T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Đỗ Xuân Tê : Người về từ đảo Guam

clip_image002

Anh H. quê ngươì Phan Thiết, tuổi chưa đầy ba mươi khi miền Nam vào tháng tư đen. Lớn lên như các thanh niên trong thời chiến, anh chọn nghiệp bay. Được huấn luyện và check out taị Mỹ, anh trở thành phi công khu trục cho Sư đoàn 3 Không Quân, bản doanh đóng taị Biên Hòa.Vốn là con một mẹ anh có phần lo, nhưng ý con đã quyết nên bà chỉ biết nguyện cầu cho con được bình yên và mong quê hương một ngày sớm hết chiến tranh. Chiến tranh mãi không dứt, mẹ bắt anh về quê lấy vợ. Phần anh vốn sống nay chết mai, chẳng muốn ai trở thành góa phụ. Nhưng vẫn có ngươì muốn anh làm ‘khổ’, do cuộc tình gắn bó từ thuở học trò, phần gia đình hai bên cũng đã biết nhau. Họ thành vợ chồng rồi có một bé gái. Vợ anh ở với mẹ nuôi con, anh tiếp tục sống với đơn vị lo nghề bay bổng. Hai vợ chồng ít có dịp gặp nhau, nếu có chỉ qua những kỳ phép ngắn.

Đầu 75, tình hình đất nước biến chuyển quá nhanh. Tây nguyên di tản, Phan Rang thất thủ. Biên giơí phía nam, quê anh trở thành tuyến địa đầu. Anh vẫn bay, mà còn bay nhiều hơn, do tính cách ác liệt của chiến trường, mấy lần thoát chết trong đường tơ kẽ tóc vì hỏa tiễn tầm nhiệt của đôí phương. Phi đoàn cấm traị liên tục, anh chẳng có dịp về thăm vợ thăm con. Chuyện di tản, bỏ nước ra đi cũng chẳng hề vướng mắc trong tâm tư ngươì phi công trẻ. Nhưng đêm 29, trong khung cảnh hỗn loạn của Saigòn thất thủ, sợ cảnh tắm máu, anh cùng đồng đôị cất cánh từ Tân Sơn Nhất trực chỉ căn cứ Không quân của Mỹ trên đất Thái. Từ đây anh được bốc thẳng qua đảo Guam. Ra đi trong sự vôị vã, tức tưởi khộng một lời từ giã người thân.

Tới Guam, biết là thoát chết khi nhìn laị thân phận mình. Nhưng… mẹ, vợ và con thì giờ đây nghìn trùng xa cách. Lòng anh ray rứt, lắm lúc muốn khùng. Biết không còn lựa chọn nào hơn, anh đành lo thủ tục vào đất Mỹ. Anh vẫn còn giữ địa chỉ của một viên cố vấn cho phi đoàn tên John K. John là ngươì có tình, và là đồng minh đáng tin cậy. Anh ta cho H. cái địa chỉ chẳng phaỉ để một ngày nào đó sử dụng trong hòan cảnh eó le này, mà là một cử chỉ hiếu khách của ngươì Mỹ muốn H. thăm gia đình John nếu có dịp nào đi chuyên tu taị Mỹ. Nhận được tin của H. qua giới chức Mỹ phụ trách di tản taị Guam, bằng một thái độ sốt sắng, John bảo lãnh ngay cho H. vào đất Mỹ. Về định cư tại một thị trấn nhỏ thuộc bang Montana, một vùng đất chăn nuôi và có xưởng sản xuất thịt bò, John tạm thời xin cho H. một chân vác và xẻ thịt, lương khoảng 8 đô một giờ.

Ngày đi làm, đêm về một mình thui thuỉ trong căn apartment gần xưởng. Lòng buồn rười rượi, hình ảnh mang nhiều trăn trở vẫn là mẹ, vợ, con. Thực sự những năm tháng chiến tranh, anh chẳng có nhiều thơì gian để nghĩ đến vợ con, nếu có thì cũng chỉ là những khoảnh khắc ít oỉ. Đôi lúc có nghĩ đến ông cậu tập kết ra miền Bắc hồi đất nước chia đôi, một hình ảnh được mẹ nhắc nhiều lúc tuôỉ thơ. Có điều lạ là từ nay, nôĩ ám ảnh về chiến tranh và niềm đam mê bay bổng một thời dường như đã khép laị…

Tình cờ đọc trên tuần báo TIME, thấy hình tướng Đảo (Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ Binh) mặc thường phục đi trên đường Catinat, vơí lời chú giải như một con người được tự do đi laị sau ngày mất nước. Baì viết của ký giả Mỹ thường trú taị Bangkok còn cho biết thêm về số phận các quân nhân, công nhân viên chế độ cũ. Các hạ sĩ quan học tập 7 ngày đã xong. Sĩ quan cấp uý (10 ngày), sĩ quan cấp tá (1 tháng) đang chuẩn bị trình diện học tập. Học xong họ cũng được quay về sinh sống làm ăn. Chính sách khoan hồng của Mặt Trận Giaỉ Phóng là trước sau như một, chuyện tắm máu như Kampuchia là không hề có.Viên ký giả Mỹ đang túng tin sau ngày Sàigòn đổi chủ như vớ được của đăng nguyên văn những gì mấy ông cộng sản cần nói cần rao. Nhưng bài báo lại có sức thuyết phục làm cho H. băn khoăn. Tâm tư anh như ngọn gió muốn đôỉ chiều. Một câu hỏi tự phát trong tiềm thức “taị sao ta không về?” Thương cho mẹ già chưa một lần báo hiếu. Sống làm gì khi vĩnh viễn xa vợ xa con. Chưa nói đến quê hương, dòng sông, đụn cát. Ký ức tuôỉ thơ sống laị trong anh. Sau nhiều đêm trăn trở, anh quyết định tìm cách trở về. Nơi đất lạ xứ ngươì, không còn ai thân thiết ngoài John. Anh goị ngay cho John và bộc bạch ý nguyện của mình. Sau phút kinh ngạc, John khuyên anh suy nghĩ laị. Lúc này các giới chức Mỹ đang bận lo cho người mới đến, hơi đâu lo cho kẻ đoì về. Nhưng vì thương bạn, laị có sự đồng cảm về môí liên hệ gia đình sâu đậm theo truyền thống văn hóa Việt mà John có dịp giao lưu qua chuyến phục vụ taị Việt nam, anh mầy mò thế nào rôì cũng kiếm được một cơ quan thiện nguyện chuyên lo vụ “trở về xứ cũ” (repatriation).

Trùng hợp vào thơì điểm này, một số ngươì di tản hiện đang ở Guam vì hốt hoảng tháo chạy, nay hoàn hồn nhớ laị ngươì thân kẹt laị, cũng cha, mẹ, vợ, con như H.. Họ tranh đấu đòi về. Nước Mỹ vốn là xứ tự do, người Mỹ vốn có truyền thống nhân đạo, nên khuyên maĩ chẳng được, họ đành sắp xếp cho một chuyến tàu để đưa các người Việt muốn quay về. Con tàu Việt Nam Thương Tín dùng để chở người di tản tơí Guam hôì cuôí tháng 4, nay được đaị tu chuẩn bị cho chuyến khứ hôì xuyên đaị dương đầu tháng 8. H. được cơ quan thiện nguyện cho ‘ráp’ vào chuyến hải hành này. Anh là người duy nhất từ đất liền ra laị đảo và từ đảo lên tàu quay về cố hương. Cũng cần nói thêm hành trang trở về từ quần áo, thuốc men, lương thực, thực phẩm đến việc chọn lựa thủy thủ đoàn, diễn tập qui trình an ninh xuyên đaị dương v.v…đã được các giơí chức Mỹ trên đảo cùng các cơ quan thiện nguyện chuẩn bị khá chu đáo nhằm đảm bảo là các người hôì hương được an toàn tôí đa.

Lênh đênh gần một tháng xuyên Thái bình dương, tàu cập bến Nha Trang vào một sáng trơì quang mây tạnh. Nhưng sao hôm nay không khí trên cảng có vẻ căng thẳng, không hồ hơỉ như mọi ngươì mong đơị. Các hành khách chuẩn bị rời tàu để làm thủ tục hải quan. Phụ nữ, trẻ em xếp hàng một bên; đàn ông, thanh niên một phía; hành lý có người phụ trách. Xong phần thủ tục kéo daì nhiều giờ, anh H. và đoàn người thuộc diện quân nhân, viên chức chế độ cũ, kể cả viên hạm trưởng HQ trung tá lái tàu về, cùng ông trưởng đoàn được phân công phụ trách đọc diễn từ cám ơn Nhà nước, từng cặp hai người chung một chiếc còng số 8 lên xe bít bùng trực chỉ hướng Đèo Cả. Sau này mới biết đó là một traị giam tù hình sự thuộc tỉnh Tuy hòa.

Dù cách dàn chào có phần cay đắng, nặng tính hình sự, nhưng H. vẫn không tủi cho thân anh, mà anh tiếc chiếc cà rá đã mua cho vợ bằng số tiền dành dụm trong mấy tháng làm ở xưởng thịt. Kỷ vật nhỏ bé này trở thành ‘tang vật’ bị tịch thu ngay khi lên bờ. Nay bước chân vào trại, anh coi mình là kẻ thua cuộc nhưng vẫn chưa chịu bỏ cuộc. Con người tuy có dáng vẻ hào hoa, dễ mến nhưng laị ẩn chứa một tính cách gan lì, nhẫn naị, không chịu khuất phục. Bề ngoaì thuần phục theo nôị qui bảo gì làm nấy, nhưng bên trong đang thai nghén một ý đồ khá táo bạo… trốn traị! Vì có thể lực khỏe, trẻ, laị biết cách mưu sinh thoát hiểm đã được dạy khi phải bung dù trong vùng địch, anh liều chọn con đường tắt về gặp vợ, gặp con bằng một ý thức tuy nông cạn nhưng vơí ý chí không gì ngăn cản nôỉ.

Chẳng đoán thì cũng hiểu là ý đồ thất bại sau hai ngày hai đêm. Bị giải về traị, biệt giam mấy tuần liền, laị còn bị gán cho caí tên ‘giặc lái ngoan cố’. Ba tháng sau, để chặt đường trốn chạy, anh đựợc chuyển ra Bắc về ‘sinh hoạt’ vơí đám tù chúng tôi taị traị Nam Hà. Điều nực cươì là bạn anh vì “kẹt” mơí chịu cảnh chim vào lồng biết thuở nào ra, còn anh là chim đã bay xa, nay về tổ “mẹ”, mẹ không cho bú mẹ còn… bắt giam. Nên từ đó nhóm bạn đồng tù mơí đặt cho anh caí tên thân thương Người về từ đảo Guam, nhái theo caí tựa phim “Ngươì về từ đỉnh nuí” rất ăn khách trước 75. Ấy vậy mà cũng có mấy ông sĩ quan già gốc di cư lạị chửi anh ‘thằng ngu nhất hành tinh’. Goị gì thì goị, anh chỉ cười, vì vốn dĩ anh là ngươì dễ tin. Lại nữa đảng ta chẳng hay tuyên truyền giống các cụ mình hay nói “đánh kẻ chạy đi, chứ ai đánh kẻ chạy…về”!

Ra Bắc tuy có lý lịch đen vì trốn traị, nhưng nhờ được ông cậu bảo lãnh, nên H. thuờng được giao các chân lao động tự giác tương đôí dễ thở. Chả là sau chiến tranh, ông cậu về làm bí thư huyện ủy một huyện quê anh. Ít lâu sau vì lớn tuôỉ, sức khoẻ yếu, ông nghỉ hưu. Rất tiếc quá trình chiến đấu và thâm niên trong Đảng không cứu được thằng cháu khỏi cảnh tù tôị vì đảng nghi cháu ông được CIA “gaì” cho về Việt nam chờ thời hoạt động. Ông không trách đảng vì ông hiểu qui luật sống còn của người cộng sản là ‘bắt lầm còn hơn bỏ sót’, thậm chí cảnh giác vơí cả chính đồng chí của mình. Nhưng ông đồng cảm vơí tâm trạng cháu ông, nó về laị quê hương động cơ thúc đẩy cũng chỉ vì nhớ vợ nhớ con. Ngay như ông, dù thoát ly đi theo lý tưởng, nhưng sau 2 năm ra Bắc, mắc kẹt không được về Nam, nôĩ nhớ mong đã gậm nhấm tim ông suốt…20 năm. Có điều khổ tâm vì không gỡ được chuyện thằng cháu, nên bà chị yêu quí có phần trách móc, lạnh nhạt dù chính ông đã làm giấy bảo lãnh cho cháu, mà tác haị của môí quan hệ này có làm ‘hoen ố’ lý lịch trong sáng của cả đơì ông.

Chuyện 12 năm sau…

Thơì thế đã xoay vần, chính sách có đôỉ thay, chúng tôi và cháu ông cũng có ngày về. Xuống ga Phan thiết, H.về gặp laị vợ con. Kiểm laị ngươì thân: mẹ còn nhưng cậu mất, vợ còn chung thủy, con đã lớn khôn. Cảnh nhà xác xơ, hiu quạnh vì lâu ngày không có bóng dáng đàn ông. Ở nhà ân tình với vợ qua đêm, ngay sáng hôm sau, được phép của công an xã, anh đạp xe về thăm mẹ cách đó 15 cây số. Mấy chục năm mới đạp laị chiếc xe cũ, thong dong trên đường quê quen thuộc, được hít thở không khí đồng nội, anh cảm thấy nhẹ nhõm và thấy quí cái giá của ‘hạnh phúc’. Nhưng họa vô đơn chí, số phận nghiệt ngã dường như vẫn rình rập bước chân anh.

Ngay chiều hôm đó, chị X., vợ anh được cấp báo lên gấp bệnh viện huyện. Tơí nơi, được mấy ngươì kể laị chiếc xe đạp của H. bị gãy ghi đông làm anh té sấp xuống chỗ hố nông cạnh Đồng Ông Tố (chỗ lở xụp này hay xảy ra tai nạn, nhưng giao thông xã chưa kịp vá). Máu ra nhiều ở chân, xem ra không nguy hiểm, nhưng có điều anh bất tỉnh. Sau này khi đưa lên tỉnh, mới vỡ lẽ là anh bị gãy cổ. Các y tá dưới thôn khi cấp cứu chỉ lo băng bó vết thương ở chân, không hề để ý chỗ chấn thương nặng là trung tâm thần kinh sau gáy. Anh được chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy (Saigòn) trong tình trạng bị liệt tứ thân. Dù có sự tận tình cuả bác sĩ, y tá, nhưng việc phục hôì chức năng của trung tâm cột sống hầu như vô phương. Bệnh viện khuyên chị H. đưa anh trở laị quê. Ít lâu sau chuyện gì tới nó phaỉ tới, anh trở về lòng đất mẹ, lần này thì vĩnh viễn.

Bẵng đi cả mười năm. Một hôm tôi nhận được cú điện thoaị từ San Jose. Đầu giây bên kia là một giọng nữ mang âm sắc miền nam Trung bộ.

“Cho em xin gặp anh T.”

“Tôi đây, xin lôĩ ai đầu giây?”

“Em là Kim X., vợ của anh H. đây. Anh có nhận ra em không? (cô không dè qua điện thoaị làm sao nhận được). Cô nói tiếp:

“Em vẫn biết ơn anh chị thương tuị em nhiều lúc anh H. nằm ở Chợ Rẫy. Sang đây maĩ không liên lạc được, nay anh Giàu mới cho số của anh.” (Giàu bạn thân của H., cùng traị với tôi). Qua câu chuyện được biết anh H. mặc dầu không chết trong traị, nhưng vì tù đã trên 12 năm, các giơí chức Mỹ ở Bangkok vẫn xét cho mẹ con cô được định cư taị Mỹ theo diện nhân đạo H.O.. Có điều lạ là qua cuộc phỏng vấn họ không hề đả động gì đến chuyện anh bỏ Mỹ về laị Việt nam hôì 75. Điều này đánh tan môí quan ngaị của hai mẹ con trước khi đi phỏng vấn vì tin đồn Mỹ không nhận laị những người đã theo tàu Việt Nam Thương Tín về từ đảo Guam.

Sang tới Mỹ, được các bạn tù thân thiết giúp đỡ, đùm bọc nên cô và cháu gái như có chỗ dựa tinh thần. Hết trợ cấp, cô cũng bươn chải làm đủ nghề: may khoán, trông con nít, làm thợ assembly…vừa lo cho cháu gái để nó tập trung vào việc học. Cháu đã khôn trước tuôỉ, biết thương mẹ, hiểu hoàn cảnh của cha, quyết chí làm vui lòng mẹ. Cháu đã xong bằng B.S. về môn Hóa và được nhận vào khoa Dược của Đaị học Nebraska. Sau khi ra trường sẽ quay laị với mẹ ở Cali. Cuối cuộc điện đàm, thấy cô vui, tự nhiên như một ngươì anh, tôi bỗng hỏi cô về chuyện riêng tư, ‘Sao, chuyện riêng tư của cô X. có gì thay đôỉ không? Tôi muốn nói thế nào chẳng có ngươì làm phiền?’Cô cười qua điện thoaị, giọng cươì rất hồn nhiên của một góa phụ như biết mình còn nhan sắc nhưng thỏa lòng không muốn đi bước nữa. Cô trả lời tôi, ‘Em già rôì anh ơi! em làm phiền ngươì ta thì có. Thưa thiệt vơí anh, thấy anh H. thương em quá, nên tim em không để ai chen vô được nữa. Anh nhớ anh K. không? cả anh B. nữa (hai ngươì này bạn của H., một còn độc thân lúc ra traị, một vợ bỏ khi cô vợ vượt biên qua Mỹ trước)…Nói cho ngay, maỉ lo cho cháu em không còn thì giờ để nghĩ đến ai…(lại cười)…Hay anh chị ‘làm mai’ cho em đi!’ Tôi biết câu nói vuốt chỉ là câu nói vui. Tôi nhắc laị hôì đó H. đâu muốn làm khổ ai, taị cô tình nguyện chịu khổ thì bây giờ ráng chịu (laị có tiếng cười đầu giây bên kia).

Kết thúc câu chuyện điện thoaị, vợ chồng tôi cảm thấy mừng vì ở chi H. như có sự thay đôỉ lạ kỳ. Nhớ laị hôì H. nằm ở nhà thương Chợ Rẫy, tuị tôi có dịp vô thăm thường xuyên và có một ấn tượng khá sâu sắc về ngươì vợ trẻ của anh. Khác với những người vợ, ngươì yêu của các phi công thường mang nét sắc sảo, pha chút tinh nghịch lãng mạn của các cô gái thành phố. Người thiếu phụ này có khuôn mặt dù không trang điểm, laị trải qua những năm tháng đơị chờ, nhưng vẫn đẹp thùy mị, chân chất của một cô gaí miền quê cát trắng, vừa kín đáo trong ánh mắt ẩn buồn, âm thầm chấp nhận những ngang trái đổ xuống đời mình. Nhưng quả Trời không để ai phải chịu đựng quá sức. Thời gian như một liều thuốc chữa lành các vết thương lòng, bôi xóa đi các nghịch cảnh của cuộc sống. Tôi như hình dung được gương mặt hôì sinh của chị, người đàn bà sinh ra để làm vợ, luôn sống có thủy, có chung, biết trân quý các môí quan hệ, giúp đỡ của bạn bè trong đó có cả lòng nhân đạo hào hiệp của người Mỹ.

ĐỖ XUÂN TÊ

(những ngày nhớ H.)

 

 

 

©T.Vấn 2012

Bài Mới Nhất
Search