T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Captovan: Tượng Đài “Ông Địa”!

Tranh: Thanh Châu

-Quan (Q): Thưa trạng sư (TS), có ông nọ bà kia nói rằng ở xứ Mỹ tự do muốn xây cái gì thì xây, không cần xin phép ai, không cần hỏi ý kiến ai. Vậy tôi muốn xây cái “tượng đài” ông địa có được không?

-TS:Nội việc quan gọi “tượng đài” ông địa đủ chứng tỏ xứ Mỹ tự do, quan muốn nói gì thì nói, còn người nghe khen quanhay không cũng là quyền tự do của người ta.

Không ai gọi là “tượng đài” ông địa cả, mà là bàn thờ ông địa. Quan muốn lập bàn thờ ông địa để cầu tài thì không cần xin phép ai, nhưng ít nhất quan cũng cần tham khảo với thày phong thuỷ, thày địa lý để đặt ông địa sao cho đúng nơi đúng chỗ hầu tài vào như nước, đặt sai, ông địa ngáng chân khách hàng khiến họ té nhào là hao tài đấy.

-Q: Thế tôi muốn lập một cái am trong vườn thì có cần hỏi ai không?

-TS: Cái am trong vườn nhà quan, kín cổng cao tường, quan muốn làm gì thì làm, nhưng nếu tối ngày quan cứ cúng kiếng lốc cốc, leng keng, khói nhang mù mịt bay sang hàng xóm là không ổn.

Quan muốn nấu món gì là quyền tự do, nhưng nếu quan nướng cá khô, kho mắm quẹt, hương thơm ngào ngạt bay sang hàng xóm là không ổn.

Quan có nhớ vụ Trần Truồng treo cờ máu và hình “hồ tặc” trong tiệm của nó, rồi chuyện gì đã xảy ra không?

Cảnh sát bảo vệ quyền tự do của nó không cho ai đập tiệm nó,nhưng trước sự phẫn nộ của dân tị nạn, (về tình), nên lợi dụng đêm tối cảnh sát phải làm ảo thuật hô: “hồ tặc biến”, nên mọi chuyện mới yên.

-Q: Thế tôi muốn xây tượng đài Tống Lê Chân thì có được không? Có cần tham khảo ý kiến với ai không?

-TS: Để làm gì?

-Q: Để vinh danh các anh linh chiến sĩ Quân Lực VNCH.

-TS: Quan luôn nghĩ đến việc lập tượng đài để nhớ đến những người đã tử trận để “âm dương cùng hưởng lợi”, quan là người có tấm lòng rộng mở thì cũng nên mở rộng tầm mắt để biết Tống Lê Chân ở đâu? Có những đơn vị nào chiến đấu? Họ chiến đấu trong bao lâu, chứ quan cứ hứng lên là lập tượng đài, cái nào cũng để tưởng niệm QLVNCH chung chung để lấy lòng mọi người, trò chơi này có vẻ như là “mị dân”

Trận Tống Lê Chân chỉ có Tiểu Đoàn 92BĐQ mà thôi, nếu cần kể thêm thì có một số phi công trực thăng đến tiếp tế yểm trợ, bị kẹt lại tiền đồn nên đã cùng chiến đấu với BĐQ. Nếu muốn tham khảo ý kiến về Tống Lê Chân thì tìm đến Tổng Hội BĐQ, tới thân nhân các chiến sĩ TĐ.92BĐQ, tới thân nhân cố Trung Tá Lê Văn Ngôn.

-Q: Rắc rối quá nhỉ, thôi bỏ, tôi có quen nhà truyền thông NPH, sẽ hỏi ý kiến ổng xây tượng đài Đồng Xoài, để vinh danh QLVNCH.

-TS: Lại QLVNCH nữa! Quan quen miệng rồi. Quanmuốn hỏi ai là quyền của quan, nhưng muốn tham khảo ý kiến thì phải đúng nơi, đúng chỗ, hỏi về trận Đồng Xoài thì phải hỏi “Gia Đình Mũ Đỏ Hải Ngoại” hay các chiến sĩ TĐ.7 ND như Mũ Đỏ PNN, Mũ Đỏ ĐPH, chứ sao lại đi hỏi nhà truyền thông BĐQ NPH.

Tài liệu xây dựng tượng đài… “đâu phải đơn thuốc, xin chớ khuyên sằng, chết bỏ bu” (Tú Xương)

Q: Làm sao tôi biết ông PNN, ông ĐPH ở đâu mà tìm? Thôi tôi đi tham khảo ý kiến với Thiếu Uý TQLC NNL để xây tượng đài Bình Giả cho chắc ăn.

TS: Quan là bạn với nhà truyền thông, nhà“xử” học NNL thông thái này, nhưng để hỏi ổng để xây tượng đài Bình Giả là sai chỗ rồi. Tuy TQLC hy sinh nhiều nhất trận Bình Giả nhưng trước khi TQLC vào thì đã có BĐQ, sau khi TQLC bị thiệt hại nặng đi ra thì Nhảy Dù nhảy vào. Tóm lại muốn xây “tượng đài Bình Giả” thì phải tham khảo ý kiến cả 3 đơn vị cùng tham chiến là BĐQ, TQLC, ND. Riêng về TQLC, thay vì hỏi Th/Uý NNL, thì nên tìm hỏi người trực tiếp tham chiến làông TNT. Ổng là người chỉ huy, đại đội trưởng duy nhất còn sót lại.

Q: Tưởng dễ ăn thì xây vài cái chơi, chứ cứ phải đi tìm “thày này, cha kia” thì lên internet tìm hỏi ông “Gu-Gồ” cho đỡ tốn thời giờ.

TS: Đúng đó! “Miệng nhà quan có gang có thép”, quan muốn nói gì thì nói. Quan hỏi gu-gồ thì đồ gì cũng có, nhưng đó là để tìm hiểu, học hỏi, còn dùng tài liệu đó để kinh doanh thì lại khác.

Hai bức tranh nổi danh “Vá Cờ” và “Tiếc Thương” có trên internet, ai cũng biết, cũng dung, nhưng người có phép lịch sự tối thiểu là phải ghi xuất xứ, phải ghi tác giả là ai.

Nếu muốndùng những bức hình trên internet, trong website, sách báo, kho tài liệu của người khác, của hội đoàn nọ, đơn vị kia thì phép lịch sự tối thiểu là phải xin phép tác giả, còn dùng tài liệu đó để “kinh danh” mà không hỏi, không được phép của tác giả thì bị gọi là “đạo văn, đạo hình”, tiếng bình dân gọi là: “chôm”- mang tiếng người “chôm” đến muôn đời.

Xây tượng đài để nhớ ơn là điều đáng làm, nên làm, nhưng phải làm cho đúng, cho trang nghiêm thì người lính còn sống cám ơn, thân nhân người lính tử trận được an ủi, nhưng không phải cứ thấy chỗ nào có súng nổ, có xác chết thì quan đến đó xây. Bọn “bên thắng cuộc” vẽ cái bảng hiệu “nghĩa trang liệt sĩ” rồiđem cắm khắp nơi, cắm vào cả cái ổ mối!

Người lính chiến chúng toi, trước khi ra chiến trường, trước khi trả nợ Tổ Quốc xong thì đã phải họcăn, học nói, học ngắm, học nghía, học nhắm vào lỗ… chiếu môn đến đỉnh đầu ruồi kéo một đưởng thẳng đụng vào mục tiêu rồi mơi bóp cò, bóp chậm bóp trật là chết, chớ đâu phải bóp khơi khơi như quan muốn bóp ai thì cứ thò tay ra là bóp ngay.

Người lính chiến muốn chu toàn nhiệm vụ thì phải hiểu rõ, nắm vững nguyên tắc 5W của lệnh hành quân: “Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao” (who, what, when, where, why) chứ đâu phải nhắm mắt làm liều, tìm gu-gồ không có, không chịu hỏi người biết nên mới vẽ, mới xây lếu láo.

Xin mời quý quan, những ai có trách nhiệm xây tượng đài Việt-Mỹ thì ra ngắm hai chiến sĩ đứng trên tượng đài có gì sai, điều này bất cứ người lính nào cầm súng cũng biết, họ đã góp ý, đã khuyên can, nhưng quý ngài phán:

-“Lỡ rồi, không quan trọng, không ai thấy, cứ để vậy cũng OK”.

Thưa quý ngài, quan trọng lắm, nếu người lính VNCH mang trái lựu đạn như người lính trên bức tượng thì lính đã banh xáctừ lâu rồi, chứ không phải đợi tới ngày 30/4/1975 mới bị gãy súng.

Quý ngài có quyền, có tiền nên đã bắt người lính đứng trên tượng đài gài trái lựu đạn vào lưng quần nhưng cái “mỏ vịt” thì lại quay ra ngoài!!!

Trờiơi là trời! Thế là đủ rồi, giải thích cũng bằng thừa, cái mỏ vịt nó khác vớicái đầu vịt.

Còn cái gọi là “tượng đài chiến thắng” mà quý quan xây là để ghi danh, khắc tên lên đó những ai đóng 5 ngàn thì chúng tôi xin miễn bàn. Tuy nhiên cũng hơi thắc mắc một chút: khi kêu gọi đóng góp thì nó có tên tiếng Mỹ:

CỔ THÀNH QUẢNG TRỊQUANG TRI VICTORY FOUNDATION”.

Nhưng cái logo tượng đài viết chữ Việt thì không còn “VICTORY” nữa! Không còn chiến thắng nữa, cứ ỡm ờ như thế cho thế hệ sau muốn hiểu thế nào thì hiểu!

Quả là cao kiến./.

9/5/21.

Phuhotrac (Phila Tô)

 

 

 

 

©T.Vấn 2021

Bài Mới Nhất
Search