T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Tuyển Tập Nhạc – Nhạc Tiền Chiến – Xuân và Tuổi Trẻ – La Hối

Xuân và Tuổi Trẻ – Nhạc: La Hối; Lời (Trung Hoa): Diệp Truyền Hoa

Ca sĩ trình bày: Thái Thanh

Đọc Thêm:

Về Ca Khúc ‘Xuân Và Tuổi Trẻ’ Của Nhạc Sĩ La Hối

(Nguồn: Dongnhacvang.com)

Ngày thắm tươi bên đời xuân mới
Lòng đắm say bao nguồn vui sống
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng
Ta muốn hái muôn ngàn đoá hồng.

Ngày thắm tươi bên đời xuân mới
Lòng đắm say bao nguồn vui sống
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng
Ta muốn luôn luôn cười với hoa.

Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng vui reo
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân thắm tươi.

Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng reo
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân thắm tươi.

Vui sướng đi cho đời tươi sáng
Vui sướng đi cho lòng thêm tươi
Ta hát ca đón mừng xuân mới
Ta hát ca cho lòng thêm hăng hái.

Hát vang lên đời ta thắm tươi
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca
Hát vang hoà lòng thêm hăng hái.

Hát vang lên đời ta thắm tươi
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca
Xuân tưng bừng.

Xuân và tuổi trẻ là một bài hát của nhạc sỹ La Hối, phần lời Hoa do : Diệp Truyền Hoa viết, lời Việt do Thế Lữ viết. Bài hát thịnh hành từ khi nó ra đời và cho đến nay vẫn được coi là bài hát không thể thiếu trong dịp đầu xuân với những câu mở đầu nổi tiếng:

Ngày thắm tươi bên đời xuân mới
Lòng đắm say bao nguồn vui sống
Xuân về với ngàn hoa tươi thắm
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng

Bài hát mang nhiều tính chất trữ tình, với những hình ảnh trong sáng viết trên điệu Valse nhịp 3/4 tươi tắn, bộc lộ niềm hân hoan của con người trước mùa xuân mới.

Phần nhạc của bài này được sáng tác năm 1944, trong giai đoạn sớm của tân nhạc Việt Nam. Ban đầu là bản nhạc hòa tấu của La Hối viết cho nhóm nhạc công của Hội người yêu âm nhạc ở thị xã Hội An biểu diễn. Thế Lữ không phải là người đầu tiên viết lời cho đoạn nhạc, phần lời ban đầu được viết bằng tiếng Hán bởi một người mang nghệ danh Diệp Truyền Hoa. Phần lời của Thế Lữ được viết năm 1946, khi đoàn kịch nói Anh Vũ của Thế Lữ vào Nam biểu diễn, tại đây Thế Lữ được nghe bản nhạc, ông rất thích và đã đặt thêm lời Việt. Đây là phần lời thịnh hành được truyền mãi đến nay.

Theo Ông La Gia Quảng, cháu ruột của cố nhạc sĩ La Hối hịên sống tại Hội An cho biết:

Trong thời gian dạy nhạc, La Hối có yêu một cô giáo dạy dương cầm. Chuyện tình của họ thật đằm thắm và kín đáo nên ít người biết, ngay cả trong gia đình cũng không nhớ rõ tên của cô giáo ấy. Tất cả những sáng tác giá trị chưa được phổ biến, La Hối đều gởi tặng trước cho người mình yêu quý. Sau khi ông hy sinh, gia đình quá đau buồn, quên mất vai trò quản thủ tài liệu của cô giáo Dương Cầm. Và bây giờ, người tình của La Hối không biết đã lưu lạc về đâu?, còn sống hay đã mất? .Nhân dịp Xuân về, nghe giai điệu Xuân và Tuổi trẻ tràn đầy sức sống, lạc quan… tôi trân trọng ghi lại vài dòng tưởng niệm người nhạc sĩ xấu số, tài hoa và chứa chan lòng yêu nước đã vĩnh viễn đi vào lòng người yêu nhạc. Người nhạc sĩ trẻ La Hối đã không còn nữa, nhưng Xuân và Tuổi Trẻ của ông  thì vẫn sống mãi với năm tháng và mãi mãi trong lòng người yêu nhạc Việt Nam hiện nay.

Nhạc sĩ La Hối

Thái Salem tổng hợp.

Bài Mới Nhất
Search