T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Nhóm LymHa :Tài liệu tổng hợp TỪ MEKONG ĐẾN CỬU LONG

clip_image002

Cửu Long Giang với những con nước lớn đem phù sa về cho vùng đất cực Nam của dân tộc Việt Nam đã hình thành từ bao đời xưa để muôn dân “Hai tay bưng bát cơm đầy“, nhưng giờ đây dẫu vẫn là dòng sông ấy, vẫn là những nông dân “bán lưng cho Trời, bán mặt cho Đất” ấy, nhưng họ lại đứng ngồi không yên khi thấy dòng sông đang dần dần rời xa mình. Họ đang khẩn cầu Trời mưa vào mùa hạn hán, ngóng trông đàn cá về lại dòng sông thân thương như thể đợi người tình đến hẹn lại lên vào mùa nước lũ của thiên nhiên và thầm xin con người đừng giáng họa xuống “chén cơm hạt ngọc” của họ nữa.

Sông Mekong mà cuối nguồn là Cửu Long Giang không chỉ của riêng đất nước Việt Nam mà dựa theo tài liệu của nhà văn Ngô Thế Vinh thì nó là con sông quốc tế, vì Mekong hội đủ tất cả các đặc tính chính trị địa dư:
a. chảy qua hai hay nhiều quốc gia, hoặc
b. tiêu tưới cho lưu vực [drainage basin] của hai hay nhiều quốc gia hoặc
c. liên quan tới vấn đề biên giới thuộc lãnh vực công pháp quốc tế hay
d. là phương tiện giao thông đi lại bằng một thỏa thuận quốc tế.

Người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long – cuối nguồn của dòng sông Mekong – đã từng biết cách sống với lũ thiên nhiên, nhưng quả thật đã không tìm được cách sống với những con đập thủy điện nhân tạo trên thượng nguồn từ khởi nguyên của dòng Mekong trên đất Trung quốc. Con người đã sống hài hòa với dòng chảy Mekong từ sự cân bằng mà tạo hóa đã nên, nhưng sống với tham vọng của con người thì bây giờ chỉ còn “bên lở”, để phù sa dành cho bên bồi đã trôi theo lòng tham vô tận của con người. Từ đó, 20 triệu dân cư của vựa lúa miền Nam ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được Trời ban cho phần đất phì nhiêu hậu hĩnh xưa, nay đã phải….”Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần“.

Lòng tham không đáy của các nước ở thượng nguồn Mekong hẳn biết rất rõ rằng thay đổi sự cân bằng thiên nhiên, sửa một dòng chảy của một con sông lớn là một tai họa khôn lường. Sách người xưa đã từng ghi lại những nền văn minh của nhân loại gắn liền mật thiết với những con sông lớn.

Một nước Việt Nam sẽ chìm đắm vào tai ương, những quốc gia bên bờ sông Mekong rồi có bao giờ trở thành những vùng đất hoang như lịch sử thế giới đã từng ghi chép?

Xin thế giới hãy cảnh tỉnh, xin con người hãy nhận thức tai họa đang gần kề mà cùng nhau nhìn lại những gì mà con người đã gây nên, để ngồi chung lại với nhau cứu một dòng sông, cứu con người cận kề với nhân tai đang đến trong nay mai.

Những cái nôi của những nền văn minh cổ đại trên thế giới đa số đều liên quan đến lưu vực của các dòng sông lớn, hay nói khác đi, sông là nơi khởi nguồn những nền văn minh của nhân loại. Trong số các nền văn minh cổ đại của nhân loại ấy, có 4 nền văn minh xưa gắn liền với những dòng sông lớn trên thế giới. Đó là nền văn minh Ấn Độ, nền văn minh Lưỡng Hà, nền văn minh Ai Cập, nền văn minh Hoàng Hà.

Tại sao các nền văn minh cổ đại của nhân loại ấy lại hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn? Vì lưu vực các dòng sông có nhiều phù sa thích hợp cho việc trồng trọt, cộng thêm việc cư dân đã biết thành lập hệ thống kinh rạch, đắp đê ngăn lũ, lợi dụng nước lũ đem phù sa về cho nền nông nghiệp phát triển mạnh.

Về ý nghĩa của nông nghiệp sản xuất ngũ cốc đối với các nền văn minh nhân loại, Dr. Paul Christoph Mangelsdorf (1899-1989) đã nói: “Không có nền văn minh nào xứng đáng với tên gọi đó cho tới khi phát hiện ra nông nghiệp trồng ngũ cốc”.

Nhóm LymHa

(Xin bấm vào dưới đây để đọc toàn bộ tài liệu tổng hợp):

 clip_image002.jpg

TỪ MEKONG ĐẾN CỬU LONG 

 

Bài Mới Nhất
Search