T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Nguyễn Thiện Tơ: Tiếng Trúc Bên Sông

“. . .Nhạc sĩ Thiện Tơ gặp bạn đời trong một đêm tháng 5/1938 tại chương trình biểu diễn quyên góp tiền giúp người nghèo. Thoạt đầu, hai người chỉ coi là bạn thân chứ không dám mơ ước cao xa, bởi đất nước đang còn đang loạn lạc, chưa kể ngăn cách về tôn giáo. Nhưng cùng với thời gian, tình cảm của họ cứ nảy nở lớn dần. Những buổi chiều bà đến nhà thờ, ông lại đến đứng bên cửa sổ nghe hát Thánh ca…”

Nguyễn Thiện Tơ: Tiếng Trúc Bên Sông

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

*Chú Thích: Kể từ entry Những Ngày Tàn Mơ trong loạt bài Dòng Nhạc Kỷ Niệm, sẽ không có phần audio của bài nhạc (dạng MP3, hoặc Youtube). Lý do: dù đã bỏ rất nhiều thì giờ nỗ lực tìm kiếm, chúng tôi đành phải chịu thua và quyết định cho công bố phóng ảnh các bài nhạc với hy vọng, một ngày nào đó, sẽ có các độc giả ưa chuộng chuyên mục DNKN tiếp tay gởi đến chúng tôi phần audio còn thiếu sót. Mong lắm thay! (T.Vấn & Bạn Hữu)

*

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm, phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..(T.Vấn: Dòng Nhạc Kỷ Niệm với Nhạc cũ miền Nam).

 

©T.Vấn 2019

Đọc Thêm:

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ: Tình ca hoà cùng Thánh ca

“Mỗi mùa Giáng sinh, tôi lại cảm thấy xao xuyến trong lòng, buồn vui lẫn lộn.”, tác giả của ca khúc “Nhắc gió chiều”, “Tiếng trúc bên sông”, “Qua bến năm xưa”, “Giáo đường im bóng”… đã tâm sự như vậy.

“Mỗi mùa Giáng sinh, tôi lại cảm thấy xao xuyến trong lòng, buồn vui lẫn lộn.”, tác giả của ca khúc “Nhắc gió chiều”, “Tiếng trúc bên sông”, “Qua bến năm xưa”, “Giáo đường im bóng”… đã tâm sự như vậy.

Năm 1945, ông là một trong những nhạc công đầu tiên của Dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam và Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam. Sau đó, ông chuyển về làm nhạc công cho Xưởng phim truyện Việt Nam. Giáo đường im bóng là nhạc phẩm đầu tay ông sáng tác năm 17 tuổi. Đó là bản tình ca ông viết tặng người con gái xứ đạo thành Nam – bà Hà Tiên, người đã chia ngọt sẻ bùi cùng ông trong suốt 50 năm qua.

Nhạc sĩ Thiện Tơ gặp bạn đời trong một đêm tháng 5/1938 tại chương trình biểu diễn quyên góp tiền giúp người nghèo. Thoạt đầu, hai người chỉ coi là bạn thân chứ không dám mơ ước cao xa, bởi đất nước đang còn đang loạn lạc, chưa kể ngăn cách về tôn giáo. Nhưng cùng với thời gian, tình cảm của họ cứ nảy nở lớn dần. Những buổi chiều bà đến nhà thờ, ông lại đến đứng bên cửa sổ nghe hát Thánh ca… Tình yêu đôi lứa và giai điệu của những bản Thánh ca đã ngân lên trong ông, khiến trái tim người nghệ sĩ không thể yên lặng được mãi. Bản nhạc lòng hoàn tất, ông mang tới người yêu, cầm đàn hát…

Giai điệu ấy đã thay lời trái tim và họ quyết đến với nhau. Bà thì ra sức thuyết phục gia đình, còn ông sẵn sàng tiếp nhận đạo để có được cuộc sống hạnh phúc bên bà. Nhạc sĩ đến nay đã bước sang tuổi 80, vợ ông vẫn hàng ngày chăm sóc, nấu nướng cho ông.

(Theo Tiền Phong)

Bài Mới Nhất
Search