T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Nguyễn Quang Duy: Người Việt tới Úc: Những thách thức bước đầu ở Melbourne.

Đây là bài thứ 3 trong loạt bài “45 năm Người Việt Tự Do tại Melbourne: Thử Thách và Thành Tựu”, xin gởi đến quý bạn đọc. Có lược dịch qua Anh ngữ đính kèm.

Chúng tôi cố gắng thu nhặt thông tin để nhìn lại sự phát triển cộng đồng 45 năm qua. Chúng tôi chủ trương không đưa những thông tin sai sự thật nên nếu bạn đọc có thêm thông tin, hay thông tin khác với bằng chứng rõ ràng xin chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính bài viết (NQD).

 Bài 1: Những người Việt đầu tiên tại Úc.

Bài 2: Những gương mặt trong cộng đồng người Việt tị nạn đến thành phố Melbourne, Úc từ 1976.


 

Bài 3: Người Việt tới Úc: Những thách thức bước đầu ở Melbourne.

Sang tới nhiệm kỳ 2 của Thủ tướng Malcolm Fraser, chính sách về người tị nạn Đông Dương mới được mang ra Quốc Hội tranh luận và đến gầncuối năm 1978 mới được ban hành.

Nhưng phải đợi đến sau Hội nghị quốc tế về người tị nạn tại Geneva,ngày 21/7/1979,và vào thời Bộ Trưởng Di Trú và Sắc tộc Sự Vụ Ian MacPhee (1979-82) số người Việt được nhận định cư từ các trại tị nạn Đông Nam Á mới thực sự gia tăng.

Năm 1980, có 12,915 người, năm 1981 và 1982, mỗi năm chừng 12,000 người được Úc nhận, nhờ thế người Việt tị nạn không mạo hiểm dùng thuyền đi thẳng đến Úc.

Bộ Trưởng Ian MacPhee còn là người khởi xướng chính sách Ra Đi Trật Tự (Orderly Departure Program)thương lượng với nhà cầm quyền cộng sản để những người tị nạn được bảo lãnh gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam.

Gia đìnhđầu tiên được bảo lãnh đến Úc vào giữa năm 1982,có thể gia đình này đã đến thành phố Melbourne.

Theo thống kê ABS vào tháng 6/1976chỉ với 382 người,cuối năm 1978 ước tính đã cógần 2,000 người, đến cuối năm 1982 đã có trên 20,000người Việt định cưtại Melbourne.

Giai đoạn1978-83rấtđặc biệt trong nỗ lực phát triển cộng đồng từ việc ổn định đời sống cá nhân đến các sinh hoạt tương trợ, xã hội, văn hóa, dạy tiếng Việt cho con em, sang đến việcvận động chính giới,chính trị Việt Namvà xây dựng một cơ chế cộng đồng liên bang.

 

An cư lạc nghiệp

Người Việt tị nạn thường bắt đầu cuộc sống tại các Trung tâm tiếp cư (hotstel), được trợ cấp đặc biệt bằng với tiền trợ cấp thất nghiệp, được học Anh văn sơ cấpngay tại Trung tâm, có nhân viên xã hội giúp đỡ, con cái có xe đưa đón đến tận trường.

Các sinh hoạt cộng đồng như bầu cử, biểu tình, các sinh hoạt tôn giáo như Lễ Giáng Sinh, có xe buýt đến tận Trung Tâm đưa đón.

Nhưng ngược lại bà con phải trả đến 3/5 khoản trợ cấp,đồ ăn do Trung tâm cung cấp lại không hợp khẩu vị, cuộc sống chung đụng không thoải mái nên nhanh chóngmướnnhà và dọn ra.

Bước ban đầu mọi người đều dựa vào nhau thu nhặt thông tin, giới thiệu công việc và nhất là chia sẻ niềm vui nỗi buồn đời tị nạn.

Khu Richmond sát cạnh trung tâm thành phố, cạnh nhà thờ Linh mục Huỳnh San, giá mướn nhà rẻ, có nhà cao tầng chính phủ cho mướn rất rẻ, nên nhanh chóng trở thành Sài Gòn nhỏ tập trung người Việt.

Ba khu Footscray, Springvale và Box Hill vì ở sát ba Trung tâm Midway,Enterprise và Eastbridge nên số người Việt sinh sống buổi ban đầu cũng rất đông.

Người tị nạn siêng năng, không đòi hỏi, có việc là làm, thập niên 1970 công việc hãng xưởng lại nhiều, nên đa số đến Melbourne hôm trước hôm sau có việc làm.

Hầu hết người tị nạn đều cố gắng làm việc không chỉ để lo cho bản thân và gia đình ở Úc, họ còn phải gởi quà, gởi tiền cho gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam.

Nhà cửa khi đó rẻ có việc làm là nhà băng cho mượn tiền, nhiều người Việt mua ngay nhà và chỉ trên 5 năm là trả xong nhà, rồi đổi nhà lớn hơn hay xây nhà ở các khu vực khác.

Một số người không thích công việc làm tay chân thì thi vào các công việc chính phủ như lái hay bán vé xe điện (xe tram), bưu điện hay công chức bậc thấp.

Một số người có ít vốn mở tiệm buôn, nhà hàng hay hãng xưởng nhỏ.

Một số khác tiếp tục học tiếng Anh để có thể xin được một chỗ học ở Đại Học hay Cao Đẳng.

Sang đầu thập niên 1980, kinh tế Úc suy thoái, người tị nạn lại sang rất đông, nên nhiều người phải ở nhà may gia công hay lên nông trại làm việc.

Tôi đến Melbourne tháng 4/1983, thời điểm kinh tế còn khủng hoảng rất khó kiếm việc làm nên phải vừa học toàn thời,cuối tuần làm việc ở nông trại,tối đến chạy bàn ở nhà hàng,sẽ có bài viết riêng gởi bạn đọc.

 

Không muốn bị gọi là “Việt kiều”

Từ ngữ “Việt Kiều” trước đây mang ý nghĩa công dân Việt Nam Cộng Hòa sống trên đất Úc.

Sau 30/4/1975, Tòa Đại Sứ Cộng sản tại Canberra công khai lôi kéo “Việt Kiều” nhất là những sinh viên du học trước đây đứng về phía họ.

Ông Nguyễn Hữu Thu có kỷ niệm chua chát là vào giữa năm 1978, Tòa Đại Sứ Cộng sản từ Canberra xuống Melbourne tổ chức một cuộc họp giải thích “chính sách đối với kiều bào”có một số sinh viên và cựu sinh viên tham dự.

Bên ngoài buổi họp bà con tị nạn biểu tình phản đối, điểm mặt những người tham dự là tay sai cho cộng sản.

Ít nhất một sinh viên tên L.sau khi tham dự cuộc họp ít lâu bị đón đánh ở Richmond.

Sau đó một bài viết trên báo Trắng Đen phát hành tại Mỹ đưa tin cuộc họp, với danh sách những người được cho là tham dự buổi họpvà ví họ như “cỏ đuôi chó”.

Khi ấy ở Úc chưa có báo chí Việt ngữ, còn ông Thu đang theo học tại viện Đại Học Melbourne, không tham dự buổi họp,nhưng không hiểu vì lý do gì trong danh sách lại có tên ông.

Ông Thu cùng lúc đang thực tập ngành nhân viên xã hội tại Ecumenical Migration Centre (EMC) ông báo cho họ biết, họ khuyên ông nên gởi bài báo cho Bộ Di Trú.

Bộ mời ông lên gặp để tìm hiểu, ông nói họ muốn biếtthì hỏi sinh viên L. sẽ rõ,còn ông không tham dự và không biết gì.

Sau đó một người bạn cho ông biết một số ngườimuốn vào tận ký túc xá Đại Học nơi ông đang cư ngụ để tìmông, nhưng anh ấy cho họ biết ông là người tị nạn cộng sản vàlà cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nên họ mới thôi không đến.

Khi ấy thành phần thiên tả Úc – Việt liên tục tổ chức các cuộc triển lãm và hội họp buộc những người tị nạn mới sang không thể làm ngơ.

Nhiều cuộc biểu tình dẫn đến xô sát và việc tìm “thanh toán” giới thiên tả và cộng sản thường xuyên xảy ra.

Linh mục Bùi Đức Tiến cho biết có 2 lần những người bị đánh, vì bị cho là theocộng sản,phải chạy vào nhà thờ nhờ Cha giúp tránh bị hành hung.

Ở thủ đô Canberra căng thẳng hơn khi mộtngười tị nạn và mấynhân viên Tòa Đại sứ cộng sản đánh nhau ngay giữa chợ trời.Đưa nhau ra tòa, người tị nạn thắng kiện, nhờ được nhân chứng người Úc thấy nhiều người tấn công anh.

Bạo động nhất là vụ “Quốc hiệu” nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam treo trước cửa Tòa Đại sứ cộng sản bị bắn nát, truyền hình báo chí Úc đưa tin hàng đầu, cảnh sát không bắt được ai.

Theo tôi biết phía Tòa Đại Sứ không muốn làm lớn chuyện, vì họ e ngại báo chí Úc sẽ biến thành một vụ án chính trị không có lợi cho họ.

Để tránh bị tiếp tục tấn công, Tòa Đại Sứ phải lặng lẽ rời về góc cuối một con đường vùng O’Malley ít người qua lại đặng dễ bảo vệ.

Tôi nhớ vụ này Giáo sư sử học David Marr, một người thiên cộng,phải lên truyền hình ấp úng nói không lên lời biểu lộ sợ hãi đến phiên mìnhvà gia đình được hỏi thăm sức khỏe.

Việc này khi đó gây khá nhiều tranh cãi.Đến nay nhiều người vẫn tin rằng trong giai đoạn đó làm như thế là đúng,mới ngăn cản ảnh hưởng của Tòa Đại Sứ Cộng sản vào sinh hoạt cộng đồng và giúp cộng đồng phát triển.

Vài câu chuyện nêu trên cho thấy ngay từ buổi ban đầu người Việt tị nạn đã không chấp nhận Tòa Đại Sứ Cộng sản đại diện cho mình,họ không chấp nhận những người theo cộng sản, họ cảm thấy từ ngữ “Việt kiều” không còn thích hợp, nên muốn đổi danh xưng thành người Việt tị nạn, người Việt quốc gia hay người Việt tự do.

Tên tiếng Anh của Hội Việt Kiều Tự Do sau năm 1978 cũng được đổi từ Vietnamese Friendly Society thành Vietnamese Association in Victoria.

 

Bước chuyển đổi…

Ông Hoàng Phương, Việt Nam Dân Xã Đảng, sang Úc ngày 19/6/1978, cho biết tại Trung Tâm Midway (hostel), Footscray,bà con đã bầu người đại diện có khả năng nói tiếng Anh để làm việc với Ban Giám Đốc và nhân viên.

Ở thời điểm này mọi sinh hoạt từ hội họp đến Hội Chợ Tết đều có treo Quốc Kỳ và đều khởi đầu bằng việc hát Quốc CaViệt Nam Cộng Hòa.

Ngày 18/8/1979, Thầy Huỳnh San khi được thụ phonglinh mục đã mặc một chiếc áo lễ với hình lá cờ Việt Nam Cộng Hòa do một giáo dân tặng. Một sự kiện có một không hai trong lịch sử Cờ Vàng.

Ông Nguyễn Bình, Gia đình Hải Quân, sang Úc vào tháng 12/1978, cho biết trước đó các nhóm thiên tả hoạt động mạnh nên bà con đề cử Thiếu tá Nguyễn Khắc Ngà làm Trưởng Ban và ông Bùi văn Cao làm phó Ban tổ chức biểu tình chống cộng.

Sau đó ông Ngà được đề cử làm Hội trưởng Hội Ái Hữu Người Việt Tự Do nhưng chỉ vài tháng ông Ngà từ chức.

Bà con đề cử Thầy Huỳnh San làm Trưởng ban tổ chức Tết Nguyên Đán Kỷ Mùi 1979, đồng thời vận động Giáo sư Tôn Thất Ngữ,Đại Học Nông Lâm Súc Sài Gòn, lên thay làm Hội trưởng Hội Ái Hữu.

Ngày 13/1/1979, Kỹ sư Trần Ngọc Thọ qua Úc,chừng 1 tháng sau ôngđược Giáo sư Tôn Thất Ngữ mời giữ vai trò phó Ngoại vụ.Ban Điều Hành có thêm hai người là ông Võ Doãn Ngọc, Phó Nội Vụ và Bác sĩ Trần văn Đông, Tổng thư ký.

Ông Ngữ chỉ làm Hội trưởng chừng vài tháng thì tuyên bố xin từ chức vào tháng 3/1979.

Ông Thọ được bà con vận động đứng ra lập một Ban Quản Trị mới cho Hội. Ông đồng ý với 2 điều kiện những người cũ phải tiếp tục giúp ông và phải qua một cuộc bầu cử tự do để Hội có được chính danh.

 

Bầu cử tự do và Hội Chợ Tết đầu tiên

Đến tháng 6/1979, cuộc bầu cử tự do đã diễn ra và liên danh do ông Trần Ngọc Thọ làm thụ ủy được bà con tín nhiệm.

Đây là cuộc bầu cử cộng đồng đầu tiên tại Melbourne và cũng có thể cũng làđầu tiên của người Việt tại Úc.Một số tiểu bang mãi đến thập niên 1990 vẫn chỉ có hội viên chính thức mới được quyền tham gia bầu cử cộng đồng.

Ngoài Kỹ sư Trần Ngọc Thọ là Hội trưởng,Ban Chấp hànhcòn cóGiáo sưNguyễn văn NhaPhó Ngoại vụ,ông Võ Doãn Ngọc Phó Nội Vụ, ông Hồ Xuân Thu, Tổng Thư ký và ôngTrần Trọng Khương, Thủ quỹ.

Thêm vào có ông Trần văn Nilà Trưởng Ban xã hộivàông Đỗ Phát Thanh Trưởng ban văn nghệ.

Trụ sở của Hội đặt tại số 40 đường Rae, North Fitzoy.

Trong nhiệm kỳ 1 năm từ 1979-80 Hội đã thực hiện được các công việc sau:

  1. Về xã hội ông Ni và ông Khương đã mướn xe giúp bà con di chuyển từ trung tâm ra nhà mới và vận động Hội Tị Nạn Đông Dương (ICRA) giúp bảo trợ người tị nạn từ các trại tị nạn;
  2. Về giải trí ông Đỗ Phát Thanh đã liên lạc với các cơ quan Úc để mượn những phim Việt Nam về chiếu cho bà con ở Trung tâm (Hostel) xem;
  3. Tổ chức Tết Trung thu rất lớn tại Dallas Brooks Hall East Melbourne có nhiều khách mời ngoại quốc; và
  4. Tổ chức thành công Hội Chợ Tết đầu tiên của người Việt tại Melbourne cũng như tại Úc. Hội chợkéo dài 2 ngày tại Camberwell Civic Centre với sự đóng góp của rất nhiều người đặc biệt của Linh mục Bùi Đức Tiến, Điêu khắc gia Lê Thành Nhơn và Ca sĩ Đăng Lan. Tài chánh để tổ chức Hội Chợ đều do các thiện nguyện viên đóng góp.

Sau Hội Chợ Tết,Thủ tướng Malcolm Fraser gởi thư chúc mừng Hội Chợ thành công và chúc Tết Cộng Đồng.

Đáng tiếc ông Trần Ngọc Thọ không còn giữ lá thư này đồng thời cũng không còn giữ hình ảnh sinh hoạt.

Từ đó, Hội Chợ Tết Melbourne hằng năm đều được tổ chức.Vài năm sau, thành phố Sydney và các thành phố khác cũng tổ chức.

Riêng tại Melbourne ngày nayngoài Hội Chợ do Cộng đồng tổ chức còn có6Hội Chợ Tết do các Hội thương gia Richmond, Footscray, Springvale, St Albans, Sunshine và Boxhill tổ chức.

Trước đây các lễ hội đều mang sắc thái của người da trắng gốc Anh, Hội Chợ Tết trở thành một lễ hội sắc tộcđầu tiên đóng góp vào sự hình thành và phát triển của chính sách đa văn hóa của nước Úc.

Ông Thọ cho biết văn hóa chính là gạch nối giữa người Việt với người các sắc tộc khác và giữa thế hệ thứ nhất với các thế hệ tiếp nối.Vì thế ông rất quan tâm đến các sinh hoạt văn hóa.

Chỉ một năm phục vụ cộng đồng, đóng góp của Kỹ sư Thọ và Ban Chấp Hành vô cùng quan trọng,đã mở ra sinh hoạt bầu cử công khai và việc tổ chức Hội Chợ Tết làm nền tảng để Hội Ái Hữu được nhìn nhận như tiếng nói chính thức của cộng đồng người Việt tự do tại Victoria.

Hầu như tất cả những thông tin phổ biến trước đây về Cộng Đồng Victoria đều không nhắc đến giai đoạn trước 1980, nay nhiều người không còn nữa,nhưng có trước mới có sau, nỗ lực của họ cần thiết được ghi nhận.

 

Giai đoạn 1980-82

Ông Trần Ngọc Thọ còn nhớ khi Linh mục Bùi Đức Tiến ra ứng cử có rất đông đồng bào tham dự và ủng hộ Cha.

Ban Chấp Hành gồm Chủ tịch Linh mục Bùi Đức Tiến; Phó Chủ Tịch Nội Vụ,ông Võ Doãn Ngọc; Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ,bà Kiều Renaud; Tổng Thư Ký,Tiến sĩ Nguyễn văn Hưng.

Cha Tiến cho biết Ban Chấp Hành giữ 2 nhiệm kỳ một năm 1980-81 và 1981-82.

Văn phòng tuyên úy Công giáo cũng được sử dụng làm văn phòng Cộng đồng.Còn các sinh hoạt như Hội Chợ Tết và Tết Trung Thu được tổ chức tại sân Nhà thờ St John’s,East Melbourne.

Đóng góp chính của Hội trong thời gian này là giúp những người mới tới mướn được nhà, rời khỏi các Trung Tâm tiếp cư dành chỗ cho người từ các trại tị nạn.

Khi các Trung tâm có chỗ trống, Hội vận động với chính phủ nhận thêm người từ các trại tị nạn đến Melbourne.

Đồng thời Hội vận động với Hội Tị Nạn Đông Dương (ICRA) giúp bảo trợ người từ các trại tị nạn.Thời gian này mỗi năm có tới trên 5 ngàn người đến định cư tại Melbourne.

Hội cùng các tiểu bang khác trong cơ chế Liên Bang còn vận động và hỗ trợ Chính phủ Fraser,giữa năm 1982,Úc đạt được thỏa thuận với nhà cầm quyền Hà Nội để người Việt tị nạn được bảo lãnh gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam.

Một số người cho biết là nhờ công của bà Kiều Renaudmột người hết sức năng nổ và nhiệt thành trong việc định cư người Việt tại Melbourne.

 

Linh mục Bùi Đức Tiến (1980-82)

Cha Tiến là người Việt tị nạn đầu tiên được thụ phong linh mục tại Melbourne, và là linh mục tiên khởi xây dựng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, cũng như xây dựng Trung tâm Vinh Sơn Liêm.

Cha Tiến là cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, thuộc Khóa 4/1970 Võ Khoa Thủ Đức, nhưng giữa Khóa Cha được phép về Đại Chủng Viện Long Xuyên học.

Vào ngày 19/6/1981, khi Cha đang làm chủ tịch Hội Ái Hữu, Cha giúp thành lập Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Victoria.

Trong Đại Hội cấp Liên Bang họp tại Trung Tâm Vinh Sơn Liêm, do Cha làm linh mục quản nhiệm, vào ngày 4/1/1987, Cha tham dự và giúp thành lập Tổng Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Cha còn tham gia Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển,hằng năm khi được nghỉ,Cha theo tầu ra Vịnh Thái Lan cứu người vượt biên,đi tìm những thuyền nhân bị hải tặc Thái giam giữ trong đất liền hay trên các đảo, và giúp đồng bào trong trại tị nạn.

Năm 2007, Cha và Thượng tọa Thích Phước Tấn thành lập HOPE – AVHWA một Hội Từ thiện quy tụ một số bác sĩ chuyên khoa về mắt trên toàn thế giới, về chữa trị cho những người khiếm thị tại các vùng quê Việt Nam.

Cha Tiến cho biết ngay khi đến Úc năm 1978, cha có ra nguyệt san Quê Hương nhưng chỉ phát hành được vài tháng.

Đến năm 1980 Cha cộng tác với Linh mục Việt Châu ở Mỹ ra ấn bản Dân Chúa Úc châu, hiện vẫn phát hành hằng tháng.

Cha còn viết và phát hành 10 sách Đạo tiếng Việt.

 

Chính trị và Hội Đoàn

Giai đoạn 1980-82 là giai đoạn nhiều Hội Đoàn địa phương được thành lập trong đó có Cộng đoàn Công Giáo, Hội Cựu Quân Nhân và Hội Sinh Viên.

Cũng trong thời gian này nhiều tổ chức chính trịngười Việt hình thành trên đất Úc, Mỹ, Pháp, rồi lan tỏa khắp nơi.

Một mặt các tổ chức nhắc nhở người Việt tị nạn về thảm họa cộng sản phải được giải quyết ngay tại Việt Nam.

Nhưng mặt khác vì bất đồng trong phương cách đấu tranh và khác tổ chức gây không ít tranh cãi thậm chí đến xô sát ngay trong những sinh hoạt cộng đồng.

 

Hội chính thức thành Cộng Đồng

Tại Úc, chỉ có 2 cộng đồng đã thiết lập được một cơ chế cấp liên bang là Do Thái và Việt Nam.

Cộng đồng Việt Nam được thành lập ngày 26/12/1977, tại Canberra, dưới danh xưng Liên HộiViệt Kiều Tự Do Úc Châu.

Đến Đại Hội tại Adelaide, Nam Úc, vào ngày 12/4/1982, Liên Hội được đổi tên thành Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc châu.Tất cả các tiểu bang cũng được đề nghị thay danh xưngthành Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại tiểu bang.

Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Victoria đã sử dụng danh xưng này từ đó đến nay.

Trong khi Hội Đoàn bị giới hạn bởi số hội viên, chỉ có hội viên mới được tham dự vào các buổi họp của Hội và được bầu Ban Chấp Hành, thì mọi người Việt có thường trú nhân, sống tại Victoria, đều có quyền bầu Ban Chấp Hành Cộng Đồng cũng như tham gia mọi sinh hoạt,hội họp và biểu quyết.

Ban Chấp Hành Cộng đồng giữ vai trò điều hợp các Hội Đoàn thuộc Cộng đồng người Việt tự do, trong các sinh hoạt về văn hóa, xã hội và chính trị.

Cộng Đồng cấp liên bang giữ vai trò điều hợp các Cộng Đồng tiểu bang trong sinh hoạt vận động chính giới và chính trị cộng đồng.

Để hiểu rõ hơn về khía cạnh sinh hoạt chính trị của Cộng Đồng bài kế tiếp sẽ nói về cơ chế Liên bang và một số các hoạt động đáng ghi nhớ được Liên Bang điều hợp trên 40 năm nay.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

 

Bản lược dịch sang Anh Ngữ

The challenges experienced in establishing the Vietnamese Community in Melbourne.

Nguyễn Quang Duy

In the second term of Prime Minister Malcolm Fraser, the Indochinese refugee policy had been brought up and debated by the Parliament, and was only enacted until late 1978.

After the Conference on Refugees and Displaced Persons in South East Asia was convened in Geneva, July 21, 1979, and during the time of the Minister of Immigration and Ethnic Affairs Ian MacPhee (1979-82) the number of Vietnamese admitted from refugee camps had increased.

In 1980, there were 12,915 people, in 1981 and 1982, each year about 12,000 people were settled in Australia so that Vietnamese refugees were no longer risk their life sailing their boats direct to Australia.

Minister Ian MacPhee was also the initiator of the Orderly Departure Program and negotiated with the Vietnamese communist authority to allow Australian refugees to sponsor their family members remaining trapped in Vietnam.

The first Vietnamese family arrived in Australia in mid-1982 under the sponsorship program. It was possible they first arrived in Melbourne.

According to ABS statistics, in June 1976 with only 382 persons in Melbourne, by the end of 1978, it was estimated that there were nearly 2,000 people, by the end of 1982 over 20,000 Vietnamese settled in Melbourne.

The period of 1978-82 was exceptional in the efforts to establish the Vietnamese community. After quickly settling down with their daily life in their adopted country, the Vietnamese refugees have started to focus more on supportive activities, social, cultural, and Vietnamese ethnic school, to advocating for Vietnamese politics and establishing an Australia community organisation.

 

Happy settling and secured jobs

Vietnamese refugees often started life at the migrant hostel, received special benefits which were equivalent to Unemployed benefits, learnt Basic English, received help from social workers and their children were taken to and from school daily.

They began to participate with various Vietnamese community activities such as elections, demonstrations, and religious activities outside the hostels with free shuttle buses provided.

Refugees staying at the hostels needed to pay up to 3/5 of their Special Benefits for boarding and meals. Their daily meals provided by the hostel were not suitable for their taste, and daily life at the temporary accommodation hostels was not suitable for the privacy of their families. So they quickly rent private accommodations and moved out.

In the beginning, everyone relied on each other to pass on experiences and to provide information, to introduce jobs and especially to share joys, homesick and sorrows.

The suburb of Richmond is in the outskirt of the city centre, next to the church of Father Huynh San, the rent was cheap, with many high rise government buildings providing subsidised rents to social welfare recipients. So Richmond has quickly become our Little Saigon.

Footscray, Springvale and Box Hill were close to hostels Midway, Enterprise and East Bridge, so a large the number of Vietnamese refugees has moved out of these hostels and settled there initially.

The Vietnamese refugees were diligent, non-demanding, willing to do any jobs. In the 1970s, factory jobs were abundant, so most Vietnamese refugees who settled in Melbourne could find jobs immediately in the next few days after their arrival.

Most refugees tried to work soon after settling in; not only to care for themselves and their families in Australia, they also had to support their families still being trapped in Vietnam by sending gifts and money back home.

At that time, house prices were quite affordable, and if anyone had a job, the banks will lend them money right away. Many Vietnamese quickly paid off the housing loan within about five years. Then they moved to bigger and better houses or built new houses in other areas.

Some people took tests for government jobs such as tram drivers, tram conductors, Post Office officers or low-level public servants.

Some people with small capital bought from Vietnam or saved from working in factories ventured to open small shops, restaurants or small workshops.

Others continued to study English so they could have enough English language skill to enrol for higher education at Universities, College or Professional, Trade education Institutions.

By the early 1980s, the economy was in recession, but many more refugees continued to come. At the same time, there were fewer factory works, so many refugees had to stay at home to sew garment parts delivered by contractors working for large tailoring companies or went to work on farms.

I arrived in Melbourne in April 1983, the time when the economy was still in recession, it was too difficult to find a full-time job, I had to take full-time study, as well as worked on the farm during weekends, and worked at night as a restaurant waiter. I will write about my own experience.

 

Do not want to be called “Việt Kiều.”

The term “Việt Kiều” previously meant the citizens of the Republic of Vietnam living in Australia.

After April 30, 1975, the Vietnamese Communist Embassy in Canberra publicly invited overseas Vietnamese – “Việt Kiều”, especially students to join their side.

Mr Nguyễn Hữu Thu had this bitter memory in the middle of 1978. Embassy staffs from Canberra held a public meeting in Melbourne, to talk their policy for expatriates (Việt Kiều), several Vietnamese students and alumni attended.

Outside the meeting room, Vietnamese refugees staged the protest, pinpointed and identified those attendees – henchmen of the communists.

At least one student named L. who had attended the meeting was later recognized and being menaced in Richmond.

Then an article in “Trắng Đen”, a Vietnamese newspaper published in the United States, reported the meeting, detailing a list of Vietnamese supposedly attending the meeting and liking them to “cỏ đuôi chó” (dog tail grass traitors).

Mr Thu, who was studying at the University of Melbourne, had not attended that meeting but did not know the reason why his name was listed in that article.

At that time, Mr Thu was doing work experience for his study at the Ecumenical Migration Centre (EMC), he informed this incident to the Centre’s manager. He was advised by the Centre to pass on that article to the Ministry of Immigration and Ethnic Affairs.

Officers of the Ministry invited him to their office to investigate about the case. He told the Ministry officials that if they wanted to know, they would ask the student named L. He did not attend that meeting and did not know anything about what had been going on in that meeting.

His friend later told him that some people wanted to go to the (Melbourne) University House where he was staying to look for him. However, his friend told them that he was a refugee and a former Vietnamese Army officer of the Republic of Vietnam, so they stopped to look for him.

At that time, the Australian and Vietnamese leftist group often held exhibitions and meetings promoting and propagandizing the Vietnamese communist regime to the public. These activities exaggerated the hatred and anger toward the pro-Vietnamese communist group and forced the newly arrived Vietnamese refugees not to ignore them.

The protests led to scuffles and the search for “retribution” against leftists and communist circles, frequently occurred.

Father Bùi Đức Tiến told us there were two incidents in which some people were beaten because they were thought to be Vietnamese communist sympathizers. They had to run into the church for refuge and asked Father Tiến to help them to avoid being assaulted.

In Canberra, the confrontation was more serious. An incident in which a Vietnamese refugee and a number of Communist Embassy officials fought against each other in the middle of a second-hand open weekend market. The scuffle was brought to the local court. The Vietnamese refugee won the case, thanks to an Australian witness who had seen many people packed attacking him.

The most violent incident was the incident about the “National Emblem” of the Socialist Republic of Vietnam hanging in front of the Embassy that had been shot with some bullet holes. Australian media reported as headline news, but the police could not arrest anyone.

As far as I know, the Embassy did not want to make a big deal out of it, because they were afraid the Australian press would turn it into a political football that was not in their favour.

To avoid further attacks, the Embassy had to quietly to move to a new location in the corner of a suburb O’Malley street with few passers-by and easy to protect.

I remember that the leftist Historian Professor David Marr, on an occasion appearing on the local television answering the interview about this incident, he stammered, uttered not a single word for fear of the safety of his family.

The incident was quite controversial at the time. Until now, many people still believe that during this period, and it was the right action in order to prevent the influence of the communist Vietnamese Embassy in the activities of the Vietnamese refugees and to create a better chance to develop the Free Vietnamese community.

Some of the stories mentioned above show that from the very beginning, Vietnamese refugees rejected and disowned the communist Vietnamese Embassy. They deeply hated the Vietnamese communists and felt the word “Việt kiều” not the appropriated term for them to be identified with. Therefore they insisted this phrase should be scrapped and renamed as Vietnamese refugees, Vietnamese nationalists or free Vietnamese.

The English name of the association after 1978 was also changed from Vietnamese Friendly Society to Vietnamese Association in Victoria.

 

Transforming step

Mr Hoàng Phương, a member of the Democratic Social Party of Vietnam (Dân Xã Đảng), came to Australia on June 19, 1978, and stayed at Midway hostel, Footscray. He informed at that time residents at the hostel elected a representative who was fluent in English to work with the Directors and Staff of the Midway hostel.

Also at that time, all activities from meetings to the New Year’s festival all used the Vietnamese yellow with three stripes flag to hang up alongside with the Australian flag, and everyone sang the National Anthem of the Republic of Vietnam after the Australian National Anthem.

Brother Hùynh San was ordained a Catholic priest On August 18, 1979. He wore a ceremonial vest embroiled with the flag of the Republic of Vietnam, a unique event in the history of the Yellow flag.

Mr Nguyễn Bình, a former Republic of Vietnam Naval officer, came to Australia in December 1978, told us during that time the leftist groups had been very active. Hence, the refugees nominated Major Nguyễn Khắc Ngà as Head of the anti-communist action group and Bùi Văn Cao as Deputy Head of the Committee.

Later Mr Ngà had been nominated to be the President of the Vietnamese Association in Victoria, but within a few months, Mr Ngà resigned.

The Vietnamese refugees nominated Brother Huỳnh San as Head of the organizing committee for the 1979 Lunar New Year, and at the same time nominated Professor Tôn Thất Ngữ, Saigon University of Agriculture and Forestry, to become the President of the Vietnamese Association.

Soon after Mr Trần Ngọc Thọ came to Australia on January 13, 1979, he was invited by Professor Tôn Thất Ngữ to take on the role of Vice President External Affairs. The Executive Committees had two more people: Mr Võ Doãn Ngọc, Vice President Internal Affairs, Medical Doctor Trần Văn Đông, General Secretary.

Mr Ngữ had held the position of President only for a few months, then announced his resignation in March 1979.

Mr Thọ was urged by the local Vietnamese community to set up a new Management Committee for the Association. He would only agree on two conditions that: the former board must continue to help him, and there must be must a free and democratic election to choose the Committee of the Association legitimately.

 

Free election and the first Vietnamese New Year Festival

By June 1979, the free election took place, and the candidate group led by Engineer Trần Ngọc Thọ was elected by the Vietnamese refugees.

This was the first general election of the Vietnamese community in Victoria and probably also the first in Australia.

In addition to Engineer Trần Ngọc Thọ as President, the Executive Committee members were also Professor Nguyễn Văn Nha Vice President External Affairs, Mr Võ Doãn Ngọc Vice President Internal Affairs, Mr Hồ Xuân Thu, General Secretary and Mr Trần Trọng Khương, Treasurer.

Mr Trần văn Ni was chosen as Head of Social Affairs Section and Mr Đỗ Phát Thanh was Head of the Arts and Communication Section.

The Office of the Association was located at 40 Rae Street, North Fitzroy.

During the one year term 1979-80, the Association performed the following tasks:

  1. Social activities: Mr Ni and Mr Khương hired vehicles to help people moving from the centre to their new houses and mobilized the Indochinese Refugee Association (ICRA) to help to sponsor Vietnamese refugees from refugee camps;
  2. Entertainment activities: Mr Đỗ Phát Thanh contacted Australian Government Agencies to borrow pre-1975 Vietnamese films for screening to people at the hostels to entertain;
  3. Organized a huge Children Mid-Autumn Festival at Dallas Brooks Hall East Melbourne with many foreign guests invited to attend; and
  4. Successfully organized the first Vietnamese New Year Festival in Melbourne as well as in Australia. The 2-day fair at Camberwell Civic Centre with the contributions of many well known people in the community like Father Bùi Đức Tiến, Sculptor Lê Thành Nhơn and Singer Đăng Lan. Vietnamese volunteers donated all financials needed to organize the Fair.

After the Vietnamese New Year Festival, Prime Minister Malcolm Fraser sent a letter to congratulate the success of the Festival and best wishes for the New Year to our Vietnamese community.

Unfortunately, Mr Trần Ngọc Thọ no longer kept this letter nor did he keep the lively photos of the activity of this Festival.

Since then, each year the Melbourne Vietnamese New Year Festival has been held. A few years later, Sydney and other cities in Australia also started to organize the Vietnamese New Year festivities.

Just in Melbourne nowadays, in addition to the Festivity organized by the Vietnamese Community, there are six others Lunar New Year Fairs organized in Richmond, Footscray, Springvale, St Albans, Sunshine and Box hill.

Previously, all festivals were of British and European descent; the Vietnamese New Year Festival became the first ethnic festival to contribute to the formation and development of Australian multicultural policy.

Mr Thọ said that cultural activity is the link between Vietnamese people and other ethnic groups and between the first generation and the next generations. So he was very interested in cultural activities.

Within just one year of community service, the contribution of Mr Thọ and his Executive Committee was significant. It opened up Vietnamese free election activities and organized Vietnamese New Year Festival. These works have created the foundation for the Vietnamese Association to be recognized as the official voice of the Vietnamese community in Victoria.

Almost all of the information about our community I have obtained is not mentioned before 1980, and now many pioneers passed away so their efforts should be acknowledged.

 

Period 1980-82

Mr Trần Ngọc Thọ remembered that when Father Bùi Đức Tiến ran for election, many people attended and supported him.

The Executive Committee was composed of Father Bùi Đức Tiến, President; Vice President Internal Affairs, Mr Võ Doãn Ngọc; Vice President External Affairs, Mrs Kiều Renaud; Dr Nguyễn văn Hưng, General Secretary.

Father Tiến told us the Executive Committee held two one-year terms, 1980-81 and 1981-82. His Catholic chaplain office was also used as the community office. Activities such as Vietnamese New Years and Children Mid-Autumn Festival were held at St John’s Churchyard, East Melbourne.

The main contribution of the Association during this time was to help Vietnamese living in migrant hostels when they moved out to private rental accommodations to make room for new arrivals from refugee camps.

When the hostels had vacancies, the Association advocated with the government to accept more people from refugee camps to Melbourne.

At the same time, the Vietnamese Association lobbied with the Indochina Refugee Association (ICRA) to sponsor Vietnamese directly from the South East Asia refugee camps.

During that time, each year there were over five thousand people settled in Melbourne.

The Association, together with other members within the Vietnamese Association in Australia, also lobbied and supported the Fraser Government in negotiating with the communist Vietnamese authority on the family reunion issue.

In mid-1982, Australia reached an agreement with the Hanoi authority to let Vietnamese refugees in Australia sponsor their families who were still stuck in Vietnam to reunite with them in Australia.

Many people told us that thanks to the work of Mrs Kiều Renaud, an extremely energetic and enthusiastic lady, in assisting Vietnamese people settling in Melbourne.

 

Father Bùi Đức Tiến (1980-82)

Father Tiến was the first Vietnamese refugee to be ordained a Catholic Priest in Melbourne, and the first priest who created the Vietnamese Catholic Community in Melbourne, as well as built St Vincent Liêm Catholic Center.

Father Tiến was a veteran of the Republic of Vietnam Armed Forces, of Class 4/1970 Thủ Đức Military Training Centre. However, halfway through the military training course, he was allowed to return to the Seminary.

On June 19, 1981, while Father was the President of the Vietnamese Association in Victoria, he helped to establish the Vietnamese Veterans Association in Victoria.

During the General Conference of Vietnamese Veterans, held at the St Vincent Liem Center which was administered by Father Tiến, on January 4, 1987, Father Tiến attended and helped to set up the Vietnamese Veterans Association in Australia (Federal level).

He also participated in the Committee for the Rescue of People Cross the Sea. When he was on leave, he took part with a boat sailing to the Gulf of Thailand to rescue people who had escaped by the sea, looked for boat people who had been kidnapped and imprisoned by Thai pirates on Thailand’s remoted islands or mainland, and helped compatriots in the refugee camp.

In 2007, Father Tiến and Venerable Thích Phước Tấn founded HOPE – AVHWA a Charity Association that brings together many eye specialists from around the world to treat blind people in rural areas of Vietnam.

Father Tiến said that as soon as he came to Australia in 1978, he published the monthly journal Quê Hương. However, it only lasted a few months.

In 1980, Father Tiến collaborated with Father Việt Châu in the United States to publish Dân Chúa the Australian Vietnamese Catholic version. The magazine is still being published monthly.

He also wrote and published 10 Catholic Religion books in Vietnamese.

 

The Association officially became Community

In Australia, only two communities have established a national organisation: the Jewish and the Vietnamese.

The Vietnamese community was established on December 26, 1977, in Canberra, under the name of the Vietnamese Association in Australia.

At the National Conference in Adelaide, South Australia, on April 12, 1982, the Association has renamed the Vietnamese Community in Australia. All States directed to change their name to the Vietnamese Community in their States. The Vietnamese Community in Victoria has been using this term ever since.

In general, the Association is governed by its membership. Only registered members could attend the Association’s meetings, nominated and be elected to the Executive Committee, and to cast their votes in an election.

In fact, all Vietnamese who have Australian permanent residence and live in Victoria are automatically members of the Vietnamese community in Victoria, hence have the right to nominate and to vote for the Community Executive Committee as well as to participate in all activities, meetings and voting.

At the State level, the Community Executive Committee plays the role of coordinating the Vietnamese Community in cultural, social and political activities.

At the federal level, the Vietnamese Community in Australia plays the coordinating roles with the State Communities in political advocacy and community politics as a unity of voices.

To have a better understanding of political activities within the Vietnamese Community, a next article will explore more on the Australian national wide organisation; there are memorable activities which have been coordinated by the federal body in the past of more than 40 years.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Australia

Bài Mới Nhất
Search