T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Nhà Văn Mỹ Beverly Cleary, Người Tạo Ra Nhiều Nhân Vật Nổi Tiếng Trong Văn Học Thiếu Nhi Như Henry Huggins, Ramona Quimby

Nha van My Beverly Cleary 01

Nhà văn Beverly Cleary. (nguồn: www.cnn.com)

Huỳnh Kim Quang

Nhà văn người Mỹ chuyên viết truyện thiếu nhi Beverly Cleary đã qua đời hôm 25 tháng 3 năm 2021 tại thành phố Carmel thuộc tiểu bang California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 104 tuổi, theo nhà xuất bản của bà là HarperCollins thông báo qua tường thuật của Đài NPR hôm 26 tháng 3 năm 2021.

Cleary là người tạo ra một số nhân vật có thật nhất trong văn chương của tuổi trẻ — Henry Huggins, Ralph S. Mouse và Ramona Quimby nóng tính. Các thế hệ độc giả giày xéo sân chơi, học viết chữ thảo, chống lại bánh sandwich với cá ngừ và có những vết xướt và vết bầm tím vinh quang của tuổi trả cùng với Ramona.

“Tôi nghĩ trẻ em muốn đọc về những đứa trẻ bình thường mỗi ngày. Đó là những gì tôi muốn đọc khi tôi lớn khôn,” theo Claary nói với Linda Wertheimer của Đài NPR vào năm 1999. “Tôi muốn đọc về loại những đứa con trai và con gái mà tôi biết trong xóm làng của tôi và trong trường học của tôi. Và trong thời thơ ấu của tôi, nhiều năm về trước, sách thiếu nhi dường như là viết về trẻ em Anh Quốc, hay trẻ em thời trước. Và điều đó không là điều tôi muốn đọc. Và tôi nghĩ trẻ em thích tìm thấy họ trong sách.”

Nhà văn Cleary là một trong những tác giả thành công nhất tại Mỹ, với 91 triệu cuốn sách của bà đã được bán ra khắp thế giới kể từ cuốn sách đầu tiên xuất bản vào năm 1950.

Phần lớn sách của Cleary lấy bối cảnh khu xóm Grant Park ở phía đông bắc của thành phố Portland thuộc tiểu bang Oregon, nơi bà được dưỡng dục, và bà được ca ngợi như là một trong những tác giả đầu tiên về văn chương thiếu nhi để miêu tả hiện thực cảm xúc trong những câu chuyện của các nhân vật của bà, thường là trẻ em trong các gia đình trung lưu.

Cleary được trao Giải National Book Award vào năm 1981 cho tác phẩm “Ramona and Her Mother,” và Huy Chương Newbery Medal vào năm 1984 cho tác phẩm “Dear Mr. Henshaw.” Bà đã nhận giải thưởng cống hiến trọn đời cho văn học Mỹ National Medal of Arts, ghi nhận như là Huyền Thoại Sống của Thư Viện Quốc Hội, và Huy Chương Laura Ingalls Wilder Medal từ Hội Association for Library Service to Children. Trường công lập tại Portland Beverly Cleary School là lấy tên bà mà đặt, và nhiều tượng của các nhân vật nổi tiếng nhất của bà đã được dựng lên trong Grant Park vào năm 1995.
Cuộc đời của Cleary
Nhà văn Beverly Atlee Bunn sinh vào ngày 12 tháng 4 năm 1916 tại thành phố McMinnville thuộc tiểu bang Oregon, với cha là Chester Lloyd Bunn, một nông dân và mẹ là Mable Atlee Bunn, là một nữ giáo viên. Cleary là con độc nhất và sống tại nông trại ở vùng quê Yamhill, Oregon, trong thời thơ ấu của bà. Bà đã được dạy dỗ theo truyền thống Tin Lành Presbyterian. Khi lên 6 tuổi, gia đình bà dời tới thành phố Portland, Oregon, nơi cha của bà có việc làm bảo đảm là nhân viên giữ an ninh cho một ngân hàng.

Nha van My Beverly Cleary 002

Nhà văn Bererly Cleary trong giờ kể chuyện tại một công viên. (nguồn: www.npr.org)

Việc thích ứng từ cuộc sống ở miền quê tới thành phố là khó đối với Cleary, và bà đã gặp khó khăn ở trường học. Ở lớp một, giáo viên đã đặt bà vào nhóm những học sinh gặp khó khăn trong việc đọc. Cleary nói rằng, “Lớp một được lựa chọn vào trong ba nhóm đọc — Bluebirds, Redbirds và Blackbirds. Tôi ở nhóm Blackbird. Blackbird thì bị chê là dở. Tôi muốn đọc, nhưng có cái gì đó làm cho tôi không thể, theo Deborah Shepherd-Hayes trong tác phẩm được xuất bản năm 1996 “A Guide for Using The Mouse and the Motorcycle in the Classroom.”

Với một số tác phẩm, năng khiếu đọc của Cleary được cải thiện, nhưng cuối cùng bà đã tìm ra lý do tại sao buồn chán trong việc đọc, đổ lỗi vì nhiều câu chuyện đơn giản và không gây ngạc nhiên, và tự hỏi tại sao các tác giả thường không viết với sự hài hước hay về con người bình thường. Tuy nhiên, vào một buổi xế trưa trời mưa tại nhà trong năm học lớp ba, Cleary tự thấy thích thú đọc cuốn The Dutch Twins, cuốn sách của Lucy Fitch Perkins viết về những cuộc phiêu lưu của những trẻ em bình thường. Cuốn sách này là sự hiển linh đối với bà, và sau đó, bà bắt đầu bỏ nhiều thời gian trong việc đọc và ở lại thư viện. Vào lớp sáu, một giáo viên đã đề nghị Cleary nên trở thành một cây bút thiếu niên dựa vào các tiểu luận mà bà đã viết đối với các bài tập trong lớp, theo David L Ulin trong tác phẩm “Beverly Cleary’s ‘Exceptionally Happy Career’,” được xuất bản vào ngày 17 tháng 4 năm 2011 và được báo Los Angeles Times giới thiệu vào ngày 3 tháng 4 năm 2016.

Sau khi tốt nghiệp trung học từ Trường Grant High School tại Portland vào năm 1934, Cleary vào Trường Chaffey Junior College tại Ontario, California, với nguyện vọng trở thành quản thủ thư viện thiếu nhi. Sau 2 năm học tại Chaffey, bà đã được nhận vào Đại Học University of California tại Berkeley, nơi bà tốt nghiệp Cử Nhân Anh Ngữ vào năm 1938. Bà cũng đã gặp người chồng tương lai là Clarence Cleary, trong thời gian học tại Berkeley. Trong khi học đại học, Cleary đã làm thêm để có tiền trả học phí, như làm thợ may và dọn dẹp phòng ốc. Vào năm 1939, bà tốt nghiệp văn bằng cử nhân thứ hai về thư viện tại Trường School of Librarianship ở Đại Học University of Washington và được nhận làm việc toàn thời gian trong thư viện thiếu nhi tại thành phố Yakima, Washington. Cha mẹ của bà đã không đồng ý về mối quan hệ với Cleary, là một người Công Giáo La Mã, vì thế cặp này đã bỏ trốn và kết hôn vào năm 1940. Sau Thế Chiến Thứ Hai, họ định cư tại thành phố nhỏ ven biển Carmel-by-the-Sea, California.

Vào năm 1955, Cleary đã sinh hai người con song sinh, Malcolm và Marianne. Bà sống tại Carmel Village thuộc tiểu bang California từ thập niên 1960s về sau. Đến năm 2018, bà vào sống trong một nhà hưu trí.

Cleary mừng sinh nhật thứ 100 vào ngày 12 tháng 4 năm 2016. Hôm 25 tháng 3 năm 2021, Cleary qua đời tại nhà hưu trí của bà ở Carmel-by-the-Sea, California, 18 ngày trước sinh nhật thứ 105 của bà.
Viết văn
Sau khi tốt nghiệp từ Đại Học Washington vào năm 1939, bà làm trong thư viện thiếu nhi tại Yakima, Washington, cho đến năm 1940, và rồi làm quản thủ thư viện tại Bệnh Viện Quân Đội Hoa Kỳ tại thành phố Oakland, California, từ năm 1942 đến 1945. Bà cũng làm việc tại nhà sách Sather Gate Book Shop tại Berkeley trước khi trở thành nhà văn về thiếu nhi chuyên nghiệp toàn thời gian, theo Encyclopædia Britannica.

Là một người quản thủ thư viện thiếu nhi, Cleary đồng cảm với những người khách trẻ, là những người gặp khó khăn trong việc tìm sách với các nhân vật mà họ có thể tìm thấy mình trong đó, và bà gặp khó khăn để tìm đủ sách để giới thiệu làm cho họ hấp dẫn. Sau một vài năm đưa ra nhiều khuyến nghị và thực hiện việc kể chuyện trực tiếp trong vai trò là một quản thủ thư viện của bà, Cleary quyết định bắt đầu viết sách thiếu nhi về các nhân vật mà những độc giả giới trẻ có thể có liên hệ tới. Cleary đã phát biểu rằng, “Tôi tin vào ‘tinh thần truyền bá’ đó nằm trong số những quản thủ thư viện thiếu nhi. Trẻ em xứng đáng với những cuốn sách có phẩm chất văn học, và những quản thủ thư viện thì rất quan trọng trong việc khuyến khích họ đọc và chọn lựa sách thích đáng,” theo William Grimes trong vài viết “Beverly Cleary, Beloved Children’s Book Author, Dies at 104,” đăng trên báo The New York Times vào ngày 26 tháng 3 năm 2021.

Cuốn sách đầu tay của Cleary, “Henry Huggins” xuất bản vào năm 1950, là cuốn đầu trong loạt tiểu thuyết viết về Henry, con chó Ribsy của anh ấy, người bạn hàng xóm của anh ấy là Beezus và đứa em gái Romona của cô bé. Khi viết cuốn sách này, Cleary lấy cảm hứng từ những lúc bà viết các câu chuyện cho thiếu nhi trong những giờ kể chuyện vào chiều Thứ Bảy khi bà làm quản thủ thư viện tại Yakima. Như nhiều cuốn sách sau này của bà, Henry Huggins là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc sống thường nhật của con người và dựa vào chính kinh nghiệm thời thơ ấu của bà, những đứa trẻ trong xóm mà bà trưởng thành, cũng như những đứa trẻ mà bà gặp trong lúc làm việc trong thư viện. Dù sách của bà được chấp nhận bởi Morrow, nhà xuất bản đầu tiên mà bà đã gửi tới, nó đã bị từ chối từ lúc đầu, và Cleary đã viết thêm các nhân vật Beezus và Ramona trong khi xem lại sách, theo Nora Krug trong vài viết “Beverly Cleary On Turning 100: Kids Today ‘Don’t Have The Freedom’ I Had,” được đăng trên báo Washington Post vào ngày 3 tháng 4 năm 2016.

Cuốn sách đầu tiên của Cleary tập trung vào câu chuyện về chị em nhà Quimby, là Beezus và Ramona, được xuất bản vào năm 1955. Nhà xuất bản yêu cầu bà viết một cuốn sách về học sinh mẫu giáo. Cleary chống, bởi vì bà đã không đi học mẫu giáo, nhưng sau đó bà đã thay đổi tâm tư sau khi sinh hai đứa con song sinh của bà.

Cleary cũng viết 2 cuốn hồi ký, một về thời thơ ấu của bà, có tên “A Girl from Yamhill” vào năm 1988, và một về những năm đại học của bà và cho đến khi trưởng thành viết cuốn sách đầu tay, có tên “My Own Two Feet” vào năm 1995. Trong cuộc phỏng vấn vào năm 2011 với báo Los Angeles Times, ở tuổi 95, Cleary nói rằng, “Tôi đã có một sự nghiệp hạnh phúc đặc biệt,” theo David L Ulin, trong bài phỏng vấn “Beverly Cleary’s ‘exceptionally happy career’” đăng trên báo Los Angeles Times vào ngày 17 tháng 4 năm 2011.
Truyện Henry Huggins

Nha van My Beverly Cleary 03

Hình bìa của cuốn sách Henry Huggins của nhà văn Beverly Cleary. (nguồn: https://en.wikipedia.org)

Henry Huggins là một học sinh lớp ba bình thường là người cảm thấy không có gì hứng thú đã từng xảy ra cho em – cho đến một ngày em cứu một con chó đi lạc và quyết định nhận nuôi nó. Bởi vì các xương sườn của con chó lộ ra ngoài da của nó, Henry gọi nó là “Ribsy.” Ngay lập tức cuộc đời em trở thành phiêu lưu.

Henry cần đi xe buýt về nhà, nhưng tài xế xe buýt có các quy định gắt gao về động vật. Vì thế Henry tìm một cái bao đựng đồ đi chợ đủ lớn để bỏ con chó mới của em vào và xách lên xe. Không may, Ribsy đã tháo chạy và làm náo loạn những hành khách trên xe. Tài xế khẳng định rằng Henry và con Ribsy phải xuống xe. Lúc đó, một xe cảnh sát đi ngang qua và người cảnh sát cho Henry và Ribsy quá giang về nhà.

Henry yêu thích động vật mua cho Ribsy thịt ngựa tại một cửa tiệm thú cưng. Em cũng quyết định mua một cặp cá bảy màu. Trước khi Henry biết rằng, hai con cá bảy màu này sẽ sinh sản hàng trăm con các bảy màu khác. Em đã để chúng vào những cái bình thủy tinh, để hết chúng vào phỏng ngủ của em. Henry phát hiện rằng việc chăm sóc quá nhiều cá sẽ làm cho em không còn nhiều thì giờ để vui chơi với bạn bè. Cuối cùng Henry đã quyết định bán những con cá bảy màu lại cho tiệm thú cưng. Với số tiền đó, em mua một con cá trê nhỏ.

Có một con chó là tốn kém, và Henry xài nhiều tiền để tiêu vặt của em vào những thứ mà con Ribsy cần. Một ngày kia em quyết định tiết kiệm môn football giống như người bạn Scooter của em. Football làm Scooter tốn $13. Hôm nọ, khi Henry ném trái football cho Scooter thì nó đã bay vào cửa của một chiếc xe đang chạy. Henry hứa sẽ thay thế trái football, nhưng em phải tìm cách có tiền để mua nó. Việc bắt chí ban đêm cũng có tiền, bởi vì một người hàng xóm hứa trả cho Henry một xu cho mỗi con em bắt. Vừa lúc Henry kiếm đủ tiền để trả cho Scooter về trái football, thì trái football mà em ném vào chiếc xe đang chạy lúc trước đã được người tài xế đó đem trải lại. Bây giờ Henry có đủ tiền để mua một trái banh football cho em.

Khi các vai đang được phân phối cho phần kịch operetta của trường, Henry vui mừng nghe rằng chưa đủ vai cho mọi người tham dự. Không may, Cô Roop quyết định rằng Henry sẽ là hoàn hảo để đóng vai của Timmy, một cậu bé trai ước mơ câu chuyện Giáng Sinh. Điều tệ nhất về việc đóng vai Timmy là một cô bé học sinh lớp tám là người đóng vai mẹ của Henry sẽ hôn em. Henry cảm thấy rất lúng túng khi em bắt đầu nghĩ về cách để tránh việc tham gia này. Em cố đánh máy một lá thư cho Cô Roop như lá thư đó là từ Bà Huggins, giải thích rằng Henry quá bịnh để đóng một vai trong vở kịch, nhưng em đã đánh vần sai chữ đó. Cuối cùng, Ribsy cứu được cái ngày này. Con chó gây gián đoạn tập dợt và làm đổ hộp sơn màu xanh. Nó tràn lên khắp người Henry. Một Henry xanh thì không thể tham dự trong vở kịch.

Dù Ribsy là một con chó lai, Henry quyết định đưa nó vào cuộc biểu diễn chó để thử nó có được giải thưởng nào không. Em đã tắm rửa cho Ribsy trong bồn tắm, nhưng khi họ đến công viên, Ribsy đã nhảy lăn vào bùn. Để làm sạch con chó của mình thật nhanh, Henry đã rắt phấn để làm cho các đốm trắng Ribsy nhìn sạch sẽ hơn. Điều làm cho Henry thật ngạc nhiên là phấn làm cho lông của Ribsy ngả màu hồng thay vì trắng. Các giám khảo trao giải thưởng Ribsy vì là một con chó rất không giống ai trong cuộc biểu diễn.

Nhưng vừa khi Ribsy đã tự biến thành một con chó được hàng xóm ưa thích, thì một cậu con trai lạ xuất hiện cho rằng tên thật của Ribsy là Dizzy và rằng em là chủ thật sự của con chó. Henry phản đối. Em tin rằng em mới là chủ thật sự bởi vì em đã chăm sóc cho Ribsy kể từ khi thấy nó như một con chó con trên đường. Những đứa bạn của Henry nói rằng họ đã yêu thích Ribsy và rằng Henry mới thật sự đúng là chủ.

Cuối cùng hai cậu này cho phép Ribsy tự quyết định. Họ đặt con chó ở giữa hai người và gọi Ribsy theo tên từng người đặt. Ribsy chọn Henry là chủ của nó, điều này làm vui lòng tất cả trẻ em trên Đường Klickitat.
Kết luận
Trải qua 30 năm – dù nhiều trở ngại từ các nhà xuất bản là những người muốn bà tập trung vào việc viết nhiều sách hơn – Cleary đã tự mình trả lời tất cả thư của những người hâm mộ bà. “Tôi đã học được nhiều từ những lá thư của thiếu nhi,” theo Cleary cho biết. “Cuốn ‘Dear Mr. Henshaw’ đến do 2 cậu trai khác nhau từ những vùng khác nhau trên đất Mỹ yêu cầu tôi viết một cuốn sách về một đứa bé trai có cha mẹ đã ly dị. Và vì thế tôi đã viết cuốn “Dear Mr. Henshaw,” và nó đã đoạt giải Newbery,” theo Đài NPR tường thuật.

Người quản thủ thư viện thiếu nhi lâu năm Nancy Peal đã nhớ lại việc nghe “một câu chuyện kỳ diệu, có thể là giả tưởng” về Cleary đang nói chuyện với các học sinh lớp hai hay lớp ba như sau: “Cậu bé trai này cứ tiếp tục giơ tay lên, em có quá nhiều điều để hỏi bà, và em nói với bà, ‘Thưa bà Cleary, tôi hiểu cách bà viết những cuốn sách của bà… Nhưng bà đã lấy giấy ở đâu?’ … Tôi nghĩ rằng biết bao em bé đã đọc những cuốn sách đó.”

Ngay dù với tất cả những lôi cuốn khác của thời hiện đại – trò chơi video, âm nhạc, phim và nhiều thứ khác – Cleary tin rằng trẻ em vẫn còn đọc sách. “Tôi không nghĩ bất cứ điều gì thay thế được việc đọc,” theo Cleary phát biểu vào năm 2006. Trong một lá thư, một bé gái nói rằng việc đọc sách trong phòng riêng của em là “giống như có một cái máy truyền hình nhỏ trong đầu của bạn.”

Qua nhiều thập niên sau khi chúng được viết ra, nhiều sách của Cleary vẫn là thật đối với trẻ em. “Tôi nghĩ sâu thẳm bên trong trẻ em đều giống nhau,” theo bà nói. “Chúng muốn tình yêu thương của cha mẹ và chúng thích một căn nhà với hàng xóm mà chúng có thể chơi đùa. Chúng muốn các thầy cô giáo mà chúng thích. Tôi không nghĩ trẻ em đây thay đổi nhiều như vậy. Đó là thế giới đã đổi thay.”Huỳnh Kim Quang

(Nguồn: Việt Báo)

Bài Mới Nhất
Search