T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Khải Triều

Khải Triều

Tên thật: Nguyễn Văn Tùy, sinh năm 1936, tại An Mỹ, Phú Xuyên, Hà Đông (Hà Nội). Năm 1954 vào Sài Gòn, học trường Trần Lục. Từ 1957-1960 lên Ban Mê Thuột dạy học. Năm 1960 về Sài Gòn, công tác tại các Tòa soạn Nhật báo Dân Việt (1960-1964), Việt Báo và Dân Báo (1964), TTK Tòa soạn Việt Nam Nhật báo (1964), dạy học tại trường Trung học Văn Hiến (niên khóa 1964-1965), một trong bốn người điều hành Bán Nguyệt San Quần Chúng (Bộ mới 1968-1970): Cao Thế Dung, Bùi Đức Uyên (Trình Phổ), Đỗ Đức Thịnh, Khải Triều. TTK Tuần báo Diễn Đàn Chính Đảng (1971). Phụ trách tòa soạn Nguyệt san Giáo Dục (1969-1975). Viết cho Nguyệt san Tinh Thần (1970-1975), thuộc Nha Tuyên Úy Công Giáo. Trong ban tuyển trạch Giải thưởng Văn nghệ Tinh Thần, Nha Tuyên Úy Công Giáo tổ chức (1974). Tác phẩm đã xuất bản (trong tủ sách điện tử TV&BH): Thơ Khải Triều (Tuyển Tập Thơ 1963-2016) (2016); Mệnh Nước Nổi Trôi (2016); Những Người Đồng Hương (truyện) (2018); VIỆT NAM CÔNG GIÁO . . . (2021);

Khải Triều: MỘT MAI TÔI CHẾT

Vực Sâu – Tranh: Thanh Châu     Một mai tôi chết Tôi sẽ thành hồn ma người Hoa gốc Việt Hồn tôi bay về phương Bắc Lên tới phía nam sông Dương Tử Nơi Tổ tiên Việt năm ngàn năm trước ngụ cư Tôi sẽ quỳ gối ăn năn Xin Tổ tiên tha thứ

Đọc Thêm »

Khải Triều: HÀNH HƯƠNG BA TÔN GIÁO TẠI CAMPUCHIA (2)

   Nhà thờ cổ trên núi Bokor, Campuchia (*)  (Tiếp theo và hết)  Trở lại với ngôi nhà thờ cổ trên núi Bokor  Tôi lui ra ngoài, rảo mấy bước ngoài sân. Phía chính giữa cuối nhà thờ thay vì cửa ra vào như các nhà thờ khác, thì ở đây là tường, giữa tường

Đọc Thêm »

Khải Triều: HÀNH HƯƠNG BA TÔN GIÁO TẠI CAMPUCHIA (1)

Nhà thờ cổ trên núi Bokor, Campuchia (*) (Bút Ký) Những ngày cuối tháng tư vừa qua, tôi có cuộc “Hành hương ba tôn giáo tại Campuchia”, nhằm mục đích chiêm niệm và cầu nguyện. Nơi đến đầu tiên và cũng là nơi tôi nghỉ mấy ngày tại đây, là Trung tâm Rêbêca Á châu

Đọc Thêm »

Khải Triều: CÔ ĐƠN

Ảnh (HKL)     Con đường này tôi đi Không có ai đồng hành Nhưng cảm thấy bình yên Từ cội nguồn Thánh Thánh. Tôi về đây nhà cũ Tìm dấu tích tuổi thơ Tháng ngày xưa đã mất Tôi đứng lặng ngẩn ngơ. Tôi về đây nhà mình Sao thấy lòng cô đơn Không

Đọc Thêm »

Khải Triều: Những Người Đồng Hương (truyện)

Xin bấm vào đây để mở hoặc tải về máy Khải Triều: Những Người Đồng Hương (truyện) Lời người kể chuyện Ở những trang đầu truyện, họ là những con người đồng hương với nhau, tại một làng đạo lâu đời, vùng Đồng Bằng Sông Hồng, giáp ranh với Thăng Long – Hà Nội. Trong

Đọc Thêm »

Khải Triều: ĐÊM LẶNG LẼ

Lặng lẽ – Tranh: Mai Tâm     Ôi đêm lặng lẽ đớn đau Đêm không nguyện cầu Đêm tâm hồn không hướng về đâu Đêm tăm tối Đêm hư vô Đêm như vực sâu không tiếng khóc than Lặng lẽ Sợ hãi Đêm đợi chờ sự tan vỡ của tinh cầu Của chính hồn

Đọc Thêm »

Khải Triều: NHỚ ANH CAO THẾ DUNG

Bìa sách “Làm thế nào để giết một tổng thống” của Cao Thế Dung và Lương Khải Minh Tôi nhận được tin từ Canada nói anh Cao Thế Dung mất ngay ngày 31 tháng 10 năm 2017. Lúc đó tôi đang ở quê nhà mình, Phú Xuyên, Hà Nội. Tôi về “nhà mình” từ ngày

Đọc Thêm »

Khải Triều: BIỂN CHẾT

Cảm hứng từ bức tranh của Họa sĩ Nguyễn Công Nhân* Khải Triều   Bức tranh đang ở trước mặt tôi Một cơn gió nhẹ chợt tới Làn nước biển lao xao Gió len qua mái tóc Những sợi tóc rối Tôi hơi rùng mình Sự chết bắt đầu ở trong tôi Từ những con

Đọc Thêm »

Khải Triều: Mệnh Nước Nổi Trôi

Xin bấm vào đây để mở hoặc tải về máy Khải Triều: Mệnh Nước Nổi Trôi LỜI  MỞ Vì mệnh nước nổi trôi, nên phải rời xa quê nhà. Vì rời xa quê nhà, nên mới có tâm tư. Vì có tâm tư, nên mới có ngọn nến ăn năn… Đó là toàn bộ các

Đọc Thêm »

Khải Triều: Thơ Khải Triều (Tuyển Tập Thơ 1963-2016)

 Xin bấm vào đây để mở hoặc tải về máy  “Thơ Khải Triều (Tuyển Tập Thơ 1963-2016)” Mấy lời về Thơ Thơ là tiếng nói của hồn, của sâu nhiệm mà ngôn ngữ nhiều phen đầu hàng không thể diễn tả thành tiếng nói thông thường được. Trong tuyển tập này, người đọc sẽ “vất

Đọc Thêm »

Khải Triều: CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG

Ảnh (Internet) Cây đa và Giếng nước ở làng quê Bắc Việt, là biểu tượng của văn hóa nông nghiệp, là bản sắc của dân tộc Việt, có lẽ đã đi theo Tổ tiên từ khi rời lưu vực sông Dương Tử xuống tận các đảo Đông Hải. Các bộ lạc Việt chia thành ba

Đọc Thêm »