T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Nhà văn Mang Viên Long qua đời ở tuổi 76

Nhà văn Mang Viên Long (1944-2020) là một tác giả quen thuộc của Nam Trung bộ.

Nhà văn Mang Viên Long (1944-2020) là một tác giả quen thuộc của Nam Trung bộ.

Nhà văn Mang Viên Long vừa qua đời lúc 14h ngày 22/7 vì một cơn đột quỵ tại nhà riêng ở thị xã An Nhơn- Bình Định, hưởng thọ 76 tuổi.

Nhà văn Mang Viên Long sinh ngày 4/6/1944 tại An Nhơn – Bình Định. Ông từng có nhiều năm dạy học tại Tuy Hòa- Phú Yên. Sau năm 1975, ông về lại quê nhà làm thợ sửa khóa và tiếp tục viết văn. Ông là một tác giả tên tuổi ở khu vực Nam Trung bộ.

Từ cuốn sách đầu tay là tập truyện ngắn “Trên đỉnh sa mù” xuất bản năm 1969 đến nay, nhà văn Mang Viên Long đã có 30 tác phẩm. Nhắc đến nhà văn Mang Viên Long, độc giả nhớ ngay đến những trang viết mộc mạc và thâm trầm qua các trang văn “Mùa thu trống trải”, “Biển của hai người”, “Trái tim còn lại”, “Người lưu giữ bản thảo”, “Quán cà phê Tulip”, “Cũng chỉ là giấc mơ”…

Ngoài sở trường truyện ngắn, nhà văn Mang Viên Long còn có thế mạnh ở thể loại tùy bút và tiểu luận. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông ở mảng này là “Như những giọt sương”.

Nhà văn Mang Viên Long sống giản dị, lạc quan và hòa nhã, đúng cốt cách một người từng làm thầy giáo. Sau khi rời bục giảng, ông từng đi làm khuân vác, làm phụ hồ, rồi sửa xe gắn máy. Thế nhưng, căn bệnh thấp khớp mãn tính đã khiến ông phải chọn nghề khác để phù hợp với sức khỏe. Vậy là ông chuyển sang làm thợ sửa khóa ở phố chợ An Nhơn – Bình Định.

Một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Mang Viên Long.

Một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Mang Viên Long.

Hành trình từ một thầy giáo trở thành một thợ sửa khóa, được chính nhà văn Mang Viên Long kể lại như sau:

“Một lần đi Qui Nhơn thăm ông bà ngoại của các con, tôi đi lang thang dọc đường phổ Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu, bổng thấy chiếc tủ gỗ nhỏ của một cậu thanh niên đặt ở góc đường. Đến gần, xem, hỏi han, chuyện trò cho vui. Cậu ấy rất nhiệt tình trả lời các câu hỏi của tôi như đã thân nhau. Khi biết rõ hoàn cảnh và ý định của tôi muốn “học nghề”, cậu đã vui vẻ giới thiệu tôi đến gặp “sư phụ” đang hành nghề sửa khóa và làm chìa ở đường Phan Bội Châu.

Tôi đã mời “sư phụ” lên nhà tôi một ngày để “truyền nghề” với sự đãi ngộ xứng đáng! Tôi vừa học, vừa làm công việc này suốt mấy chục năm qua. Để có thêm thu nhập, tôi làm thêm công việc bơm quẹt ga và sửa kính đeo mắt. Tôi phải làm ba việc cùng một lúc như vậy mới đủ sống.

Có ai ngờ được rằng cái nghề mình đã đầu tư liên tục từ thưở lên sáu, ròng rã gần 20 năm (nghề dạy học) mà chỉ nuôi sống nổi mình được 12 năm , trong lúc, một cái nghề khơi khơi , đến với tôi một cách bất ngờ, lại giúp tôi và gia đình đủ sống trong hơn 30 năm. Cũng vui, trong ngần ấy năm, tôi cũng đã “truyền nghề” cho 10 “đệ tử” trong và ngoài tỉnh”.

(Nguồn: Báo Nông Nghiệp VN)

Bài Mới Nhất
Search