T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Đỗ Xuân Tê : Ông hàng xóm lầu B

clip_image002

Cư xá tôi ở khá nổi tiếng thơì chế độ cũ. Nổi tiếng vì là khu chung cư thí điểm đầu tiên cho kế hoạch thiết kế đô thị của thành phố vừa qui tụ cư dân đa phần là thành phần có máu mặt. Lúc đầu nó chỉ dành cho các viên chức cảnh sát, sau có thêm mấy ông bên quân đôị. Dần dần có giá vì nơi đây vừa an ninh vừa không bao giờ cảnh sát làm phiền. Các ông chủ mơí phất bên Chợ lớn, các vị có con em trốn quân dịch, các ông lớn có vợ bé, các nghệ sĩ có bồ nhí, kể cả ca sĩ Khánh Ly khi có chồng cũng một thơì là cư dân ở đây. Ấy vậy mà có cả mấy tay nằm vùng, một ông sau thành Phó tổng biên tập tờ SGGP.

Căn hộ của tôi nằm trên lầu B, hai nhà hàng xóm, một là bác sĩ quân y đóng ở Cần thơ, một là dược sĩ có tiệm thuốc tây ngay ở tầng dươí. Sau ba mươi tháng tư, hai nhà bên nhanh chân di tản, tôi ngậm nguì ở laị đi tù cải tạo. Bộ mặt sinh hoạt của cư xá hòan toàn thay đôỉ từ khi tôi vắng nhà.

Sau này được biết khoảng đầu 76, các căn hộ trống dần dần được cấp cho các gia đình thuộc phe tiếp quản. Rút cục nhà tôi bị kẹp nách giữa hai ông “giaỉ phóng”, một ông là sĩ quan gốc tập kết, một ông là cán bộ hưu từ ngoaì Bắc vào. Hoàn cảnh gia đình tôi đến hôì sa sút, vợ tôi một nách bốn con thơ bị hụt hẫng vì mất nguồn thu nhập của chồng, nên suýt nghe lơì xuí daị (tiếng miền bắc goị là động viên) của công an khu vực, định đem gia đình đi kinh tế mơí, vừa có cách sinh nhai, vừa có thêm công điểm giúp chồng về sớm. May mà có thằng cháu ruột goị tôi bằng cậu từ Bắc vào, kịp thơì khuyên mợ nó cứ “bám trụ” ở thành phố chờ cậu về, kẻo vừa mất nhà vừa không kham nôĩ nôĩ vất vả nơi ruộng rẫy.

Ngày tháng trôi qua, tôi miệt mài ‘học tập’ ngoaì Bắc, vơ con tôi đắp đôĩ qua ngày. Vừa có ít viện trợ của người thân ở nước ngoaì, cộng vơí nguồn thu nhập buôn bán chè cháo trước cửa cư xá, gia đình tôi trụ laị thành phố xem ra tạm ổn. Noí về quan hệ hàng xóm, lúc đầu tôi cũng lo vì nhà hai bên thuộc diện khác “tuyến”, một bắc, một nam. Cũng may là ông Bắc đã về hưu, không chức không quyền xem ra an phận. Ông Nam thuộc diện tập kết, tính tình cơỉ mở, vẫn chưa hết tật chưỉ thề. Tôi hay hoỉ thăm vợ tôi về ông tập kết vì ngaị ngùng một khi nhà nước cho về, tôi với ông dễ có sự cọ xát vì cả hai đều là “lính”, lại một thời đã đối đầu nhau. Nhưng môí lo ngaị cũng chóng tan vì chuyện về còn mút mùa lệ thủy, biết đâu ông ấy đã dơì đi chỗ khác. Ấy thế mà mươì hai năm sau, khi tôi trở về thành phố, ngươì hàng xóm bên số chẵn vẫn là ông tập kết, ngươì bên số lẻ đã về thăm “Bác”, chỉ còn bà cụ, vợ ông. Tôi đặc biệt chú ý đến ông số chẵn và do những gì tôi biết, tôi có thể phác thảo chân dung ông hàng xóm lầu B đaị để như sau.

Ông quê ngươì Long An, gia đình chuyên nghề chăn vịt. Lớn lên làm liên lạc viên cho một đơn vị trinh sát, sau chuyển sang đi bộ đôị. Đất nước đình chiến, ông theo ngươì chú họ tập kết ra Bắc. Tưởng đi hai năm rôì laị về, nhưng hai chú cháu bị kẹt luôn đến hai mươi năm sau. Để khuây khỏa nôĩ nhớ quê, các đảng viên tập kết thường được Đảng cho ít đặc ân, trẻ thì được chọn cho đi Liên xô, Trung quốc, tuôỉ trung niên thì cho lấy vợ gaí Bắc, bất kể còn độc thân hoặc có vợ trong Nam. Các vi cao tuôỉ thì khoỉ lo vì đã có chức có quyền bình chân an phận. Ông hàng xóm của tôi được cho đi Trung quốc học ngành pháo binh. Về nước ít lâu, qua sự sắp xếp của tổ chức, ông kết hôn vơí một bà vợ ngươì Hà tây. Hai ngươì ăn ở có một mặt con, lúc thống nhất thằng bé khoảng 11,12 tuôỉ. Kịp lúc đường mòn Hồ chí Minh khai thông, ông tình nguyện về Nam, chiến đấu dươí lá cờ “Mặt Trận” trong đôị quân Giaỉ phóng, bỏ laị vợ con đằng sau cũng là điều dễ hiểu. Thật sự bản lý lịch trích ngang này cũng chẳng có gì cá biệt vì ai đi tập kết đều có diện chung chung như vậy, có khác nhau là ở giai đoạn sau khi vô chiến trường B.

Chiến đấu khá vất vả, suýt chết nhiều phen qua các chiến trường miền Đông, ông sống sót trở về thành phố vơí quân hàm Thiếu tá. Đơn vị ông thuộc Quân khu 7, đóng bản doanh ngay tại Bộ Tổng tham mưu cũ gần Tân sơn nhất.Tuôỉ đơì xấp xỉ bốn mươi, gặp laị bà con, ngươì thân dươí quê lòng ông mừng mừng tuỉ tuỉ. Tiếc cho ông chú nằm laị chiến trường xưa khiến niềm vui của ông không được trọn vẹn. Ấy vậy mà cũng có ngươì môí laí định gán cho ông một cô gaí cùng quê khá xinh xắn (lúc này anh nào có hơi hám bộ đôị đâm có giá). Nhưng ông thiết nghĩ sống sót là may, laị ít tham vọng, lòng còn thủy chung, ông quay ra Bắc đem vợ con chuyển hộ khẩu về Nam.

Cuộc sống cũa gia đình ông cũng giản dị, vì còn trong thơì bao cấp, caí gì cũng tiêu chuẩn, chẳng có gì để kiếm ăn thêm. So vơí nhà tôi, ông cũng chẳng khá hơn. Thậm chí nhà ông không có cả TV, tủ lạnh, caí đáng giá là chiếc xe Honda ông đang đi. Nhà tôi sau khi bán dần đồ đạc để ăn, vẫn còn giữ được chiếc TV màu. Chính caí phương tiện truyền thông này nó làm cho hai gia đình trở nên thân thiết. Số là môĩ lần có giaỉ World Cup (bóng đá thế giơí), hoặc trực tiếp truyền hình bóng đá là bố con ông laị sang nhà tôi, bất kể ngày hoặc đêm, cũng chẳng cần giữ ý là chỉ có vợ tôi ở nhà khi chồng bà đi vắng.Thằng út con ông cùng tuôỉ vơí thằng út con tôi. Hai thằng cùng có thơì thơ ấu là xa bố cả hàng chục năm, ngươì trở laị chiến trường B, ngươì ra caỉ taọ miền Bắc. Chúng chơi chung, đá banh chung và học chung một trường. Cả hai đều là học sinh tiên tiến, cháu ngoan Bác Hồ. Có điều thằng con tôi cứ gần về đến cư xá là cho khăn quàng đỏ vào cặp, vì nó biết mẹ nó dị ứng với màu đỏ, còn thằng con ông vẫn quấn cổ hãnh diện hết mình. Ông tập kết cũng quí con tôi, môĩ lần giỗ tết dươí quê, ông mang thằng nhỏ nhà tôi đi theo, laị còn khoe vơí họ hàng nhà ông là “bố nó đang đi học tập”. Nói cho ngay tuy là người cộng sản, nhưng tính cách chất phác của người dân Nam bộ vẫn còn đọng lại trong ông.

Bà vợ ông thì hiền như cục đất, dáng ngươì hơi thô, làm ở xí nghiệp dược thành phố. Mang tiếng là công nhân giai cấp tiên tiến, nhưng bà rất khiêm tốn ít noí. Bà có vẻ tốt bụng, tuy chẳng khá giả gì nhưng vẫn cho các cháu của ông ở dươí quê lên tìm việc cùng về ở chung. Hầu như không có sự to tiếng trong căn hộ nhà bà. Bà vợ tôi cũng ít tiếp xúc vơí bà, có khi laị noí chuyện vơí ông nhiều hơn, nhưng không vì vậy mà tình hàng xóm trở nên tẻ nhạt. Cũng theo tôi hiểu thì hình như bà vợ có vẻ ngượng ngùng khi đoan chắc vơí bà xã tôi là chính sách của đảng luôn có tình có lý, nếu anh ấy “học tập tốt” thì chỉ vaì ba năm là về thôi, chứ nước nhà thống nhất rôì ai giữ anh ấy lâu làm gì. Thậm chí ông hàng xóm của tôi, tưởng là hiểu Đảng nhiều hơn, nhưng vẫn cùng luận điệu ngây ngô một chiều như bà vợ. Chỉ bà xã tôi, hình như linh tính mách bảo và nhớ lời ông Thiệu, bà chỉ cươì và bỏ ngoaì tai những lơì an ủi vô duyên này.

Mấy năm về sau nghe đâu cũng có lúc ông vắng nhà khá lâu, hình như đi làm cố vấn cho lực luợng của Hun Xen bên Kampuchia. Chỉ biết khi tôi về thì ông đã lên Thượng tá. Lon lá có thay đôỉ, nhưng cảnh nhà vẫn chưa thay đôỉ nhiều. Có điều bây giờ nhà ông đã có TV và đến lượt mấy đứa con tôi phaỉ sang nhà ông xem ké, vì chiếc TV nhà tôi đã tắt thở không ra màn hình.

Tôi về nhà vào dịp 2-9, trùng hợp vơí năm đầu của thơì kỳ mở cửa. Mặc dầu nghe toàn điều tốt về ông, nhưng quan hệ hai bên vẫn ở mức “kính nhi viễn chi”, thân không ra thân, né chẳng ra né, tự nhiên vẫn có caí gì ngăn cách giữa ông và tôi. Tất nhiên vợ con ông và vợ con tôi vẫn vui vẻ bình thường. Tôi quyết định đi bước trước, dù sao mình cũng có phần… dươí cơ. Biết ông vẫn còn công tác ở Quân khu 7, tôi gơị chuyện liên quan đến lính. Có vaì câu chuyện có dịp trao đôỉ vơí ông do tính trung thực của nó đã đưa ông đến vơí tôi trong tình đồng cảm.

Chuyện thứ nhất liên quan đến tướng Trần văn Trà, Tư lệnh đơn vị của ông. Tướng Trà đôí vơí chúng tôi, sĩ quan chế độ cũ phục vụ taị Saìgon không mấy xa lạ. Sau Hiệp định Paris, ông được cử làm Chủ tịch phía Mặt trận trong ủy ban quân sự bốn bên. Mang tiếng là tư lệnh Quân Giaỉ Phóng, nhưng về quyền hạn thực sự ông cũng chỉ là con bài được đưa từ Bắc vào. Báo chí Sài gòn đánh giá ông còn chút gì Nam bộ, nhẹ nhàng khác hẳn tính cứng nhắc sặc muì tuyên truyền của trưởng đoàn Bắc viêt. Sau này vào trại dù khác chiến tuyến tôi có tò mò tìm đọc cuốn hôì ký của ông viết về cuộc chiến 30 năm, chủ yếu để xem phía họ viết về mình thế nào. Có điều lạ là tập 3, tức tập cuôí laị được viết và in trước, nôị dung phân tích và nhắc nhiều “cái-goị-là đaị-thắng-mùa-xuân”. Tôi chỉ mơí đọc qua vaì chương đầu, nhưng cũng thấy rõ là tác giả muốn ám chỉ và cay cú Văn tiến Dũng, viên tướng miền Bắc, đã hớt tay trên xương máu của phe GPMN. Chưa kịp đọc tiếp thì không hiểu sao mấy cuốn loaị này laị biến mất trong rương sách của traị tù. Tôi đem thắc mắc hoỉ ông hang xóm. Ông vốn là đệ tử của tướng Trà, laị có vẻ bất mãn vơí lôí trịch thượng của đám lãnh đạo từ Bắc vào, ông cho biết cuốn sách của xếp ông đã bị thu laị không cho tiếp tục phát hành. Động cơ nào thì cứ hỏi Lê đức Thọ và Văn tiến Dũng (bố ai dám hoỉ). Ông cũng thật thà cho biết là ông còn giữ được một cuốn, nếu tôi muốn đọc ông cho mượn, nhưng đừng chuyền tay cho ai. Tôi hiểu ý ông, cầm cuốn sách và hứa chỉ xem môt mình. Đọc hết cuốn sách, nhiều caí cũng hay hay, làm tôi hiểu nội bộ phe phái của họ cũng rạn nứt chẳng khác gì so với các phe tướng lãnh bên tôi, hệ quả đưa đến ông Trà bị thất sủng và đẩy ông cùng nhóm đồng chí Nam bộ vào caí thế bất mãn sau này.

Một lần khác trong lúc uống trà, tôi có kể cho ông vaì điều mắt thấy tai nghe taị đất Ba Sao, một vùng đầm lầy nằm trong quần thể các daỉ nuí đá vôi từ Ninh bình đổ ra.Về địa hình và khí hậu thì phaỉ noí chỉ hợp vơí việc xây dựng các traị tù và traị tâm thần. Các nhà lãnh đạo miền Bắc đã rất tinh ý khi chọn nơi này làm nơi giam giữ tù binh Mỹ và tù hình sự thứ dữ trong thơì kỳ chiến tranh. Sau 75, traị được đôỉ chủ, các cư dân mơí là các tù caỉ tạo từ miền Nam ra, trong đó có tôi. Sự khắc nghiệt về các mặt ăn uống, sinh hoạt, lao động của Traị Ba Sao thì khoỉ cần phaỉ tả (tất nhiên chẳng cần trao đôỉ vơí ông hàng xóm). Có điều lạ là giữa vùng đất heo hút này laị mọc lên một caí viện tâm thần mà các thành viên của viện laị là các đồng chí, đồng đôị của ông hàng xóm. Tôi biết như vậy vì có lần đi taỉ vôi ngang qua viện, biết chúng tôi từ miền Nam ra, mấy đồng chí đang đi lang thang, ngươì thì quấn mền nhưng laị mặc aó thung, kẻ thì mặc aó lạnh bốn tuí vơí chiếc quần xà loỏng, miệng cươì liên tục chạy ra ôm chúng tôi vồn vã như ngươì cùng xứ. Đúng là tâm thần thì chẳng còn chiến tuyến, chẳng biết hận thù, các đồng chí hoỉ xin thuốc lá hoặc thuốc lào, chỉ xin hai thứ này thôi.Tôi hoỉ ông hàng xóm sao các anh ấy đa phần là ngươì Nam bộ. Mặt ông trở nên đăm chiêu và đaị để cho biết có thể họ là số cán binh tập kết vì bất mãn không được về nam sau hai năm; nhớ quê, nhớ gia đình đâm ra quẩn chí, phát ngôn bừa baĩ, vô kỷ luật, chống lệnh đi B (chiến trường miền nam) v.v…Các thành phần này được tập trung về Ba Sao để cách ly vơí thành phần tập kết khác sợ ảnh hưởng tiêu cực. Biết câu chuyện chẳng vui, chúng tôi đôỉ sang chuyện đá banh, một đề taì mà bố con ông và bố con tôi luôn tìm được mẫu số chung.

Môí quan hệ giữa tôi và ông không có gì thay đôỉ nhiều cho đến khi các thông tin cụ thể về tù caỉ tạo được đi định cư taị Mỹ thì cũng là lúc gia đình ông chuyển nhà. Vơí quân hàm đaị tá, ông được cấp một căn nhà trong khu thị tứ gần phi trường Tân sơn nhất, cạnh cơ quan của ông. Chúng tôi mừng cho ông vì có căn nhà mới, trong tình hàng xóm chắc ông cũng mừng cho tôi là cuộc sống gia đình tôi sẽ thoaỉ maí hơn khi ra nước ngoaì. Tuy biết ông là ngươì hay bênh đường lôí của Đảng, vì ăn cây nào rào cây ấy, nhưng ông cũng là ngươì mà tôi dám chia sẻ khi than phiền vơí ông về vụ công an khu vực và tổ trưởng dân phố khám xét nhà tôi bất thần lúc nửa đêm nhân kỷ niệm 15 năm ngày Saìgòn giaỉ phóng, lại còn bắt tôi làm kiểm điểm sao để vợ con xuống chơi và ngủ lại nhà bà ngoại mà không khai báo. Lúc đó ông chỉ cươì và khuyên tôi an tâm coi đó chỉ là thủ tục an ninh nhân ngày lễ lớn! Cũng từ khi chuyển nhà, môĩ ngươì một ngả, môí quan hệ thưa dần cho đến khi gia đình tôi xuất cảnh.

Duy thằng út nhà tôi nó vẫn nhớ và quí ông. Nay trên đất Mỹ, được tiếp tục học hành và thành đạt, nó vẫn không quên những kỷ niệm của thơì thơ ấu khó khăn. Một trong những ấn tượng đẹp còn đọng laị trong ký ức tuôỉ thơ vẫn là những lần đi tắm sông và chèo ghe đuôỉ vịt trên dòng Vàm Cỏ Đông khi theo chân bố con ‘Ông hàng xóm’ về quê nhân những ngày giỗ tết.

Đỗ xuân Tê

©T.Vấn 2012

Bài Mới Nhất
Search