T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Hòai Linh & Anh Phong: Chuyến Đò Không Em

“. . .Mặc dù là một người nhạc sĩ gốc Bắc di cư vào Nam sau năm 1954, nhưng chúng ta thấy rằng dòng nhạc của Hoài Linh viết hoàn toàn theo lối miền Nam, thường là những bản Boléro hay Habanera ngọt ngào, tha thiết như : Thiệp hồng anh viết tên em, Một chuyến bay đêm, Chúng mình ba đứa, Hai đứa giận nhau, Xuân muộn…”

Hòai Linh & Anh Phong: Chuyến Đò Không Em

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

Chuyen Do Khong Em 1

Chuyen Do Khong Em 2

Chuyen Do Khong Em 3

Chuyen Do Khong Em 4

 Chuyến Đò Không Em – Sáng Tác: Hòai Linh & Anh Phong

Trình Bày: Giao Linh

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:“Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v… (T.Vấn: Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam).

©T.Vấn 2018

Nghe Thêm:

Hòai Nam – 70 Năm Tình Ca (43) – Hòai Linh

(Theo FB Hòang Oanh)

Đọc Thêm:

Hoàng Oanh muốn nhắc đến nhạc sĩ Hoài Linh, Bác mất đúng ngày 30 tháng 4 năm 1995.

Hoàng Oanh nhớ là bác Hoài Linh là một người rất cao lớn. Bác đặt nhạc hay và đặt lời rất dễ dàng. Lời ca của bác viết rất nên thơ và ngữ dụng đẹp. Thế nên, hầu hết các sáng tác của bác (trước 1975) đều phổ thông và được thính giả yêu mến, như : Căn nhà màu tím với Giang Tử và Giáng Thu, Sầu tím thiệp hồng với Hà Thanh, Đầu xuân lính chúc với Trung Chỉnh, Nỗi buồn gác trọ với Phương Dung, Về đâu mái tóc người thương với Hoàng Oanh…

Mặc dù là một người nhạc sĩ gốc Bắc di cư vào Nam sau năm 1954, nhưng chúng ta thấy rằng dòng nhạc của Hoài Linh viết hoàn toàn theo lối miền Nam, thường là những bản Boléro hay Habanera ngọt ngào, tha thiết như : Thiệp hồng anh viết tên em, Một chuyến bay đêm, Chúng mình ba đứa, Hai đứa giận nhau, Xuân muộn…

Ngoài ra, bác còn đặt lời và hợp soạn cùng nhiều nhạc sĩ tên tuổi như : Minh Kỳ, Song Ngọc, Hoài An, Tuấn Khanh, Lê Dinh, Nguyễn Hiền, Thanh Sơn, Văn Phụng…

Trước khi mất, nhạc sĩ Hoài Linh có nhờ gia đình gửi cho Hoàng Oanh một số ca khúc của bác viết lúc cuối đời. Hoàng Oanh đã thâu vào CD Thánh ca Hoàng Oanh 11: Chúa khoan nhân, Chặng đường cứu chuộc, Cát bụi mong manh.

Hoàng Oanh tin rằng, dù nhạc sĩ Hoài Linh đã mất đi nhưng dòng nhạc chân tình của bác sẽ còn ở lại mãi mãi trong tim người yêu nhạc.

Bài Mới Nhất
Search