T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Phan : Nên hay không nên…

clip_image001

Ảnh : www.soc.ucsb.edu

Phá thai – là chuyện rắc rối của nước Mỹ vì quyền tự do cá nhân được đề cao và tôn trọng trong xã hội dân chủ thật sự. Nhưng về mặt tôn giáo thì phá thai không được ủng hộ. Chung quanh việc ủng hộ phá thai hay chống phá thai từng được đề cập tới cả trong chuyện tranh cử tổng thống vào cuối năm nay. Bài báo “Should or Shouldn’t” trên mạng nói về chuyện Troy Newman như sau,

Troy Newman bị từ chối nhập cảnh vào Úc. Ông là lãnh tụ của tổ chức Operation Rescue có trụ sở tại tiểu bang Kansas. Tổ chức Operation Rescue của Troy Newma chuyên đi tuyên truyền về việc chống phá thai. Bản thân ông Troy đã treo bảng có nội dung chống phá thai tại trụ sở chính của ông ở thành phố Wichita. Sự việc mới nhất của ông là ông đến Úc để tuyên truyền chống phá thai nhưng bị từ chối nhập cảnh. Ông không bị chính quyền Úc trục xuất, nhưng cũng phải bay về Mỹ lại vì chẳng lẽ ông cứ ở trong Phi trường Melbourne.

Chuyện từ ngày 01 tháng 10 năm 2015 Troy Newman đã bị cấm nhập cảnh vào Úc. Mặc dù ông đã biết rõ là Úc đã từ chối và hủy visa của ông trước khi chuyến máy bay cất cánh từ Mỹ. (Thông thường trước khi lên máy bay để đi đến một nước khác, hành khách phải có visa hợp lệ của nước đó. Nếu không có visa hợp lệ tự động nhân viên của hãng hàng không sẽ từ chối không cho hành khách đó lên máy bay). Trường hợp của Troy Newman đã xảy ra khi ông bị từ chối lên máy bay ngay tại Phi trường Denver (đến Los Angeles trước khi đi Melbourne) vì nhân viên ở đây phát hiện ra Hải quan Úc đã hủy visa của ông.

Troy Newman và vợ là Mellisa đã phải đổi hãng máy bay để đến Los Angeles trước khi họ đáp máy bay đi Úc. Vợ chồng họ đến được Los kịp chuyến bay đi Úc nhưng khi tới nơi thì không được ra khỏi phi trường Melbourne mà phải quay về Mỹ vì chính quyền Úc đã cancel visa nhập cảnh Úc của vợ chồng ông Troy Newman.

Câu chuyện được thuật lại khi một nhân viên chính phủ Úc đã kịp thời gởi một lá thư đến Bộ trưởng Bộ di trú Úc là Peter Dutton, thông báo mục tiêu của Troy Newman đến Úc để thực hiện một tour các buổi thuyết trình về đề tài chống phá thai tại Úc. Theo nhà làm luật này hành động của Troy Newman có thể gây ra những rắc rối nguy hiểm cho sự yên bình của nước Úc.

Theo lời Terri Butler, là thành viên của Đảng Lao động Úc đã nói: “Troy Newman kêu gọi dân Úc hãy đưa ra xử án những người ủng hộ phá thai. Tất nhiên điều này sẽ tạo ra những xáo trộn nguy hiểm ảnh hưởng đến phụ nữ Úc cũng như giới y khoa phục vụ nhóm công dân này.”

Sau khi nhận được tin này, Sở di trú Úc đã quyết định từ chối cấp visa cho công dân Mỹ Troy Newman.

Phát biểu của Terri Butler khá rõ ràng: Úc là một nước rất dân chủ. Chúng tôi có nhiều buổi thảo luận khác nhau, đôi khi rất thẳng thắn, nếu cấn chúng tôi sẽ không ngại chuyện lớn tiếng và gay gắt. Hiển nhiên phá thai là một trong những đề tài đó. Tuy nhiên chúng tôi không hoan nghênh những thành phần quá khích đến đất nước chúng tôi. Nguyên văn: “We have a lot of discussion, frank discussion, vehement discussion, about issues on which we disagree. And abortion is one of those things. But we don’t welcome extremists into our country.” Phát biểu này của Terri Butler đã được Tuần báo New York Times loan tải.

Về Troy Newman, báo viết: Troy Newman từng là tác giả (viết chung với một tác giả khác) xuất bản một cuốn sách đã gợi ý rằng nhân viên xã hội giúp các phụ nữ phá thai đã phạm phải tội ác nghiêm trọng đủ để lãnh án tử. Tuy nhiên Troy Newman cho biết mình chưa hề có bất cứ hành động nào gây nguy hại cũng như khiến cho ai phải sợ hãi.

Tại trang Facebook cá nhân, ông Troy đã viết: Việc chính phủ Úc từ chối visa chỉ dựa trên những lời cáo buộc dối trá, trong đó có việc cho rằng tôi đã có những hành vi cổ động bạo lực. Trong khi lý lịch trong sạch của tôi trong suốt 25 năm qua chỉ biết đến cầu nguyện là một bằng chứng rõ ràng nhất.

Đồng thời Troy Newman cũng đã post một video clip quay cảnh anh đã lớn tiếng với một nhân viên tại Phi trường Denver khi nhân viên này từ chối anh bay đến Los Angeles (tức một trạm bay trước khi Troy Newman có thể bay đến Úc).

Khi biết mình bị từ chối visa nhập cảnh vào Úc, Troy Newman đã nộp đơn kháng án tại Tòa án High Court của Melbourne. Luật sư của Troy Newman cho biết thân chủ của mình chưa hề có bất cứ một tiền án, tiền sự nào có liên quan đến các hoạt động bạo lực. Vì thế từ chối cấp visa cho Troy Newman là một việc làm không đúng luật.

Phản hồi trước lời kháng nghị này, Thẩm phán Geoffrey Nettle cho biết ông không đồng ý với luật sư của Troy Newman. Ông cho rằng Troy Newman sẽ là mối nguy hiểm cho tình hình ổn định tại Úc – pose a threat “to the good order of the Australian community”. Ông sợ Troy Newman sẽ châm ngòi cho những tai họa có thể xảy ra. Ngoài ra Thẩm phán Geoffrey Nettle còn vạch rõ Troy Newman đã cố ý làm sai luật của Úc khi cố ý đáp máy bay đến Úc khi không có visa hợp lệ do Úc cấp. Sau cùng Thẩm phán Geoffrey Nettle kết luận: Trước khi đến tòa của tôi, hai bàn tay của anh ta đã không còn trong sạch nữa – He does not come to this court with clean hands.

Chuyện của Troy Newman không lớn với dư luận Mỹ. Nhưng với bối cảnh xã hội Hoa Kỳ lúc đó có liên quan đến tổ chức Planned Parenthood xoay quanh việc một số video clips được tung ra hồi tháng 07 năm 2015 khi các nhân viên của Planned Parenthood thảo luận về việc khai thác các bộ phận thai nhi và bán cho các trung tâm nghiên cứu khoa học.

Trường hợp này không có gì khó giải quyết. Ông Troy Newman sẽ phải đáp máy bay về Mỹ lại. Bởi trên nguyên tắc (và rất hợp lệ), ông đã không tuân thủ những qui định tối thiểu của luật di trú và luật hải quan của thế giới. Nghĩa là không có visa (hoặc không nằm trong danh sách miễn visa) thì không thể nhập cảnh vào một quốc gia.

Thông thường công dân Mỹ muốn vào Úc thăm và không ở quá lâu sẽ không cần visa. Công dân Úc cũng thế. Nếu là người bình thường và không có tiền án tiền sự và không ở lại Mỹ lâu cũng không cần đến visa của Mỹ. Tuy nhiên nếu có lý do chính đáng, chính phủ mỗi bên có quyền từ chối nhập cảnh, thậm chí có thể trục xuất các công dân nước ngoài nếu họ có lý do thuyết phục. Như hồi tháng 09 năm ngoái, Úc đã từ chối cấp visa cho ca sĩ dòng nhạc R&B Chris Brown chỉ vì anh đã vướng vào một vụ rắc rắc rối hình sự (tội bạo lực) với ca sĩ nhạc pop Rhihana.

Từ chuyện của vợ chồng Troy Newman đã thấy được từ đầu không phải là chuyện lớn, vì nước Mỹ luôn có những chuyện động trời hơn. Chuyện cũng chẳng ảnh hưởng gì tới người Việt không thích vác ngà voi như người Mỹ. Nhưng nhìn lại sự việc, ta thấy không nên quá chủ quan với cái quốc tịch Mỹ của mình, nhất là khi đi ra nước ngoài. Cần hiểu rõ luật lệ của nước chúng ta sẽ đến để tránh những trường hợp đáng tiếc. Cụ thể hơn là tránh mang những thứ không nên mang và đừng có những hành vi gây sự chú ý một cách không cần thiết.

Qua chuyện Troy Newman phải đáp máy bay quay về Mỹ khiến không ít người bên Úc được vui vẻ vì họ thấy mục tiêu chống phá thai của vợ chồng ông bị ngăn cản. Nhưng đối với tổ chức chống phá thai tại Úc (có tên là Right to Life Australia) thì đau buồn vì họ đã chuẩn bị không ít công sức cho chuyến đi này của Troy Newman.

Điều còn lại cho chúng ta suy nghĩ về sự thiếu cẩn trọng trong ăn nói hoặc có những phát biểu mang tính cực đoan. Tuy Troy Newman có tôn chỉ và mục đích sống của bản thân. Ông có suy nghĩ và chính kiến của mình. Chỉ tiếc trong trường hợp của ông, Úc không thích những người quá nhiệt tình trong việc chống phá thai như ông.

Viết thêm một chút về nước Mỹ để thấy Mỹ khác Úc về căn bản mà ông Troy không để ý!

Nếu có dịp đi Honolulu chơi, thăm bãi biển Waikiki xinh đẹp, làm một chuyến thăm thú những nơi của hòn đảo nhỏ này, bạn sẽ có dịp ghé thăm sở thú của Honolulu. Vào đây. Khá bất ngờ khi bạn ghé thăm những chuồng rắn. Và càng bất ngờ hơn nữa những con rắn ở đây chỉ có một giống đực duy nhất. Không có những con rắn cái. Đơn giản vì họ sợ nếu có rắn cái sẽ có chuyện sinh sản ra những thế hệ rắn con… Vì Hawaii là những hòn đảo không có rắn. Họ sợ có rắn sẽ phá vỡ môi trường tự nhiên ở nơi đây.

Mỗi quốc gia đều có cách bảo vệ quốc gia của mình, theo cách rất riêng biệt. Nên tốt nhất là muốn đi đến đâu thì tìm hiểu cặn kẽ về nơi đó trước khi khởi hành để không gặp những chuyện đáng tiếc xảy ra. Người Mỹ không chống phá thai quá đáng; cũng không ủng hộ việc thất đức ấy; nhưng ở Úc hoàn toàn khác! Người Úc thích tự do hơn cả Mỹ; và chính quyền, quan toà của họ cũng rất… Úc.

Phan

 

 

 

 

©T.Vấn 2016

Bài Mới Nhất
Search