T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Ngộ Không: Chữ nghĩa làng văn (Kỳ 143)

 

clip_image002

 

Tiếng Việt sao lắt léo thế

Về cách biến thể của những câu nói, chỉ cần ngắt câu thì những câu không giống nhau :
Đàn bà không có đàn ông, là con số không

Đàn bà không có đàn ông là con số không

Đàn bà không, có đàn ông, là con số không

(Đoàn Văn Phi Long – Trau giồi tiếng Việt)

Báo chí

Một nhà văn kiêm nhà báo cho rằng:

“Thi sĩ làm một bài thơ, nhạc sĩ làm một bài hát, nếu được ưa thích sẽ được người ta ngâm vịnh hoặc hát nghêu ngao. Nếu người ta không thích thì người ta im ắng, không ngâm, không hát.

Còn nhà văn viết truyện, nhà báo viết bài, nếu họ không thích, họ không im lặng mà chửi cho…thối đầu.

(Vũ Thụy Hoàng – Múa bút)

Dịch văn hóa

Vì sợ “thiếu văn hóa” nên ở trong nước bây giờ mọc ra rất nhiều ….cơ sở văn hóa. Thế mới biết người ta khao khát văn hóa đến chừng nào! E mọi người không biết đó là văn hóa, lại tưởng rằng đang sống giữa một xã hội thiếu văn hóa thì nguy to!

Thế nên mỗi tỉnh đều có nhà văn hóa: nhà văn hóa Mỹ Tho, nhà văn hóa Tiền Gaing, nhà văn hóa Trà Vinh, nhà văn hóa Cà Mau..v..v..

Lên đến Sài Gòn ngoài nhà văn hóa Thanh Niên, văn hóa Thiếu Niên, văn hóa Phụ Nữ, văn hóa Lao Động. Còn có cả…công viên văn hóa: công viên văn hóa Gia Định, công viên văn hóa Phú Lâm, công viên văn hóa Phú Nhuận..v..v..

Rồi đến khu phố văn hóa, đầu hẻm dựng tấm bảng to đùng: Khu phố văn hóa. Tụ điểm văn hóa có nhà văn hóa phường trương tấm bảng to tổ chảng: Tổ văn hóa. Kèm theo khẩu hiệu “Quyết tâm xây dựng khu phố là khu phố văn hóa”.

Trong nhà văn hóa phường là gian phòng nhỏ, loe ngoe vài ba đĩa nhạc, đồ gốm, ít cuốn sách ố vàng, đăm tờ báo đóng bụi..v..v…

Tụ điểm đa số là ở đầu hẻm, nghĩa là ngay dưới chân bảng hiệu “Khu phố văn hóa” là nơi buôn bán lem nhem, tủ thuốc lá, xe nước mía với đống bã mía vo ve tiếng ruồi bu.

Và cũng chẳng thể thiếu vắng tiếng trẻ con chửi thề: Địt mẹ…

(Sài Gòn cô nương – báo Tự Do)

Chữ “cái” trong tiếng Việt cổ

“Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui”, câu ca dao này đã diễn tả cách sống của các cụ ta vào thời cổ xưa, có thể nằm vào thời Hùng Vương chẳng hạn. Ngoài ra, ca dao có những tiếng Việt cổ, thí dụ tiếng “cái” là “mẹ” có từ thời Bố cái đại vương (tức Phùng Hưng 790) :

Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

Có người thắc mắc tại sao lại nói: “Cái cò, cái vạc, cái nông….” Mà không nói con cò, con vạc, con nông? Tiếng cái ở đây vừa là cò mẹ, vạc mẹ, nông mẹ, vừa nói lên trách nhiệm của người đàn bà theo chế độ mẫu hệ của tộc Việt từ thời xa xưa.

(Mặc Giao – Văn hóa Việt)

Văn hóa cà phê

Sáng nay cà phê một mình

Sài Gòn chợt mưa chợt mưa

(Cà phê một mình- Ngọc Lễ)

Câu hát thật dễ thương. Lại nhớ đến Sài Gòn và những quán cà phê buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối. Người Sài Gòn lúc nào cũng uống cà phê được. Bạn bè gặp nhau là rủ nhau ra quán cà phê. Tình nhân hẹn hò là lấy điểm hẹn ở một quán cà phê quen thuộc. Giới làm ăn hẹn nhau ra quán cà phê để trao đổi những điều cần thỏa thuận cho công việc mà các bên cùng quan tâm. Ngay đến hình thức quán cà phê cũng đã rất đa dạng. Từ quán cóc vỉa hè có thể bắt gặp ở bất cứ góc đường nào của thành phố, đến những quán cà phê Tàu có bình trà bằng thiếc to tướng (ngày xưa chúng tôi hay gọi đùa là trà Thiếc Quan Âm), rồi đến những quán cà phê lộ thiên trang nhã dưới một gốc cổ thụ (như cà phê Bạch Tùng Diệp đối diện với Dinh Gia Long cũ), những quán cà phê cửa kính có máy lạnh, có nhạc Trịnh Công Sơn.

Đó là Sài Gòn ngày xưa, với không khí văn hóa cà phê, trí thức hay bình dân tùy theo hình thức của quán. Dù bình dân hay trí thức, thì không khí của quán là thứ không khí mà, nói theo nhà văn quá cố Hòang Ngọc Tuấn, ở nơi đó ai cũng quen nhau. Ở đó, những người khách xa lạ ngồi cùng bàn (thậm chí khác bàn) có thể nói chuyện với nhau tự nhiên như đã quen nhau từ trước. Ở đó, một bác xích lô có thể tranh luận kịch liệt với ông giáo sư trung học về một sự kiện thời cuộc nào đó vừa được đăng trên nhựt trình (báo ngày).

(T.Vấn – Văn hóa cà phê)

Sách báo miền Nam

Viết sách báo thì phải có nhà xuất bản. Theo Võ Phiến, riêng Sài Gòn có cả nghìn nhà in, 150 nhà xuất bản (một số nhà nổi tiếng như Khai Trí, Sống Mới, Trường Thi, Lá Bối, Nguyễn Đình Vượng..v..v..) và chục nhà phát hành (Thống Nhất, Nam Cường, Đồng Nai, Á Châu..v..v..). Tất cả đều là của tư nhân (ngay cả Võ Phiến cũng có nhà xuất bản riêng).

Nguyễn Hiến Lê có nhiều lần tiếp xúc với các nhà làm văn hóa từ Bắc vào thăm ông. Và ông cũng có nhiều phương tiện nghiên cứu về sinh hoạt sách báo của họ thi ước tính rằng miền Bắc mỗi năm có 100 tựa sách. Trong khi miền Nam mỗi năm xuất bản 1000 tựa mỗi năm (1968).

(Mặc Giao – Văn hóa Việt Nam)

Tiếng nói xưa và nay

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu nguồn gốc một số danh từ mờ nghĩa thường được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày:
– Chùa chiền: Trong từ điển Việt – Pháp của Génibrel (1893) có giải thích: Chiền là một loại chùa (une sorte de pagode).

Truyện cực ngắn – Không

Không ai tắm hai lần trong cùng một bồn nước.

Văn học miền Nam 1954-1975

Độc giả đông đảo đủ mọi thành phần nhiều từng lớp khác nhau. Trong giai đoạn đầu từ 56 đến 63: độc giả có học đọc Bách Khoa, Văn Hoá Ngày Nay… lớp trẻ cấp tiến đọc Sáng Tạo, lớp trí thức đọc nhóm Quan Điểm.

Từ 1963 trở đi, báo chí trở nên đa dạng, tờ Văn có một chỗ đứng riêng biệt trong sự tiếp cận với văn học nước ngoài, và cũng là tạp chí văn học bán chạy nhất thời ấy. Những tờ như Đất Nước, Hành Trình, Trình Bày… nói đến những vấn đề của con người trước chiến tranh. Những tờ như Đối Diện của Nguyễn Ngọc Lan chống lại chính quyền…

Về sự lựa chọn tác giả, có thể nói:

Lớp bụi đời thích đọc Duyên Anh. Lớp sống vũ bão thích Chu Tử.

Túy Hồng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, phản ảnh lớp phụ nữ nhận thức chính mình qua thân xác.

Lớp trí thức thích cách đặt vấn đề của Vũ Khắc Khoan, Mặc Đỗ, Nghiêm Xuân Hồng. Lớp trẻ lãng mạn giao thời thích đọc Mai Thảo. Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu là những tác giả khó, đòi hỏi người đọc một trình độ trí thức cao…

(Thụy Khuê – Văn học miền Nam)

Nói lái

Ông Lãng Nhân, trong quyển Chơi chữ có nhắc đến những chuyện nói lái như bà Hồ Xuân Hương trong bài Kiếp tu hành:

Cái kiếp tu hành nặng đá đeo

Vị gì một chút tẻo tèo teo

Thuyền tình cũng muốn về Tât Trúc

Trái gió cho nên phải lộn lèo

Với “đá đeo” nói lái là đéo“lộn lèo” là “l…”.

(Nguyễn Hữu Phước – Nói lái)

Chữ nghĩa làng văn

Trong phần dẫn nhập truyện Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh có bài thơ Cảm đề và được ghi chú là của Nguyễn Khắc Hiếu:

Nói láo mà chơi, nghe láo chơi

Dàn dưa lún phún hạt mưa rơi

Chuyện đời hẳn chán không buồn nhắc

Thơ thẩn nghe ma đọc mấy lời

Nhưng thực ra bài thơ Cảm đề là của Vương Hữu Đường và Tản Đà dịch tác:

Cô vọng ngôn chi cô thích chi

Đầu bằng qua giá vũ như ty

Liệu ứng cảm tác nhân gian ngữ

Ai thích thu phần xưởng quý thi

Giời nhẹ hơn trời!

Có khi cũng cùng một chữ nhưng cách phát âm khác nhau cũng tạo thành những nghĩa thơ khác nhau. Ví dụ, hai câu này của Vũ Ðình Liên:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.

Câu sau, tôi thích đọc theo giọng Bắc: “trời” thành “giời”. Ðã đành dù là “trời” hay “giời” thì câu thơ vẫn là một sự khắc họa hình ảnh cơn mưa bụi đang lất phất bay. Nhưng âm “giời” nhẹ và dài, dễ gợi cảm giác buồn và lạnh của một cơn mưa bụi lâm thâm, lắc rắc rơi trên hình bóng một ông đồ ngồi hiu quạnh với lá vàng và với nỗi thê lương. “Ngoài trời mưa bụi bay” thì chỉ có mưa. “Ngoài giời mưa bụi bay” thì không những chỉ có mưa mà còn có cả cơn rét gây gây, se sắt, tái tê.

(Nguyễn Hưng Quốc – Nghĩ về thơ)

Văn hóa ẩm thực: “Ăn”

Người ta tìm ra rằng: “Cuộc đời của một người đàn ông hầu hết gắn bó với chữ “ăn” với gần nửa đời trước:

Còn nhỏ thì…“ăn vạ”.

Không còn nhỏ nữa thì…“ăn nói bậy bạ”.

Nhẹ là…“ăn bạt tai”.

Nặng là bị…“ăn đấm”, “ăn đá”.

Lớn lên thì…“ăn học”.

Học giỏi là…”ăn vóc học hay:

Đến tuổi thì…”ăn diện”, “ăn chơi”.

Xuống xóm là…”ăn bánh trả tiền”.

Nếu không có tiền thì…“ăn quỵt”.

Tục ngữ Ta và Tầu

Uống nước nhớ nguồn

(Ẩm hà tư nguyên)

(Nguyễn Lập Sơn – Dư Phát Linh)

Chữ nghĩa với chữ “bất”…

Hỏi : Không muốn gặp lại tình cũ là gì?

Đáp : …là bất nhân.

Ngộ  Không

(Sưu Tập)

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2018

 

Bài Mới Nhất
Search