T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Trịnh Bình An: Những Ẩn Số Chính Trị Trong Truyện Võ Hiệp Kim Dung (Phần 1)

clip_image002

Ngày 30/10/2018 – Kim Dung – nhà văn lừng danh về tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa, đã qua đời, hưởng thọ 94 tuổi.

Kim Dung tên thật là Tra Lương Dung. Ông sinh năm 1924 tại tỉnh Chiết Giang, Trung Hoa. Ông từng nuôi ước muốn trở thành nhà ngoại giao, nhưng phải tạm gác bỏ để đi làm báo để có tiền ăn học, Sau đó Kim Dung tốt nghiệp Đại Học Luật ở Tô Châu năm 1948. Cùng năm này ông đến Hồng Kông và làm việc cho văn phòng đại diện của tờ Đại Công Báo.

Một năm sau đó, đảng Cộng Sản lên nắm quyền ở Trung Hoa, và cánh cửa đến với ngành ngoại giao của Kim Dung cũng bị đóng lại.

Sau khi rời Đại Công Báo, Kim Dung bắt đầu viết tiểu thuyết võ hiệp với nội dung thấm đẫm văn hóa và tín ngưỡng Trung Hoa với ba cột trụ Nho, Phật, Lão. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông là Thư Kiếm Ân Cừu Lục được xuất bản vào năm 1955, ngay tức khắc trở thành tác phẩm rất ăn khách.

Nối tiếp đà thành công, trong 17 năm tiếp theo Kim Dung viết thêm 14 tiểu thuyết võ hiệp. Tổng cộng gồm có: 12 trường thiên tiểu thuyết và 3 đoản thiên tiểu thuyết. Đó là: Thư Kiếm Ân Cừu Lục, Phi Hồ Ngoại Truyện, Tuyết Sơn Phi Hồ, Liên Thành Quyết, Thiên Long Bát Bộ, Xạ Điêu Anh Hùng, Lộc Đỉnh Ký, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Thần Điêu Hiệp Lữ, Hiệp Khách Hành, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Bích Huyết Kiếm, Việt Nữ Kiếm, Bạch Mã Khiếu Tây Phong, và Uyên Ương Đao.

Kim Dung viết tác phẩm cuối cùng, Lộc Đỉnh Ký, vào năm 1972, sau đó gác bút về hưu.

Trả lời một cuộc phỏng vấn năm 1994, Kim Dung nói rằng:

Võ thuật đối với tôi chỉ là công cụ, là vỏ bọc bên ngoài, được xử dụng như một phương cách để diễn đạt những tư tưởng nghệ thuật của tôi” (Martial arts for me are just an instrument, a sugar coating. They can be used as a way of expressing my artistic ideas). Những tư tưởng đó, ông cho biết, là “tự do và chống phong kiến” (anti-feudal and liberal).

Năm 1966, khi Mao Trạch Đông phát động cuộc “Đại Cách Mạng Văn Hóa Vô sản” dẫn tới việc đấu tố và giết hại ít nhất 3 triệu người, Kim Dung đã viết một loạt bài xã luận để lên án và ông tiên đoán rằng “Cuộc cách mạng vô sản sẽ hủy diệt văn hóa và truyền thống Trung Hoa“.

clip_image004

Lời tiên đoán của nhà văn đã thành sự thật. Người Trung Hoa lục địa được đào tạo dưới chế độ cộng sản trở nên loại người cực kỳ thô lỗ nên khi họ đi tới bất kỳ nơi đâu đều bị người dân ở đó sợ hãi và khinh bỉ. Một tác giả người Thái Lan gốc Hoa – cô Yunmie EchoWang đã phải viết một cuốn sách tả lại những nét xấu xí này và so sánh đám du khách Tàu chẳng khác gì một lũ heo xổng chuồng, vì thế sách được đặt tựa là: “Pigs On the Loose: Chinese Tour Groups” (Heo Xổng Chuồng: Du Khách Tầu).

Sau thành công vang dội của những tác phẩm đầu tiên, Kim Dung sáng lập tờ Minh Báo năm 1957. Tòa soạn lúc đầu vỏn vẹn chỉ có bốn người nhưng giờ đây đã trở thành một nhật báo Hoa ngữ hàng đầu tại Hồng Kông. Khi mới ra mắt, Minh Báo thu hút độc giả chỉ vì có đăng thường kỳ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung.

Đây cũng là trường hợp tại miền Nam Việt Nam ở thập niên 1960, khi tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung được gửi từ Hồng Kông đến Sài Gòn mỗi ngày để dịch ra Việt ngữ và đăng trên hầu hết các nhật báo, qua ngòi bút của các dịch giả Tam Khôi, Tiền Phong Từ Khánh Phụng và Hàn Giang Nhạn.

Năm 1967 Đỗ Long Vân viết cuốn biên khảo về “Hiện Tượng Kim Dung” với tựa đề “Vô Kỵ Giữa Chúng Ta“. Hai thập niên sau đó ở hải ngoại, một cuốn sách nghiên cứu công phu được Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy biên soạn nhằm phân tích toàn bộ tác phẩm của Kim Dung dưới nhãn quan của một chính khách và học giả: Đó là tác phẩm “Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung. Và người viết cũng xin mượn tựa sách này để đặt tên cho bài viết.

Sau năm 1975, trong một thời gian dài các tác phẩm của Kim Dung đã chịu chung số phận của tất cả văn thơ nhạc Miền Nam là bị tịch thu, đốt phá và cấm đoán với tội danh “văn hóa rẻ tiền” ,”đồi trụy phản động”, nhưng vẫn được nhiều người lén lút tìm đọc. Ngày nay, cả cộng sản Tàu và cộng sản Việt đều lợi dụng võ hiệp Kim Dung để làm đà cho một nền sách truyện hòng “ru ngủ” tầng lớp thanh niên .

Phim ảnh dựa trên tiểu thuyết Kim Dung được thực hiện hết bộ này đến bộ khác. Nhưng các thế hệ về sau vì không cùng trong thời đại Kim Dung, nghĩa là không biết tới cuộc Chiến Tranh Lạnh giữa thế giới tự do và khối cộng sản nên không nhìn ra những ẩn ý chính trị qua các câu chuyện và các nhân vật của Kim Dung.

Chính vì lý do đó, bài đọc này xin được trích ra một số đoạn trong tác phẩm “Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung” của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy – Đó là phần so sánh Triêu Dương Thần Giáo với Đảng Cộng Sản Trung Hoa .

Xin mời đọc toàn bộ tác phẩm này trên trang điện tử:

www.baovecovang2012.wordpress.com https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/03/10/asct-chuong1-1/8/

Triêu Dương Thần Giáo không thuộc loại danh môn chánh phái, mà là tà giáo. Điều đáng lưu ý trước hết là cái tên “Triêu Dương“. Triêu Dương có nghĩa là buổi sớm mai, tức là lúc mặt trời đang lên ở phía đông. Trong khi đó bản quốc thiều của Trung Cộng có tên là Đông Phương Hồng. Cái tên này cho thấy lãnh đạo cộng sản xem Trung Cộng là một nước lớn ở phương Đông lại đang lúc hưng thịnh như mặt trời đang lên.

Nghiên cứu kỹ hơn cách Kim Dung mô tả Triêu Dương Thần Giáo, chúng ta có thể tìm thấy thêm nhiều chi tiết bộc lộ sự tương đồng giữa giáo phái này với Đảng Trung Cộng.

Theo Kim Dung mô tả, Triêu Dương Thần Giáo có tham vọng thống trị võ lâm. Họ muốn tất cả các môn phái phải thần phục, nếu không thì thẳng tay tiêu diệt. Trong thực tế, ĐCS Trung Cộng chống lại nền luân lý cổ truyền và chủ trương cải tạo xã hội theo quan niệm riêng của họ. Muốn đạt mục đích này, ĐCS phải trừ diệt hay chế ngự các tổ chức, đảng phái khác.

ĐCS Việt Nam cũng áp dụng đúng chính sách này. Hồ Chí Minh ngay từ những ngày còn kháng chiến chống Pháp, đã ra lệnh cho tàn sát các đảng phái khác dù họ đều là những người giàu lòng yêu nước, chủ yếu là Việt Nam Quốc Dân Đảng, và Đại Việt Quốc Dân Đảng. Đáng kể nhất là “Vụ Án Ôn Như Hầu“. Ngày 12/7/1946, trong lúc cả nước đang dồn nỗ lực chống Nhật và chống Pháp thì Việt Minh đã tấn công hàng loạt các cơ sở của VN Quốc Dân Đảng trên toàn quốc, trong đó có nhà số 7 phố Ôn Như Hầu, Hà Nội.

Cũng theo Kim Dung, Triêu Dương Thần Giáo là một tổ chức rất chặt chẽ. Lãnh đạo tối cao là một Giáo Chủ nắm trọn quyền quyết định, kế đó là hai vị Sứ Giả, dưới nữa là mười vị Trưởng Lão, rồi mới đến các cấp chỉ huy thấp hơn, và chót hết mới là giáo chúng. Ngoài những người chánh thức gia nhập, Triêu Dương Thần Giáo còn có những cá nhơn và đoàn thể vì bị chế ngự mà phải theo phụ lực.

Trong thời kỳ Mao Trạch Đông còn sống, lãnh tụ cao nhứt của Trung Cộng là Chủ Tich ĐCS, kế đó, có một hay nhiều Phó Chủ Tịch, và Tổng Thư Ký Trung Uơng. Dưới nữa là các Ủy Viên Trung Uơng; rồi đến các cấp chỉ huy và cán bộ ở các địa phương, cuối cùng mới là các đảng viên. Ngoài các đảng viên chánh thức, còn có những đoàn thể ngoại vi phục vụ cho Đảng. Theo cách tổ chức hình kim tự tháp này, Chủ Tịch Đảng nắm giữ uy quyền rất lớn.

Ngày nay chúng ta càng thấy rõ hơn hệ thống “phong kiến đỏ” qua con người Tập Cận Bình. Dù đang nắm quyền sinh sát tối cao, họ Tập vẫn không thỏa mãn lòng tham. Đầu năm 2018, Trung Cộng đã thông qua luật cho phép Tập Cận Bình được duy trì chức vụ chủ tịch nước cho tới… mãn đời. Trong thế kỷ 21 này, đó là một luật lệ phản dân chủ đến mức cùng cực.

Cộng Sản luôn luôn đả kích phong kiến và tư bản, nhưng chính cộng sản đang duy trì quyền lực theo cách “cha truyền con nối”. Người Việt vốn có thành ngữ: “Con Ông Cháu Cha“, nhưng tại Việt Nam ngày nay có một thành ngữ gồm 5 chữ C: “Con Cháu Các Cụ Cả” – Cụ Cả nghĩa là Cụ Lớn – Rồi thì, người ta lại đặt ra câu chế diễu gồm 15 chữ C, với hàm ý răn đe rõ hơn: “Con Cháu Các Cụ Cả, Các Cụ Cứ Chiếu Cố, Cấm Cho Cãi Các Cụ!” – Câu sau ý nói: “các anh phải tử tế với các công tử, không được cãi lại các cụ lớn”.

clip_image006clip_image008clip_image010clip_image012 clip_image014

Bài Mới Nhất
Search