T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

TV&BH: Đọc thơ Hàn Mặc Tử trên đồi (Mộng Mơ)

Hàn Mặc Tử, xuôi về quê cũ, náu thân nơi nhà hoang. Còn gì nữa, thân tàn xin để, một mình mình đơn côi. . .

Bài hát về người thi sĩ yểu mệnh qua đời đã gần 70 năm nay, cứ vang vang trong tiềm thức mỗi khi tôi đọc được cái tên Hàn Mặc Tử. Có những thứ từ thời ấu thơ¸thời trai trẻ, có dứt cách mấy chúng cũng không chịu buông tha. Cái đó ngừời ta gọi là ký ức.

Thí dụ như những câu hát trong bài hát này của nhạc sĩ qúa cố Trần thiện Thanh, bài hát mà có người khó tính gọi là nhạc sến. Sến hay không sến cũng chẳng sao, vì chắc chắn nó không làm ai chết cả. Người nhạc sĩ (tác gỉa bài nhạc sến) chết vì ung thư phổi, còn thi sĩ Hàn Mặc Tử, chết vì bệnh cùi, trong cô đơn (tất nhiên rồi, thời ấy mấy ai đã dám đến gần người cùi để chăm sóc). Hôm vừa rồi, trong những e-mail nhận được hàng ngày, có một bức tôi vừa định lướt qua thì chợt nhìn thấy bức hình Hàn Mặc Tử lồng trong cái khung, vây chung quanh là những người đẹp của Hàn Mặc Tử, có người ông yêu, có người yêu ông, nhưng hình như không có ai lấy ông cả. Vậy mà, người thi sĩ tài hoa, đã chết trong cô đơn, sau khi lui về quê cũ, để “một mình đơn côi “.

Dưới bức hình Hàn mặc Tử là một lọat những bức hình rất thú vị khác, tôi sẽ lần lượt giới thiệu sau đây. Xin cám ơn người gửi bức điện thư. Nhìn những bức hình, tôi muốn được làm thi sĩ, dù là thi sĩ . . . cùi. Nhưng muộn quá rồi.

Bức hình dưới đây cho thấy, nhà thi sĩ bạc mệnh của chúng ta có khá nhiều người yêu (và yêu người):



Căn phòng nơi Hàn Mặc Tử nằm chữa bệnh phongtại nhà thương Quy Hòa.

Chiếc giường, nơi thi sĩ tài hoa Hàn Mạc Tử đã trút hơi thở cuối cùng ngày 11-11-1940 (tuổi 28).


Nơi mộ Hàn Mặc Tử được chôn cất (lần đầu tiên) tại Quy Hòa.

Đường lên mộ Hàn Mặc Tử được cải táng trên đồi Ghềnh Ráng (nay là Đồi Thi Nhân)-Quy Nhơn.

Và bây giờ là những bài thơ của Hàn Mặc Tử, được giới thiệu với mọi người trong vườn thơ, theo đúng với nghĩa đen của vườn thơ.

Vườn thơ Hàn Mặc Tử nằm trên ngọn đời Mộng Mơ ở Đà Lạt. Và đây là những chi tiết về đồi Mộng Mơ :

“Đồi Mộng mơ cách thành phố Ðà Lạt chừng 4 – 5 km theo đường Phù Ðổng Thiên Vương, nằm gần thung lũng Tình Yêu, lối vào đập Ða Thiện với những đồi hồng, nương dâu đang vào mùa thu hoạch. Phía xa xa là dãy núi trập trùng có hình dáng như thiếu nữ nằm nghiêng với bầu sữa căng tròn đầy sức sống – đỉnh Lang Biang.

Khu du lịch này vừa được công ty cổ phần Thành Ngọc mở cửa đón khách tham quan vào đầu tháng 11 năm 2003, chào đón sự kiện Ðà Lạt 110 năm hình thành và phát triển. Ðây là một khu du lịch khá rộng lớn khoảng 11 ha nằm trên ngọn đồi thoai thoải, lộng gió.

Từ cổng chào đi vào, điều du khách bắt gặp đầu tiên là các loài hoa Đà Lạt nằm bên vạt cỏ êm ái dưới những rặng thông toả bóng. Phía bên phải quả đồi là dãy nhà nghỉ được thiết kế theo kiểu nhà sàn gồm 5 ngôi trông rất xinh xắn được mang tên các loài hoa: Mimoza, đỗ quyên, forget me not, trà my và mai anh đào.

Thăm ngôi nhà cổ có tuổi trên 300 năm được bê nguyên bản từ Bình Định vào. “Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều…để nghe tơ liễu rung trong gió, và để nghe trời giải nghĩa yêu…” của nhà thơ Hàn Mặc Tử và cũng đâu đó là bài Ðoá hoa vô thường của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ðó chính là hai tác phẩm nghệ thuật rất đặc sắc của nghệ nhân Phạm Văn Hạng đã tặng cho nơi này, cả hai bức tượng được đặt trong không gian khá lãng mạn, trữ tình, trong một khuôn viên rợp bóng thông già và hoa lá. Đi “dăm” bước nữa là đến khu trung tâm, du khách có thể thưởng lãm hàng trăm loài hoa mang dáng vẻ xứ cao nguyên, nổi bật nhất vẫn là vườn hồng trồng xen kẽ giữa muôn loài cây miền ôn đới. Nếu có nhu cầu khách còn được nghe giới thiệu về nghệ thuật trồng hoa. (Trích: Miền Trung Xưa và Nay ) ”

 

Bài Mới Nhất
Search