T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Nguyễn Quang Duy: Nhờ đâu người Việt tại Úc đồng lòng chống cộng?

Đây là bài thứ 3 trong loạt bài “45 năm Người Việt Tự Do tại Melbourne: Thử Thách và Thành Tựu”, xin gởi đến quý bạn đọc. Có lược dịch qua Anh ngữ đính kèm.

Chúng tôi cố gắng thu nhặt thông tin để nhìn lại sự phát triển cộng đồng 45 năm qua. Chúng tôi chủ trương không đưa những thông tin sai sự thật nên nếu bạn đọc có thêm thông tin, hay thông tin khác với bằng chứng rõ ràng xin chia sẻ để chúng tôi có thể hiệu đính bài viết (NQD).

 Bài 1: Những người Việt đầu tiên tại Úc.

Bài 2: Những gương mặt trong cộng đồng người Việt tị nạn đến thành phố Melbourne, Úc từ 1976.

Bài 3: Người Việt tới Úc: Những thách thức bước đầu ở Melbourne.


 

Bài 4: Nhờ đâu người Việt tại Úc đồng lòng chống cộng?

Muốn hướng đến tương lai cần hiểu rõ quá khứ, loạt bài viết về Cộng đồng người Việt tại Úc nhìn từ trong tổ chức Cộng Đồng nhìn ra,giữ nguyên tắc tuyệt đối tôn trọng sự thật, vì thế chúng tôi sẵn sàng hiệu đính nếu được cung cấp thêm thông tin hay thông tin khác có bằng chứng rõ ràng.

 

Người Việt một cộng đồng đồng nhất

Ở Úc, chỉ cần 3 người họp lại là có thể lập hội, có thể đăng bộ với chính phủ và có thể hoạt động như mọi tổ chức có tư cách pháp nhân khác.

Khi tôi làm chủ tịch Cộng đồng Canberra (1990-94), tham dự các buổi họp cộng đồng sắc tộc, cộng đồng Việt chỉ có tôi đại diện, có sắc dân có đến 4 nhóm đại diện.

Người Trung Hoa, ngoài cộng đồng người Úc gốc Trung Hoagồm những người đã định cư ở Úc nhiều đời, còn có cộng đồng người Đài Loan, cộng đồng người Hồng Kôngvà cộng đồngngười Trung Hoa Lục Địa.

Cộng đồng Cam Bốt khi ấy có 2 nhóm Hoàng Gia và nhóm Thủ Tướng Hun Sen. Cộng đồng Phillipines cũng 2 nhóm, theo Tổng thống Corazon Aquino và trung thành với cựu Tổng thống Ferdinand Marcos.

Chỉ có 2 cộng đồng thiết lập được một cơ chế cấp liên bang khá đồng nhất là Do Thái và Việt Nam.

 

Khởi đầu ngồi lại…

Với dân số chỉ trên 2,000 người, vào năm 1976, cộng đồng Việt đã hình thành nhiều hội đoàn với nhiều tên gọi khác nhau, tại tiểu bang NSW có Hội Liên Hương, ở Melbourne, Canberra và Adelaide có Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do, ở Queensland có Hội Người Việt Tự Do.

Luật sư Lưu Tường Quang,Hội Trưởng Hội Ái HữuViệt Kiều Tự Do tại Lãnh Thổ Thủ Đô ACT, đã kêu gọi các Hội tiểu bang ngồi lại để vào ngày 26/12/1977 thành lập một tổ chức lấy tên là Liên Hội Ái Hữu Việt Kiều tại Úc.

Liên Hội đảm trách vận độngchính trị gia và chính phủ cấp liên bang, báo chí và đấu tranh chính trị với Hà Nội.

Hội tại các tiểu bang vẫn giữ tên cũ và giữ những hoạt động độc lập tại địa phương.

Ông Lưu Tường Quang từ 1970-74 là nhân viên ngoại giao Tòa Đại Sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Úc nên quen một số chính trị gia, biết các hội đoàn, giới báo chí, giới khoa bảng vàhệ thống chính trị Úc nên được đề cử làm Hội trưởng.

Cứ mỗi năm các Hội lại họp ở một tiểu bang để bầu lại Ban Chấp Hành, ông Quang được tín nhiệm làm hội trưởng cả giai đoạn từ năm 1977 đến năm 1982.

Được sự hỗ trợ của các tiểu bang, Luật sư Quang đã vận động chính phủ Fraser nhận thêm người Việt tị nạn và vận động để đến giữa năm 1982 Úc đạt được thỏa thuận với Hà Nội để người Việt tị nạn được bảo lãnh gia đình còn kẹt lại ở Việt Nam.

 

Thống nhất danh xưng lập Cộng đồng

Bác sĩ Bùi Trọng Cường một người đã bắt đầu sinh hoạt cộng đồng từ năm 1975 và hiện vẫn là chủ tịch Cộng Đồng tại Queensland, nhớ trong thời gian 1978-82, lần nào Đại Hội danh xưng “Việt kiều” cũng được mang ra thảo luận.

Người tị nạn mới sang rất dị ứng khi bị gọi là “Việt kiều”, Hội Queensland và Victoria đã đổi danh xưng thành “người Việt tự do”, trong khi Liên Hội vẫn sử dụng danh xưng “Việt kiều”.

Mãi đến Đại Hội tổ chức tại Adelaide, ngày 12/4/1982, Bác sĩ Cường, Giáo sư Nguyễn văn Khánh và Luật sư Đinh sĩ Trang mới thuyết phục được Đại Hội rằng người Việt tị nạn phải bỏ nước tìm tự do trong khi “Việt kiều” là “kiều dân Việt” là người Việt sống ở nước ngoài, những người vẫn muốn làm công dân của nước Việt Nam cộng sản,lấy tên “Việt kiều” là không đúng.

Đại diện Hội Queesland thuyết phục được Đại Hộiđể tu chính lạiNội Quy,Liên Hội đổi tên thànhCộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu.

SáuHội tiểu bang là NSW, Nam Úc, Queensland, Tây Úc, Tasmania, Victoria, lãnh thổ thủ đôCanberra (ACT) và lãnh thổ Bắc Úc cũng đổi tên thành Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu tại NSW, Nam Úc, Queensland,….

Cộng Đồng tại thành phố Wollongong là thành viên sáng lập nên vẫn được kể là thành viên chính thức Cộng Đồng Liên Bang.

Đại Hội năm 1982, Bác sĩ Cường được bầu làm Chủ tịch Liên bang và nhiệm kỳ cũng thay đổi là hai năm thay vì một năm như trước đây.

Xuyên suốt 43 năm từ ngày thành lập, cơ cấu tổ chức Cộng đồng không mấy thay đổi, tạo được thế chính danh và uy tín cả Cộng đồng Tiểu Bang lẫn Liên Bang.

Ở Úc, không có việc Cộng đồng bị xé ra làm hai, làm ba như tại Hoa Kỳ hay một số quốc gia Âu châu.

 

Tính chính danh của người Việt tự do

Về mặt tinh thần danh xưng gắn bó mọi người Việt sống tại Úc châu vì nó thích hợp cho mọi người bất kể lý do rời Việt Nam, rời khi nào, xuất thân, quê quán, tuổi tác, hiện đang sống ở đâu, họ đều là người bỏ nước tìm tự do, không công nhận Hà Nội làm thể chế đại diện.

Danh xưng người Việt tự do còn bao trùm các thế hệ tiếp nối của người Việt bỏ nước tìm tự do.

Đối nghịch lại là người Việt theo cộng sản hay những người còn muốn giữ quốc tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Gần 6 năm từ khi Luật quốc tịchđược ban hành ngày 13/11/2008đến ngày 1/7/2014, Hà Nội liên tục vận động nhưng trong số 4.5 triệu người Việt hải ngoại chỉ vọn vẹn chưa tới 6,000 Việt kiềuxin giữ quốc tịch Việt Nam.

Trong thập niên 1980 và 1990, tại các Đại Hội danh xưng người Việt tự do nhiều lần được đề nghị đổi thành người Việt quốc gia hay người Việt tị nạn nhưng đều không được đa số đồng thuận.

Chính nhờ xác định được danh tính người Việt tự do Cộng đồng mới có thể huy động được hằng chục ngàn người xuống đường biểu tình chống ảnh hưởng của Hà Nội tại Úc.

 

Giai đoạn 1982-91 tại Úc

Ngày 11/3/1983, đảng Lao Động thắng cử, Thủ tướng Bob Hawke tiếp tục chính sách nhận người tị nạn từ các trại Đông Nam Á và nhận đoàn tụ gia đình từ Việt Nam sang.

Về quan hệ ngoại giao, khiViệt Nammang quân sang Cam Bốt năm 1979 Chính phủ Fraser đã cắt đứt viện trợ, phong tỏa thương mại và đầu tư với Hà Nội.

Chính phủ Hawke làm ngược lại vào tháng 6/1983, ông Hawke cử Ngoại trưởng Bill Hayden qua Việt Namcông bố táiviện trợcho Hà Nộivà mời Ngoại trưởng cộng sản Nguyễn Cơ Thạch sang thăm Úc.

Tháng 4/1984, ông Nguyễn Cơ Thạch chính thức sang Úc đây là thử thách đầu tiên chứng tỏ sức mạnh chính trị của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc châu.

Vào ngày ông Thạch thăm Quốc Hội Liên Bang, Cộng đồngNgười Việt Tự Do các tiểu bangđã đồng loạt tổ chức biểu tình.

Bác sĩ Bùi Trọng Cường nhớ lại có đến 5,000 người tham dự biểu tìnhtại thủ đô Canberra đa số là bà con từ Sydney.Tham dự với người Việt là hằng trăm thành viên thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia bị Cộng Sản Chiếm Đóng.

Truyền hình và báo chí đưatin, từ trước đến khi đó,chưa có cuộc biểu tình nào có số lượng người tham dự đông hơncuộc biểu tình phản đối ông Nguyễn Cơ Thạch.

Một trại tù “cải tạo” được dựng ngay trước Quốc Hội với gần 30 tù nhân bị trói bên trong tố cáo trước dư luận Úc tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Trưởng trại tù là Hải Quân Thiếu tá Trần Thế Diệp, còn Phó trại kiêm phát ngôn viên truyền thông là Trung Úy Phi công Võ Minh Cương. Cả hai đều đã phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và đều trải qua nhiều năm tù cộng sản.

Khi đoàn xe chở ông Nguyễn Cơ Thạch chạy vào Quốc Hội, nhà báo Nguyễn Vi Túy định chạy ra đón đầu bị cảnh sát xô té.

Ở trong Ban Tổ Chức biểu tình tại tiểu bang Tasmania tôi nhớ rõ cuộc biểu tình tại đây.

Với chưa tới 500 người Việt chúng tôi xin nhà trường cho các cháu nhỏ được nghỉ học đi biểu tình, đồng thời đi hàng hai và cách nhau chừng 1 thước để đoàn biểu tình được kéo dài.

Chúng tôi may và in thật nhiều cờ vàng phát cho bà con tham dự, đây là dịp đầu tiên và duy nhất lá cờ vàng tràn ngập thành phố Hobart thủ phủ tiểu bang Tasmania.

Tối đó đài truyền hình và báo chí đưa tin cuộc biểu tình lớn thứ hai trong lịch sử Tasmania, lần trước là cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, lần này là đoàn người tị nạn thật dài, thật lặng lẽ, thật ôn hòa đồng hành trên đường phố.

Các cuộc biểu tình phản đối Nguyễn Cơ Thạch đã ảnh hưởng lớn đến sách lược của Chính phủ Hawke, nên mãi 9 năm sau năm 1993 thời Chính phủ Keating mới có những chuyến viếng thăm kế tiếp.

Một sự kiện đáng ghi nhớ khác là cuộc đi bộ Đồng Tâm do hai đoàn một từ Melbourne đi hơn 600 cây số và một từ Sydney đi gần 300 cây số cùng hướng tới Thủ đô Canberra dự cuộc biểu tình 30/4/1987.

Ông Hoàng Phương người khởi xướng và tổ chức cuộc đi bộ Đồng Tâm hứa sẽ đóng góp bài về cuộc đi bộ này.

Khi ấy,biểu tình tưởng niệm 30/4/1975 trước tòa Đại sứ cộng sản tại Canberra,cũng đã được tổ chức hằng năm.

Hai dẫn chứng trên thấy vào thập niên 1980 Cộng đồng Liên Bang đã thực sự trưởng thành và là một thực thể có sức mạnh, vững chắc và có tổ chức.

Bác sĩ Bùi Trọng Cường được tín nhiệm 5 nhiệm kỳ liên tiếp (1982-91) nên cùng các Ban Chấp hành còn đóng góp mở ra đường lối phát triển văn hóa, dạy tiếng Việt, giúp người vượt biển, giúp người mới tới định cư.

 

Giai đoạn 1991-99

Ngày 20/12/1991, dân biểu Paul Keating được các dân biểu và nghị sĩ Lao Động bầu làm Thủ tướng Úc thay cho ông Bob Hawke, ít ngày sau ông Võ Minh Cương cũng được Đại Hội cấp Liên bang bầu làm chủ tịch Cộng đồngNgười Việt Tự Do tại Úc châu.

Khi ấy Việt Nam vừa rút quân khỏi Cam Bốt nên Hà Nội đẩy mạnh bang giao với Úc và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ.

Thủ tướng Keating muốn mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước Á châu, nên gởi lời mời Thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt sang thăm Úc vào tháng 5/1993.

Thời điểm đó Đông Âu và Liên Sô vừa sụp đổ, chiến tranh lạnh chấm dứt, các tổ chức kháng chiến Việt ở Đông Dương tan rã, khuynh hướng đấu tranh ôn hòa hợp tác với Hà Nội được một số người và tổ chức ủng hộ.

Khi đó, tôi đang làm chủ tịch Cộng đồng tại thủ đô Canberra, trước khi ông Kiệt tới, tôi đã được nhiều cá nhân và tổ chức đề nghị gặp ông ta.

Khi họp với Cảnh sát Liên bang và Cơ quan Tình báo Úc một mặt họ thăm dò, mặt khác họ đề nghị Cộng đồng nên gặp ông Kiệt.

Chừng 10 hôm trước cuộc biểu tình, Văn phòng Thủ tướng Úc mời tôi và chừng 10 người khác trong cộng đồng tham dự một cuộc họp cũng đã chính thức đề nghị chúng tôi gặp ông Kiệt.

Chúng tôiđã thảo luận trước với ông Võ Minh Cương, chủ tịch Liên Bang, nên đòi hỏiđược “đối chất” về nhân quyền, phải công khai, phải có báo chí tham dự và đòi hỏi một phái đoàn đi Việt Nam điều tra nhân quyền. Đồng thời, chúng tôi ủng hộChính phủ Úc viện trợ Việt Namxây dựng cầu Bắc Mỹ Thuận.

Đến ngày ông Kiệt thăm Quốc Hội, bên ngoài có gần 3,000 người biểu tình, đa số bà con tham dự biểu tình đến từ Sydney.

Vì phải vận động bà con nên Cộng Đồng NSW luôn nhận trách nhiệm Trưởng ban Tổ chức Biểu tình và ông Võ Minh Cương khi ấy còn là chủ tịch Cộng Đồng NSW.

Bên trong Quốc Hội khá bất ngờ ông Võ văn Kiệt đã đồng ý với Thủ tướng Paul Keeting để một phái đoàn Úc đi Việt Nam điều tra nhân quyền.

Đây là một chuyển biến lịch sử một phái đoàn cấp quốc gia chính thức đi Việt Nam điều tra nhân quyền, trước đó Hà Nội luôn phủ nhậnviệc họ vi phạm nhân quyền và từ chối mọi đề nghị quan tâm đến nhân quyền tại Việt Nam từ các quốc gia Tây Phương hay tổ chức Quốc Tế.

Cộng đồng Úc châucó soạn tập tài liệu bằng Anh ngữ tường trìnhchuyến điều tra nhân quyền này.

Vào tháng 7/1995, Tổng Bí thư Cộng sản Đỗ Mười sang thăm Úc một cách hết sức âm thầm. Chính phủ Keating chỉ thông báo ít lâu trước khi ông Mười sang và mọi thông tin về chuyến viếng thăm đều được giữ tuyệt đối bí mật đến phút cuối.

Cộng đồng Liên bang đã phải mua tin từ thám tử tư, ngày ông Mười vào Quốc Hội, để tổ chức biểu tình được đúng ngày.

Lúc đó việc tổ chức biểu tình đã đi vào nề nếp nên chỉ trong vài ngày thông báo hằng ngàn người từ khắp các tiểu bang đã đổ về Canberra tham dự biểu tình.

Một lần nữa cho thấy hiệu quả của vận động biểu tình cấp Liên Bang và sự liên kết giữa Cộng đồng NSW và các tiểu bang khác.

Từ đó cả hai đảng Tự Do và Lao Động đều chủ trương mở rộng bang giao với Hà Nội, bởi thế những người lãnh đạo Cộng đồng phải thường xuyên vận động sức mạnh người Việt tự do để biểu lộ quan điểm và lập trường đấu tranh.

Ông Võ Minh Cương, sau này tốt nghiệp luật sư, được tín nhiệm và giữ 4 nhiệm kỳ 2 năm từ 1991-99.

Nội quyđược tu chính các Ban Chấp Hành chỉ được giữ 2 nhiệm kỳ liên tục và mỗi nhiệm kỳ vẫn giữ 2 năm.

 

Chấm dứt tiếp vận chương trình Đài VTV4

Sang giai đoạn Kỹ sư Đoàn Việt Trung làm chủ tịch (1999-2004) đã xảy ra chuyện đài truyền hình sắc tộc SBS chuyển tiếp chương trình tin tức VTV4từ Hà Nội.

Trong vài tháng chương trình của VTV4trên SBS mỗi ngày đã thực sự đe dọa cuộc sống bình yên của người Việt tự do tại Úc, bởi thế hằng chục ngàn người Việt khắp nước Úc đã liên tục xuống đường biểu tình chống SBS-VTV4.

Khi Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến, chủ tịch Cộng đồng NSW, lên tiếng kêu gọi 5,000 người biểu tình trước Trụ Sở chính của Đài SBS tại Sydney, ngày 28/10/2003 có trên 5,000 người biểu tình.

Khi Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến lên tiếng kêu gọi 10,000 người, ngày 2/12/2003 đã có 12,000 người từ các tiểu bang đổ về Sydney tham dự cuộc biểu tình.

Sức mạnh chính trị của Cộng đồng Việt Nam đáng được ghi vào lịch sử nước Úc, lần đầu tiên và có thể là duy nhất một cộng đồng nhỏ đã buộc 1 cơ quan truyền thông Úc phải thay đổi chính sách truyền thông “độc lập” do họ đề ra.

Trong cuộc biểu tình ngày 2/12/2003, tôi mướn một xe buýt 12 chỗ ngồi chở bà con từ Canberra lên Sydney tham dự.

Trên đường trở về chúng tôi đồng ý với nhau nếu Bác sĩ Tiến kêu gọi lần thứ 3, chúng tôi sẽ vận động thêm nhiều người Canberralên Sydney biểu tình.

Trong giai đoạn ông Trung làm chủ tịch đã bắt đầu các cuộc họp viễn liên (telephone conference) với các Cộng đồng tiểu bang cùng Ban Cố vấn vào mỗi tối thứ hai đầu tháng để bàn luận và quyết định các vấn đề liên quan,đây là một cải cách quan trọng trong việc thông tin và lấy quyết định.

 

Duyên dáng Việt Nam và Nghị quyết 36/2004

Bước sang giai đoạn Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến làm chủ tịch (2004-2008) thách thức mới là Nghị Quyết 36 nhằm bình thường hóa các sinh hoạt của đảng Cộng sản tại hải ngoại.

Sự kiện đáng nhớ nhất là đoàn Duyên Dáng Việt Nam sang Úc trình diễn. Báo Thanh Niên đưa tin với trên 100 người trong đoàn, được Tòa Đại sứ, Tòa Tổng lãnh sự tại Sydney, báo Thanh Niên, Vietnam Airlines và Sở Văn Hóa Thông Tin TP HCM cùng tổ chức.

Ngay khi biết tin đoàn văn công sẽ sangtrình diễn tại Canberra vào tốingày thứ hai 31/10/2005, ông Lê Công chủ tịch Cộng đồngCanberra đã hỏi mượn nhà tôi để họp nên tôi còn nhớ rất rõ.

Cả một đoàn lên tới trên trăm người, tốn phí vài triệu Úc kim, vé vào cửa lại “tặng” ai muốn xem chỉ cần liên lạc Tòa Đại Sứ.

Tổ chức trình diễn vào tối thứ Hai để có thể mời các chính trị gia Úc, vì nếu tổ chức vào cuối tuần,các chính trị gia rời thủ đô Canberra về lại địa phương không ai ở lại tham dự.

Chỉ chưa đến 1 tuần Cộng đồng ra thông báo đã có trên 2,000 bà con tham dự biểu tình.Do sợ mất phiếu nên các chính trị gia được mời đều không tới.

Số khách tham dự hôm đó cũng chỉ chừng 300 khách, trong khi Canberra Theatre Center có thể chứa được2,000 người.

Trong số 300 khách chính mắt tôi thấy 2 xe buýt lớn chở hằng trăm người, không rõ là khách du lịch từ Việt Nam sang hay người từ các nơi khác được Tòa Đại Sứ mời tham dự.

Nhiều sinh viên du học tại Canberra được phát vé mời, cho tôi biết họ không tham dự.

Đến Chủ Nhật 6/11/2005, Đoàn Duyên Dáng Việt Nam trình diễn tại Hội trường Tòa Thị Chính (Town Hall) thành phố Sydney, bên ngoài lên tới 4,000 người biểu tình phản đối. Đoàn bỏ trình diễn ở 2 thành phố Melbourne và Adlaide, lên máy bay về nước.

Những người cộng sản rút ra bài học, từ đó không phô trương thực hiện Nghị Quyết 36 mà tìm cách chia rẽ cộng đồng bằng những cách thức mềm dẻo hơn như lập Hội Doanh Nhân Việt Nam hay cấp phép và trợ giúp ca sĩ, giới hoạt động dân sự, từ thiện trong nước ra hải ngoại trình diễn.

Có lần Bác sĩ Nguyễn mạnh Tiến, cựu chủ tịch Cộng Đồng, lên tiếng về một MC từ Mỹ sang dẫn chương trình ca hát bị Cộng đồng phản đối.

MC này đặt vấn đề tại sao ở Mỹ ông ta được quyền tổ chức còn khi sang Úc ông lại bị Cộng đồng phản đối.

Có người đặt ngược câu hỏi tại sao ca sĩ ông MC giới thiệu được phép sang Úc hát còn các ca sĩ khác không được phép sang.

Câu hỏi giờ được đổi lại là tại sao nhân vật “xã hội dân sự” A được phép liên tục sang Úc trình diễn, còn nhiều người khác cũng sinh hoạt xã hội dân sự lại bị ngăn cấm ngay tại phi trường không cho xuất ngoại, nhiều người còn bị khép tội nhốt tù.

Nghị Quyết 36 vẫn là thách thức lớn nhất cho cộng đồng hải ngoại, Cộng đồng vẫn tiếp tục dựa vào Nội quy để vận động người dân và sử dụng luật pháp tại Úc để chống lại nỗ lực bình thường hóa hoạt động của đảng Cộng sản tại Úc châu.

 

3 vị lãnh đạo khác

Các vị lãnh đạo Cộng đồng Liên Bang đều đã từng lãnh đạo Cộng Đồng tiểu bang nên đều có lập trường dứt khoát, có kinh nghiệm điều hành cộng đồng và uy tín vận động người dân tham dự biểu tình.

Ông Nguyễn Thế Phong chủ tịch giai đoạn 2008-2012, Luật sư Võ trí Dũng chủ tịch giai đoạn 2012-2016 và ông Nguyễn văn Bon đương kim chủ tịch giai đoạn 2016-2020, đều đã có thật nhiều đóng góp cho Cộng đồng ở cả cấp tiểu bang lẫn liên bang.

Chúng tôi sẽ có những bài viết khác nói đến những đóng góp của ba vị nói trên.

Nhìn chung những người lãnh đạo cộng đồng và các Ban Chấp Hành không chỉ giữ vững một cộng đồng tự do, còn xây dựng tiếng nói với chính giới và công luận Úc.

Họ còn đóng góp bảo tồn văn hóa dân tộc và hỗ trợ cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền và vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam.

 

2 thách thức …

Giữa tháng 6/2012 tại Đại Hội Cấp Liên Bang tổ chức tại Melbourne, các Tiểu bang đã đồng thuận chiến lược trẻ trung hóa sinh hoạt và thành phần lãnh đạo cộng đồng, chúng tôi sẽ đi sâu vào đề tài nàytrong các dịp khác.

Chính quyền tiểu bang Victoria đang lọt vào bẫy nợ “Một Vành Đai, Một Con Đường” do nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh tạo ra. Vay nợ hôm nay, con cháu chúng ta sẽ phải trảmai sau.

Theo tôi đây là một thách thức không riêng cho thành phần lãnh đạo cộng đồng, mà chung cho tất cả người Việt tự do đã từng trải những kinh nghiệm với cộng sản, Cộng đồng Người Việt Tự Do cần đề ra một chiến lược đấu tranh chống lại ảnh hưởng của cộng sản Bắc Kinh ngay trên nước Úc.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

Bản lược dịch sang Anh Ngữ:

The reasons the Vietnamese Community in Australia to unite in their struggles against the communists.

Nguyễn Quang Duy

To create the future, we must understand the past, our series of articles about Vietnamese Community in Australia looking from the inside out look absolutely respectful of the truth, so that we are willing to amend if additional information or other information is provided with clear evidence.

 

United Vietnamese community

In Australia, any 3 persons can form an association, can register with the state government and can operate as a legal entity.

When I was the president of the Vietnamese Community in the ACT (1990-94), attending meetings of the Ethnic Communities Council, I was the only representative of the Vietnamese community, while other ethnic communities some had up to 4 representative groups.

With Chinese, in addition the Chinese Australian community who have settled in Australia for many generations, there were Taiwanese, Hong Kongese and mainland Chinese communities.

At that time, the Cambodian community had 2 groups, one belonged to Cambodia Kingdom group and another was pro-Hun Sen’s government.

The Philippines also had two groups, one group supported President Corazon Aquino and another was loyal to former President Ferdinand Marcos.

But Jew and Vietnamese are ethnic communities established their legal associations at the Federal level.

 

Start sitting down

In 1976, the Vietnamese community with the population of around 2,000, but they formed many associations with different names. In NSW there was Hội Liên Hương, in Melbourne, Canberra and Adelaide there were Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do, in Queensland there was Hội Người Việt Tự Do.

Lawyer Lưu Tường Quang, President of Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do in the ACT, called on State associations to sit down to discuss the path to establish a unified body at the Federal level.

On December 26, 1977 the meeting resulted with the unified conclusion to establish an Australia wide organization called Liên Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do.

This National Federation body was in charge of external affairs at the Federal level, dealing with the politicians, the national press and the political struggles against the Hanoi communist regime.

State Associations still kept their old name and kept on their independent activities locally at the State level.

Mr Lưu Tường Quang was a diplomatic officer of the Embassy of the Republic of Vietnam in Australia during 1970-74, so he knew some politicians, journalists, university intellectuals and the Australian political system. Therefore, he was nominated as President of the newly established Liên Hội in Australia.

From that time, every year the Liên Hội met in one state to re-elect the National Executive Committee, Mr Quang was trusted and chosen to be the President of Liên Hội from 1977 to 1982.

With the support of all State Associations, Mr Quang urged the Fraser government to accept more Vietnamese refugees, and campaigned for the family reunion program (Orderly Departure Program).

In mid-1982 Australian government successfully reached an agreement with the Hanoi communist authorities to allow Australian permanent residents to sponsor their close family members left behind in Vietnam to reunite with them in Australia.

 

Agreement to change name

Medical Doctor Bùi Trọng Cường has been the community leader since 1975 and is still the President of the Vietnamese Community in Queensland.

Doctor Cường remembered that during the time of 1978-82, in all of the national general meetings, the term “Việt kiều” had been brought up and seriously discussed.

The newly arrived refugees were very allergic to being called “Việt kiều”. While the Associations in Queensland and Victoria had changed their name to “người Việt tự do” meaning Free Vietnamese, the Association at the Federal level still used non acceptable name “Việt kiều” (Liên Hội Ái Hữu Việt Kiều Tự Do).

It was not until the national Conference held in Adelaide, April 12, 1982, that Dr Cường, Professor Nguyễn Văn Khánh and Lawyer Đinh Sĩ Trang were able to convince other State Representatives that the term “Việt kiều” is not proper for Vietnamese refugees had to escape their Mother Land to seek freedom, while “Việt kiều” means “Vietnamese expatriates” who are Vietnamese living abroad who might still want to be identified as citizens of the Socialist Republic of Vietnam.

The drive for changing the official name of the Vietnamese Association by the Queensland delegation at the end was accepted by the participants representing all States. So its Constitution was amended and the name of the Association was officially changed to “Cộng đồng người Việt tự do Úc châu” (The Vietnamese Community in Australia).

The six State associations: NSW, South Australia, Queensland, Western Australia, Tasmania, Victoria, the Australia Capital Territory (ACT) and the Northern Territory, all also changed their names to The Vietnamese Community in Australia NSW chapter, South Australia chapter, Queensland chapter.

Although Wollongong is only an Australian city, the Vietnamese Community in Wollongong was a founding member, so it was still considered an official member of the Vietnamese Community in Australia.

At that 1982 National Conference, Dr Cường was elected to be President of the Vietnamese Community in Australia and the term of the president was changed to two years instead of one year as previously.

Throughout the 43 years since the establishment of the Vietnamese Community organization, the structure of the organizations of both the State and Federal levels have not changed much. This has created the legitimacy and the reputation of the Vietnamese associations in both States and Federal authorities.

The Vietnamese communities in all of Australia have been united, not being torn apart into two, three or more opposing groups like in the United States and some other countries in Europe.

 

The legitimacy of “người Việt tự do”

On the spiritual aspect, the title “người Việt tự do” meaning free Vietnamese was attached dearly to all Vietnamese living in Australia because it was suitable for everyone regardless of the reason for leaving Vietnam, time when leaving, family background, hometown, age, where they are currently living. They were those who had fled their Vietnam homeland seeking freedom, they have rejected Hanoi’s communist regime as the legitimate regime representing them in Australia.

The name “người Việt tự do” also embraces the successive of generations of Vietnamese who fled Vietnam in search for freedom.

Free Vietnamese are not Vietnamese communists or those who still wanted to keep the citizenship of the Socialist Republic of Vietnam.

Nearly 6 years since the Law on Vietnamese Nationality passed on November 13, 2008, until July 1, 2014, Hanoi communist regime had been constantly campaigning for Oversea Vietnamese to re-embrace the communist regime in Vietnam, but got the dismal result. Out of 4.5 million Vietnamese living outside of Vietnam, the Hanoi regime only managed to get fewer than 6,000 “Việt kiều” applied for retaining of the citizenship of the Socialist Republic of Vietnam.

During many National Conferences withinthe 1980s and 1990s, the term “người Việt tự do” was suggested to be changed into Vietnamese nationalists (người Việt Quốc Gia) or Vietnamese refugees (người Việt tị nạn), but the majority did not agree with these suggestions.

It is precisely by identifying the identity “Người Việt tự do”, the Vietnamese Community could mobilize tens of thousands of Vietnamese on the streets to protest against communist Hanoi’s thread in Australia.

 

Period 1982-91

On March 11, 1983, Prime Minister Bob Hawke won the election, he continued the policy of Fraser Government, accepted more Vietnamese from the refugee camps and pushed forward the family reunion program for Vietnamese in Australia to sponsor their families left behind in Vietnam to reunite with them in Australia.

Regarding diplomatic relations, when Vietnam invaded Cambodia in 1979, the Fraser government cut off aid, blocked trade and investment with Hanoi.

The Hawke government changed its Policy, in June 1983, Mr Hawke sent Minister for Foreign Affairs and Trade Mr Bill Hayden to visit Vietnam. While in Vietnam, he announced to resume economic aid to Hanoi and invited Vietnamese communist Foreign Minister Nguyễn Cơ Thạch to visit Australia.

In April 1984, Mr Nguyễn Cơ Thạch officially visited Australia. This was the first test to prove the people power of the Vietnamese Community in Australia. On the day Mr Thạch entered the Federal Parliament, Vietnamese people everywhere in Australia simultaneously protested against his presence.

Dr Bùi Trọng Cường remembered as many as 5,000 persons attending the protest in Canberra, mostly from Sydney. Together with the Vietnamese there was several hundred members of the Association of Communist Occupied States (CAPTIVE Nations) joined in this protest.

National television and newspapers all reported about the huge protest staged by the Vietnamese community in Australia, with the largest number of participants ever occurred in Canberra.

A “re-education” prison was erected in front of the Federal Parliament House with nearly 30 acting prisoners tied inside this makeshift hard-labour prison.

The “re-education” prison scene exposed to the Australian public the inhuman reality about what was happening inside Vietnam in the so called “re-education” camps set up by the communist Vietnamese regime in all over Vietnam to torture until death hundreds of thousands ex-officers and army personnel of the Republic of Vietnam, denounced and condemned the human rights abuses of the Vietnamese communist regime to the Australian republic.

The head of the makeshift prison camp was Naval Major Trần Thế Diệp and the camp’s assistant in charge of media relation was Lieutenant air force pilot Võ Minh Cương. Both of them had had served in the Republic of Vietnam Armed Forces and spent years in the Vietnamese communist’ “re-education” prisons.

When Nguyễn Cơ Thạch’s car drove to the front the Federal Parliament, Journalist Nguyễn Vi Túy tried to run out to catch the car but was stopped and forced to the ground by the Federal police force.

In other States, the protesters were less crowded. As a member of the organizing team for the protest in Tasmania, I can still vividly remember the scene of the protest there.

With less than 500 Vietnamese living in Hobart Tasmania, we asked the school principles to allow the Vietnamese children to skip school to participate with their parents. The line of protesters was lined in rows of two and one meter apart so the protest could be extended as far as possible.

We made and printed a lot of the Republic of Vietnam yellow and three stripes flags to hand to our people at the protest. This was the first and only time the yellow flags flooded the city of Hobart, the capital of Tasmania.

That evening television and newspapers reported about the second largest protest in Tasmanian history. The last protest was the loud and ugly one organized by the group of leftists and pro-Vietnamese communist against the Vietnam War.

Contrast to the protest of those anti-war elements, this time it was a very long, very quiet line of a group of Vietnamese refugee protestors marching peacefully along the streets of Hobart.

The protests against Nguyễn Cơ Thạch greatly influenced the strategy of the Hawke Government. Since then, there was no more official visit from Vietnam until 9 years later, the year of 1993 under the Keating Government.

Another memorable event was the Đồng Tâm marathon walk by two Vietnamese groups, one group from Melbourne traveling more than 600 kilometres and the other group from Sydney walking nearly 300 kilometres along the highway leading to Canberra for the April 30, 1987 protest.

Mr Hoàng Phương, who had initiated and organized the Đồng Tâm walk, promised to have a separate article about this walkathon.

In commemorating April 30, 1975 black event, demonstrations in front of the Vietnamese communist Embassy in Canberra has been also held annually.

These two examples show that in the 1980s, the Vietnamese Community in Australia was truly mature and a powerful, solidarity and well organized entity.

Dr Bùi Trọng Cường was elected for 5 consecutive terms (1982-91). He and the Committees also contributed in paving the way of developing Vietnamese culture, teaching Vietnamese language, helping boat people, and helping newcomers to settle quickly in Australia.

 

Period 1991-99

On December 20, 1991, Paul Keating was elected as the Prime Minister by the Labor Parliamentary Members, and a few days later, Mr Võ Minh Cương was also elected by the Federal Conference to lead the Free Vietnamese Community in Australia.

At that time, Vietnam had just withdraw its troops from Cambodia, and Hanoi regime wanted to promote better relations with Australia and normalized diplomatic relations with the United States.

Prime Minister Mr Keating also wanted to expand diplomatic relations with Asian countries, so he invited leaders of South East Asian countries to visit Australia. Communist Prime Minister Võ Văn Kiệt was invited to visit Australia in May 1993.

At that time, Eastern Europe and the Soviet Union had just collapsed, the cold war ended. The Vietnamese armed resistance organizations in Indochina had disintegrated, the tendency of leaning toward peaceful cooperation with the Hanoi regime to push for a peaceful political change in Vietnam toward a democratic political governing system was supported by a number of Vietnamese activists and organizations, both inside and outside of Vietnam.

I was the President of the Vietnamese Community in the ACT at the time; few individuals and organizations under Vietnamese Community’s umbrella campaigned for a meeting with Mr Kiệt.

I had meetings with officers from the Australian Federal Police and the Australian Security Intelligence Organisation and they suggested me to meet with Mr Kiệt when he visited Australia.

About 10 days before the protest, the Department of the Prime Minister and Cabinet invited me and about 10 others members within the community to attend a meeting, they officially asked us to meet Mr Kiệt.

Anticipating about the impending meeting with officials from the Australian government, we had discussed in advance with Mr Võ Minh Cương, President of the Vietnamese Community preparing strategies for the meeting. We agreed to meet him to discuss on human rights issue in Vietnam. The meeting must be happening in public, had the press attending, and required to set up a special Australian delegation going to Vietnam to investigate about human rights violation in Vietnam. In return, we would support the Australia government to provide assistance to build the Mỹ Thuận Bridge.

On the day Mr Kiệt visited Parliament House, outside nearly 3,000 Vietnamese staged the protest against his visit.

The majority of the Vietnamese attending the protest were from Sydney. The Vietnamese Community in NSW always took on the responsibility of the principle organizers of the demonstration committee and Mr Võ Minh Cương was then the President of the Vietnamese Community in NSW.

Inside, at the meeting between the Australian government and the communist Vietnamese delegate it was quite unexpected that Mr Võ Văn Kiệt agreed with Prime Minister Paul Keating to allow an Australian delegation to visit Vietnam to investigate human rights violations.

This is a historical change for which a delegation of national level was officially permitted to come to Vietnam to investigate human-rights accusations against the communist Vietnamese regime. Before this, the communist Hanoi regime had always denied that the regime had systematically violated human rights and rejected all requests by various governments in the West and International organizations to conduct fact finding trips to investigate human-rights issues in Vietnam.

The Vietnamese Community in Australia prepared an official report about this trip in English.

In July 1995, General Secretary of the Central Committee of the Communist Party Đỗ Mười visited Australia in secret.

The Keating government notified the visit only a few days before Mr Mười’s arrival and all information about the visit was kept highly protected.

Our Community had to pay for information about the date and time Mr Mười visited the Parliament House from a private detective. The protest against Đỗ Mười’s presence at the Parliament House was quickly organized and Vietnamese from everywhere were mobilized to participate right on that day.

At that time the organization of protests was well established. Within days after the planned demonstration had been announced, thousands of Vietnamese from all over the States and Territories flocked to Canberra to participate with the protest.

Once again it indicated the effectiveness of the Vietnamese Community in Australia and the mutual links between the Community in NSW and other States.

Since then, both the Liberal-National and Labor parties have been expanding ties with the communist Hanoi regime.

In combating and counter-acting this change of direction of the Australian Federal governments toward the communist Vietnamese regime, the Community leaders must constantly organise protests to express our opposed views about the communist Hanoi regime and to ask supporting democracy and freedom for Vietnam.

Mr Võ Minh Cương later graduated the Law Degree, practicing as a lawyer and held 4 terms of 2 years as the President of the Vietnamese Community in Australia from 1991-99.

Later the amendments to the Constitution were passed in which a member of the Vietnamese community is only allowed to hold the position of the President of the Vietnamese Community for the maximum of 2 consecutive terms; each term is still for 2 years.

 

Stop SBS – VTV4

During the period when Engineer Đòan Việt Trung was the President of the Federal Body (1999-2004), the ethnic television of SBS Broadcaster commenced to relay the propaganda news program from VTV4, Hanoi.

For few months, VTV4’s news and propagandizing program was shown on SBS daily. This bad taste activity of SBS really threatened the peaceful life of Vietnamese people in Australia, so tens of thousands of Vietnamese refugee across Australia continuously took to the streets to protest against SBS in relaying VTV4 propaganda for Hanoi.

Repeated confronting with the Heads of the SBS ethnic TV Broadcasting organization to demand for the immediate axing of the propaganda TV show from the communist Vietnamese regime from our Vietnamese community had fallen into the deaf ears of the top hierarchy at SBS Headquarter.

Medical Dr Nguyễn Mạnh Tiến, President of the Vietnamese Community in NSW, had called out and mobilized the Vietnamese living in Sydney and other States to come to the Headquarter of SBS broadcaster to raise their voice of angers against SBS CEO for ignoring their strong opposition to the daily propagandizing news program of the communist Vietnamese regime. The program had caused stress and anxiety, forced them to relive their most terrifying time of their life in Vietnam under the inhuman grip of the Vietnamese communist regime.

With the first call from Dr Tiến asking for 5,000 Vietnamese protesters to come to SBS headquarter, more than 5,000 Vietnamese responded and came to the front of the SBS Headquarters in Sydney, on October 28, 2003. The SBS CEO ignored, dug in and didn’t budge.

When Dr Tiến called up for the protest again the second time, asking for 10,000 Vietnamese to turn on December 2, 2003. About 12,000 Vietnamese from all over Australia came and gathered at the SBS Headquarters in North Sydney. That was indeed the show of force and serious warnings to the senior managers of SBS.

The Vietnamese people power deserves to be recorded in Australia’s history, for the first and only time, a small community has successfully forced a powerful Australian public media to change its “independent” media policy.

On December 2, 2003, I rented a 12-seat bus to take the Vietnamese from Canberra to Sydney to attend the protest. On the way back to Canberra after the protest, we agreed with each other if Dr Tiến called for a third time, Canberra would mobilize more people to join the protest in Sydney.

This time the top hierarchy of the SBS Broadcaster felt the heat and did budge under the pressure of the Vietnamese community. The propaganda VTV4 news from the communist Vietnamese regime was axed completely from SBS Vietnamese program.

During Mr Trung’s presidency, telephone conferences with the State Communities and the Advisory Board began to be implemented on the first Monday night of the month to discuss and decide community related issues.

In my opinion this is an important reform in information communicating and decision making at the National level.

 

Resolution 36/2004

During the period Dr Nguyễn Mạnh Tiến as the President of the Vietnamese community (2004-2008), the new challenge is Resolution 36/2004 of the Vietnamese communist party aiming to engage propaganda activities of the Communist Vietnamese Party abroad.

The most noticeable event was the “Duyên Dáng Việt Nam” (Vietnam Charming show) with a delegation of strong force of more than a hundred of performers and singers from the Ministry of Cultural and Information of the communist Vietnamese regime coming to Australia to perform.

Thanh Niên newspaper reported with over one hundred members in the delegation, organized by the Embassy in Canberra, Consulate General in Sydney, Thanh Niên newspaper, Vietnam Airlines and Department of Culture and Information in Ho Chi Minh City.

The first venue to perform was at the Canberra Theatre Centre on Monday October 31, 2005. As soon as we found out that the delegation had come, Mr Lê Công, President of the Vietnamese Community in the ACT, asked to use my house for a meeting therefore I still remember it well.

A whole group of over a hundred people, costing several million Australian dollars, but the show’s tickets were “given” away for free. Anyone who wanted to see the show just contacted the Vietnamese Communist Embassy.

The decision to hold a show on Monday night had been planned by the Embassy well before the tour was proceeded in order to get the most for their propaganda goal toward the politicians, and the Embassy could invite more Australian Parliamentary politicians to see the show.

If the show were performed in the weekend, only a few politicians on both sides of the House could attended, most of them would leave Canberra returning back to their electoral area they represented and back to their families.

The call for the protest against the propaganda show “Duyên Dáng Việt Nam – Charms of Vietnam” was made public by the Vietnamese Community in the ACT in just less than a week, but more than 2,000 people attended the protest against this shameful show.

For fearing of possible backlash and losing crucial votes in any election from the Vietnamese voters living in their electorates, almost all of the invited Parliamentary politicians did not come.

The number of Vietnamese and Australian guests invited was only around 300 attended, while the capacity of the Canberra Theatre Centre was 2,000.

Out of the 300 invited guests came to see the show, from what I personally saw, there were two coaches carrying the total of about one hundred people. Possibly these people were tourists from Vietnam or people from other places around Australia or relatives and friends with the staff of the Embassy in order to fill up as many as possible of the 2,000 seats in the theatre to save face with the Australian guests.

Many Vietnamese students studying in Canberra had been offered tickets by the Embassy told me that they didn’t attend.

On Sunday, November 6, 2005, the so-called “Duyên Dáng Việt Nam” performed a second show at the Town Hall in Sydney. Outside the Town Hall, about 4,000 Vietnamese protesters staged their disapproval demonstration.

The group had to abandon their scheduled shows in Melbourne and Adelaide, and without fanfare quickly fled back to Vietnam.

The Vietnamese communists have learned the lesson and paid for it dearly. From that time they ceased their shameful drive to implement their shameful Resolution 36 officially toward Vietnamese community living outside Vietnam, particularly in Australia.

Instead, they changed their dirty tactics, still sought to divide the Vietnamese community but in more flexible, cunning and well-hidden ways, such as establishing the “Vietnam Business Association” or licensing, supporting and secretly financing singers and “civil society” groups to travel to countries where a large number of Vietnamese are residing to perform entertainment shows for propagandizing purposes, to lure money to the coffer of the Vietnamese communist party from people with sweet hearts under the banner of charity for Vietnam, running various fake civil social activities, with the aims to win acceptance of overseas Vietnamese to the Vietnamese communist regime.

Once, Dr Nguyễn Mạnh Tiến, former president of the Vietnamese Community, spoke about a Vietnamese “MC” guy from the United States coming to Australia to host a musical and performance show which was opposed by the Community because a number of characters in the group were the known mouth pieces of the Vietnamese communists and they came Australia to do propagandizing works on behalf of the communist Vietnamese regime, spreading the failed 36 Resolution.

This “MC” Vietnamese American guy later raised the question of why he had been allowed to appear on similar shows in the United State but when he came to Australia he was opposed by the Community.

Someone asked him back with the question why some Vietnamese singers he introduced in the show were allowed by the communist Vietnamese authority to travel and perform in Australia while other singers and actors were not allowed. He surely must know the hidden reasons.

Nowadays, the question is then changed around and put to the communist regime in Vietnam: Why a “civil society” person A was allowed by the regime and in many cases were encouraged and arranged by the regime to perform in Australia, while many other “civil society” activists were prohibited from leaving Vietnam right at the airport just before boarding the plane.

Furthermore, many civil-society activists were blatantly detained, took to their “jungle” courts and received harsh imprisonment terms of many years, just because they had done charities works without prior approvals from the Vietnamese communist regime and operated independently from civil social groups organized and controlled by the sub branches of the Vietnamese communist party, such as the Vietnamese Fatherland Front (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).

Resolution 36/2004 has been and is still the biggest challenge facing the Vietnamese community, we have continued to rely on our Constitution to mobilize people and apply Australian laws to fight against the legitimization of the Vietnamese Communist Party’s activities in Australia.

Vietnamese around the world have to keep vigilant 24/7 with all activities originated from the communist regime in Vietnam.

 

3 other community leaders

Leaders of the Vietnamese Community in Australia all elected from the States Community leaders, so they all had a firm anti-communist stance, experience in community management and charisma to mobilize people to attend in all events as well as taking part in all demonstrations.

Mr Nguyễn Thế Phong, President of the period of 2008-2012, Lawyer Võ Trí Dũng, President of the period of 2012-2016 and Mr Nguyễn Văn Bon, president of the period of 2016-2020 made a lot of contributions to the community in both State and Federal levels.

We will have other posts about the contributions of the three mentioned gentlemen above.

In general, Community leaders and Executive Committees not only maintained a united Vietnamese community, they also have successfully nullified influence and obstructive activities of communist Vietnamese regime in Australia. They have also built a valuable and respectful voice, and excellent communication with both sides of the Australian political circle and the Australian general public.

They also contribute to preserving the Vietnamese culture and to supporting the struggle for freedom, democracy, human rights and the integrity of our Vietnamese homeland.

 

2 Challenges

In mid-June 2012, the National Community Conference held in Melbourne agreed to rejuvenate the organization and targeted the young generation for future Community leadership. We will go into this topic in other posts.

Secondly, the Victorian government has been falling into the “One Belt, One Road” debt trap created by the Beijing communist authorities. Borrowing today, our children and grandchildren will have to pay dearly tomorrow.

In my opinion, these are the challenges not only for Vietnamese Community leaders, but for all Vietnamese who have experienced communist’s deadly realities.

It is time for the Vietnamese Community in Australia to create a strategy to actively fight against and defeat Chinese’s influence right here in Australia, our second homeland.

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Australia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài Mới Nhất
Search