T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Anh Thy: Mộng Ước Mai Sau

. . .Nguyễn Vũ vóc dáng nhỏ con, chững chạc, ít cười. Mặc Thế Nhân ngang tầm Nguyễn Vũ, nếu không tía lia thì luôn chúm chím. Còn Anh Thy, người cân đối, cao ráo, khuôn mặt điểm vài anh hoa phát tiết, miệng rộng môi dầy, cười hở hai hàm răng đều đặn. Ba nhạc sĩ thành danh nhưng chỉ mình Nguyễn Vũ ôm đàn trên sân khấu, còn Mặc Thế Nhân thì giữ vai kịch sĩ, Anh Thy làm hoạt náo viên. Đó cũng là lần đầu tôi biết mặt ca sĩ  kích động Elvis Phương, lúc đó anh biết chỉ mỗi bản tân nhạc Mộng Dưới Hoa mà dân làng xã đều ….ngáp khi anh trình diễn. . .(Vũ Thất)”

Anh Thy: Mộng Ước Mai Sau

(Xin bấm vào hình để mở lớn)

Mong uoc mai sau 01

Mong uoc mai sau 02

Mong uoc mai sau 03

Mong uoc mai sau 04

Mong uoc mai sau 05

Mộng Ước Mai Sau – Sáng Tác: Anh Thy

Trình Bày: Giao Linh (Pre 75)

Trong một chuyến về thăm quê nhà gần đây nhất, tôi lại được người Sài Gòn cũ gởi gắm hồn của những người trẻ năm xưa còn sống ở quê nhà. Trẻ năm xưa nhưng nay đã là những ông bà lão tóc hai màu. Dầu vậy, hồn Sài Gòn cũ vẫn như ngày nào trước khi có cuộc đổi đời. Nó không mất, không bị “cải tạo”. Nó vẫn sừng sững tồn tại trong những ấn phẩm văn hóa trước 1975 sống sót qua cuộc phần thư tàn khốc. Nó sống sót được là nhờ ở lòng dân. Nhờ vậy, hôm nay đây tôi may mắn “sở hữu” hồn Sài Gòn ấy qua kho tài sản vô giá: hàng mấy trăm bài nhạc cũ in trước 1975, với thủ bút, chữ ký của các nhạc sĩ tác giả, với cả những hàng chữ viết tay của người chủ sở hữu năm xưa ghi lại kỷ niệm của riêng mình.

Từ kho tài sản quý báu này, chuyên mục:Dòng Nhạc Kỷ Niệm” hình thành.

Chuyên mục “Dòng Nhạc Kỷ Niệm” trên TV&BH sẽ là một công trình dài hạn. Mỗi kỳ chúng tôi sẽ giới thiệu một bài nhạc, với phần phóng ảnh của Bìa Trước, Bìa Sau, hai trang ghi nhạc và lời bên trong. Kèm theo đó sẽ là phần sưu tập audio, tức bài nhạc được hát bởi một ca sĩ. Chúng tôi sẽ cố sưu tập bản nhạc được hát bởi một ca sĩ miền Nam trước 1975 để ý nghĩa bảo tồn được trọn vẹn, dù rằng cũng bản nhạc đó, với phần kỹ thuật, phối âm , phối khí và ca sĩ trẻ hơn thực hiện tại hải ngọai sau này có hay hơn nhiều. Mặt khác, như tên gọi “Dòng Nhạc Kỷ Niệm”, nghe một bản nhạc cũ bằng chính âm thanh cũ của ngày xưa, là sống lại kỷ niệm về một đoạn đời cùng với những niềm vui, những nỗi buồn của riêng mỗi người. Chúng ta nghe nhạc cũ là nghe kỷ niệm, nhờ kỷ niệm, âm thanh bài nhạc ở lại trong hồn lâu hơn, sâu hơn, đằm thắm hơn. Do đó, ở đây không có chỗ cho những thẩm định chủ quan nhạc hay, nhạc dở, nhạc sang, nhạc sến, nhạc nghệ thuật, nhạc thương mại v.v..( T.Vấn : Dòng Nhạc Kỷ Niệm  với Nhạc cũ miền Nam ).

©T.Vấn 2018

Đọc Thêm:

Anh Thy (sinh ngày 20 tháng 1 năm 1943 – mất ngày 21 tháng 4 năm 1973) là một nhạc sĩ chuyên viết về chủ đề Hải quân Việt Nam Cộng hòa. Hai bài hát phổ biến trước năm 1975 của anh là Hoa biển & Lính mà em.

Anh Thy tên thật là Phạm Văи Khổn, sinh ngày 20 tháng 1 năm 1943 tại Thái Bình. Từ nhỏ, anh đã theo gia đình di cư vào Nam.

Khoảng cuối thập niên 1950 – đầu 1960, nhạc sĩ Y Vân cho Phạm Văи Khổn vào học lớp nhạc mở dạy riêng anh em trong nhà, trong số đó gồm có Y Vũ và Nhật Ngân, Trần Thiện Thanh. Trần Thiện Thanh xem Phạm Văи Khổn như em nuôi và đã đặt cho bút danh Anh Thy, đọc lái từ Chữ “Y Thanh” (Y trong Y Vân, và Thanh trong Trần Thiện Thanh).

Năm 1964, Anh Thy nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa và theo học tại Trung tâm Huấn luyện Hải quân Nha Trang. Sau khi tốt nghiệp, anh được điều về Hải đoàn Xung Phong 32 một thời gian trước khi về công tác tại Phòng Tâm lý cнιếɴ trực thuộc Bộ tư lệnh Hải lực Việt Nam Cộng hòa cùng với một số nhạc sĩ khác như Mặc Thế Nhân, Nguyễn Vũ,… Từ đó, anh bắt đầu sáng tác nhiều bài hát về chủ đề Hải quân Việt Nam Cộng hòa như Biển tuyết, Hải đăиg, Hải quân Việt Nam, Hoa biển, Lời nguyện cầu nửa đêm, Mắt buồn hải đảo, Một đêm hải hành, Tâm tình người lính tнủʏ, Trùng dương vương mắt em… và được thăиg đến hàm Trung sĩ.

Nhạc sĩ Anh Thy ngoài cùng bên trái.

Nhạc phẩm Hoa biển rất nhiều người nhầm lẫn là do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết và ký bút danh Anh Thy. Thực tế đây là một bài nhạc chưa viết lời của Trần Thiện Thanh được Anh Thy viết lời dựa vào ý thơ của Vũ Thất và xuất bản lần đầu vào năm 1965.

Nhạc phẩm Lính mà em gốc là của nhạc sĩ Y Vân viết theo điệu slow rock, năm 1968 nhạc sĩ Anh Thy đặt lời khác theo điệu chachacha kích động cho binh chủng hải quân VNCH, và bài hát này do hợp “khẩu vị” nhạc trẻ của thập niên 1970 nên trở nên phổ biến.

Vào một ngày trung tuần tháng 4 năm 1973, một chiếc xe dodge chở phái đoàn Tâm Lý Chiến của Hải Quân đi công tác từ Cam Ranh đến Qui Nhơn. Trên xe có khoảng 6,7 người, đều là nhân viên của cục tâm lý cнιếɴ như nhạc sĩ Anh Thy, Nguyễn Vũ …. Xe đang chạy bình thường nhưng khi đến một khúc cua gấp, tài xế giật mình khi thấy một chiếc xe chở khách đang lao thẳng về phía chiều bên này (sau này hỏi ra thì tài xế xe chở khách đang xỉn say). Theo quán tính tài xế liền lách vào trong lề phải để né, thì xe cán phải một tảng đá to, lật và lăи mấy vòng xuống dốc. Tất cả mọi người trên xe đều văиg ra và bất tỉnh, kể cả tài xế. Tầm khoảng 1 tiếng sau, nhạc sĩ Anh Thy là người tỉnh lại đầu tiên, Anh nhìn xung quanh thì thấy mọi người đều bị thương, trầy trụa thê thảm. Nhạc sĩ Nguyễn Vũ là người bị thương nặng nhất, riêng Anh Thy thì không bị gì ở bên ngoài cả.

Phái đoàn của cục TLC Hải Quân. Anh Thy góc trái ngoài cùng

Nhạc sĩ Anh Thy lúc đó mới cõng mọi người lên xe và cнíɴн ông đã lái chiếc xe dodge đó về Quân Y Viện Qui Nhơn để cấᴘ cứu mọi người. Sau đó khoảng 3 ngày nằm ở Quân Y Viện Qui Nhơn thì mọi người đi trên chuyến xe định mệnh đều đã qua cơn nguy kịch, ai nấy biết tin đều thở phào nhẹ nhõm. Riêng Anh Thy đến ngày thứ 3 thì bỗng thấy đau đầu, Anh đi gặp bác sĩ ở quân y viện và trình bày về cơn đau đầu của mình. Bác sĩ cũng chủ quan giải thích đại khái như sau: “Thì Anh bị té và xe lăи đã mấy vòng nên chắc đầu Anh bị va trúng đâu đó, thôi để tôi cho тнuốc anh uống tạm xem có đỡ hơn không.”

Nhưng ngay chiều hôm đó, khi đang ngồi trong Quân Y Viện trò chuyện với cнιếɴ hữu thì nhạc sĩ Anh Thy than chóng mặt, đau đầu. Anh té xỉu ra đất ngay lập tức. Các bác sĩ tức tốc đem Anh vào phòng cấᴘ cứu, sau khi chụp hình vùng đầu thì họ phát hiện trong đầu của Anh có một vết nứt nhỏ, chỉ mỏng bằng sợi tóc, nhưng phía dưới đó đã tụ bầm. Nhạc sĩ Anh Thy tức tốc được đưa lên bàn mổ, nhưng đã không kịp …. Anh đã qua đời ngay trên bàn mổ.

Anh được gia đình đem về an táng, sau này vì vấn đề giải tỏa gia đình có cải táng lên thì thấy đúng là nơi đầu của Anh có một vết nứt thật, chỉ mỏng bằng sợi tóc mà thôi ….

Hình ảnh trong đám tang của NS Anh Thy. Người đang khóc là mẹ của nhạc sĩ.

Anh Thy là Anh trai trưởng trong nhà, nhưng rất có hiếu với cha mẹ. Anh làm lương bao nhiêu về đưa cho cha mẹ hết, kể cả tiền tác quyền âm nhạc của Anh thời đó. Chính Anh cũng đã xây nhà mới cho cha mẹ và chăm lo cho những người em nhỏ của mình ăи học. Khi Anh qua đời đột ngột, mẹ Anh thất thần xỉu lên xỉu xuống một thời gian. Cả gia đình đều thương Anh.

Bài Mới Nhất
Search