T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Trịnh Công Sơn: LỜI ĐẤT ĐÁ CŨ (TUYỂN TẬP NHẠC)-BẾN SÔNG

ĐỌC THÊM:

Bến sông và Sao chiều đâu là văn bản gốc của Trịnh?

(Bài của Nguyễn Đắc Xuân đăng trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 28-3)

Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 28-3 có đăng bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân về hai nhạc phẩm thời sinh viên của Trịnh Công Sơn mới tìm thấy.

9gcvjEFS.jpgPhóng to
Bản nhạc Sao chiều của Trịnh Công Sơn – Ảnh: Lê Thị Ngọc Trinh cung cấp
Chúng tôi thật bất ngờ khi phát hiện văn bản bài nhạc Bến sông của Trịnh Công Sơn in trong tác phẩm Trịnh Công Sơn Vết chân dã tràng của Ban Mai do Nhà xuất bản Lao Động và Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây xuất bản năm 2008, ở trang 201 lại có những điểm giống với bài Sao chiều mà Nguyễn Đắc Xuân công bố trên báo Tuổi Trẻ. Tuy nhiên, khi đối sánh ngôn từ giữa hai văn bản chúng tôi lại phát hiện có những điểm giống và khác nhau cụ thể như sau :
1. Về đầu đề tác phẩm: ở hai văn bản hoàn toàn khác nhau. Theo văn bản ở bài báo của Nguyễn Đắc Xuân, đầu đề có tên Sao chiều, theo văn bản trong tác phẩm của Ban Mai thì đầu đề có tên Bến sông
2. Về thời điểm sáng tác: theo văn bản trong bài báo của Nguyễn Đắc Xuân thì nhạc phẩm này được viết trước năm 1957, theo văn bản trong tác phẩm của Ban Mai thì nhạc phẩm này được viết năm 1959.
3. Về ca từ
Văn bản trong bài báo của Nguyễn Đắc Xuân ghi Bao cánh chim bay vun vút trời mây, văn bản trong công trình của Ban Mai ghi Bao cánh chim đang vun vút trời mây; văn bản trong bài báo của Nguyễn Đắc Xuân ghi Một người ngồi đây mà nhìn cảnh sao, văn bản trong công trình của Ban Mai ghi Một người ngồi đây mà nhìn cánh sao; văn bản trong bài báo của Nguyễn Đắc Xuân ghi Sao đêm cô đơn nhìn núi đồi cao, văn bản trong công trình của Ban Mai ghi Sao vẫn đêm đêm nhìn núi đồi cao;
Văn bản trong bài báo của Nguyễn Đắc Xuân ghi Buồn chiều ngơ ngác giăng lên nhịp cầu, văn bản trong công trình của của Ban Mai ghi Vàng chiều ngơ ngác dâng lên nhịp cầu; văn bản trong bài báo của Nguyễn Đắc Xuân ghi Bến sông này ngàn năm che kín đàn tôi, văn bản trong công trình của Ban Mai ghi Bến sông này ngàn năm dấu kín tâm tư; văn bản trong bài báo của Nguyễn Đắc Xuân ghi Nam Bình nghe nỗi buồn vu vơ, văn bản trong công trình của Ban Mai ghi Nam Bình, nghe rồi buồn vu vơ; văn bản trong bài báo của Nguyễn Đắc Xuân ghi Như áng mây trôi về phố chiều nay; văn bản trong công trình của Ban Mai ghi Như bóng mây trôi về phố chiều nao; văn bản trong bài báo của Nguyễn Đắc Xuân ghi Nụ cười hồn nhiên nở trong phố nâu, văn bản trong công trình của tác giả Ban Mai ghi Nụ cười hồn nhiên nhẹ rung khóm ngâu.

Đâu là văn bản gốc?

Như vậy, đứng về mặt văn bản học mà nói từ tên bài hát đến thời điểm sáng tác và một số ca từ trong hai bản nhạc có những điểm khác nhau, nên vấn đề đặt ra ở đây là trong hai văn bản ấy đâu là văn bản gốc và chính xác nhất của Trịnh Công Sơn. Bởi vì hai văn bản trên đều được công bố ở hai tác giả vốn là những người có tâm huyết trong việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn.

Nguyễn Đắc Xuân là người sống cùng thời với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, từng có một công trình nghiên cứu về Trịnh Công Sơn đó là: Trịnh Công Sơn có một thời như thế do Nhà xuất bản Văn Học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản năm 2003.

Công trình Trịnh Công Sơn vết chân dã tràng của Ban Mai do Nhà xuất bản Lao Động và Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây xuất bản năm 2008, vốn là một chuyên luận được nâng cấp từ luận văn thạc sĩ về Văn học Việt Nam của chị.

Vì vậy, có thể nói đây là những nhà nghiên cứu chuyên sâu về nhạc Trịnh Công Sơn và ít nhiều cung cấp cho người đọc những tư liệu quý về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của Trịnh Công Sơn. Thế nên, khi phát hiện điều này chúng tôi thấy cần phải thông tin để các nhà nghiên cứu cũng như bạn đọc biết nhằm thảo luận, trao đổi để tìm ra văn bản gốc từ hai bản nhạc trên hầu cung cấp cho người yêu nhạc Trịnh những văn bản chính xác nhất về ca từ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn.

Bởi lẽ, ngôn ngữ trong âm nhạc Trịnh Công Sơn vốn là những lời “có cánh” mà mọi sự sai lệch có thể làm giảm đi giá trị độc đáo của nó trong tâm thức người yêu nhạc Trịnh. Thế nên vấn đề “tam sao thất bản” trong việc lưu truyền nhạc Trịnh Công Sơn theo chúng tôi là điều không nên có.

Để bạn đọc tiện theo dõi chúng tôi xin chép lại nguyên văn bài Sao chiều được công bố trên báo Tuổi Trẻ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân và bài Bến sông trong tác phẩm Trịnh Công Sơn Vết chân dã tràng của Ban Mai:

Sao chiều

(Trịnh Công Sơn, viết trước năm 1957)

Bao cánh chim bay vun vút trời mâyMột người ngồi đây mà nhìn cảnh saoSao đêm cô đơn nhìn núi đồi caoBuồn chiều ngơ ngác giăng lên nhịp cầuBến sông này ngàn năm che kín đàn tôiNgười xưa bây giờ còn hoài cổAi quay về nghe giọng hò hát Nam ai,Nam bình nghe nỗi buồn vu vơNhư áng mây trôi về phố chiều nayNụ cười hồn nhiên nở trong phố nâuÁo trắng lung linh lộng gió trời caoNgẩn ngơ đàn bướm quay lui vườn đào.

Bến sông

(Trịnh Công Sơn viết 1959)

Bao cánh chim đang vun vút trời mâyMột người ngồi đây mà nhìn cánh saoSao vẫn đêm đêm nhìn núi đồi caoVàng chiều ngơ ngác dâng lên nhịp cầuBến sông này ngàn năm dấu kín tâm tưNgười xưa bây giờ còn hoài cổAi quay về nghe giọng hò hát Nam Ai,Nam Bình, nghe rồi buồn vu vơNhư bóng mây trôi về phố chiều naoNụ cười hồn nhiên nhẹ rung khóm ngâuÁo trắng lung linh lộng gió trời caoNgẩn ngơ đàn bướm quay lui vườn đào.

Bài Mới Nhất
Search