T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Phan : Chẳng lời nói dối nào đáng tội…

clip_image002

Tranh hí họa của Paula Froelich

Tôi đi làm về lúc ba giờ chiều, ngồi chờ anh chàng Mễ mà bạn tôi giới thiệu theo nhu cần là tôi cần người đổ đất khoả bằng khoảng sân trước nhà bị mưa trôi. Bởi mưa nhiều năm nay nhưng trái khuấy là cỏ chưa mọc kịp sau tuyết tan, và bỏ cỏ mới cho tôi. Nhưng mấy tay Mễ thì khỏi nói, khi có việc ngon hơn là quên lời hứa chắc như Mễ thích vô taco bueno để tự sướng với taco bell…

Chờ đợi mà, tôi lai rai chai bia được nửa vòng nhà để xem xét những chỗ cần bồi đất mà yêu cầu thợ, đã phải vào tủ lạnh lấy chai khác. Tới chai thứ ba thì Việt nam đếch chơi với Mễ nữa! Tôi bấm cửa garage xuống, (có gọi cũng cóc bắt điện thoại). Đã tới giờ hành hương. Tôi ngồi hoài hương viễn vông với bốn mươi năm biến cố lịch sử đau lòng nhất trong sử cận đại của quê nhà.

Điểm ghi nhận thứ nhất là dịp kỷ niệm bốn mươi năm biến cố ba mươi tháng tư, mà người yếu bóng vía sẽ nhầm là dịp ra mắt sách. Quá trời sách được ra mắt dịp này, ước gì trúng số để khỏi phải đi làm nữa thì mới có thời giờ ở nhà để đọc. Hoá ra cái lỗi của người Việt tay làm hàm nhai ở Mỹ thật đáng trách! Thay vì khăn đống áo dài đi dự những buổi ra mắt sách, mua ủng hộ mươi quyển, (có tác giả ký tên) rồi về ký tên mình khiêm nhường dưới góc; đem tặng bạn bè món quà kỷ niệm bốn mươi năm, mới là người có lòng với chữ nghĩa. Không lẽ chữ nghĩa ly hương mới bốn mươi năm đã mạt vận rồi sao?

Đó là cái đau chiều hăm. Nhớ lại hăm mốt tháng tư năm một chín bảy lăm, rồi hăm hai, hăm ba… hăm tới hăm chín thì bác sĩ chê. Sáng ba mươi nghiễm nhiên thành ngày giỗ dân tộc tôi; vì miền bắc đã tắt thở từ ngày hai tháng chín năm bốn lăm. Tới ba mươi tháng tư bảy lăm thì đâu phải một người nào đó trong nam mà từ vĩ tuyến mười bảy tới mũi Cà mau đều chết đứng. Di họa tới giờ vẫn còn lẻ tẻ người miền nam đã chết lâm sàng từ đó mà đầu óc vẫn tỉnh táo tới hôm nay; nhưng khối người trụy não trên cơ thể khoẻ mạnh. Người người, báo báo ở hải ngoại thi nhau vinh danh đảng cộng sản Việt nam là đảng ác ôn nhất thế kỷ hai mươi. Thì báo Trẻ đi bài viết, (một bài dịch của tác giả Phạm thị Hoài). Bài viết đã làm tôi lõ mắt đêm hăm chín tới sáng ba mươi vì tức tưởi hơn cửa mất nhà tan, gia đình ly tán với cái ông Kiss-my-ass mà thời thượng ông tên là Henry Kissinger , để không tài nào ngủ được với tấm lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của Cố Tổng thống nền Đệ nhị cộng hoà của chúng ta. Qúy vị chắc cũng như tôi, không nhịn nổi con người tài năng được thế giới công nhận nhưng ông đâu phải trời mà phán xét dân tộc tôi bằng một câu thậm tệ… tới tôi vô lễ sửa tên ông.

Theo bài dịch, trong hồi ký ông viết,Biết công nhận những cống hiến của người khác không phải là đặc tính của người Việt.”

Ông ấy biết gì về người Việt để nói lên điều đó chứ? Người Việt tan cửa nát nhà, gia đình ly tán như tro vàng mã đã bốn mươi năm. Thời gian không ngắn so với một đời người, nhưng vết thương lòng, nỗi thương tâm của người Việt ly xứ còn sưng tấy lên mỗi độ tháng tư về. Hệ lụy còn chảy máu lương tri nhân loại với bao nhiêu người trẻ, tu sĩ, trí sĩ yêu nước đang bị giam cầm trong nước. Hệ lụy còn tiếp diễn khốc liệt hơn, gian ác hơn người ta tưởng tượng ra những hình thức con người có thể nào đối xử với con người như cộng sản Việt nam đang tận diệt đối kháng trong nước.

Một ông Kissinger không đủ tư cách nhận định về một dân tộc, cho dù ông giỏi cỡ nào (thì kệ mẹ ông). Có phải bản thân ông và gia đình ông sống trên sự bán đứng nhân cách riêng ông nên ông đã bán đứng dân tộc tôi. Chúng tôi thông cảm cho sự gian trá của cá nhân ông đã bằng mọi cách thu xếp để rút lính Mỹ ra khỏi cuộc chiến Việt nam vì phong trào phản chiến trong nội địa Hoa kỳ đã đến lúc lật ghế tổng thống Nixon mà ông ăn bả; Ông bằng mọi cách đưa lính Mỹ về nước để xoa dịu lòng dân; đưa tù binh Mỹ ra khỏi Hỏa lò để giữ chén cơm cho chính bản thân ông và gia đình. Ông giữ danh dự cho nước Mỹ hay giữ cái đầu ông đừng rời khỏi cần cổ?

Lòng độ lượng của người Việt nam đã chừa cho ông và gia đình con đường sống (không đáng sống). Nhưng ai người Việt đã mạt sát ông ngang tầm lục súc bao giờ. Sao ông…

Tôi theo gương cố tổng thống của tôi, không phải thằng chó đẻ chửi tôi son of a bitch thì tôi chửi lại son of a bitch với nó vì tôi có nề nếp gia phong của tôi, tôi không như ông. Thưa ngài Kissinger.

Ông biết gì về dân tộc có bốn ngàn năm lịch sử chống ngoại xâm, bốn ngàn năm văn hiến của chúng tôi mà vô lễ.

Trắng mắt bốn mươi năm chưa đủ đoạ đầy. Xin qúy vị hãy đọc theo link dưới đây. Vì tôi biết chắc trong qúy vị độc giả mười người đều mười người giỏi hơn tôi. Khỏi hỏi ông Kissinger để làm gì với lịch sử đã qua; với con người có tiếng về ngoại giao mà lịch sử kim cổ nào cũng cắt lưỡi mấy thằng đó trước.

Sao ta không hướng về quê nhà đã bốn mươi năm vẫn triền miên trong tăm tối. “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc?”

Điều tôi muốn đọc trong dịp kỷ niệm bốn mươi năm biến cố ba mươi tháng tư là đọc lại lòng mình với tổ quốc sau bốn mươi năm sống ở hải ngoại. Chẳng lời nói dối nào đáng tội vì hết tội lỗi nằm trong lời nói dối với tổ quốc.

Phan

* Cuộc phỏng vấn Cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu của Spiegel – 1979.

(Nguồn: Die Amerikaner haben uns verraten“, tạp chí Spiegel số 50/1979. Những người thực hiện: Engel, Johannes K., Lohfeldt, Heinz P.)

Bản tiếng Việt của Phạm thị Hòai: http://baotreonline.com/Chuyen-muc-tre/Le-Cheo/hoa-binh-ca-nm-m.html

 

 

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2015

Bài Mới Nhất
Search