T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Hà Phan: Câu Chuyện Nhạc Chế

nhac che

Ảnh (Internet)

Trẻ em không ưa những điều nghiêm chỉnh. Chúng  thích những điều lệch lạc và hài hước. Chẳng phải gánh xiếc nào cũng phải có một anh hề bộ dạng  kỳ cục mà chỉ mới nhìn vào mặt mũi, y phục của anh là bọn trẻ đã mê tít. Cho nên không lạ khi đứa trẻ nào cũng khoái hát nhạc chế và có lẽ chúng nó cũng chính là người soạn lời cho nhạc chế.

Các bạn lớn tuổi chắc không quên bản nhạc chế bất hủ:

“Má ơi con đã lớn

Má cho con lấy chồng

Lấy ai con chẳng lấy

Lấy Tây con lấy liền”

( Chế  Hòn Vọng Phu 2- Lê Thương}

Không biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước nghĩ gì khi “Khỏe Vì Nước” của ông biến thành:

“Khỏe vì nước, bánh ướt chấm mắm nêm”

Lịch sử đất nước qua một khúc quanh nghiệt ngã, hàng triệu người miền Bắc  di cư vào Nam với niềm hy vọng vào mảnh đất hứa không có bóng cộng Sản. Một số bài hát rất hay chất chứa niềm tin yêu vào cuộc đời mới với nhạc điệu rộn ràng:

Bà già lý le ông già

Chiều chiều dắt ra bờ sông

Hai người nói chuyện tâm tình”

Bài này tôi không nhớ tên, chỉ nhớ câu đầu:
“Một mùa nắng lên thơm nồng

Đòan người cháu con Lạc Long”.

Sau  làn sóng di cư vào Nam, tôi còn nhỏ và rất thích nghe  tụi bạn  hát:

“Có cô gái Đồ Long lắc bầu cua

Lắc một cái ra ba con gà mái

Thua hết tiền, thua hết tiền”

(Tiếng Hát Quê Hương- Y Vân-Xuân Lôi)

Sài gòn thuở ấy còn thanh bình và không ai không biết ca khúc trữ tình:

“ai đang đi

Trên cầu Bông

Té xuống sông

Ướt cái quần ny lông

(Chế lời từ bài hát Gạo Trắng Trăng Thanh của đôi uyên ương Ngọc Cẩm- Nguyễn Hữu Thiết)

Ny lông  là chất liệu rất hiện đại, tân kỳ.thời đó.

Ôi nhớ lắm cây cầu Bông và cây cầu Kiệu thân quen của Sài Gòn xưa.

Thuở ấy Sài Gòn vẫn còn bình yên và các ca khúc của Lam Phương rất được hâm mộ. Nhưng có một bài rất hay mà chỉ ra đời một thời gian ngắn không nữ ca sĩ nào dám hát. Đó là bài hát bắt đầu bằng câu:
“em ơi nếu bụng to rồi thì sao

Mua chai thuốc chuột  uống cho rồi đời”

(Chế lời từ bài Duyên Kiếp của Lam Phương)

Ca sĩ không hát nhưng lời chế của bài hát này  lan truyền từ thành thị đến thôn quê với sức lan tỏa kinh hồn.

Không hiểu sao những tai nạn như té xuống Cầu Bông, những chuyện đau lòng của những cô thiếu nữ uống thuốc chuột  tự tử lại biến thành chuyện hài hước?

Hãy nghe  thêm một tai nạn đau lòng trong bài Thu Ca  của Phạm Mạnh Cương theo điệu tango tình tứ:

“ Bà già đi xe gắn máy

Bà đi như gió như bay

Bà té vô một gốc cây

Bà vô nhà thương Chợ Rẫy

Bà mua một  viên thuốc tây

Uống xong là bà chết ngay”

Hình như trong thế giới nhạc chế mọi  giá trị đạo đức bị bung bét, người ta tự do hư hỏng, tự do vô lễ vô phép, tự do cười cợt một cách thô lỗ, tục tĩu.

Sau năm 1975, “Bác Hồ” là hình ảnh thiêng liêng được tôn thờ tuyệt đồi.  Toàn dân không ai không biết ca khúc  “Như Có Bác Trong Ngày Vui Đại Thắng” vậy mà không biết đứa nào dám cả gan viết lời hai cho ca khúc  này mà nếu điều tra ra thì chắc  phải tù tội, khốn khổ suốt đời:

“Như có Bác Hồ đang ngồi binh xập xám

Ngồi kế bên là hai gã râu xồm

……………………………….

……………………………….

Việt Nam Hồ Chí Minh ăn gian, ăn gian

Việt Nam Hồ Chí Minh ăn gian ăn gian.

Việt Nam hiện nay đang như trong chảo lửa của lòng dân phẫn nộ. Cường hào, ác bá đỏ bủa vây khắp mọi nơi, hút máu dân lành đủ mọi cách để chuẩn bị ôm tiền, vàng trốn qua nước khác. Các trạm phí BOT là một trong những vòi bạch tuột của Cộng Sản bủa vây dân lành. Lần đầu tiên nhạc Chế được sử dụng như một  khí giới chống lại cái ác.

Các bạn nhớ vào youtube nghe Nguyễn Tín Hát nhạc chế “Tiền Giang Đông Tiền Giang Tây” nhé. Cám ơn chế sĩ Đinh Nhật Uy và  người viết xin lỗi vì đã dùng chữ “nhạc Chế” một chữ không có trước 1975.

Hà Phan

 

©T.Vấn 2018

 

Youtube: Tiền Giang Đông Tiền Giang Tây – Ca sĩ: Nguyễn Tín

Bài Mới Nhất
Search