T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

TV&BH: Người viết tù khúc và cây đàn banjo

 

Vào đầu những năm 1990s, người Việt hải ngọai sinh sống ở khu vực Nam, Bắc tiểu bang California đã có cơ hội  nghe và biết đến một lọai âm nhạc đặc biệt được sáng tác trong thời gian tác giả còn bị giam cầm trong các nhà tù ở khắp ba miền đất nước. Thể lọai âm nhạc ấy được các tác giả của chúng gọi là Tù Khúc hay Tù Ca (những bài ca được viết trong tù). Một trong số những tác giả tù khúc, khi vừa đặt chân được lên mảnh đất tự do đã cố gắng tìm cách cất cao tiếng hát trước đây bị gò bó trong 4 bức tường trại giam nay được bay bổng trên bầu trời thênh thang như khát vọng của chính bản thân người viết và hát tù khúc,  đó là anh Xuân Điềm.

Cùng với gia đình, anh Xuân Điềm định cư tại tiểu bang California năm 1990 theo diện HO. Vừa chân ướt chân ráo nơi miền đất mới, anh đã cộng tác với đài phát thanh Little Saigon Radio trong chương trình “Anh Vẫn Sống”( theo tên một trong những bài tù khúc được nhiều người biết đến của Xuân Điềm). Từ chương trình này, cùng với ban Tù Ca Xuân Điềm được anh thành lập năm 1993 quy tụ nhiều tiếng hát tuy không chuyên nghiệp những đầy ắp nhiệt tình, người Việt hải ngọai vùng tiểu bang California đã được nghe nhiều bài tù khúc từng gây xúc động cả người hát lẫn ngừơi nghe (Nay thì người Việt ở bất cứ nơi đâu cũng đều có thể nghe được những tù khúc ấy qua mạng lưới internet với chuyên mục Tù Khúc do một nhóm anh em của trang Web T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện)

Khác với phần lớn các tác giả tù khúc, anh Xuân Điềm đã có những họat động trong lãnh vực sáng tác âm nhạc từ trước năm 1975. Anh là tác giả nhiều bài nhạc tình cảm, quê hương, thiếu nhi, sinh họat, những ca khúc viết riêng cho binh chủng không quân (Việt Nam Không Quân Ca – viết chung với Xuân Lạ, người em kế của Xuân Điềm phục vụ tại Sư Đòan 5 và đã tử trận năm 1971), ngành Chiến tranh chính trị (Sứ mạng chiến tranh chính trị  v..v.. Anh cũng chính là tác giả bài “Tiếng Nói Động Viên” , bản nhạc được dùng làm đài hiệu cho chương trình của nha Động Viên QL/VNCH phát trên đài phát thanh Quân Đội năm xưa.

Do khả năng và uy tín sẵn có trong lãnh vực âm nhạc, cộng với nhiệt tình phục vụ, anh Xuân Điềm và ban Tù Ca Xuân Điềm từ gần 20 năm nay đã có những đóng góp đáng kể trong mọi sinh họat cộng đồng. Theo lời tác giả Lê Tam Anh, từ những buổi:

“trình diễn tại các Cộng Ðồng tị nạn. Xuân Ðiềm và Ban Tù Ca cũng đã đứng trước Tòa nhà Quốc Hội Hòa Kỳ trình diễn. Những cuộc biểu dương lực lượng chống Cộng lớn nhỏ, vợ chồng Xuân Ðiềm, Thanh Liễu và Ban Tù Ca đều có mặt. Nhìn vào danh sách Ban Tù Ca Xuân Ðiềm ta sẽ thấy những khuôn mặt tài năng thời thượng gồm những giọng ca nam và nữ có tinh thần, lập trường và hăng say với sở thích. Cho nên họ rất hợp ý nhau, ăn khớp với nhau trong các hợp ca và xứng đáng để chúng ta trang trọng vinh danh họ. Có thể nói, đây là một “đội quân tự nguyện”, với đội ngũ nam nghệ sĩ gồm có: Vũ Khang, Trần Gia Toản, Phan Đại Nam, Ðình Ðông, Vũ Hùng, Tuấn Khải, Công Hòa, Xuân Thanh, Nguyễn Nghiêm, Bùi Như Hải, Quan Áng, Dương Cơ Hoàng Ðại, Phạm Quỳnh, Nguyễn Lữ, Vi Kha, Ngoc Dang, Ðức Tuấn… Còn thành phần ca sĩ phía nữ, có thể kể những thành viên như sau: Bích Thuận, Kim Chi, Thanh Liểu, Dạ Lan, Minh Nguyệt, Ngọc Thanh, PhuongThao, Mai Trâm, Khánh Vân, Lan Hương, Mỹ Lý, Kim Vân, Xuân Thy, Thy Hà, Phương Luu, Thảo Ly, Hòang Yến,Tuyết Mai… đầy khả năng như danh sách kể trên? Ðây là một tập hợp những con người có lòng nhất, đông đảo nhất, đoàn kết nhất trong tập thể người Việt Tị nạn Cộng Sản. Nói như thế không quá đáng vì chưa bao giờ Ban Tù Ca bị mất đoàn kết và cũng chưa bao giờ không thống nhất với nhau trong công cuộc đấu tranh chung, cho Việt Nam tương lai không còn xiềng xích . . . ( Nhân vật Bình Định tiêu biểuLê Tam Anh ).

Ngòai ra, GS Nguyễn Thanh Trang trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 16 năm thành lập ban Tù Ca Xuân Điềm tháng 11 năm 2009 đã “rất

Bài Mới Nhất
Search