạc buồn vời vợi, tuy điệp khúc có giai điệu hướng lên, với lên, như cố gắng trèo từng bậc qua khỏi cơn buồn chán. Đây là bài nhạc đã làm Eric nổi tiếng năm 1967, trước khi ông và bà Annie tạo ban nhạc S&C năm 1971.

Sau này khi hai người chia tay trên sân khấu (1975), Eric cũng cố gắng theo kịp trào lưu disco với bài  L’été sera chaud cuối thập niên 70, sau đây là video ông trình diễn lại khi đã lục tuần:

Nhìn chung, nhạc của Charden & Stone là nhạc yêu đời, rất lạc quan, lúc nào cũng vui sống. Lấy bài Made in Normandie chẳng hạn, tả lại cảnh một anh lính Hoa kỳ được lệnh nhảy dù vào Normandie năm 1944. Tưởng phải xa người vợ mới cưới người gốc Philly, để mình thành lính nhảy dù vào chốn hùm thiêng nước độc, xa bên kia bờ Đại Tây Dương, ai dè cái gì “made in Normandie” cũng “quá đã” hết, từ cây táo, nước táo, tới các cô gái má hồng hồng dễ thương mà thương cũng dễ …

Les vaches rousses, blanches et noires
Sur lesquelles tombe la pluie
Et les cerisiers blancs made in Normandie
Une mare avec des canards
Des pommiers dans la prairie
Et le bon cidre doux made in Normandie
Les oeufs made in Normandie
Les boeufs made in Normandie
Un petit village plein d’amis
Et puis les filles aux joues rouges
Qui donnent aux hommes de là-bas
Qui donnent aux hommes de l’amour
L’amour made in Normandie
Oh! oui les filles aux joues rouges
Qui donnent aux hommes de là-bas
Qui donnent aux hommes de l’amour
L’amour made in Normandie

Một bài hát nữa do Stone hát một mình, có lẽ là khi chưa “tái hồi Kim Trọng” với Eric năm 1997, khi phong trào hoài cảm nostalgie lên cao. Đó là bài J’ai toujours chanté des chansons d’amour, trong đó Stone khẳng định là cô chỉ thích hát nhạc tình mà thôi: La seule chose qui compte pour moi c’est l’amour.

“Nếu trái đất có còn đang quay thì đó cũng là nhờ vào tình yêu, như các chàng trai xứ Liverpool (tức the Beatles), tôi cũng muốn hát vang lên nơi hội hè đông người, và biết rằng anh sẽ muốn nghe những gì tôi hát ….”

J’ai toujours chanté des chansons d’amour

Jai toujours chanté des chansons d’amour
La seule chose qui compte pour moi c’est l’amour
Y’a plus de printemps, y’a plus de fleurs, plus d’oiseaux
Quand y’a plus de chansons dans mon poste de radio


J’ai toujours chanté des chansons d’amour
La seule chose qui compte vraiment pour moi c’est l’amour
Parait que j’ai qu’deux notes dans la voix
Que je chanterais jamais à l’opéra
Mais si je pouvais le faire j’y chanterais une chanson d’amour


J’ai toujours chanté des chansons d’amour
La seule chose qui compte pour moi c’est l’amour
On dit qu’bientôt il n’y aura plus d’essence
Moi j’dis qu’c’est sans amour qu’elle est fichue la France


J’ai toujours chanté des chansons d’amour
La seule chose qui compte vraiment au fond c’est l’amour
Même le loubard le plus méchant
Quand il descend de sa 500
Met un Franc dans le juke-box pour une chanson d’amour


On va tous chanter des chansons d’amour
La seule chose qui compte au fond c’est l’amour
Pour que la vie ce soit vraiment la fête
L’amour, l’amour, l’amour faut l’chanter à tue-tête


On va tous chanter des chansons d’amour
Si la terre tourne encore c’est peut-être par amour
Comme les p’tits gars de Liverpool
J’ai voulu chanter dans la foule
Je savais bien que toi tu entendrais ma chanson d’amour


On va tous chanter des chansons d’amour
Si la terre tourne encore c’est peut-être par amour
Comme les p’tits gars de Liverpool
J’ai voulu chanter dans la foule
Je savais bien que toi tu entendrais ma chanson d’amour


Une chanson c’est peu de chose
Mais si l’on chante tous la même chose
Alors la terre entière ne sera plus qu’une chanson d’amour
On va tous chanter des chansons d’amour

***

Vậy đó, lãng tử Eric Charden tự bạch là ông mong muốn luôn được sống trong âm nhạc, toàn quyền tự do nay đây mai đó, nay thích thì hát, ngày mai không thích thì lên máy bay đi chơi nơi khác. Đâu dễ ai làm được?

 C’est la musique qui nous fait vivre tous deux
Et l’on est libre de partir demain où tu veux.
C’est ça que j’aime, chanter partout avec toi
Le jour se lève, on prend l’avion et l’on s’en va.

Stone et Charden, cặp song ca lạ trên vòm trời âm nhạc Pháp, sẽ còn làm tôi và những fan tương lai khác dừng tâm lại để lắng nghe những âm thanh hỏi đáp dồn dập về cuộc sống, những điệp khúc vui tươi, và để ngẫm nghĩ về những triết lý sống, để nhận ra rằng đời ngắn ngủi quá, hãy vui lên và đắm say trong những gì mình đang có: ánh mặt trời, những trái táo thơm, từ những que diêm bao lâu rồi giá vẫn vậy – như những cuộc tình thủy chung, cùng những bản tình ca làm đắm say lòng người. Ngàn lời cảm tạ đến Eric Charden và Stone, hai vị đã làm giàu thêm xíu nữa tài sản tinh thần của tôi và các fan âm nhạc khác!

Học Trò

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2018

Bài Mới Nhất
Search