T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Thế Minh: Thần Kinh Thương Nhớ

“Về tác giả bản Thần Kinh Thương Nhớ, trên tờ nhạc ghi là Thế Minh. Chúng tôi không tìm thấy bất cứ thông tin nào về nhạc sĩ Thế Minh dù đã nhiều lần tìm tòi ở những phương cách khác nhau. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây nói về Ca sĩ Chế Linh (ông cũng có nghệ danh sáng tác là Tú Nhi) trên trang Quannhacvang.com, chúng tôi thấy tên bài nhạc Thần Kinh Thương Nhớ , và cạnh đó, tên Tú Nhi trong ngoặc đơn. Chúng tôi hiểu ý người viết cho Tú Nhi là tác giả bài Thần Kinh Thương Nhớ. Sự khả tín của thông tin này chúng tôi không thể kiểm chứng . . .”

Thế Minh: Thần Kinh Thương Nhớ

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

Than kinh thuong nho -1 Than kinh thuong nho -2

Than kinh thuong nho -3 Than kinh thuong nho -4

Thần Kinh Thương Nhớ – Sáng Tác: Thế Minh

Trình Bày: Thanh Tuyền (Pre 75)

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm, phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..(T.Vấn: Dòng Nhạc Kỷ Niệm với Nhạc cũ miền Nam).

©T.Vấn 2016

Đọc Thêm:

Ghi chú (của TV&BH)

Về tác giả bản Thần Kinh Thương Nhớ, trên tờ nhạc ghi là Thế Minh. Chúng tôi không tìm thấy bất cứ thông tin nào về nhạc sĩ Thế Minh dù đã nhiều lần tìm tòi ở những phương cách khác nhau. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây nói về Ca sĩ Chế Linh (ông cũng có nghệ danh sáng tác là Tú Nhi) trên trang Quannhacvang.com, chúng tôi thấy tên bài nhạc Thần Kinh Thương Nhớ , và cạnh đó, tên Tú Nhi trong ngoặc đơn. Chúng tôi hiểu ý người viết cho Tú Nhi là tác giả bài Thần Kinh Thương Nhớ. Sự khả tín của thông tin này chúng tôi không thể kiểm chứng, chỉ biết rằng trong nội dung bài viết, có tên nhạc phẩm Chuyện Mưa Mây, ghi tác giả là Tú Nhi và Anh Việt Thanh 1970 chắc chắn không chính xác. Tác giả Chuyện Mưa Mây phải là Phạm Chinh Đông (một người bạn thân của chúng tôi hơn 40 năm nay) và Anh Việt Thanh. Vì thế, chúng tôi cho bài viết dưới đây vào phần đọc thêm trong entry Thần Kinh Thương Nhớ với tất cả sự dè dặt và cẩn trọng thường lệ.

T.Vấn & Bạn Hữu

Chế Linh – Tú Nhi

(Nguồn : Quannhacvang.com)

Chế Linh là một người Việt gốc Chăm (tên thật Chà Len (Jamlen), tên Việt là Lưu Văn Liên), sinh năm 1942 tại paley Hamu Tanran, gần Phan Rang (nay thuộc Làng Hữu Đức, xã Phước Hữu (Ninh Phước – Ninh Thuận). Chế Linh vừa là một ca sĩ (Chế Linh) và vừa là một nhạc sĩ với nghệ danh Tú Nhi, có một giọng hát đặc biệt và có rất nhiều bài hát nổi tiếng. Chế Linh có thiên hướng hát về nhạc chiến tranh của những người lính. Những bài hát nổi tiếng nhất: Đêm nguyện cầu, Thành phố buồn, Thói đời, Thương hận, Trong tầm mắt đời, Đêm buồn tỉnh lẻ, Áo em chưa mặc một lần…

Năm 16 tuổi, anh vào Sài Gòn sinh sống và hoạt động âm nhạc từ năm 1960. Trong khoảng thời gian 1964-1965, anh thâu rất nhiều dĩa hát. Năm 1980, anh vượt biên thành công sang Mã Lai, sau đó định cư tại Toronto, Canada.

Ngoài việc là một trong những giọng ca nam hát nhạc vàng được yêu thích nhất, Chế Linh còn nổi tiếng là người có nhiều vợ con, tính cho đến tháng 1 năm 2007, anh đã có 4 vợ và 14 đứa con (sau khi ly dị anh mới lấy vợ khác).
Năm 2007, anh có theo một đoàn văn hóa của UNESCO về thăm lại và biểu diễn tại Việt Nam.

Tác phẩm sáng tác

Đêm buồn tỉnh lẻ (1962 – đồng sáng tác với Bằng Giang)
Bài ca kỷ niệm (1962 – đồng sáng tác với Bằng Giang)
Đếm bước cô đơn (1963 – đồng sáng tác với Bằng Giang)
Thương hận (1966 – đồng sáng tác với Hồ Đình Phương)
Lời thương chưa ngỏ (1966)
Ngày đó xa rồi (1967)
Xin làm người xa lạ (1967)
Nỗi buồn sa mạc (1968 – đồng sáng tác với Tuấn Lê)
Lời kẻ đăng trình (1968)
Trong tầm mắt đời (1968)
Đoạn cuối tình yêu (1968)
Đoạn khúc đoạn trường (1969)
Mai lỡ mình xa nhau (1969)
Khu phố ngày xưa (1969)
Nụ cười chua cay (1970 – đồng sáng tác với Song An)
Mưa bên song cửa (1972)
Mưa buồn tỉnh lẻ (1972 – đồng sáng tác với Bằng Giang)
Người về trong chiêm bao (1973)
Xin yêu tôi bằng tình người (1974)
Tâm sự người thương binh
Nếu chúng mình cách trở
Mùa xuân trông thư em
Khung trời kỷ niệm (lời: Hoàng Thanh Việt)
Tình khúc đoạn trường 2 (1976)
Tâm tư kẻ tù (1976)
Lời lữ khách (1980)
Sao đổi ngôi (1976)
Xuân quê hương xuân lạc xứ (1980)
Như giọt sương mai (1980)
Ngày đó quê hương tôi (1980)
Tôi đã hát, sẽ hát, ta phải hát (1980)
Vùng trời đó tôi thương (1980)
Đêm trên đường phố lạ (1984)
Em trên đời ngẩn ngơ (1995)
Hết rồi (1996 – đồng sáng tác với Anh Hoàng)
Mù (1997 Tú Nhi)
Cứ tưởng còn trong tay (1998)
Một trời thương nhớ (2000)
Một góc phố buồn (2002)
Thành phố buồn 2 (2002)
Nỗi buồn của tôi (2002)
Bài ca không tựa (2002)
Thị trấn về đêm
Đoạn tái bút
Xin vẫy tay chào (1974)
Lời ca từ lòng đất (Tú Nhi & Đan Hùng) 1970
Bọn mình 5 đứa (Tú Nhi)
Sầu thương chưa dứt (Tú Nhi & Bằng Giang)
Chuyện mưa mây (Tú Nhi & Anh Việt Thanh) 1970
Một lần hiện diện (Tú Nhi & Song An) 1971
Thần kinh thương nhớ (Tú Nhi)
Lệ tình (Tú Nhi)

Giải thưởng

1972: Đoạt giải Kim Khánh – Huy chương vàng đệ nhất hạng nam ca, do nhật báo Trắng Đen tổ chức [4]

Album

Trước 1975
Chế Linh và Tình bơ vơ
Chế Linh 1: Nụ cười chua cay
Chế Linh 2: Tình khúc đoạn trường
Chế Linh 3: Tiếng hát Chế Linh
Chế Linh 4: Xin yêu tôi bằng tình người
Chế Linh Tuyển

Làng Văn CD
Thói Đời (LVCD 033)
Áo Cưới Màu Hoa Cà (LVCD051) với Thanh Tuyền
Vùng Trước Mặt (LVCD052) với Tuấn Vũ
Biệt Kinh Kỳ (LVCD054) với Duy Khánh, Tuấn Vũ
Bolsa Chiều Hai Lối (LVCD055)
Người Nhập Cuộc (LVCD083)
Hoa Sứ Nhà Nàng (LVCD086)
Ngày Mai Tôi Về (LVCD090)
Những Vùng Đất Mang Tên Anh (LVCD091) với Duy Khánh
Nhớ Người Yêu (LVCD095)
Áo Người Trinh Nữ (LVCD098) với Hương Lan
Thành Phố Buồn (LVCD101) với Tuấn Vũ
Tình Ca Trên Lúa (LVCD104) với Sơn Tuyền
Đêm Buồn Tỉnh Lẻ (LVCD117) với Hương Lan
Đoạn Tuyệt (LVCD118) với Thanh Tuyền
Nói Với Người Tình (LVCD119) với Thanh Tuyền
Xuân Tha Hương Xuân Lạc Xứ (LVCD122)
Nhà Anh Nhà Em (LVCD128) với Hương Lan
Đêm Hoang (LVCD130)
Nhạc Yêu Cầu 2 (LVCD132)
Ngày Ấy Mình Yêu Nhau (LVCD134)
Tình Yêu Cách Trở (LVCD135) với Tuấn Vũ, Hương Lan
Lời Lữ Khách (LVCD136) với Giáng Thu
Buồn Ga Nhỏ (LVCD140) với Phương Dung
Ngày Xưa Anh Nói (LVCD151) với Thanh Tuyền
Đêm Trên Vùng Đất Lạ (LVCD156)
Thư Tình Em Gái (LVCD166) với Hương Lan, Giáng Thu
Đối Diện (LVCD174) với Phương Lam
Hoa Trinh Nữ (LVCD178)
Sân Khấu Và Cuộc Đời (LVCD190)
Giận Hờn (LVCD194) với Hương Lan
Hát Cho Những Bà Mẹ Việt Nam (LVCD195)
Tình Yêu Trong Mắt Một Người (LVCD208)
Em Bên Đời Ngẩn Ngơ (LVCD222)
Giọng Ca Dĩ Vãng 2 (LVCD257)
The Best Of Chế Linh (LVCD283)
Túy Ca (LVCD317)
Lính Nghĩ Gì (LVCD340) 4 CD
Hát Cho Người Tình Phụ (LVCD352) 4 CD

Bài Mới Nhất
Search