T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Ngộ Không: Chữ nghĩa làng văn (Kỳ 205)

clip_image002

 

Bồ đề đạt ma thiền sư

Trên 2500 năm về trước, Ðức Thích ca đã sáng lập ra Phật giáo, là vị giáo chủ đầu tiên. Sau khi nhập diệt, đệ tử của ngài là Ca Diếp lên nối ngôi vị. Sau đó dòng truyền thừa của Phật giáo lần lượt qua tay các tổ A-Nan, Thương Na Hòa Tu, Ưu-Ba-Cấp-Ða, Ðề Ða-Ca, Di-Gia-Ca… khi truyền tới tổ Bát Nhã Ða La là đời thứ 27 và Bồ Ðề Ðạt Ma là vị tổ thứ 28.

Ðạt Ma thiền sư (? – 536), nguyên quán Thiên Trúc, Ấn Ðộ, là con thứ ba của Hương Chí Quốc Vương (Bà La Môn), thuộc dòng họ Xát Ðế Lợi. Tuy con nhà quyền quý, cao sang, nhưng người không hề ham muốn lối sống phù phiếm xa hoa, nên bỏ nhà đi tu, theo một vị cao tăng bên Phật giáo là Bát Nhã Ða La tôn giả.
Trên 2500 năm về trước, Ðức Thích ca đã sáng lập ra Phật Giáo, và Người là vị giáo chủ đầu tiên. Sau khi nhập diệt, đệ tử của ngài là Ca Diếp lên nối ngôi vị. Sau đó dòng truyền thừa của Phật giáo lần lượt qua tay các tổ A-Nan, Thương Na Hòa Tu, Ưu-Ba-Cấp-Ða, Ðề Ða-Ca, Di-Gia-Ca… khi truyền tới tổ Bát Nhã Ða La là đời thứ 27 và Bồ Ðề Ðạt Ma là vị tổ thứ 28.

Phật giáo Ân Ðộ ở thời kỳ Bát Nhã Ða La tôn giả làm chủ trì, không mấy phát triển, nên Bát Nhã Ða La tôn giả đã phái Ðạt Ma qua Ðông thổ để truyền pháp. Vì Phật Giáo bên đó đi sai phương hướng, hơn nữa Ngài cũng nhận định rằng căn tánh người Trung Hoa lúc ấy đã tới độ chín mùi. Sau này Ðạt Ma chuyển qua đất Trung Hoa để hoằng dương đạo Phật, cho nên Ðạt Ma đã trở thành vị thủy tổ của Phật Giáo Trung Hoa nói riêng và cho cả vùng Ðông Nam Á nói chung. Người ta còn tôn Ðạt Ma là “Thiền tông đệ nhất tổ”. Vào thời kỳ Nam Bắc triều phân tranh, ý thức và tư tưởng của Lão Trang tử phát triển rộng khắp. Vào hồi Nam triều đời vua Lương Võ đế niên hiệu Phổ đạo, Ðạt Ma đã ngồi thuyền tới Trung Hoa và cập bến Quảng Châu, nên thành Quảng Châu còn được gọi là “Tây lai sơ địa” dể đánh dấu việc đặt chân lên bờ của Ðạt Ma tổ sư khi ngài mới từ bên Tây Vực qua.

clip_image004

tranh:Trần Vàng Sao

Dân Quảng Ðông lúc hồi đó thấy Ðạt Ma người đen như củ súng, lại râu tóc bờm xờm nên đã gọi ngài là “Ma la xát” và ngày nay người Quảng vẫn dùng câu đó để chỉ người Ấn Ðộ.

Chữ Việt cổ

Từ cổ tiếng Việt trong “Đại Nam quốc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh Paulus Của. Những cứ liệu khảo sát từ cổ rất đa dạng và phong phú, nhưng do điều kiện về thời gian, chúng tôi chỉ khảo sát những từ đã từng tồn tại là những từ bình thường, nhưng nay đã hoàn toàn biến mất trong từ vựng hiện đại

Nói chùng: nói vụng

(Đại Nam quốc âm tự vị – Huỳnh Tịnh Paulus Của)

Ngộ chữ với Thiền

Hạ hoa

đêm nghe mưa nhỏ
động mái lều thơ
dưng nhớ người xưa
áo vàng thuở nọ

người tình nho nhỏ
nhỏ mãi trong ta
như chùm hạ hoa

buồn ơi, đốt thuốc

lần trang sách nhòa
này những đóa hoa
ép từ hạ cũ

tưởng em tóc rũ
trong dòng mưa sa

(Phạm Thiên Thư)

Chữ là nghĩa

Tiếng Việt lý thú

Nếu chúng ta chịu khó quan sát, tìm hiểu, chúng ta sẽ phát hiện những chữ tuy rất quen thuộc chúng ta sử dụng hàng ngày lại ẩn giấu những quy luật bí ẩn lạ lùng nhưng không kém phần thú vị.

Hiện tượng biến âm: phụ âm B biến thành V như Bợ –> Vợ rất phổ biến trong tiếng Việt như:

Bái –> Vái, Bản –> Vốn, Bích –> Vách, Biên –> Viền, Bố –> Vải, Bút –> Viết, Băm –> Vằm, Be –> Ve, Béo –> Véo, Bíu –> Víu v.v

(Tiếng Việt dễ mà khó – Nguyễn Hưng Quốc)

Bồ đề đạt ma thiền sư

Sau khi vượt sông Trường Giang trên con thuyền là cọng lau.

clip_image006

Ðạt Ma đã đi lên miền núi Tung Sơn, thuộc tỉnh Hà Nam, ở nơi ấy có ngôi chùa Thiếu Lâm. Sau đó đã vào “diện bích” trong động Thiếu Thất ở ngọn Ngũ Nhũ Phong liền trong 9 năm. Trong những năm tháng xoay mặt vào vách đá ngồi thiền định, loài chim đã bay đến làm ổ trên mình mà ngài không hề hay biết. Ngày nay bên Trung Hoa có pháp môn thiền rất nổi tiếng gọi là “Ðạt Ma diện bích công” được đông đảo người ưa thích và hâm mộ. Ðạt Ma đã từng thâu tóm pháp này trong mấy câu như sau:

Ngoại chỉ chư duyên,

Nội tâm vô suyễn,

Tâm như tường bích,

Khả dĩ nhập đạo.

Chữ là nghĩa

Tiếng Việt lý thú

Nếu chúng ta chịu khó quan sát, tìm hiểu, chúng ta sẽ phát hiện những chữ tuy rất quen thuộc chúng ta sử dụng hàng ngày lại ẩn giấu những quy luật bí ẩn lạ lùng nhưng không kém phần thú vị.

3) Những từ có vần UN lại ám chỉ việc “dồn ứ lại thành cục trong một không gian nhất định”. Thí dụ: Ùn, Chùn, Ðùn, Thun, Chun, Cùn, Hùn, Vun, Lún, Lùn v,v….

(Tiếng Việt dễ mà khó – Nguyễn Hưng Quốc)

Bồ đề đạt ma thiền sư

Lại có một truyền thuyết nói rằng, sau khi đã thị tịch 3 năm, có người vẫn thấy Ðạt Ma đang ung dung đi trên đường. Lúc ấy Người bước đi chân không, một bên tay cầm cây thiền trượng, còn bên tay kia đang cầm lơ lửng một chiếc giầy. Hỏi rằng: -Người đi đâu đó? – thì trả lời rằng đi về Tây Thiên. Chuyện Ðạt Ma còn sống làm mọi người kinh ngạc và không tin, họ đã cùng nhau khai quật mồ Ðạt Ma và duy chỉ tìm thấy có một chiếc giầy mà thôi! Ðó là chuyện Ðạt Ma mang chiếc giầy trở về Tây Thiên.

Vậy thiền trượng và chiếc giày mà Đạt Ma cầm có ý nghĩa biểu trưng gì?. Theo tôi, thiền trượng là biểu trưng của sự giác ngộ còn chiếc giày là biểu trưng của cõi đời đến – đi. Tại sao đức Đạt Ma chỉ mang theo một chiếc giày? Là vì con người trong cuộc đời cát bụi, chết đi nhưng vẫn còn lại những dấu tích trên dương thế. Dấu tích đó lại tùy duyên mà hiện hữu hay tịch diệt. Có nhiều hình ảnh về chiếc giày Đạt Ma, nhưng điểm chung giữa những hình ảnh đó là chiếc giày luôn được treo trên cây thiền trượng. Điều đó phải chăng cũng nằm trong cái ý siêu thoát – giác ngộ.

Chữ là nghĩa

Tiếng Việt lý thú

Nếu chúng ta chịu khó quan sát, tìm hiểu, chúng ta sẽ phát hiện những chữ tuy rất quen thuộc chúng ta sử dụng hàng ngày lại ẩn giấu những quy luật bí ẩn lạ lùng nhưng không kém phần thú vị.

2) Những từ có vần UT thường diễn tả “sự chuyển động từ không gian này đến không gian khác”. Thí dụ: Ðút, Rút, Hút, Mút, Sút, Trút, Tụt, Vút, Cút, v,v…

(Tiếng Việt dễ mà khó – Nguyễn Hưng Quốc)

Thơ thiền

Một bài thơ thiền có tên Tranh thuỷ mặc

Một nhà sư
Bị ném phân vào người
Đã qua đời vì ngạt mũi

Một nhà sư khác
Bị lấy mất dép
Chỉ còn một chiếc

Treo tòng teng đầu gậy

Chữ là nghĩa

 

Tiếng Việt lý thú

Nếu chúng ta chịu khó quan sát, tìm hiểu, chúng ta sẽ phát hiện những chữ tuy rất quen thuộc chúng ta sử dụng hàng ngày lại ẩn giấu những quy luật bí ẩn lạ lùng nhưng không kém phần thú vị.

1) Nghĩa của hai chữ “vợ chồng”:

“Chồng” là chồng lên nhau, nằm lên nhau (trích Ngôn Ngữ và Thân Xác của GS. Nguyễn Văn Trung).

“Vợ” nguyên gốc là chữ “bợ”: từ dưới nâng lên, (“Chồng”: từ trên úp xuống).

Danh từ “bợ chồng” diễn tả tư thế thân mật giữa hai người nam nữ khi ăn ở với nhau.

(Tiếng Việt dễ mà khó – Nguyễn Hưng Quốc)

Triết lý củ khoai

Tôi (Tràm Cà Mau) cứ yên chí là hạnh phúc không có thật trên đời nầy, và không tội gì uổng công tìm kiếm. Dù sách vở, thơ văn, có nói nhiều đến hạnh phúc, tôi e rằng đó là chuyện mơ mộng hão huyền,  chuyện bánh vẽ  của những người chuyên làm thơ văn. Nhưng khi lớn lên, được đọc kinh Phật, kinh Thánh, và nhiều sách triết lý Âu Á như Khổng, Lảo, Chu… và luôn cả kinh Koran và kinh đạo Bahai nữa, thì  tôi tìm cho tôi được một triết lý đơn sơ, mộc mạc, là cái món hổ lốn vắt ra từ tinh túy của các triết lý khác.

Tôi tạm gọi là “Triết lý củ khoai”. Vì nó đơn sơ như củ khoai, rẻ tiền, mộc mạc, và dễ tìm thấy như củ khoai trong đời nầy. Triết lý đó được đơm gọn lại trong một câu ngắn ngủi :

“Nếu chỉ có một củ khoai thôi, thì hãy nướng nó cho thật thơm mà đớp”. Ý nghĩa của câu đó cũ mèm, hình như ai cũng biết, và có nhiều câu nói tương tự . Cái triết lý đơn giản nầy giúp tôi thấy được rằng, hạnh phúc là cái rất cụ thể, rất gần gủi, bất cứ ai, và bất cứ lúc nào, cũng có thể tìm dược hạnh phúc rất dễ dàng. Ai cho rằng hạnh phúc là cái xa vời, thì vì họ chưa nắm hết phần tinh túy của các triết lý khác, hoặc chưa từng nghe một phần của triết lý củ khoai. Nhiều sách vở khác cũng có nói đến, nhưng người đọc vô tình hoặc cố ý làm ngơ, hoặc biết rất rõ nhưng chẳng bao giờ thực hành.

(Tràm Cà Mau)

Ngộ  Không

(Sưu Tập)

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2021

 

Bài Mới Nhất
Search