T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

NHIỀU TÁC GIẢ: QUÁN CÀ PHÊ

Xin Bấm Vào Đây:

NHIỀU TÁC GIẢ: QUÁN CÀ PHÊ

THƯA BẠN CÀ PHÊ MỘT THỜI…

Chén cà phê không đường – Tranh: ĐINH KIM HERLEEN (11 TUỔI)

Một ngày…

Gặp lại bạn xưa trường cũ, nhóm anh em Kiến Trúc miền đông cũng như anh em Nguyễn Trãi-Chu Văn An 56-63, với tôi bạn bè như cái gạch nối giữa hiện tại và quá khứ. Mà gặp lại nhau qua điện thư với máy vi tính, nên viết trở thành một nhu cầu cần phải có, dài cũng như ngắn, nhưng cái nhiễu sự là không biết viết gì. Một mảnh vườn, vài chậu bonsai, năm ba món đồ cổ, quanh đi quẩn lại thì cũng chỉ từng ấy, riết róng rồi cũng nhàm chán đến buồn tênh. Viết về mình ư… Về những cuộc tình, tình đầu, tình giữa, tình cuối thì cũng không tránh được những ngộ nhận và trái khoáy vì đang nằm ở cái tuổi già thì chưa già, nhưng ắy hẳn chẳng còn trẻ nữa. Hay là hãy tạm dừng chân ở một ngã ba đường, một khúc quanh nào đó…Ở nơi chốn ấy có quán cà phê cùng bằng hữu, với những mẩu chuyện vu vơ, vụn vặt, không đầu không đuôi.

Tôi muốn trở lại với quán Thằng Bờm…và những quán cà phê đã nhờ văn học mà trở thành…bất tử… (NGỘ KHÔNG PHÍ NGỌC HÙNG)

Triết Lý (Cà Phê):

Trong ly cà phê có hương vị của cuộc sống. Vì cà phê vốn đắng, nên người ta phải cho thêm đường. Bỏ bao nhiêu đường, thì lại tùy khẩu vị mỗi người. Giới sành điệu bảo rằng, chớ nên hâm lại cà phê nguội, vì sẽ làm vị cà phê đắng thêm. Cũng như hãy để những gì thuộc về quá khứ lãng quên trong quá khứ, đừng khơi lại, chỉ chuốc lấy thêm nhiều dư vị không lấy gì làm ngọt ngào.

Văn hóa cà phê còn nhắc nhở người ta rằng, hãy uống cà phê khi ly cà phê còn nóng, tức là hãy sống hết mình cho hiện tại. Đừng bận tâm ngỏanh mặt nhìn ngày hôm qua, đừng cố kiễng chân nhìn về ngày sắp tới, vì làm thế chỉ khiến ly cà phê trước mặt nguội dần, mất ngon.

Triết lý cà phê cũng ngụ ý rằng, cuộc đời đôi khi đắng chát như một ly cà phê đen thiếu đường. Nhưng cà phê đắng còn có hộp đường bên cạnh. Còn cuộc đời chẳng may chát đắng, thì phải làm sao?

Lại nhớ câu thơ được nghe từ những ngày còn lưu đầy đất Bắc. Nói lên cảnh ngộ của vợ những người tù cải tạo năm xưa.

 phê đắng cho thêm đường thì ngọt.

Đời đắng cay em biết bỏ thêm gì?

Ngày nay, có nhiều người (già) uống cà phê đen nhưng không bỏ đường. Vì (già) nên đã quá quen với đắng cay cuộc đời chăng nên uống cà phê không đường vẫn không cảm thấy đắng? Hay chẳng qua cũng là vì mấy cái của nợ họ Cao (cao máu, cao mỡ, cao ĐƯỜNG…) nên đành chấp nhận ăn cay uống đắng?

KẾT LUẬN: Văn hóa cà phê thật đa dạng. Triết lý cà phê cũng đủ sâu để luận bàn. Vậy, xin mời bạn, chúng ta hãy “rót cả tâm hồn vào đáy cốc . . . cà phê” . Hay, nếu ly cà phê đời của bạn đã có quá đủ chất đắng, thì chúng ta vẫn có thể thưởng thức vị ngọt của ly bạc xỉu, với một chút cà phê đen trong ly sữa trắng, như một chút mặt trời trong ly nước lạnh của Francoise Sagan** .

T.Vấn

Bài Mới Nhất
Search