T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Phạm Doanh : Đại cương về các thể thơ thường gặp (tiếp theo và hết) /Song Thất Lục Bát/Haiku/Tám chữ/ Thất ngôn độc thanh

clip_image002

Song Thất Lục Bát

Cùng với Lục Bát là của riêng Việt Nam ta. Những luật thơ này không có mượn gì của người Trung Hoa như thơ Đường Luật.
Cấu trúc của SONG THẤT LỤC BÁT

Mỗi đoạn trong bài STLB gồm 4 câu 7,7,6,8. Số đoạn trong bài không hạn chế.
x x x x B x T(v)
x x B x T(v) x B(v)
x B x T x B(v)
x B x T x B(v) T B(v)
(v) = vần
B = bằng, T = trắc
x = là chữ không tính, bằng hay trắc gì cũng được
Như ta thấy luật bằng trắc của thơ Lục Bát hoàn toàn được áp dụng cho 2 câu 6,8.
Vần của mỗi đoạn 4 câu là
7/1(T) ===> 5/2(T),
7/2(B) ===> 6/3(B)===> 6/4(B)
nghĩa là
chữ thứ 7 (trắc) câu 1 vần với chữ thứ 5 câu 2,
chữ thứ 7 (bằng) câu 2 vần với chữ thứ 6 câu 3,
chữ thứ 6 (bằng) câu 3 vần vơí chữ thứ 6 câu 4.
Để nối 2 đoạn với nhau thì có thêm luật
8/4(B) ===> 5/1 (B) (thông thường)
hoặc
8/4(B) ===> 3/1 (B) (ngoại lệ)
nghĩa là chữ cuối câu 4 phải vần với chữ thứ 5 (hay 3) của câu đầu đoạn mới, thiếu điều này các đoạn thơ trong bài sẽ bị rời rạc không thành một chuỗi. Trong thơ thí dụ là những chữ có (*).
Điều đáng ngạc nhiên là Thơ Song Thất Lục Bát tuy rất đặc sắc nhưng lại ít người làm và ít thơ haỵ Có lẽ đây là thể loại khó làm hay vì có âm điệu cổ, khúc mắc như leo núi của hai câu song thất lại hòa với âm điệu mây ngàn, du dương như nằm võng của hai câu lục bát. Kiệt tác về STLB vẫn là “Chinh Phụ Ngâm Khúc”, đến nay vẫn không có thi phẩm nào sánh được.
Mong các bạn vượt qua được những ngần ngại lúc đầu mà làm quen với thể thơ độc đáo nàỵ

THƠ THÍ DỤ CỦA SONG THẤT LỤC BÁT
( Các chữ viết HOA là VẦN với nhau, chữ có (*) là vần nối hai đoạn)

Thuở trời đất nổi cơn gió BỤI
Khách má hồng nhiều NỖI truân CHUYÊN
Xanh kia thăm thẳm từng TRÊN
Nào ai gây dựng cho NÊN nỗi NÀY(*)

Trống Trường Thành lung LAY(*) bóng NGUYỆT
Khói Cam Tuyền mờ MỊT khúc MÂY
Chín tầng gươm báu trao TAY
Nửa đêm truyền hịch đợi NGÀY xuất CHINH (*)

Nước thanh BÌNH(*) ba trăm năm CŨ
Áo nhung trao quan VŨ từ ĐÂY
Sứ trời sớm giục đường MÂY
Phép công là trọng, niềm TÂY xá gì

(Trích Chinh Phụ Ngâm Khúc )


Bình khô đập chén cả cười với nhau

Hôm nay ánh trăng vàng lơ LỬNG
Gió nhẹ lay hờ HỮNG cành CÂY
Đắng cay lời cuối là ĐÂY
Ngày mai xa cách cho ĐẦY nhớ THƯƠNG(*)

Ta cùng em quỳnh TƯƠNG(*) chén CẠN
Nhớ bao ngày bầu BẠN bên NHAU
Cung đàn gieo tiếng oán SẦU
Yêu chi cho lắm mà ĐAU thế NÀY(*)

Thôi em nhé! chia TAY(*) nhau NHÉ!
Một người đi làm KẺ phiêu BỒNG
Một người áo cưới theo CHỒNG
Còn đây chén ngọc rượu NỒNG cho NHAU(*)

Trăng mười tám bắt đầu khuyên khuyết
Thương cuộc tình, nuối tiếc ngày xanh
Từ nay chiếc lá xa cành
Anh về miền gió cát đành quên thôi

Thôi cứ để chôn vùi kỷ niệm
Nhắc làm chi những chuyện u hoài
Coi như tích Nhị Độ Mai
Giấc mơ thoáng nhẹ, dâú hài cỏ hoang

Bâù rượu cạn xoay ngang cười ngất
Em hỏi ta dám bất chấp đời?
Thôi, mai đám cưới em rồi
Trả em nguyên vẹn về người lạ xa

Đêm nay ánh trăng tà lạnh lắm
Sưởi cho nhau canh vắng thế thôi
Em về bên phía kia đôì
Còn ta diện bích, mộng đời u minh

Ta chẳng tiếc cuộc tình dang dỡ
Chỉ nghe tim đã vỡ tan rôì
Coi như duyên nợ lứa đôi
Cầm bằng sông nước cuốn trôi mịt mùng

Cùng một nỗi niềm, chung tâm sự
Uống cho đầy tư lự đêm nay
Lâu rồi chẳng có dịp say
Rôì đây như khói mây bay cuối trời

Ừ thôi nhé ta rời phố vắng
Đếm tháng ngày cho trắng bàn tay
Mơ hồ nửa tỉnh nửa say
Tên người ta gọi vơi đầy hồn hoang

Còn đâu đó hương thoang thoáng nhẹ
Tiếng kinh hòa tiếng kệ điêu tàn
Trách trời cắt đứt tơ vàng
Tình vừa chớm mộng đoạn tràng lên ngôi

Uống đi em, để quên người
Bình khô đập chén cả cười với nhaụ
Phạm Doanh


U Hoài Của Sóng

Ai có hiểu u hoài của sóng
Cứ vỗ bờ vang vọng triền miên
Thét to để trút ưu phiền
Gối đầu thổn thức bên triền cát ai

Ai có hiểu u hoài của sóng
Cả một đời ước vọng bình yên
Sóng trườn lên bãi cát hiền
Vỗ về, an ủi… lời nguyền chẳng phai

Ai có hiểu u hoài của sóng
Vẫn vỗ bờ vang vọng ngàn năm
Thủy triều giật sóng xa xăm
Bạc đầu sóng vỗ tìm thăm lại bờ

Sóng biết cát vẫn chờ, vẫn đợi
Sóng vẫn tìm cơ hội về bên
Cho mình – ta lại đẹp duyên
Đan tay, đầu gối đầu, miên man tình
NTT

 

Niềm Riêng


Có những niềm riêng hoài ấp ủ
Mặt tươi cười, lòng phủ rong rêu
Chôn vào đáy mộ tình yêu
Là con tim bạc với nhiều xót xa !

Còn gì nữa để mà thương tiếc
Nợ nhân tình oan nghiệt chi đâu !
Vương mang là những khổ sầu
Cuối đường gục ngã đời nhau còn gì !

Người vội vã bước đi vội vã
Như ngại ngần..xa lạ, chưa quen
Phố xưa..vàng vỏ ánh đèn
Cho ta ngần ngại cài then giấc nồng !

Đơn chiếc bóng, phòng không lạnh lẽo
Bạn chung tình bạc bẽo như vôi !
Người nào cũng thế mà thôi
Cuối cùng rồi cũng phai phôi hẹn thề !

Giữa đường về, riêng ta đứng lại
Giấu nỗi niềm ngần ngại bấy lâu
Vào trong nỗi nhớ ban đầu
Để rồi mang xuống đất sâu một mình !

Thanh Trân
03.03.03

 

Sầu đời

Mộng chẳng thật vì đời là thế
Kiếp con người như thể phù vân
Cớ sao ta phải ngại ngần
Con cờ lỡ bước chẳng cần thối lui

Cuộc trần thế có bùi ngùi thương cảm
Số phận mình ai cản được đâỷ
Thôi đành nhắm mắt xuôi tay
Sông kia sẽ cạn đời này cũng qua

Đừng toan tính chạy xa trần thế
Phải đọa đày không kể riêng ai
Trường giang nước chảy miệt mài
Chỉ là số kiếp sao ai bận lòng

Có cay đắng trong vòng tục lụy
Sao cố tình suy nghĩ vẩn vơ
Dòng đời phiêu bạt hững hờ
Bâng khuâng ta dệt vần thơ quên đời

Hãy quên hết cho vơi sầu thảm
Tạm xa rời lãnh đạm tình xưa
Thời gian một thoáng đong đưa
Trăm năm một cõi như vừa thoáng qua
Hoàng Dung
3/3/03

 

Hoài vương kỷ niệm

Cuộc đời mãi ru lầm mộng mi.
Người dối gian hay chỉ đùa chơi
Ngập ngừng hứng giọt mưa rơi
Ngồi thương dĩ vãng, một thời đắm say

Em đã đến từng ngày dệt mộng
Thuở hẹn hò trông ngóng tin nhau
Trăng Thu đẹp sáng trên cao
Soi đường dương thế, ngọt ngào bến yêu
Tình xưa đó như chiều nắng nhạt
Nhẹ vu vơ nào khác bóng mây
Ru ta nỗi nhớ ngất ngây
Hoài vương kỷ niệm, đong đầy nắng Thu

Em xa vắng mịt mù lạc lối
Tôi ngồi đây kết nối vần thơ
Đêm nay ngồi ngắm trăng tơ
Cạn ly rượu đắng, vu vơ mỉm cười
Minh Long

 

Haiku

Thơ Haiku
Haiku là một thể thơ của Nhật, được truyền sang Trung Hoa rồi vào Vietnam. Hiện nay thể thơ này cũng đã du truyền sang các nước Tây Phương như Mỹ Pháp.
Hàng năm có những cuộc thi Haiku ở Nhật, số bài tham dự đến cả mấy chục ngàn, có khi cả trăm ngàn bàị
Về hình thức thì Haiku gồm 3 câu và 17 âm, không phải 17 chữ, chia làm 5,7,5.
Tiếng Nhật và hầu hết ngôn ngữ gốc latin-roman của TâY Phương đa âm nên nhiều khi 1 câu chỉ có 1 chữ hay hai. Thí dụ như “Sayonara” tính là 4 âm, “unforgettable” đã có thể là 1 câu rồi.
Riêng tiếng đơn âm như Hán, Việt hay Triều Tiên thì có thể dùng 17 chữ trong 3 câu, vì vậy diễn dạt được nhiều hơn. Nhưng tinh túy của Haiku không phải là để nói nhiều, mà để diễn dạt một thoáng suy tư, một khung cảnh cô đọng, một chút thiền.
Haiku không phải là một phim bộ dài dòng mà là một tấm ảnh chụp lấy một khoảng khắc, một trừu tượng, một tư duy, nên nhiều khi vài chữ cũng đủ. Cái hay và khó hay của Haiku là ở chỗ đó. Đọc một bài thơ Haiku hay như nghe một tiếng khánh cô đọng thật ngắn gọn nhưng ngân nga, để lại ấn tượng lâu trong tâm hồn người.
Haiku không có luật về âm điệu và vần. Kết hợp vào thơ Vietnam ta có thể cho câu cuối vần với 1 trong hai câu trên, nhưng không bắt buộc.
Về nội dung, Haiku chính tông đòi hỏi trong bài phải nói về một trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Không có nghĩa là phải nêu tên một mùa ra mà dùng biểu tượng cũng được, như tuyết, hoa đào, nắng ấm v.v.
Dù vậy quy luật này cũng không cần theo vì gò bó vào một khía cạnh quá. Trong văn học sử Nhật có thiền sư Basho là người để lại nhiều bài Haiku bát ngát hương Thiền.
Haiku về Thiền như một viên đá ném (hay không ném) xuống mặt hồ phẳng lặng. Ném là Thiền mà không ném cũng là Thiền, miễn là (không) thấy được vòng đồng tâm.

Hành động cầm dùi đánh vào chuông cũng có cùng ý nghĩa với việc không dùi không đánh vào chân không.

Haiku

Người chiết tự trong đêm
Chữ bình tâm loay hoay xếp mãi
Quên ngày mới vừa lên

Ngư ông không dụng mồi
Con Koi bạc chưa hề sứt mép
Chiều nay về cơm chay

Fisher without bait
The silver Koí’s lips unhurt
Vege dish tonight.

Xếp chân mong thiền tọa
Ruồi đậu bàn tay, vỗ bàn tay
Tâm tịnh mất khi nàỵ

Giá áo và túi phân
Vùng kinh điển đốt hoài chẳng hết
Về đi, tập đánh vần!

 

Thơ Tám Chữ

Thơ tám chữ phát sinh từ thập niên 30-40 trong phong trào thơ mới tiền chiến. Tiêu biểu là các bài thơ của Hồ Dzếnh và Xuân Diệu.

Cách làm thơ tám chữ
Có ngươì hỏi cách làm thơ tám chữ
Xin trả lời dễ lắm chứ ai ơi
Nghĩ làm sao thì cứ viết nên lời
Vì vần điệu không bó như thơ khác
Cốt là nghe êm êm theo tiếng nhạc
Mỗi một vần chỉ phải một lần thôi
Hết hai câu lại được đổi âm rôì
Bằng bằng hết lại đến phiên trắc trắc
Cần âm điệu nghe sao đừng khúc mắc
Đừng cho 5,6 chữ một âm đều
Nên đổi thay bằng trắc thật là kêu
Không nhất thiết câu đâù tiên phải trắc
Vần thứ nhất câu 2 & 3 bắt cặp
Rôì 4 & 5, 6 & 7 tiếp tục đi
Câu cuôí cùng cũng chẳng bó buộc gì
Vì chấm dứt mà không cần vần tiếp
Thơ có hay còn nhờ ngôn ngữ đẹp
Như bài này con cóc phải cười thôi
Viết lông bông đùa một chút cho vui
Để cho biết đó là thơ tám chữ


À quên chứ, vần bằng còn hai thứ
Hoặc dâú huyền hay không dâú đó nghe
Trong hai câu liên tiếp phải đổi bè
Huyền câu trước thì câu sau không dấu
Phạm Doanh

Về vần luật thì thơ tám chữ thường làm theo lối liên vận hoặc cách vận.
Liên vận dễ làm hơn vì cứ hai câu lại đổi một vần. Câu đầu bình thường không bắt vần, chỉ để dẫn vào bài, từ câu hai trở đi mới cặp vần, cứ hai câu bà(ng rồi đến hai câu trắc. Cách chia thành từng đoạn 4 câu trong thể liên vận chỉ là hình thức vì câu đầu đoạn sau vẫn cần vần với câu cuối đoạn trước
Thơ tám chữ liên vận (bài của Hoài Nhân có 4 câu lục bát mở đầu)

hình như
hình như có một nỗi buồn
cứ theo ta mãi, vương vương bên trời
bây giờ ngồi ngắm mưa rơi
người ơi, xin hãy giữ đời cho nhau
***
tình thư cũ giữ làm gì em nhỉ
biết tìm đâu những kỷ niệm hôm nào
đôi tay gầy níu kéo những vì sao
tuy vẫn biết không thể nào bắt được


tà áo trắng, tà áo dài tha thướt
không bao giờ anh quên được đâu em
ở bên nay khi vũ trụ lên đèn
anh đếm bước giữa đêm buồn phố thị


chiếc áo trắng đâu mất rồi em nhỉ
đứng đợi hoài mà chỉ thấy lá rơi
mây lang lang cũng dừng bước, mỉm cười
– chờ ai đó.. về thôi… người khách lạ


chiếc áo trắng bây chừ xa, xa qúa

em có còn nhặt lá những chiều thu
đi lang thang trong buổi sáng sương mù
trời Dalat vẫn buồn như thuở đó?


ở bên ấy có khi nào em nhớ
những ngày vui, hai đứa bước bên nhau
anh bây giờ… có còn lại gì đâu
chiều xứ lạ, bước mau trên lối vắng…
Hoài Nhân


Bóng nhạn cuối chân đèo

Ôi giấc ngủ hoang vu làm mệt quá
Vời vợi em, bóng nhạn cuối chân đèo
Ta bám trên từng mỏm đá cheo leo
Ta với hụt, bàn tay đầy mộng mị
Rơi hun hút trong khoảng không kinh dị
Ta cong người ôm lấy vạn vì sao
Em ở đâu? chẳng thấy một câu nào
Có tìm mãi, có gọi hoài cũng thế
Người yêu hỡi, tên em lời kinh kệ
Ê a hòa trong điệp khúc ru hời
Ta bật cười, ta cắn chảy máu môi
Ta mở mắt, vẫn chỉ là đêm tối
Con thuyền vỡ lênh đênh ngàn bão nổi
Một kiếp người nào háo mãi luân lưu
Dù lang thang linh hồn vẫn lao tù
Trong khắc khoải, trong cơn mê đày đọa
Ôi giấc ngủ hoang vu làm mệt quá
Vời vợi em, bóng nhạn cuối chân đèo
…..
Phạm Doanh

Thơ cách vận tám chữ đòi hỏi câu lẻ vần với câu lẻ và câu chẳn vần với câu chẳn. Như vậy một đoạn 4 câu cần hai vần, nhưng ngược lại các đoạn không cần nối vần với nhau.

sáng hôm nay, tiếng chuông nào báo thức
ta giật mình, bật dậy, chực ra đi
lòng cứ tưởng sương, nắng nào thúc giục
thì ra mưa đang gõ, rất thầm thì

đã lâu lắm, ta không ra khỏi nhà
kể từ lúc em đi, vắng, vườn hoa
con mèo nhỏ còn ưu tư nhớ bạn
huống hồ chi, trống rỗng, trải trong ta

đêm hôm qua, trằn trọc cơn baõ cũ
sáng hôm nay, thấy mưa trước sân nhà
mưa này sao trông giống con nước lũ
xô đẩy hồn người vào cuộc phong ba

sáng hôm nay, cơn mưa nào cào xướt
dậy, ra sân, ngồi, nhớ hết mưa xưa
ký ức nào, ôm nỗi buồn khóc mướt
ôi, giọt mưa, sao cứ mãi cợt đùa

vào ra một mình, thở dài thườn thượt
chiếc ghế em ngồi, đong đưa nỗi sầu
ngày và tháng, dường, trôi mau phía trước
ta dường như, trôi ngược lại về sau

cây chanh kiểng, mang về, bỏ nằm góc
( bảo rằng, ngó chừng ta, kẻ vô tình )
em đâu biết, chanh cũng nghìn giọt lệ
cũng như người, khô lệ, chết, lặng thinh

ta đứng đó, buổi sáng nhìn mỉm cười
chờ em đến, như ngày đợi lâu, đêm
ngày với đêm, vô tình chơi cut’ bắt
em nỡ lòng, quanh quẩn, giỡn, trong tim

em không đến, làm sao ta biết được
đời sống này, hạnh phúc có hay không?
mưa đã đến, cọng cỏ xanh mọng nước
riêng trời ta, mây xám vẫn mênh mông

Nnguong

Một biến dạng của thơ tám chữ cách vận là trong 1 đoạn 4 câu chỉ cần câu 4 vần với câu 2; còn hai câu lẻ mang vần trắc là đủ.
Về âm điệu thì phổ thông nhất là nhịp 3,2,3 hay 3,3,2. Vì thế có khi trong thơ tám chữ, một câu được ngắt thành hai như

Cảm ơn anh


Cảm ơn anh
Đã làm em xúc động
Cánh thiệp xinh
Với dòng chữ ân tình
Tháng ngày qua
Tình ngỡ chẳng hồi sinh
Nay bất chợt
Mi em tràn nước mắt….
Cảm ơn anh
Chữ vợ ngoan anh tặng
Chữ mẹ hiền
Anh âu yếm trao ban
Đã từ lâu
Em luôn thấy bẽ bàng
Không đón nhận
Lời yêu thương ai cả
Để hôm nay
Ngày lễ ca tụng mẹ
Cánh thiệp mừng
Anh ưu ái trao em
Dẫu trước anh
Người ta tặng lời khen
Đầy hoa mỹ
Với bó hồng trong trắng
Nhưng cũng vẫn
Không bằng lời anh tặng
Chữ vợ hiền
Em ao ước bao ngày
Mong từ đây
Bao sóng gió qua đi
Đời sẽ sáng
Khi gia đình êm ấm…..
Uyenvy

 

 

Thơ thất ngôn độc thanh

Thơ thất ngôn độc thanh
Đây là một đặc dạng của thơ thất ngôn tứ tuyệt, đặc biệt chỉ dùng thanh bằng, tạo nên âm điệu lạ.

Ngày Xưa Dư Âm…
Ta nhìn mùa thu qua bao năm
Thăng trầm đời ta nơi xa xăm
Chưa lần về quê ta mong thăm
Tâm tình ngày xưa bao dư âm

Xa rồi tha hương ta lang thang
Vì đời sinh nhai ôi gian nan
Đêm ngày ưu tư hay miên man
Bao trùm sầu đâng trong không gian

Hơn mươi năm qua như mây trôi
Xa nhà xa quê tim đơn côi
Mơ về dòng sông xưa xa xôi
Con đò ngày nao đưa em tôi

Ôi người tôi yêu nay phương nao
Mơ hoài hình em trong thanh tao
Yêu người tình tôi trong hư hao
Bao ngày tương tư tôi xanh xao
Nào ngờ tình yêu bay xa mau
Em đành sang sông, tôi lao đao
Bên chồng em vui, tôi buồn đau
Lời thề năm xưa em quên sao???
Thôi thì tình ta chia hai phương
Chung tình mà chi thêm thê lương
Ôm tình mình tôi mang sầu vương
Chôn tình vào tim quên đau thương

Bây giờ còn chăng riêng mình ta
Ddêm về buồn tênh cơn mưa sa
Ta nhìn mùa thu trôi nhanh qua
Đâu ngờ đời ôi… bao phong ba
SaMạc

Phạm Doanh

 

 

 

©T.Vấn 2014

Bài Mới Nhất
Search