T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Đỗ Xuân Tê : Bà cô tôi

Quê tôi nằm bên dòng sông Đáy, một vùng lúa chiêm thuộc Phủ Xuân Trường. Tiếng là làm nông, nhưng dân làng tôi laị nôỉ tiếng về võ nghệ, các tướng cướp quanh vùng đều nể mặt, kể cả năm đoí Ất Dậu cũng không dám bén mảng. Tôi có bà cô nhan sắc khá mặn mà, laị được ông tôi truyền cho mấy đường quyền nên trai làng rất nể. Bà là con gaí út trong một gia đình năm chị em. Bố tôi kế út nên thân vơí cô tôi vì cùng vai lứa. Chính vì vậy mà tuy lấy chồng khác thôn nhưng bà vẫn quấn quit vơí anh em tôi.

Tuôỉ thơ ấu của tôi cũng chẳng vui được bao lâu. Chiến tranh lan dần về vùng châu thổ. Làng tôi trở thành vùng đất “tề”, loạị xôi đậu chẳng thuộc phe nào, noí theo kiểu dân quê thì ngày thời quốc gia, tôí ma cộng sản. Chính vậy mà các vụ thủ tiêu, ám sát xảy ra như cơm bữa, các ông lý, ông xã, vai vế trong làng theo nhau về chầu tiên tổ. Trong hoàn cảnh như vậy, gia đình tôi di cư vào Nam. Bà cô tôi và gia đình bên chồng vì không dính líu gì đến chức sắc nên quyết định ở laị. Cô cháu tôi xa nhau từ đấy.

Thấm thoát hai mươi năm sau, vận nước đôỉ thay, Bắc Nam qui về một mối. Phe thắng cuộc cờ thuộc về Hà nôị. Trong cảnh hỗn loạn, kẻ nhanh chân di tản ra nước ngoài. Tôi trâu chậm chịu cảnh uống nước đục. Tuy uống nước đục, nhưng trong lòng còn niềm an uỉ biết đâu gặp lại bà cô. Lúc này bố mẹ tôi đã mất, nên kỷ niệm thơì thơ ấu còn ấp ủ trong tôi vẫn là cô tôi. Vừa mừng mừng tuỉ tuỉ nhận được tin cô còn sống thì cũng là lúc Ủy ban Quân quản Thành phố goị tôi ra trình diện đi caỉ tạo. Tiếng là đi một tháng, nhưng rôì “giáo án” cao su kéo daì đến một ngày mút mùa lệ thủy. Maỉ lo cho số phận mình, hình ảnh cô tôi tạm thơì xếp laị trong ký ức.

Thế rôì một năm sau, mùa hè ’76, tôi được đảng ta cho ra bắc an tâm caỉ tạo. Sau năm ngày đêm lênh đênh dươí hầm tàu, tôi và các bạn đồng tù được đem lên bến Vinh gần quê Bác. Từ đây được chuyển bằng xe lửa tiếp tục cuộc hành trình ra Yên baí. Mặc dầu xe lửa bít bùng, nhưng các địa danh chúng tôi đi qua, nhiều anh em quê miền Bắc vẫn còn nhớ rõ. Nam Định quê tôi là một trong những ga chính nằm trên lộ trình nghiệt ngã. Lúc này đang là mùa chiêm, nắng tháng sáu oi ả, nhưng cũng đủ chói chang để qua khe hở của thân tàu, tôi có dịp nhìn laị vaì hình ảnh chốn quê còn đọng laị trong ký ức tuôỉ thơ. Nhưng ngày trở về có phần cay đắng, nên chỉ ngó nhìn cảnh cũ, quên lửng ngươì xưa, kể cả cô tôi cũng chỉ là bóng mờ nằm sâu trong tâm thức.

Tàu đậu laị ga cuôí, ga Yên Baí. Đoàn chúng tôi sang phà sông Hồng đi vào vùng lưu đầy cấm địa. Traị của chúng tôi nằm sâu trong một thung lũng nhỏ dựa theo sườn đông của rặng Hoàng liên sơn. Bốn bề là đôì vơí nuí. Cây trái, chim chóc, thú rừng hình như không có đất sống. Thảng hoặc có tiếng kêu của loài chim như âm hưởng của những vong hồn oan nghiệt làm không khí sơn khê càng thêm tê lặng cô liêu.Thân tù tội từ nay như chim vào lồng biết thuở nào ra. Đói rét, chết chóc, bệnh tật xảy ra như cơm bữa.Tối ngày lao động trên rừng, tâm trí chỉ mơ đến củ khoai củ sắn, nên chẳng còn thì giờ nghĩ đến bà cô. Tưởng phaỉ an trí nơi đây cho đến khi có ánh sáng ngày về, nhưng cũng may do tình hình phức tạp biên giơí vơí Trung quốc, chúng tôi được chuyển về các traị miền xuôi. Lòng vòng mất bảy năm, tôi được thanh lọc cho về chặng cuôí. Traị Nam Hà đất Ba Sao nơi tôi trụ lại, cách quê tôi chừng vaì chục cây số, một trại tù nôỉ tiếng đã từng giam giữ các tù binh Mỹ trong chiến tranh. Nghiệt ngã thay, cóc chết ba năm quay đầu về nuí, số phận tôi ba mươi năm quay về quê cũ trong cảnh lưu đầy. Dù muốn hay không, ký ức làng quê có dịp sống laị trong tôi,và cô tôi tất nhiên là hình ảnh gơị nhiều trăn trở.

Về phần cô tôi, sau này được biết dù cô cháu xa nhau hàng mấy chục năm, nhưng lòng bà không hề ngơi nghỉ trong việc dò tìm thằng cháu lưu lạc nơi nào. Bà vốn có ngươì con rể bạn học vơí tôi thơì để chỏm. Nhà anh thuộc loaị bần nông, nên thực sự chỉ cầm được cuốn sách khi đến lớp, về nhà laị làm bạn vơí đàn trâu, gánh cỏ. Lớn lên vào bộ đôị, sau nhiều năm đi dọc Trưòng sơn, anh trở về làng vơí tiêu chuẩn thương binh cấp 3. Nay có thằng con đi công an, về làm công tác coi tù taị traị của tôi, một đầu môí mà cô tôi sau này phaỉ nhờ đến thằng cháu ngoaị. Thằng cháu tuy được dạy dỗ hận thù giai cấp, nhưng cũng biết sợ bố nể bà, chẳng khó khăn gì nó tìm ra đôị lao động của tôi. Một hôm lựa lúc đi quản chế đôị, thằng cháu goị tôi ra một chỗ vắng rồi hoỉ tôi có quan hệ gì vơí bà Phấn (tên cô tôi) không? Phản ứng đầu tiên: tôi chối. Thằng cháu gặng hoỉ, tôi vẫn chối. Nó tỏ vẻ thất vọng, ra dấu bảo tôi trở laị lao động.

Bẵng đi khá lâu vào dịp giáp Tết, viên quản chế lai đi coi đôị tôi. Trong giờ giaỉ lao, anh ta lấy ra một caí bánh chưng và một tuí đường màu mật miá. Không cần hoỉ, trao đaị cho tôi, kèm theo câu, “Bà Phấn gưỉ cho Bác ăn Tết.” Bụng thì thèm, mắt thì sáng lên, vì hai thứ nếp và đường là loaị thực phẩm hiếm quí, nhưng tôi vẫn cương quyết chôí từ viện cớ chắc nhầm tên. Thằng cháu buồn ra mặt nhưng đành miễn cưỡng cho món quà quê vào laị chiếc sà cột (loaị tuí đeo của cán bộ) bằng một thao tác nhanh gọn để tránh sự nhòm ngó của viên quản giáo và đám bạn tù cùng đôị vơí tôi. Mấy ngày Tết năm đó, lòng tôi có phần ray rứt vì thấy mình cố chấp vơí tình cảm của cô, laị phụ lòng thằng cháu nặng tình máu mủ. Nhưng đã có chủ đích từ trước khi bước chân ra Bắc, tôi không muốn bà con quê cũ phaỉ liên lụy vì lý lịch của tôi. Laị mang mặc cảm của “kẻ ngã ngựa” nên cũng chẳng muốn nhận họ nhận quê làm gì cho thêm phiền thêm tuỉ. Ngày tháng cứ trôi, thấm thoát tôi về traị này đã bốn năm, thằng cháu thì quyết dấu, bà cô laị cố tìm, nhưng rôì kịch bản cũng đến hôì kết thúc. Qua sự “khai báo” của con cháu kêu tôi bằng cậu nhân dịp về thăm quê ngoại miền Bắc, nó đã cho bà biết Cậu T. đang caỉ tạo ở Ba Sao.

Một buôỉ sáng trước giờ lao động, cô Thúy, cán bô thăm nuôi của Traị cho goị tôi ra. Bằng một giọng lễ phép hiếm thấy ở một cán bộ đối với tù nhân caỉ tạo, cô cho biết, “Bà Phấn vơí bố chồng cháu lên thăm Bác, hiện đang ở ngoaì nhà thăm nuôi.” Tôi có phần xúc động vì quá bất ngờ, nên lẽo đẽo theo sau cô cán bộ. Trên đường đi, tôi lấy laị tinh thần, nhủ vơí lòng càng bình tĩnh, cứng coỉ càng tốt.

Cảnh gặp gỡ tay bắt mặt mừng sau ba mươi năm khoỉ cần nói ai cũng có thể hình dung. Có điều thằng em rể mơí ngoaì năm mươi nay già như ông cụ. Cô tôi một thơì vang bóng nay hình như chỉ còn là caí bóng của khuôn mặt xưa. Ngườì bà thu nhỏ laị lọt thỏm trong vòng tay ôm ấp của tôi. U uẩn nhất là đôi mắt cô tôi, thoạt nhìn biết ngay là có trải qua một cơn sốc để đời. Sau phần giơí thiệu người cháu dâu, như thể giữ ý, cô Thúy và người bố chồng ra ngồi trước hiên, để mặc cô cháu tôi tự nhiên tỏ bầy tâm sự. Chuyện ngắn chuyện daì, trong gần một tiếng đồng hồ, tôi nắm được tình hình quê tôi, kẻ mất ngươì còn, họ hàng bà con thôn trên xóm dưới. Xúc động nhất là khi tôi hoỉ thằng em tên Đẩu, con trai duy nhất của bà cô nay ở đâu. Bằng một giọng trầm hẳn xuống, bà cho biết nó đã hy sinh taị chiến trường miền Nam trong đợt Tết Mậu Thân hình như ở Phước Long. Sau 75, chỉ có giấy báo tử, xác không tìm ra. Tôi để ý thấy Bà không khóc, mà có khóc cũng chẳng còn nước mắt, nhưng tôi laị khóc vì thương thằng em hôì nhỏ tôi rất hạp và chơi chung. Cuôí giờ thăm nuôi, tôi xin vơí cô một điều là đừng lên thăm tôi nữa. Bà cô không hứa, nhưng xem ra haì lòng và tỏ ý có chết cũng yên lòng vì đã gặp được tôi.

Vào laị Traị, đêm hôm ấy lần đầu tiên trong đơì tôi mất ngủ. Có thể vì gói trà đậm bà cô tôi đem lên, nhưng caí chính là miên man suy nghĩ cảnh cô cháu gặp nhau trong hoàn cảnh trớ trêu. Cô thì mẹ liệt sĩ, con cô thì “sinh Bắc tử Nam”, cháu cô thì “đi Nam tù Bắc”, rể cô “mang thương tật trở về làng cũ”, một hoạt cảnh khắc sâu caí nghịch lý của cuộc chiến đôí đầu Nam-Bắc, mà hệ lụy của nó còn traỉ daì đến nhiều thế hệ mai sau. Có điều an uỉ là sau cuộc bể dâu, dòng đơì có đảo lộn, thơì thế có đôỉ thay, nhưng tình ngươì nhân hậu, caí vốn muôn đơì của dân tộc Việt, thể hiện qua tình ruột dà máu mủ, quan hê làng quê, tôn ti họ mạc hình như không sức mạnh nào có thể phá vỡ nôỉ. Nó hiển hiện sinh động ngay trong những ngươì thân quê tôi dù một thơì đã phaỉ miễn cưỡng đôí đầu nhau trong cuộc chiến. Dòng suy nghĩ lạc quan làm tôi thiếp đi trong cảnh tĩnh lặng của traị tù lúc nửa đêm về sáng.

Chẳng cần giao hẹn, cô tôi cũng chẳng thể thăm tôi, bà qua đơì ít tháng sau đó. Khoảng một năm sau, tôi cũng rờì Traị Ba sao, nhưng lần này tôi thực sự thoát cảnh “quỉ tha ma bắt” vì thâm niên caỉ tạo đã 12 năm có lẻ. Trên chuyến tàu xuôi Nam, khoỉ ga Nam Định, nhìn laị cảnh quê, chạnh lòng nhớ laị cô tôi, một bà mẹ quê trăm chiều vất vả, mà sau hai mươi năm ra hải ngoại, ngồi viết laị, dòng hôì tưởng vẫn chưa khép kín…

Đỗ Xuân Tê

 

 

©T.Vấn 2011

Bài Mới Nhất
Search