T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

19/11/2021: LỄ TƯỞNG NIỆM ĐỒNG BÀO QUA ĐỜI VÌ ĐẠI DỊCH COVID-19

Phạm Thanh Nghiên & Bản tin LymHa & Worldometer Record

Lần đầu tiên, tất cả giáo xứ (gồm hơn 200 nhà thờ), nhà nguyện thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn sẽ đổ chuông sầu đến cộng đồng. Theo lệ thường, khi Đức Giám mục tổng giáo phận mất mới có việc đồng đổ chuông tử.

Tại Sài Gòn, đúng 20 giờ 30, Ban truyền thông của Tổng Giáo phận Sài Gòn sẽ trực tuyến giờ cầu nguyện cho đồng bào đã qua đời vì đại dịch từ Giáo xứ Chợ Đũi (nhà thờ Huyện Sĩ). Cùng đó, tất cả giáo xứ, nhà nguyện… sẽ cùng đổ chuông sầu báo người mất.

Cả nước và nặng nề hơn cả là Sài Gòn đã trải qua những ngày tang thương nhất trong nhiều năm qua. Việt Nam đã mất hơn 23.200 đồng bào. Chưa bao giờ người nằm xuống vì dịch bệnh lại nhiều như thế…

Cho đến hết ngày 18-11, Việt Nam đã có 23.476 người tử vong vì COVID-19, trong đó Sài Gòn có 17.307 người, chiếm 74% tỉ lệ tử vong của cả nước. Có lẽ chưa bao giờ SG tang thương như vậy… Và tối nay (19-11), cả nước sẽ có một buổi lễ tưởng niệm chung, ấm lòng người đi, chia sớt nỗi đau với người ở lại.

Tại Sài Gòn, đúng 20 giờ 30, ban truyền thông của Tổng Giáo phận Sài Gòn sẽ trực tuyến giờ cầu nguyện cho đồng bào đã qua đời vì đại dịch từ Giáo xứ Chợ Đũi (nhà thờ Huyện Sĩ). Cùng đó, tất cả giáo xứ, nhà nguyện… sẽ cùng đổ chuông sầu báo người mất.

Riêng nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn từ 20 giờ sẽ diễn ra giờ chầu cầu nguyện cho đồng bào đã qua đời và cho đại dịch sớm chấm dứt. Hiện nhà thờ Chính tòa Đức Bà đang trong quá trình trùng tu nên không thể đổ chuông (nhà thờ đã ngưng đổ chuông từ ngày 18-1-2020).

Chuông tử, chuông u minh, hoa đăng… tiễn người

Cũng như thế, 20 giờ 30, tất cả chùa, tu viện cả nước đồng loạt thỉnh chuông, thắp nến, dâng hương, tưởng niệm, cầu siêu cho các vong linh tử vong do COVID-19. Các chùa sẽ thỉnh chuông u minh (đại hồng chung), cử chuông trống Bát Nhã tưởng niệm người tử vong vì dịch bệnh. Riêng dọc kênh Nhiêu Lộc đoạn từ chùa Pháp Hoa (quận 3) đến Quan Âm tu viện (quận Phú Nhuận) sẽ có lễ hoa đăng tưởng niệm người đã qua đời.

Cùng với các nghi thức thỉnh chuông, đổ chuông của các tôn giáo, đúng 20 giờ 30, tất cả tàu thuyền, sà lan… đang neo đậu tại các cảng ở Sài Gòn sẽ kéo còi tưởng niệm.

Hơn 50 phương tiện đường thủy dọc tám cảng, bến trong khu vực dọc sông Sài Gòn, kênh Tẻ – Bạch Đằng, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, kênh Bến Nghé – Tàu Hủ, bến Lan Anh… sẽ cùng kéo còi.

Và tối nay, mỗi người dân, mỗi mái nhà, dù có mất mát người thân hay không, cũng đã và đang ít nhiều bị ảnh hưởng bởi đại dịch; vì thế TP cũng kêu gọi người dân tắt đèn và thắp nến tại các nơi công cộng, đường đi bộ, công viên, khu dân cư, căn hộ, khách sạn, văn phòng, nhà dân… Đó không chỉ dành cho người đã mất mà còn an lòng cho người đang sống và cho mỗi gia đình đang hứng chịu tang thương…

Sài Gòn, Việt Nam, những ngày không thể nào quên, những điều chưa bao giờ xảy ra và cầu nguyện cho những tang thương không bao giờ trở lại.

Ghi thêm: Được biết, Đài truyền hình quốc doanh VTV cũng như các đài quốc doanh địa phương cũng truyền hình trực tiếp lễ tưởng niệm. Theo kế hoạch, lễ tưởng niệm đồng bào tử vong trong đại dịch COVID-19 sẽ bắt đầu vào 20 giờ tối nay (19-11) với cầu truyền hình trực tiếp từ Hội trường Thống Nhất (Sài Gòn) đến Công viên Thống Nhất (Hà Nội).

LINK: Update Nov., 19, 2021

https://www.worldometers.info/coronavirus/?utm_campaign=homeAdUOA?Si%3Ca%20href=

.

LINK:

https://www.worldometers.info/coronavirus/country/viet-nam/

.

Thanh Thảo – Đại lễ cầu siêu cho hàng chục ngàn đồng bào đã mất vì Covid-19

VN tưởng niệm hơn 23 ngàn nạn nhân chết vì COVID-19: “Cần làm rõ trách nhiệm của chính quyền!” / RFA

19/11/2021

https://docs.google.com/document/d/1ff-tB3TIi1yFoxHglv8dHhpe0hdIV9Ye/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

“Nhưng cái kinh khủng nhất hiện nay cho đến giờ là vẫn chưa biết được ai là người chịu trách nhiệm chính về những chuyện chống dịch sai lầm đã diễn ra ở trong Việt Nam, mà vốn người dân Việt Nam nhìn thấy rõ ràng tất cả cả những hình ảnh đó nó xuất phát từ sự rập khuôn ở Trung Quốc vào những thời kỳ căng thẳng và tệ hại nhất.

Không hiểu sao những kịch bản như vậy, những cái bối cảnh như vậy cả thế giới lên án và sợ hãi thì Việt Nam lại áp dụng một cách hết sức là tuyệt đối, và dẫn đến chuyện mà giống như như ông Mãi và ông Nên đã từng nói rằng là cái việc giam nhốt cách ly người ta chỉ vì hiểu lầm.

 

 

Bài Mới Nhất
Search