T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Ngộ Không: Chuyện làng văn xóm chữ với bút hiệu (6)

lang van xom chu

Tố Như 1

Nguyễn Du có những bút hiệu gì ? Và ý nghĩa các bút hiệu ấy như thế nào ?

Trước nhất Nguyễn Du có bút hiệu Thanh Hiên ký rõ ràng trên Thanh Hiên thi tập. Thanh do chữ Thanh Liên là bút hiệu thi hào Lý Bạch quê làng Thanh Liên.

Còn chữ Tố Như, chỉ xuất hiện trên bài Độc Tiểu Thanh Ký, Nguyễn Du viết năm 1804 lúc làm tri phủ Thường Tín, vợ mất, Nguyễn Du tìm về Cổ Nguyệt Đường mong gặp Hồ Xuân Hương., nối lại duyên xưa. Còn chữ Tố Như, chỉ xuất hiện trên bài Độc Tiểu Thanh Ký, Nguyễn Du viết năm 1804 lúc làm tri phủ Thường Tín, vợ mất, Nguyễn Du tìm về Cổ Nguyệt Đường mong gặp Hồ Xuân Hương., nối lại duyên xưa.

Đến nơi thì Hồ Xuân Hương trong cơn tao loạn Triều Tây Sơn sụp đổ đã lấy lẽ Cai Tổng Cóc Ngiuyễn Công Hoà tại Vĩnh Yên, vợ cả ghen tuông, nàng đang đau ốm. Xót thương nàng thân phận một Tiểu Thanh ba trăm năm lẽ sau, Nguyễn Du đứng bên song cửa viết bài thơ gửi nàng. “Ba trăm năm nữa trong thiên hạ – Còn nàng ai khóc một niềm đau”.

Do đó hai câu cuối Bách tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp tố như có nghĩa là Không biết rồi đây ba trăm năm lẽ nữa, ai khóc người đẹp tài sắc như nàng Tiểu Thanh. Cách hiểu này giải thích được, định nghĩa hai chữ tố như, thời điểm sáng tác bài thơ năm 1804 và đáp ứng được bài họa của Hồ Xuân Hương.. Hai chữ tố như tra tự điển Thiều Chửu: Tố là tơ trắng, là người phẩm hạnh cao quý. Như: là như thế như vậy.

Trong khi cách giải thích tố như là bút hiệu đầy phi lý: Nguyễn Du lúc ấy mới 37 tuổi mới ra làm quan việc gì mà tru tréo ai khóc mình, lẽ nào Nguyễn Du sánh mình với một cô gái 18 tuổi lấy lẽ, nếu cần Nguyễn Du sẽ hỏi Ngàn năm sau ai nhớ đến ta, nhưng đìều này trái ngược với phong cách Nguyễn Du trong các bài đi săn chẳng cần danh vọng hảo huyền.

(Phạm Trọng Chánh)

 

Tố Như 2

Năm 1920. Trường Viễn Đông Bác Cổ mướn người sao chép các văn bản thơ cổ, người chép mướn, ngay cả con cháu đời sau không hiểu chuyện tình Nguyễn Du Hồ Xuân Hương nên gán bừa Tố Như là bút hiệu, gia phả nhầm lẫn, người chép đời sau thấy chổ nào nghĩ là thơ viết cho Nguyễn Du cứ gán cho hai chữ Tố Như vào.

Ví dụ ngày xưa anh em không bao giờ gọi nhau bằng bút hiệu, hay tên tự. Nguyễn Du viết cho Nguyễn Nể chỉ viết Ức Gia Huynh, viết cho em Nguyễn Ức chỉ đề Ngô Gia Đệ. Nguyễn Nể viết cho em cũng thế. Hoài Đệ, người đời sau thêm thành Hoài Tố Như đệ. Câu Gia đệ hà xứ trú được đổi thành Tố Như hà xứ trú.. Bài Ký đồng hoài đệ thành Ký đồng hoài Thanh Hiên Tố Như đệ. Xưa nay chẳng ai ghi hai bút hiệu cùng một lúc.

Thơ Nguyễn Hành, nguyên tác Thúc Phi Tử (Chú Phi Tử) được đổi thành Tố Như Tử, chẳng còn chú cháu nữa, lần thứ nhất đổi Phi Tử ra Tố Như, lần thứ hai cũng đổi, nhưng lần thứ ba lại để sót bút hiệu Phi Tử…

Thế gia phả chép tên tự Tố Như là thế nào ?

Các bản gia phả hiện nay đều chép từ đầu thế kỷ 20, không có một bản gia phả nào bút tích của cụ Nguyễn Nghiễm cả,

(Phạm Trọng Chánh)

 

Đòan Chuẩn – Từ Linh

 Từ Linh là ai?

Cái tên Đoàn Chuẩn đã trở nên quá thân quen với mỗi người yêu nhạc Việt nên ai cũng biết qua nhữ sáng tác đi vào lòng người như Tình nghệ sĩ, Gửi gió cho mây ngàn bay, Gửi người em gái miền Nam v.v..

… Nhưng còn Từ Linh, bút danh luôn đứng cùng với tên Đoàn Chuẩn trong hầu hết các sáng tác ấy, lại là một ẩn số dường như rất hiếm hoi người biết, ông làm nghề gì, có quan hệ thế nào với Đoàn Chuẩn. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi sinh thời, Đoàn Chuẩn không có nhiều bạn, bạn thân lại rất ít. Và trong số những bạn thân ít ỏi ấy, chính là Từ Linh. mặc dù đã nhiều lần, câu hỏi “Từ Linh là ai?” được đặt ra.

Người viết bài này đã may mắn tìm gặp được gia đình ông Từ Linh tại Hà Nội và câu chuyện về ông đã dần được sáng tỏ. Theo anh Hà Thạch An, con trai của Từ Linh cho biết, Từ Linh tên thật là Hà Đình Thâu, sinh năm 1928 tại Hà Nội, quê gốc ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ông là con thứ tư trong gia đình có 4 anh em trai, lại là người ít nói nên cả nhà gọi ông là Tư “lì”. Ông Tư ít nói nhưng là người thích chữ nghĩa, hóm hỉnh, vậy là sau này, chính ông đã đặt lái cái tên Tư “lì” thành ra Từ Linh, và cái tên đó đã gắn bó với ông.

 

Chế Lan Viên

 Tên thật: Phan Ngọc Hoan.  Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng thành chung thì thôi học, đi dạy tư kiếm sống. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn. Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là “Bàn thành tứ hữu” của Bình Định.

Có thể vì địa danh Bình Định, ông lấy bút hiệu là Chế Lan Viên ?

***

Chế Lan Viên viết: “Tôi làm thơ lúc 12-13 tuổi ở huyện lỵ An Nhơn. Lủi thủi làm và cũng không ý thức đó là thơ. Ký những cái tên chỉ là địa danh ngoài Quảng Trị: Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Mai. Phải xuống Bình Định gặp Yến Lan (1), có bạn thơ soi vào nhau thì tôi mới hiểu ý nghĩa của việc làm thơ, và có danh hiệu cho mình: Lan Viên”. Chắc là bị ảnh hưởng bởi tên Lan (1) của bạn, và vườn lan của bạn có nhiều hoa ấy: .

Cũng từ đấy trước chữ Lan Viên bỗng thêm chữ Chế. Vì sao có chữ Chế ấy?

Chỉ biết rằng trong tập “Nắng xuân” do hai chị Mai Đình và Hoàng Cúc, hai người bạn gái của Hàn Mạc Tử gửi cho tôi mượn, một tập giai phẩm in từ năm 1936 ở Qui Nhơn.  Nhà thơ lãng mạn Hàn Mạc Tử tặng cho tôi. bài “Thi sĩ Chàm” tặng Chế Bồng Hoan (Phan Ngọc Hoan).

À, thì ra còn cả cái tên đó nữa. Có lẽ Hàn Mạc Tử đặt cho chăng? Với chữ Chế, dù là Chế Lan Viên hay Chế Bồng Hoan tôi đã rời số phận một người để sống số phận một dân tộc. Thơ cũng chuyển địa bàn…”.

(1) Nhà thơ Yến Lan tên thật là Lâm Thanh Lang. Hồi đầu làm thơ, ông lấy bút danh Yến Lan, định hình cho cả đời thơ của mình. Về bút danh này, nhà thơ cho biết: Thời trai trẻ, ông quen rồi yêu bà Nguyễn Thị Lan. Bà Lan lại có người bạn tên Yến. Hai người thân thiết như ruột thịt, đã từng nói đùa với nhau rằng họ sẽ lấy chung một chồng. Chàng trai Lâm Thanh Lang nghe được, liền lấy tên hai người ghép làm bút danh của mình:

(Nguyễn Đình Nhiên)

 

Vương Hồng Sển

Vương Hồng Sển mang ba dòng máu Việt, Hoa, Khmer. Nguyên tên thật ông là Vương Hồng Thạnh hay Vương Hồng Thịnh, khi làm giấy khai sinh người giữ sổ lục bộ nghi nhầm là Sển (theo cách phát âm tiếng Triều Châu hay còn gọi là tiếng Tiều là một huyện của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).

Cuối cùng tên “sai” thành bút danh…thật: Vương Hồng Sển

 

Hồ Dzếnh

 Chuyện làng văn với bút danh của Hồ Dzếnh cũng như Vương Hồng Sển:

 Hồ Dzếnh gốc người Quảng Đông. Tên thật là Hà Triệu Anh, hay Hà Anh.

Nhưng ghi theo giọng Quảng Đông là Hồi-Tsìu-Díng.

Từ Hồi-Tsìu-Díng, sau ông viết văn, làm thơ lấy bút hiệu Hồ Dzếnh.

 

Huy Cận

 Bút danh của nhà thơ Xuân Diệu thì đơn giản hơn, ông tên thật là Ngô Xuân Diệu và bút danh Xuân Diệu chỉ là sự rút gọn tên thật của mình. Cũng giống như vậy nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận thì không giản dị…

 (Tú Ân)

 Ngày thơ Việt Nam lần thứ nhất (2003) được tổ chức trọng thể tại Khu lưu niệm Nguyễn Du. Sau thủ tục dâng hương mộ Đại thi hào Nguyễn Du và danh nhân văn hóa Nguyễn Công Trứ, mộ Tể tướng Nguyễn Nghiễm (thân sinh Đại thi hào Nguyễn Du), Ngày thơ Việt Nam bắt đầu bằng bài thơ “Nguyên tiêu” của Bác do 2 nghệ sĩ trình bày cùng tốp múa phụ họa. Đức Ban, chủ tịch UBND tỉnh trịnh trọng ôm bó hoa lên vừa chúc thọ, vừa cảm ơn nhà thơ. chủ tịch tỉnh lên bục xoa tay vào nhau chưa biết thưa gửi thế nào cho phải phép khi nhà thơ đã 83 tuổi… nên sau vài giây “è hẹm”, nói:

– Kính thưa cụ Huy Cận!…

Ngay tức khắc, nhà thơ Huy Cận đứng lên cải chính:

– Thưa đồng chí chủ tịch, họ tôi dấu huyền không phải dấu nặng ạ!

(Tú Ân)

 

Ngộ Không

(Sưu Tập)

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2018

 

 

Bài Mới Nhất
Search