T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Tú Nhi & Bằng Giang: Bài Ca Kỷ Niệm

“. . .Vào khoảng năm 1961-1962, sau khi đoàn văn nghệ Biệt Chính Biên Hòa tan rã, Tú Nhi (nam danh ca Chế Linh) bắt đầu làm nghề tài xế chở xe đá tại Biên Hòa chung với Bằng Giang. Vừa làm việc, vừa luyện giọng và viết nhạc và hai người với tình yêu âm nhạc nẩy nở đã cho ra đời những tác phẩm đầu tay nổi tiếng Đêm buồn tỉnh lẻ (1962), Bài ca kỷ niệm (1962), Đếm bước cô đơn (1963)…  “

Tú Nhi & Bằng Giang: Bài Ca Kỷ Niệm

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

Bai ca ky niem 1

Bai ca ky niem 2

Bai ca ky niem 3

Bai ca ky niem 4

 Bài Ca Kỷ Niệm – Sáng Tác: Tú Nhi & Bằng Giang

Trình Bày: Chế Linh & Hương Lan (Pre 75)

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:“Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..(T.Vấn: Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam).

©T.Vấn 2018

Đọc Thêm:

Hai nhạc sỹ Bằng Giang và Tú Nhi, chắc hẳn đã rất quen thuộc với những ai đam mê dòng nhạc Vàng cùng các nhạc phẩm nổi tiếng như Bài ca kỷ niệm, Đoạn tái bút, Đêm buồn tỉnh lẻ…
Vào khoảng năm 1961-1962, sau khi đoàn văn nghệ Biệt Chính Biên Hòa tan rã, Tú Nhi (nam danh ca Chế Linh) bắt đầu làm nghề tài xế chở xe đá tại Biên Hòa chung với Bằng Giang. Vừa làm việc, vừa luyện giọng và viết nhạc và hai người với tình yêu âm nhạc nẩy nở đã cho ra đời những tác phẩm đầu tay nổi tiếng Đêm buồn tỉnh lẻ (1962), Bài ca kỷ niệm (1962), Đếm bước cô đơn (1963)…
Mưa buồn tỉnh lẻ được hai nhạc sỹ sáng vào năm 1972, mười năm sau khi viết Đêm buồn tỉnh lẻ. Hai nhạc phẩm đều là tâm sự, nỗi nhớ thương người yêu của người lính chinh chiến nơi miền xa trong những đêm mưa trên vùng tỉnh lẻ “Mưa, mưa rơi từng đêm mưa triền miên trên đồn khuya lòng ai thương nhớ vô biên” hay “Tỉnh lẻ buồn đêm từng đêm đếm nghe mưa rơi rơi”. Nhưng nỗi lòng ở Mưa buồn tỉnh lẻ chắc hẳn còn sâu sắc, da diết hơn vì đã trải qua gần hai mươi năm lửa khói, gần hai mươi năm để cho nỗi ước mong một ngày tao ngộ, một này chinh chiến tàn…
“Tôi mơ, mơ ước ngày nao chiến chinh tàn trở về thăm người tình xưa” cũng như Đêm buồn tỉnh lẻ “Ước ngày nao quê hương tàn chinh chiến cho tơ duyên đượm thắm màu”

(Theo FB Nhạc Vàng)

Bài Mới Nhất
Search