T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Thượng Toạ Thích Trí Quang ra đi và vấn đề còn lại

(Nguồn: Báo Tiếng Dân)

Gellert Nguyễn

Thượng toạ Thích Trí Quang đã ra đi nhưng để lại cho hậu thế những suy ngẫm đáng nói. Di huấn để là “không bàn thờ, không bát nhang, không báo tang, không phúng điếu, không vòng hoa, không đưa đám“.

Đây là một thái độ khôn ngoan, vì Thượng toạ không muốn gây thêm các lời bình luận ồn ào. Thật ra, có mấy ai còn nhớ đến Thượng toạ khi lịch sử đất nước sang trang từ lâu, chì còn chăng là nhưng người quan tâm đến vai trò của Phật giáo trong lịch sử cận đại.

Vai trò của Thượng toạ trong phong trào Phật giáo đấu tranh, nhiều sách vở đã bàn đến: Lật đổ chế độ để bảo vệ đạo pháp? Là Cộng Sản hay CIA? Tại sao thành công trong năm 1963 mà thất bại trong năm 1966 và thất sủng sau năm 1975? Là người trong cuộc, đáng lý ra Thượng toạ phải lên tiếng biện minh cho hành động của mình. Thượng toạ cũng đã viết sách về cuộc đời mình và kết luận né tránh gây thất vọng cho độc giả. Trong sách Trí Quang tự truyện (2011), Thượng toạ không soi sáng các vấn đề mà độc giả quan tâm. “Tôi không biết gì, không có ý gì nên cuộc đời tôi không vẫn hoàn không“.

Vấn đề không phải Thượng toạ có công hay tội, quyết định sáng suốt hay sai lầm, nhưng tại sao khi có can đảm gây vang động trong lịch sử, mà lại thiếu can đảm trình bày động cơ hành động của mình cho hậu thế, đó là một ý thức trách nhiệm. Nay Thượng toạ đã ra đi, không ai có thể thay thế để lý giải vấn đề, một bí ẩn còn lại cho những người thiết tha với sự thật của lịch sử.

Còn học trò của Thượng tọa cũng lên tiếng ca ngợi thầy để gọi là đốt nén hương lòng toạ, không thể khá hơn: “Còn tất cả chỉ là một nhầm lẫn to tướng không cần cải chính, bình luận: người ta tưởng nhầm Thầy muốn làm Richelieu, hồng y, thủ tướng của vua Louis XIII nước Pháp. Sự thực, Thầy tôi muốn cao hơn thế: Thầy muốn làm ông thầy tu”.

Đúng, một thầy tu quay lưng với những hành động của mình trước lương tâm và lịch sử. Thầy còn sợ ai mà không dám lên tiếng khi Giáo hội Ấn Quang bị xoá sổ và Phật giáo quốc doanh suy tàn như hiện nay? Một điều mà đệ tử của thầy không nhận ra và ca ngợi thầy cũng vô trách nhiệm không kém.

Người Pháp có câu: “Dối gian như những điếu văn”. Câu này vẫn còn đúng. Thật là đáng tiếc cho lập trường chính trị và tinh thần vô uý của cả hai. Cho dù bia đá của lịch sử mòn đi, nhưng may mắn thay cho hậu thế là bia miệng vẫn còn trơ trơ. Dĩ nhiên mọi xét đoán tùy theo từng cá nhân.

Bài Mới Nhất
Search