T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Đỗ Xuân Tê : Người đàn bà phố Hàng Khay

(Hình : Phố Hàng Khay – Hà Nội)

Khi ông cậu đưa tôi về Hà nôị thì cũng là lúc thanh niên đáng tuôỉ anh tôi lên đường đi Vệ quốc quân theo tiếng goị của cao trào kháng chiến chống Pháp. Dầu tuôỉ ấu thơ của tôi chưa cảm nhận hết được caí đẹp của Hà thành, nhưng âm vang của những bài học lịch sử bậc tiểu học vẫn đọng laị trong tôi một Thăng Long xưa vơí Hồ Gươm, Văn Miếu, vơí 36 phố phường, vơí con ngươì và vùng đất mà về sau không còn tìm laị được trên quê hương Việt mến yêu. Cuộc kháng chiến đi đến bước ngoặt, nhiều ngươì có cảm tưởng bị lừa đã bỏ về thành. Không khí Hà nôị vào đầu thập niên 50 trở nên ngột ngạt, ô hợp. Năm cửa ô cứ rộng mở đón nhận cư dân tỉnh lẻ đổ về coi đất Hồ Gươm như một nơi nương náu an toàn. Từ đây, cuộc sống ngươì Hà nôị biến đổi theo vận nước cho đến khi Hiệp định đình chiến được ký kết. Hà nội thuộc về phe ông Hồ. Tôi cũng như con em có gia đình theo phe quốc gia đành tìm đường vào nam.

Bẵng đi hai chục năm, vận nước đôỉ thay, miền nam đôỉ chủ, tôi laị có dịp quay về Hà nôị. Tới ga Hàng Cỏ vào một buôỉ chiều nhạt nắng, tàu đậu laị ở một góc vắng của kho hàng hóa. Lấy thêm ít nước cho đoàn tù, nửa giờ sau tàu lăn bánh đi tiếp Yên Baí. Toa tàu bít bùng, qua lỗ thông hơi tôi nhận ra phố Sinh Từ. Phố chiều vơí tốp ngươì đa phần đi xe đạp dồn cục phía sau chiếc rào cản cạnh đường ray, Hà nôị như trở nên chật chôị, mệt moỉ sau giờ lao động. Dù chỉ một thoáng mong manh vì còn phaỉ nhường chỗ cho ngươì khác ngước lên lấy không khí để thở, tôi vẫn cảm nhận con ngươì và cảnh vật của Hà nôị không khác gì những thị trấn tôi đã đi qua, thảy đều mất sức sau cuộc chiến tranh tương tàn suốt mấy thập niên.

Tàu tiếp tục chạy ra ngoaị ô, nhìn laị thân phận mình chưa biết về đâu nên hình ảnh Thăng Long xưa tạm xếp lại trong ký ức. Nhìn quanh trong toa chợt thấy một ông bạn hơn tôi cả chục tuôỉ, ngôì ở một góc tối, anh đang khóc. Hỏi ra mơí biết anh chính gốc Hà nôị, tàu vừa đi qua nhà bố anh. Anh không cần nhìn bằng mắt, chỉ từ khi tôi réo lên,”A! phố Sinh Từ!” thì cứ tính từ đây khoảng năm phút là qua nhà anh cũng cạnh đường ray. Anh khóc không phaỉ vì nhớ ai nhưng vì thấy Hà nôị nghèo quá. Tôi không có ngươì thân ở lại Hà nôị hồi di cư nên chưa hiểu hết tâm trạng anh.

Ngày tháng lưu đầy chính trên quê hương mình, một ngày như moị ngày, lao động nhọc nhằn, trơì laị sang đông, thiếu ăn, chóng đoí, thân tù biệt xứ xem ra ngày về rất đôĩ mong manh. Nhưng Ông Trời ngó laị! Một năm sau, đám tù được cho gia đình tiếp tế, trước bằng bưu kiện, sau cho thăm nuôi. Người được thăm đầu tiên là anh bạn cùng toa khi qua Hà nôị. Ai có ngươì nhà thăm gặp lúc này coi như ngươì hạnh phúc nhất hành tinh. Hạnh phúc đây không biểu thị bằng cảm xúc mà được những người tù qui theo sản phẩm thăm nuôi. Chưa kịp thăm hoỉ thì bìết anh mang vô traị một balô cũ. Mở ra khám thì toàn đồ cây nhà lá vườn, quí nhất là đôi dép râu, tiện cho việc lao động trên non. Tuy có phần khiêm tốn về số lượng, nhưng ngoaì Bắc cho nhau như thế là quá khả năng rôì. Tôi hỏi anh ông cụ lên thăm hả, anh đáp ông cụ mất rôì, buồn vì đã thống nhất, thằng con đi qua Hà nôị không ghé, laị đi ngược Yên bái, chờ không được cụ đi truớc. Mẹ anh già đi không nổi, cô em có chồng Thượng uý đaị diện gia đình lên thăm. Anh châm một điếu thuốc Đồ sơn, mồi lửa cho ông cụ, kẹp vào caí đóm cắm trên nải chuôí tiêu, rồi ngồi khóc rấm rức ở một góc tối như đứa trẻ nhớ sữa mẹ. Mấy thứ ăn ngay được anh bảo tuị tôi cứ dùng còn anh thì chẳng thiết. Sau này nhớ lại tôi thấy xấu hổ vì đám tôi được anh bật đèn xanh nên thanh toán sạch số quà thăm nuôi, cả bọn xử sự như lũ ma đói. Cũng may người chết chẳng ăn được nên anh còn nải chuối.

Một năm sau đến lượt tôi được vợ thăm nuôi. Mấy bà “vợ ngụy” nhờ có nguồn tiếp tế từ người thân nước ngoaì nên quà cáp có phần chất lượng, tuy vậy nhiều ngươì cũng phaỉ vay mượn bấm bụng thăm chồng xa xôi cách trở. Ôi, sao có cái thời nó đầy đọa làm khổ cho cả người tù trong lẫn kẻ tù ngoài! Vì traị giam nằm raỉ rác ở các vùng rừng nuí phía bắc, nên Ga Hàng Cỏ trở thành điểm dừng chân trước khi chuyển tàu đi tiếp. Chế độ nào dù ưu việt cách mấy, bọn ăn cắp móc tuí cũng vẫn tìm cách làm ăn, mà trong caí xã hôị của chủ nghĩa Lê-nin vô địch này, bọn lưu manh hoạt động càng tinh vi hơn. Đôí tượng của chúng bây giờ là các bà từ miền Nam ra. Một trong những nạn nhân rơi đúng vào bà xã tôi. Chân ướt chân ráo cùng đứa con gaí 12 tuôỉ vừa xuống ga, chưa kịp đón xích lô về nơi tạm trú thì mấy thùng đồ tiếp tế vừa để xuống sân ga đã không cánh mà bay. Vợ con tôi khóc, chẳng biết kêu ai nơi xứ lạ quê người. Nhưng còn may cho…tôi là ít phút sau, nhờ một chú công an chìm chuyên theo doĩ đám trộm cắp sân ga đã kịp thơì phát hiện lấy lại số quà giao cho khổ chủ.

Cũng từ khi có thăm nuôi từ miền nam ra, traị tù không còn là một quần thể khép kín, nhiều thông tin được hé lộ, nhiều mảnh đơì, cảnh đơì được traỉ ra, nhiều hoàn cảnh ngang traí, đổ vỡ, nhiều mất mát, tuỉ nhục được thuật laị, rôì tình ngươì, lòng ngươì ai tốt ai xấu được phô bày rành rọt. Noí chung chuyện buồn thì nhiều, có thoáng vui khi gia đình nào có con caí vuợt biên đi thoát, nhưng cũng kể là buồn vì laị vướng cảnh chia ly, ngàn trùng xa cách. Hoàn cảnh tôi, lần đó là lần thăm nuôi duy nhất, tất nhiên vợ tôi còn phaỉ lo cho con cái vượt biển. Rồi vượt biển nhiều lần không thoát, vốn liếng cạn dần, cuôí cùng phaỉ nhờ ngươì đi thăm nuôi dùm. Chuyện gì cũng có caí duyên, caí nợ, tình cờ mà cứ như sắp đặt. Lần đó trên chuyến tàu xuôi nam sau khi thăm tôi, vợ tôi ngôì cạnh một thiếu phụ ngừơi Hà nôị. Bà vào nam chẳng phaỉ thăm ai, nhưng xuôi tàu theo kiểu buôn chui bán chạy. Chị em tỏ ra đồng cảm, trước lạ sau thân. Đến ga Saigòn hẹn nhau gặp laị, rôì giòng đơì đưa đẩy, ngươì thiếu phụ này trở thành ơn nghĩa của gia đình tôi.

Qua tâm sự, được biết bà gốc Hà đông, xứ một thời áo lụa. Sau lấy chồng sanh con đẻ caí về cư trú taị Hà nôị từ sau đình chiến. Lúc gặp vợ tôi tuôỉ đơì khỏang dươí bốn mươi, nghe nói cũng một thơì xuân sắc. Trong thơì kỳ chiến tranh từng đi thanh niên xung phong, tình nguyện taỉ thương taỉ đạn cho một đơn vị gần biên giơí Lào. Đi thanh niên về dạy mẫu giáo, lấy chồng làm giảng viên trường Thể dục Thể thao, hai ngươì có ba mặt con hiện là cư dân quận Hoàn Kiếm. Khoảng đầu thập niên 80, gia cảnh lương không đủ ăn, bà quay ra buôn chuyến theo kiểu cò con tuyến đường Bắc-Nam. Biết hoàn cảnh gia đình tôi, tiện đường buôn bán, bà ngỏ ý vơí vợ tôi nếu cần ủy quyền cho bà đi tiếp tế dùm. Hà nôị cách traị tôi đón xe mất khỏang hai giờ. Nhưng từ bến xe vào traị gần hai chục cây số đường đất đá vôi thì phaỉ nói là vất vả. Địa hình vùng này bà khá rành, nên traị tôi ở dù có heo hút đôí vơí bà cũng chẳng xa lạ.

*

Một buôỉ trưa giữa giờ lao động, tôi được trực traị báo cho biết có ngươì nhà thăm nuôi. Hoỉ quan hệ thế nào, thực tình tôi không biết. Viên cán bộ thăm nuôi gơị ý có người đàn bà ở phố Hàng Khay, tên Loan, nói là em họ của tôi. Tôi nhận bừa, nếu không đúng thì cũng được nghỉ một buôỉ lao động. Ra gặp bà, không phaỉ một mình bà, mà có cả thằng con trai tuôỉ vị thành niên. Hai mẹ con đạp xe từ Phủ lý vào, thồ số quà vợ tôi gưỉ kèm bao gạo hai chục ký mơí mua ở bến xe. Hai bên tự giơí thiệu, bà cho biết lý do thăm nuôi và tình hình chung của gia đình tôi. Gặp gỡ chừng vài chục phút, bà khuyên tôi “an tâm caỉ tạo” (noí khá lớn cho viên cán bộ cùng nghe), rôì trao số quà laị cho tôi. Bà còn cẩn thận nói với tôi có lấy hai loong gạo trong bao để nấu xuất cơm trưa cho hai mẹ con ăn. Thăm xong quay ra Phủ lý để kịp đón xe về Hà nôị lúc lên đèn.

Mấy năm về sau, cứ đến hẹn lại lên, tôi được bà Loan thăm nuôi đều đặn. Các lần sau bà đi một mình, vì quen taỉ đạn nên việc thồ số quà vô traị xem ra không khó khăn gì. Tuy nhiên không bao giờ bà ở laị qua đêm, bằng moị cách bà về Hà nôị trong ngày, theo tôi đoán chắc vì bà ngaị ông chồng. Ngặt một nôĩ cũng khó xử cho tôi, là mấy bạn tù cùng ra thăm nuôi, khi vào traị biết bà không phaỉ là vợ hoặc em tôi, nên cứ phao là “ngươì yêu của thằng Tê” từ Hà nôị lên thăm.Thật sự cũng có vaì ngươì yêu cũ của mấy ông lớn khi vào nam hôì 54 bị đứt đoạn, nay trong hoàn cảnh này “còn một chút gì để nhớ để vương” nên họ có nhờ con nhờ cháu dẫn đến trại thăm hỏi các vị cho đỡ tủi thân người tình ngã ngựa. Nhưng chuyện của tôi laị khác, nên càng chối đám bạn càng nghi, riết rôì tôi để cho họ khoái chí muốn hiểu sao thì hiểu. Noí cho ngay, chính vì có mấy caí chuyện bàn tán bá láp này mà tuị tôi mơí sống được qua ngày và quên đi nôĩ u ám của cảnh tù.

Cứ môĩ lần ra thăm, tôi để ý đàn bà do bản năng họ có làm dáng ngầm. Dù đạp xe vất vả, nhưng trước khi gặp tôi bà vẫn rửa mặt, thay đồ, trang điểm vôị để lấy laị vẻ tươi mát muộn màng của một phụ nữ sắp hết tuổi hồi xuân. Qua cách giao tiếp dạn dĩ vơí ngươì khác phái, cùng lôí ăn nói ỡm ờ có duyên của gái Hà thành, chỉ vaì ba chục phút ngắn ngủi, bà làm tròn caí việc vợ tôi nhờ và hẳn nhiên đem laị cho tôi một thoáng hạnh phúc trước khi chia tay quay vào chốn cũ. Thú thật vì là đàn ông, lâu ngày xa nhà, lại ám ảnh bởi cái lối đùa cợt của mấy bạn tù, nên đôi lúc có nảy sinh vài ý nghĩ thiếu trong sáng, nhưng tôi kịp tự chế vì dù sao bà cũng là người ơn hiếm thấy. Tôi nghĩ phái nữ vốn nhạy cảm họ cũng nhận ra điều này, vì vậy mà bà quí tôi như vai người anh, luôn gọi tôi bằng ông, mặc dầu tôi xưng với bà bằng chị. Về lâu về dài cán bộ họ cũng biết, lại người cùng tần số, nên cứ mỗi lần bà lên thăm tôi là họ sắp xếp cho gặp ngay để bà còn kịp quay về Hà nội. Nói nào ngay chính sách có dã man, nhất quán, nhưng con người thì dù sao cũng còn người nọ người kia, chẳng phân biệt trong nam ngoài bắc.

Thấm thoát ra Bắc đã trên mười năm, tình hình cũng đến lúc họ phải thả chúng tôi. Khi tôi ra trại thì cả hai gia đình đều mừng và những năm sau đó quan hệ càng trở nên thân tình hơn. Lúc này bà lại ít đi tuyến đường Bắc-Nam vì hàng hóa không còn khan hiếm như xưa. Tuyến đường Liên xô, Đông âu xem ra dễ kiếm ăn hơn. Laị có đứa con được đi diện lao động xuất khẩu, nên lơị dụng diện du lịch sang thăm con rôì tiện đường bán buôn hàng chuyến. Trùng hợp thơì kỳ mở cửa, moị chuyện có phần cơỉ mở, nên việc làm ăn tương đôí khá. Phần tôi nhân có chính sách cho tù caỉ tạo đi Mỹ, tôi cùng mấy ông bạn đồng tù ra Hà nôị lo chạy hộ chiếu. Mấy ông kia gia cảnh có con nước ngoaì muốn được xếp theo diện bảo lãnh ưu tiên, còn tôi hồ sơ thuộc diện trọng điểm bị đì ở Phòng xuất cảnh thành phố, nên phải nhờ bà Loan kiếm người môi giới chạy thẳng dịch vụ trung ương. Tụi tôi năm thằng góp tiền ăn đồng chia đủ, nên sự tiêu pha ăn ở cũng khá thoaỉ maí.

*

Trở laị Hà nôị lần này, được tự do đi laị, nhưng cảm xúc không giống hôì 76 khi qua phố Sinh Từ, laị mơí xem cuốn phim “Hà Nôị Trong Mắt Ai’” của đạo diễn Trần văn Thủy thì thấy Hà nôị trần trụi quá, hiện thực quá, chẳng còn tìm được nét nên thơ thanh lịch của chốn Tràng An, cho nên chủ yếu chúng tôi đi ăn, lo giấy tờ, xong việc là xuôi nam. Có điều lúc này quán ăn, nhà hàng đã nở rộ, nét văn hóa ẩm thực của ngươì Hà nôị được đà trôĩ dậy làm chuyến đi của chúng tôi không đến nôĩ tẻ nhạt. Có chuyện khá tức cươì là nhiều ngươì Hà nôị tuy không mặn mà vơí chế độ, nhưng vẫn còn có lòng kính trọng đôí vơí ông Hồ, nhất là ngày đó chưa có sự tiết lộ vụ án tình của cô Xuân. Người môi giơí của chúng tôi là chị Minh, một cựu cán bộ sứ quán, đi đây đi đó nhiều nơi, laị vô Saìgòn như đi chợ, nên rất hiểu và nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi. Ấy vậy mà chị cũng bảo, “các anh đã ra đến đây (Hà nôị) cố thu xếp thơì gian vào thăm …Lăng Bác!” Biết thiện ý của chị, nhưng lý lịch tuị tôi thằng nào cũng đen như mõm chó nên không muốn dính vào mấy chỗ này, vì lỡ có chuyện gì bị tóm cổ trước là caí chắc. Nhưng quá nể lơì, lại muốn được việc, năm thằng bấm bụng thuê ba chiếc xích lô trực chỉ Ba Đình.

Ba ông xích lô đầu đôị nón côí, mặc áo bộ đội, qua trao đôỉ biết ngay một thơì là cánh AK, họ cùng chúng tôi chuyện trò rôm rả, nhưng khi bảo xe đậu laị quảng trường thì chính họ cũng không tin có chuyện lạ lùng, mấy ông sĩ quan “ngụy” về thăm Lăng Bác! Vừa định chụp một tấm hình trước lăng, ba thằng đứng hai thằng ngôì cho rõ mặt, thì một ông mặc thường phục tiến laị giơ thẻ tự xưng là công an bảo vệ, bằng giọng nhẹ nhàng, khuyên chúng tôi nên “đứng” (về sau hoỉ mấy ông xích lô họ bảo công an sợ mấy anh ngôì rôì đặt mìn chất nổ biết đâu chừng). Năm thằng hú vía, mặt mày mất vui, chụp vôị tấm hình về khoe chị Minh làm bằng cớ, sau đó trên đường về nam liệng luôn xuống cống kẻo bạn bè nó thấy đâm rách việc, khó mà đi Mỹ.

Cũng nhân chuyến ra Bắc, sắp xếp một buôỉ chiều tôi rơì “đoàn” xé lẻ đến thăm gia đình bà Loan, tiện giao quà của vợ tôi biếu bà. Tơí nhà không gặp vì không hẹn trước, nên không biết bà đang đi Liên xô lo chuyện bán buôn. Cũng may là gặp được ông chồng. Hai ngươì đàn ông gặp nhau tuy lần đầu nhưng cứ ngỡ quen nhau từ lâu. Ông mơì tôi ở laị dùng bữa cơm gia đình đạm bạc. Thấy cảnh nhà luộm thuộm, chật chôị, tôi lấy cớ bà không có nhà, hoỉ thật lòng, “hay anh em mình đi ăn ngoaì?” Ông nhận lơì không có gì miễn cưỡng. Hai ngươì ăn ở một quán bên Hồ Tây do ông chọn. Chuyện trò trong tình đồng cảm, tương kính, một bên mấy năm cho vợ đi thăm một anh đàn ông xa lạ mắc cảnh tù tôị, một ngươì biết quí trọng hàm ơn, luôn giữ môí quan hệ trong sáng vơí vợ ông. Hai người laị có nhiều kỷ niệm vơí Hà nôị, hoỉ ra thì ông cũng gốc tiểu tư sản, một cầu thủ có hạng của sân Hàng Đẫy, theo kháng chiến rôì về thành sau 54. Trước khi chia tay, biết tôi ra chạy hộ chiếu, nên có hứa vớí ông lần sau ra nhận giấy tờ sẽ mang bà xã cùng đi, ở chơi vơí ông bà lâu hơn.

Ấy vậy mà bận thu xếp mấy việc ở trong Nam, loay hoay thế nào rôì cũng chẳng ra Bắc được, laị phaỉ ủy quyền cho ông bạn tù lấy dùm hộ chiếu. Trước khi đi, tình chị em bịn rịn, vợ tôi nhắn bà Loan vào chơi. Chẳng hề mếch lòng, bà đáp tàu vô thăm chúng tôi trước ngày xuất cảnh. Bình thường chúng tôi vẫn đôí đaĩ nhau bằng caí tình, nay sắp xa xứ, vợ chồng tôi có chút quà cho mấy đứa con thể hiện bằng kim loaị quí, bà nhất định không lấy, chỉ nhận mấy caí aó daì do vợ tôi đặt may và vài thứ của đàn ông tôi gửi biếu ông xã. Bà cũng tình thật dặn chúng tôi sang bên ấy làm ăn ổn định nhớ bảo lãnh cho bà thăm Mỹ một chuyến. Bà còn nói vui,”tôi đi Nga, đi Tiệp nhiều rôì, muốn sang Mỹ coi hàng họ cho mát mắt. Chính hiệu USA mơí quí chứ toàn đồ dởm nhập vào chán chết.”

*

Tưởng chuyện có thể trong tầm tay, nhưng mười mấy năm qua dù đã ổn định trên đất Mỹ, vợ chồng tôi vẫn chưa làm thỏa lòng bà. Rốt cuộc, hàng Mỹ thứ thiệt giờ này đã tràn ngập Hà nôị, tàu Mỹ giờ này đã ghé cảng Đà nẵng, người Mỹ ra vào Sài gòn như đi chợ, nhưng tình người đàn bà phố Hàng Khay dính dấp đến tôi vẫn là món nợ chưa trang trải nổi.

ĐỖ XUÂN TÊ

 

©T.Vấn 2011

Bài Mới Nhất
Search