T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Hai nhà thơ lớn của miền Nam đã ra đi

(Chúng tôi vừa được tin hai nhà thơ lớn của miền Nam, Trần Tuấn Kiệt và Du Tử Lê vừa qua đời. Cả hai đều là những khuôn mặt đáng chú ý nhất của thi ca Việt Nam nói chung, kể cả ở giai đoạn trước và sau dấu mốc tháng 4 năm 1975, với Trần Tuấn Kiệt trụ lại Việt Nam và Du Tử Lê sinh sống ở Mỹ. Trang TV&BH xin gởi lời chia buồn đến gia đình hai nhà thơ và cầu chúc hai ông thanh thản tiếp tục làm thơ nơi xứ lạ quê trời.)

Vĩnh biệt nhà thơ Trần Tuấn Kiệt: Phận đời lãng du

(Nguồn :   phunuonline.com.vn)

Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt qua đời nhưng những vần thơ, những tác phẩm mà ông để lại vẫn còn nguyên giá trị.

Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt (sinh ngày 1/6/1939, bút hiệu Sa Giang) là một trong những gương mặt quen của thi đàn Việt. Giọng thơ Trần Tuấn Kiệt lúc nhẹ nhàng, khi day dứt, trầm bổng luân hồi khiến ai đọc thơ ông cũng đều yêu mến cái tình gửi trong thơ ca.

Trong sự nghiệp của Trần Tuấn Kiệt, cột mốc đáng nhớ là năm 1971, với tậpLời gởi cây bông vải, ông nhận được giải nhất về thơ. Những tác phẩm của nhà thơ Trần Tuấn Kiệt được nhắc đến nhiều như:Nai, Cổng gió, Cỏ nội, Mê cung, Màu kỷ niệm, Lời gởi cây bông vải…Bên cạnh đó còn có những trường ca gồmBài ca thế giới, Ngôi đền cổ, Trường ca đất, Triền miên ngâm khúc hồng hạc, Niềm hoan lạc của thần linh và địa ngục, Lạc đạo thi…

Đặc biệt, nói về tác phẩm của nhà thơ Trần Tuấn Kiệt phải nhắc đến cuốnThi ca Việt Nam hiện đại(1880-1965), dày gần 1.200 trang do ông biên khảo. Cuốn sách giới thiệu được nhiều nhà thơ tiêu biểu, cũng như một số gương mặt thơ lạ nhưng hay mà nhiều bạn yêu thơ chưa biết.

Vinh biet nha tho Tran Tuan Kiet: Phan doi lang du
Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt

Lý giải về giọng thơ của Trần Tuấn Kiệt, nhiều người cho rằng có thể do “chất” miền Tây trong cách sống, cách nghĩ của ông nên thơ khi đọc lên nghe chân chất, nghĩa tình. Trước khi lên Sài Gòn sinh sống, nhà thơ sống ở vùng Đồng Tháp Mười với bà ngoại.

Khi khởi đầu nghiệp văn, nhà thơ Trần Tuấn Kiệt được bạn bè giới thiệu vào làng báo. Từ cuối thập niên 1950 ông đã cộng tác với hàng chục báo và tạp chí. Bên cạnh thơ văn, ông còn xuất bản truyện kiếm hiệp, nhiều sách dạy võ thuật. Sinh thời, Trần Tuấn Kiệt là một cao thủ của Tây Sơn Nhạn, một phái lớn trong Thiếu Lâm nội quyền. Ông cũng có nhiều năm dạy võ.

Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt mất lúc 17g15 ngày 8/10/2019 tại TP.HCM, thọ 81 tuổi.

Minh Tú

 

Du Tử Lê, tác giả ‘Khúc Thụy Du’, qua đời ở tuổi 77

Thi sĩ Du Tử Lê. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
Thi sĩ Du Tử Lê. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
(Nguồn: VOA)

Thi sĩ Du Tử Lê, nhà thơ quan trọng của nền thi ca miền Nam Việt Nam, qua đời tại thành phố Garden Grove, California, thọ 77 tuổi. Tin này được cô Orchid Lâm Quỳnh, ái nữ nhà thơ, báo tin qua đoạn text có câu: “Bố đã đi”.

Du Tử Lê là một trong những nhà thơ có tác phẩm được phổ nhạc nhiều nhất và thịnh hành nhất với công chúng Việt Nam. Trong đó có những tác phẩm trở thành đại chúng, như Khúc Thụy Du, Chỉ Nhớ Người Thôi Đã Hết Đời, Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn, Em Ngủ Trong Một Mùa Đông, Giữ Đời Cho Nhau, Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển…

Nhật báo Người Việt dẫn lời cô Orchid Lâm Quỳnh cho biết tim nhà thơ “ngừng đập lúc 8 giờ 6 phút tối thứ Hai, 7 tháng 10″.

Hôm 09/10, trên trang Facebook cá nhân của bà Phan Hạnh Tuyền, vợ của ông, ghi: “Ông Ngoại lên trời rồi.”

Từ Thành phố Hồ Chí Minh, bà Trương Đào Diệp Khanh, em vợ của thi sĩ, cũng là người điều phối xuất bản và lưu hành các ấn phẩm thơ tại Việt Nam, nói với VOA rằng nhà thơ ra đi để lại mất mát lớn lao cho gia đình, thân hữu:

“Tình thương của anh dành cho gia đình quá lớn. Anh là là một người anh lớn, một người anh luôn luôn gần gũi và chia sẻ những khó khăn.”

Nhà văn Vũ Thư Hiên ở Paris, một người bạn thâm giao của nhà thơ Du Tử Lê, viết cho VOA hôm 09/10: “Du Tử Lê được thiên hạ biết đến, được nhớ đến, là nhờ những bài thơ không vần với những chấm, phẩy, gạch nối, ngoặc đơn, ngoặc kép và những ký hiệu toán học. Những cái đó là tốt, là xấu, là hay, là dở, tôi không bàn. Trong địa hạt này tôi là kẻ ngoại đạo. Nhưng điều tôi thấy rõ là Du Tử Lê đã và đang làm một cái gì đó chưa từng có.”

Ông Vũ Thư Hiên viết tiếp: “Anh là kẻ khai phá. Cái mà anh đang khai phá rồi đi đến đâu là chuyện về sau. Nhưng ngay bây giờ tôi đã bắt gặp đâu đó những người theo chân anh. Như thế, anh không hề đơn độc.”

Du Tử Lê và thơ phổ nhạc

Từ Sài Gòn, nhà thơ Trần Tiến Dũng viết cho VOA, rằng Du Tử Lê “luôn là thi sĩ của tình yêu đôi lứa trong màu sắc triết lý nhân sinh thuần khiết.” “Thi sĩ Du Tử Lê thành công ngay cả với thế hệ sinh sau 1975. Ông luôn là thi sĩ của tình yêu đôi lứa trong màu sắc triết lý nhân sinh thuần khiết. Ngôn ngữ thi ca của ông về đề tài này thật tuyệt với đám đông, bởi đó là ngôn ngữ thơ vốn luôn là nhu cầu hiện hữu trong tâm thức khao khát tình yêu của công chúng, bất chấp hoàn cảnh trần trụi tha hoá của ngôn từ tuyên truyền chính trị nhân danh và lồng ghép vào thi ca tình yêu.”

Và, vẫn theo nhận định của Trần Tiến Dũng, thơ Du Tử Lê “ngay cả khi bị cho là thời trang, trang điểm cho cảm xúc đám đông thì vẫn luôn đánh thức đươc nhận thức hiển nhiên cho mỗi cá nhân, bất chấp họ thuộc đám đông nào rằng, chính họ luôn có mối tình đẹp, đẹp tuyệt vời để sống và yêu.”

Từ California, họa sĩ Trịnh Cung nói ông “bàng hoàng vì bất ngờ nhận được tin bạn mình không còn nữa.”

Theo lời họa sĩ, Du Tử Lê và một số bạn văn nghệ ở “Bolsa” vẫn hay hẹn nhau tại cà phê Hạt Ngò, “một quán cà phê quen thuộc, nơi một góc sân, anh vẫn thường ngồi ở đó với một số văn hữu của Bolsa mỗi buổi sáng.”

“Du Tử Lê dưới mắt anh em trẻ hơn ở đây là một ngọn lửa, là một ngôi sao để họ tìm thấy một sự ấm áp, một niềm tin đủ để họ yêu và tiếp tục cho việc sáng tác của mình. Hiền lành, nhẫn nhịn và đam mê sáng tác là những đặc điểm mà Du Tử Lê giữ mãi cho đến tận hơi thở cuối cùng. Anh ra đi, tôi mất đi một nơi để hẹn, để chuyện trò, để bàn về những dự án văn học và nghệ thuật cho Bolsa, chỗ anh ngồi mỗi buổi sáng ở đó là một nơi rất cần cho những tháng ngày lưu vong của tôi ở đây. Vĩnh biệt anh, một trong những nhà thơ tài hoa nhất của Sài Gòn trước 1975.” Vẫn theo lời họa sĩ Trịnh Cung.

Du Tử Lê, tên thật là Lê Cự Phách, sinh năm 1942 tại Hà Nam. Năm 1954, ông theo gia đình di cư vào miền Nam. Ông là cựu học sinh trường Chu Văn An, Trần Lục rồi đại học Văn Khoa Sài Gòn, nguyên sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Ông làm việc tại cục Tâm Lý Chiến trong vai trò phóng viên chiến trường, trước khi làm Thư ký tòa soạn nguyệt san Tiền Phong. Năm 1969, Du Tử Lê theo học khóa tu nghiệp báo chí tại thành phố Indianapolis, bang Indiana. Năm 1973, ông được trao giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc, bộ môn Thi Ca, với thi phẩm: “Thơ Du Tử Lê 1967-1972,” theo trang web của nhà thơ Du Tử Lê.

Ông định cư tại Hoa Kỳ sau biến cố 30 tháng 4/1975. Khởi sự làm thơ rất sớm, từ năm 1953 tại Hà Nội, với nhiều bút hiệu khác nhau, bút hiệu Du Tử Lê được dùng chính thức từ năm 1958 trên tạp chí Mai.

Thơ của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí trong và ngoài nước. Ông có thơ đăng trên nhật báo Los Angeles Times, 1983 và New York Times, 1994. Ông là một trong 6 nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ thứ hai mươi, có thơ được chọn in trong tuyển tập “Thi ca Thế giới từ thời Thượng Cổ tới hôm nay”và là một trong 7 nhà thơ miền Nam, được cố nhà văn Mai Thảo chọn là “7 Vì sao Bắc đẩu” của nửa thế kỷ thi ca Việt Nam.

Hội thảo về xu hướng cộng hoà tại Việt Nam

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA trước đây, tác giả Khúc Thụy Du nói:

“Bài Khúc Thụy Du tôi viết vào năm 1968, khoảng thời gian vừa xảy ra cái tết Mậu Thân. Hồi đó tôi làm phóng viên chiến trường, được cử đi tường thuật về một trận đánh mà tôi còn nhớ là ở trên đường ra Quang Trung.

“Khi tôi đi như vậy thì còn giới nghiêm, dọc đường gần như không có người. Tôi thấy những xác chết, những cánh tay, những phần thân thể bị văng lủng lẳng trên các dây điện. Tôi cũng nhìn thấy những con chó hoang vì chủ đã bỏ đi lánh nạn gậm những khúc xương người. Tôi bị chấn động trước cảnh tượng này và làm ra bài thơ. Khi về một người bạn của tôi ngày đó, anh Trần Phong Giao, làm tờ báo Văn, làm một số báo sau biến cố tết Mậu Thân, hỏi xin bài. Tôi đưa bài thơ đó cho anh.

“Tôi muốn nói Khúc Thụy Du là một bài thơ mới về chiến tranh. Nó hoàn toàn không phải là một bài thơ tình. Tình yêu trong Khúc Thụy Du.

Bài Mới Nhất
Search