T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Bích Huyền

Bích Huyền

Văn học nghệ thuật là những gì Bích Huyền yêu thích từ thời đi học, cho nên những năm tháng qua Bích Huyền đã say mê biên soạn và thực hiện. Mỗi đoạn văn trong cuốn sách, cuốn tạp chí, những bài hát, lời thơ... khi Bích Huyền ngồi trước microphone trình bày, như là những tiếng nói đang thầm thì về một hình bóng đã xa, gợi nhớ nhiều đến ngày tháng cũ. Gần một ngàn những chương trình Thơ Nhạc, Bích Huyền để hết tâm hồn chăm chút mỗi tuần, chính là nơi gửi gấm kỷ niệm thương yêu của chính mình. Những ký ức thật xa của một thời mộng mơ lãng mạn, một thuở biết yêu được yêu, một thời hạnh phúc và cả một thời đớn đau trong giông bão của lịch sử dân tộc. Từ trên cái nền của những chương trình văn học nghệ thuật ấy, Bích Huyền gửi vào trong đó những tình cảm, về cuộc sống, về con người, về cái sống và cái chết, về người thân, về tình yêu đôi lứa, về quê hương, đồng loại, về lòng nhân ái, về nỗi bao dung, về sự đau khổ, về hạnh phúc, về ý nghĩa của hai chữ "cho" và "nhận"... để hướng lòng mình về nơi chân thiện mỹ, để sống những tháng ngày còn lại sao cho đời sống nhẹ nhàng hơn. Tất cả rồi sẽ trôi qua. Chỉ có kỷ niệm là còn ở lại.

Bích Huyền: Hình ảnh người Mẹ qua thơ Đỗ Trung Quân

Đỗ Trung Quân vừa là bút hiệu vừa là tên thật, ông nổi tiếng với bài thơ  “Bài học đầu đời cho con” mà sau  đó được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ thành ca khúc với tựa đề  “Quê hương”. Bài thơ làm xúc động người đọc nhiều nhất qua hình ảnh người mẹ

Đọc Thêm »

Bích Huyền: Sài Gòn một thoáng bồi hồi

(Tranh: Trần Thanh Châu) Nhưng Sài Gòn cũng rất đằm thắm dịu dàng, mật ngọt. Nơi đó có ánh mắt thiếu nữ long lanh giọt nắng, có mái tóc mây dài thả gió tung bay trong một sớm mai cùng bạn bè đến lớp… Những ngón tay lùa những ngón tay Tóc Thiên Thai xõa

Đọc Thêm »

Bích Huyền: Tình Ca Phạm Thế Mỹ

Phạm Thế Mỹ sáng tác không nhiều, nhưng mỗi bài hát ông gửi trong đó tất cả tình cảm chân thực cho nên rất gần gũi với người nghe. Cho nên dù thời gian có trôi qua, những tác phẩm ấy vẫn còn được yêu mến. Như Bông Hồng Cài Áo (phổ theo ý văn

Đọc Thêm »

Bích Huyền: Mùa Hạ Trong Thơ Trần Mộng Tú

Ôi mùa hạ hỗn mang Mang cát vào trong gió Thổi về tận quê hương Có người không còn đất đứng Gió thổi bay mái nhà Thổi mắt ai đầy lệ… Trần Mộng Tú là một thi sĩ thành danh ở hải ngoại. Trần MộngTú hay viết những tạp văn cảm nhận về cuộc sống

Đọc Thêm »

Bích Huyền: Nhạc phổ thơ, thơ phổ nhạc

  “Phổ nhạc một bài thơ là mang đến cho bài thơ một đời sống khác.” –Bích Huyền: Rất vui được dịp chuyện trò với anh Lê Hữu trong “Câu chuyện âm nhạc” hôm nay về “nhạc phổ thơ”, đề tài mà Bích Huyền tin rằng được rất nhiều quý độc giả yêu chuộng. –

Đọc Thêm »

Bích Huyền: Dòng Nhạc Châu Kỳ

Trong cuộc đời Châu Kỳ, ông đã trải qua nhiều chuyến đi xa, nhưng có một ngày cuối năm 2007 vừa qua là một cuộc ra đi không trở lại. Ông đã bỏ chúng ta để về cõi vĩnh hằng… Tài sản ông để lại cho đời là những bản tình ca ngọt ngào, say

Đọc Thêm »

Bích Huyền: Mẹ của chúng ta

Chúng ta hãy dành những phút này đây để nhớ đến mẹ, mẹ của chúng ta . . . Mẹ là đề tài không bao giờ cũ, có phải như thế không ? (Xin bấm vào đây để nghe phần âm thanh) Bích Huyền ©T.Vấn 2013

Đọc Thêm »

Bích Huyền: Những Nẻo Đường Đất Nước

Thi sĩ Bàng Bá Lân có câu thơ: Mỗi bước chân đi mỗi lạ lùng Quê hương ta đó đẹp vô cùng… Nhắc đến quê hương, không thể không nói đến những nẻo đường đất nước. Bích Huyền mời quí vị và các bạn thưởng thức trong Câu chuyện Thơ Nhạc hôm nay: Phần 1

Đọc Thêm »

Bích Huyền: Trúc Phương và Âm Nhạc

(Xin bấm vào đây để nghe phần âm thanh) Trúc Phương và Âm Nhạc 1 Trúc Phương và Âm Nhạc 2 Phụ Lục: Nhạc Sĩ Trúc Phương, người tài hoa nhưng số phận bi đát (Nguyễn Trung) ………..Phải nhìn nhận một điều là, hầu như các bài hát của ông có một sức thu hút

Đọc Thêm »

Bích Huyền: Thiền Vị Trong Thi Ca

  Nhà sư già Đi trong rừng thông Một con bướm ngủ Trên đầu cây gậy trúc Nhà văn Lưu Văn Vịnh cho rằng bài thơ ấy đã kết hợp được thơ và thiền, đạt được vẻ đẹp và vào được cõi tâm huyền diệu. Ở cõi này, ngôn từ đã trút bỏ gần hết,

Đọc Thêm »