T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Nguyên Lạc: TRẢ LỜI PHẠM ĐỨC NHÌ: NHẬN XÉT VỀ LUẬT VÀ VẦN TRONG BÀI THƠ “BIỂN ĐÊM”

Hoa Kèn – Tranh: Mai Tâm

 

Trả lời nhà bình thơ Phạm Đức Nhì vài điểm về bài: Nhận Xét Về Luật Thơ Và Vần Trong Bài Thơ “Biển Đêm” của tôi:

– Trước hết, xin cảm ơn nhà bình thơ Phạm Đức Nhì (PĐN), người bạn TRI KỶ đã đặc biệt “chú ý” đến thơ tôi, nhận xét “rất kỹ” và giới thiệu nó. Tôi rấ́t vui và trân trọng sự góp ý của bạn, sẽ học hỏi để tiến bộ.

– Nhận xét tổng quát về những ̣điều “khen” của bạn PĐN:  Là nhà “hàn lâm” về vần luật lục bát, còn dùng thêm “kính lúp” soi từng từ/chữ để “khen” thì phải “chính xác” thôi.

Sau đây tôi có vài điểm cần thương thảo:

Về Vần Nguyên Chữ (Chính Tự Vận)

– Nguyên văn lời PĐN

“Bài thơ Biển Đêm có đến 2 cặp vần nguyên chữ mà các tay chơi thơ xưa nay đều tránh – ngoại trừ trường hợp có lý do thật đặc biệt.

Mất nhau từ thuở ba đào quê hương

Người về tìm lại mùi hương

Và:

Tay ôm thân ngất quyện nhau

Môi thơm ngực ngải cho nhau lần đầu

Dĩ nhiên, gieo vần như vậy không phạm luật. Nhưng làm hội chứng nhàm chán vần nặng thêm, mất hay” – PĐN

– Tôi xin tr lời:

— Bạn PĐN đã nói rất đúng: “ngoại trừ trường hợp có lý do thật đặc biệt“. Lý do tôi dùng vần nguyên chữ/ lập lại ở đây là ý muốn nhấn mạnh, khiến độc giả chú ý.

Tôi sẽ giải thích về cặp “vần nguyên chữ” HƯƠNG – HƯƠNG:

– Thật là dễ dàng tránh Vần Nguyên ChHƯƠNG – HƯƠNG, dù là người mới làm thơ. Nhiều chữ có thể thay thế, nhưng chữ hay nhất là THƯƠNG: Thân thương hay yêu thương… Tuy nhiên tôi vẫn chọn chữ HƯƠNG, mùi hương vì những lẽ sau:

. Thân thương hay yêu thương cảm xúc không mạnh, không cuồng nhiệt; vì nếu dùng 2 cặp chữ này thì chỉ có nghĩa thường xuyên thấy, gặp, gần gũi người mình thương; không bằng ôm trọn, ôm xiết để ngửi “mùi HƯƠNG“: mùi tóc, mùi môi, mùi quần áo và sâu hơn nữa, mùi mồ hôi, mùi “ngực ngải thân trầm”… “Tình mặn” bao giờ cũng nhớ lâu hơn và buồn hơn “tình chay” khi xa cách, phải không?

. Lại nữa, chữ “mùi HƯƠNG” này còn liên hệ đến chữ QUÊ HƯƠNG ở câu trên. Quê hương cũng có mùi hương: Mùi hoa sữa, hoa sứ, hoa sen, hoa nhài, hoa cau hay mùi rơm rạ, mùi khói đốt đồng chiều quê…. Nhớ mùi hương con gái và nhớ luôn mùi của quê hương, đất nước.

Đó là lý do tác giả bài thơ vẫn giữ lấy chữ HƯƠNG này, dù biết sẽ là Vần Nguyên Chữ. Tôi đoán chắc là nhà “hàn lâm” không “để ý” đến điều này vì  ông bạn đang “hồ hởi phấn khởi” khi “soi kính lúp” tìm ra được cặp vần nguyên chữ và tự nói: “đây rồi,không chối nhe”.

— Khi xem xét một từ/ chữ thì nên xem sự liên hệ trước sau của nó. Vì sự liên hệ này nên tự nghĩa của từ/ chữ có thể thay đổi, nhất là về DANH TỪ. Bạn PĐN là nhà “hàn lâm” chắc rành vụ này. Thí dụ chữ HƯƠNG trong bài thơ: quê HƯƠNG khác với mùi HƯƠNG; quyện NHAU khác với cho NHAU – các cặp chữ này đâu có trùng nghĩa.

Về cặp chữ NHAU – NHAU cũng giống vậy, tác giả có chủ ý nhấn mạnh.

 

 Về Bán vận hay Thông vận và Lạc Vận

— Bán vận hay thông vận:

Nguyên văn lời PĐN:

” 2 câu :

Sóng ơi sao xóa dấu người tôi yêu?

Bãi xưa còn lại gì đâu?

Chữ “yêu” và chữ “đâu” theo tôi, chỉ là thông vận xa (hơi quá xa) chưa đến nỗi lạc vận. Tuy nhiên, nếu có ai bắt bẻ, cho là lạc vận thì tôi cũng không cãi” – PĐN

Tr lời:

Đâu phải trong  bài thơ nào cũng phải dùng toàn Chính vận? Vì cảm xúc, vì ý nghĩa câu thơ, ta cần phải dùng Thông vận hay Bán vận; đôi khi ta còn phải “hy sinh” vận, dùng  Lạc vận để giữ ý.

– ÊU với ÂU thông vận không xa đâu bạn; U với AU hoặc ÂU mới xa.

Nhà thơ có tiếng Lê Văn Trung vẫn dùng thường chúng, thông vận mà câu thơ rất hay.

Sau đây là vài câu thơ của thi sĩ Lê Văn Trung:

— Bán vận

Mẹ là tuyệt đỉnh chon von

Nghe lòng thiên cổ vẫn còn lời “ru

Âm vang một khúc kinh “cầu

Ngàn năm Mẹ một vì sao sáng ngời

……

Mẹ nằm ru một cơn “

Ôi lòng Mẹ như mặt “hồ” vừa “thu

Mẹ ơi! Mẹ là con “tàu

(Lời Ru – Lê Văn Trung)

 

— Bán vận và Lc vận

Mới hay trời đất mông mênh

Từ trong hạt cỏ nẩy MầmƯu

Suối lòng em một dòng vui

Chảy an nhiên giữa tình người bừng hương

(Em Và Hoa Cỏ – Lê Văn Trung )

Và:

ba trăm năm còn một phương “trời“?

hay là lạc giữa vô “thường” phù du

hay là lạc giữa thiên “thu

cuối vòng sinh diệt tìm “đâu” cõi người?

(Ba Trăm Năm Nữa- Lê Văn Trung)

Những câu thơ vẫn hay phải không?

— Cả cụ Yên Đổ cũng phải hy sinh vần mà giữ ý.

Có khi từng gác cheo “leo

Thú vui con hát lựa “chiều” cầm xoang – (Yên Ðổ)

Hai câu thơ nêu trên vẫn HAY vậy

— Cả cụ Nguyễn Du cũng làm vậy trong Truyện Kiều vì ý nghĩa câu thơ, các câu thơ vẫn hay:

Nàng rằng: Hồng diệp xích thằng

Một lời cũng đã tiếng rằng tương “tri

Đừng điều nguyệt nọ hoa “kia

Ngoài ra ai lại tiếc “gì” với ai – (Kiều câu 259 – 262)

 

Và các câu sau đây:

Ngoài song thỏ thẻ oanh vàng

Nách tường bông liễu bay “ngang” trước “mành

Hiên tà gác bóng chênh “chênh

Nỗi “riêng”, “riêng” trạnh tấc “riêng” một “mình”

Cho hay là thói hữu “tình

Đố ai gỡ mối tơ “mành“cho xong – (Kiều câu 239 – 244)

Bạn PĐN nghĩ sao? Nhiều nhà thơ nổi tiếng khác cũng thế.

 

– Bây giờ ta thử xét 2 câu thơ nổi tiếng, rất nhiều người tâm đắc của thi sĩ Bùi Giáng xem sao:

Thu Ba khen thơ Thu Bồn

Thu Bồn cm động rờVAI Thu Ba

Nhận xét:

– Câu 1 toàn thanh bằng, không theo luật bằng trắc.

– Câu 2 độc đáo: Ta sẽ thấy độc giả sẽ khựng lại ngay chổ lạc vận, phá vận này, rồi bật cười khoái trá, phải không? Câu thơ lạc vận này hay gấp nhiều lần nếu nó được làm đúng chính vận như  nhà bình thơ “hàn lâm” PĐN đòi hỏi.

Rõ ràng chúng ta thấy, đôi khi phá vận, lạc vận làm độc giả bất ngờ và thích thú, câu thơ sẽ hay hơn? Nghiêm ngặt quá chi?

— Theo tôi: Ý nghĩa của một câu thơ là quan trọng nhất, nếu ta không thể thoả mãn được cả hai phương diện hợp vần và ý thì nên dùng chữ nào làm rõ ý muốn nói, còn hơn là dùng chữ hợp được vần luật mà ý sai lạc hoặc vô nghĩa.

“Bảo thủ” quá chi vậy bạn PĐN ơi?

Xem ca dao dân gian sau đây:

Xin đừng ra d Bắc Nam

Nhất nhật bất kiến như tam thu HỀ

Huống tam thu như bất kiến HỀ

Đường kia mối n như CHIA mối sầu

Vần Nguyên chữ và Lạc vận, không đúng luật bằng trắc có sao đâu, thơ vẫn hay.

 

Về Trụ Ở Thanh Bằng

Nguyên văn PĐN:

– Chữ thứ 8 của 5 câu bát đều là thanh bằng. Như đã nói ở trên, viết như thế không sai luật. Nhưng “không khéo”. Âm vang của đoạn thơ đều đều, đơn điệu (monotone), tính nhạc không hay  – PĐN

Tr lời:

– Xét thanh ở đoạn này nên xét toàn thể 10 câu, sao ông bạn “hàn lâm” tôi lại cắt bỏ tất cả các câu lục, ghép các câu 8 dính lại rồi nói là “Âm vang của đoạn thơ đều đều, đơn điệu (monotone)”?

Tôi xin ghi lại như thế này để các bạn thấy rõ: (thanh bằng:  _  thanh ngang: –)

. 5 câu 8, câu 6 bị ngắt bỏ:    _   _   _   _   _

. 10 câu 6 và 8 , không câu nào bị ngắt:   — _ — _ — _ — _ — _

Bạn thấy sao? Cả đoạn 10 câu là đơn điệu (monotone)”? Hãy nhìn kỹ 2 hình trên.

Có 2 trường hợp ở đây:

. Hoặc là nhà “hàn lâm” có lối thẩm âm đậc biệt riêng, cắt dòng âm thanh ra từng khúc, khác với lối thẩm âm liền mạch của tôi. Nếu vậy thì hai “hệ quy chiếu” khác nhau, sao ông bạn hiểu tôi mà “khen”? Nhớ bài ngụ ngôn “Con Cá” của Trang Tử không?

. Hoặc là ông bạn “có ý gì đó” mà tôi không biết.

 

–  Nói thêm về Trụ Ở Thanh Bằng

– Bạn PĐN “soi kính lúp” rồi “khen” tôi về vụ “tr ở thanh bằng“; vậy xin hỏi bạn, các bài thơ Bình Thanh- toàn thanh bằng, thí dụ như bài thơ TÌ BÀ của Bích Khê – được nhạc sĩ Phạm Duy và Khúc Dương phổ nhạc, cùng một số bài thơ Bình Thanh hay  của thi sĩ La Thụy làm thì sao?

Trích đoạn:

Vang đêm thanh hồ cầm ngân

Trăng ngà giăng tơ cung trầm buông lơi

Lâng lâng tình đang lên khơi

Hồ, xừ, xang… lòng chơi vơi canh dài

Mơ hồ hồn xưa liêu trai

Mồ thu hoang vu chừ ai u hoài

Vương mang chi, đàn ngân dài

Lưu dư hương… ồ trang đài về đâu

(Hồ Cầm – La Thụy)

– Thêm nữa, trên bãi đêm buồn vì mất dấu người thương, sóng biển rì rào, êm êm … thì phải dùng thanh bằng để diễn tả nhạc buồn, nhạc trầm chớ, không lẽ phải nhạc thanh trắc, trầm bổng vui tươi? Nếu thế thì còn gì là ý nghĩa bài thơ tác giả muốn diễn tả nỗi niềm? Hay phải “vui mừng, la hét” bằng thanh trắc?

“Soi kính lúp” một viên đá, cố tìm vết rạn, màu sắc từng viên riêng lẻ, không chịu để ý toàn cục ngọn núi như thế nào, mây vương gió thối ra sao, trăng soi thế nào thì tiếc quá.

– Nhậ̣n xét thơ về thanh nên xét dòng nhạc toàn câu, toàn đoạn để thấy trầm bổng của nó; phải để ý  đến cảm xúc toàn câu thơ hoặc cả đoạn thơ thì mới nhận xét chính xác tính trầm bổng của thanh nhạc, đừng nên cắt ghép.

Về Vần Quẩn – “Đi Dăm Phút Đã Về Chốn Cũ”

Cám ơn bạn đã “khen” tôi: Nhờ “Đi dăm phút đã về chốn cũ” do đó “lòng vẫn bâng khuâng” -Nhạc Phạm Duy, thơ Vũ Hữu Định. Chính sự quay vòng về – chủ ý của tác giả  là “về chốn cũ”, vần cũ AU; vần này  đưa đến chữ ĐAU – đau thương, sóng đau;  chữ ĐÂU – người đâu, gì đâu và chữ SẦU – trăng sầu. Tác giả cố ý như vậy để cảm xúc dâng trào – lòng ĐAU thương vì không biết người tình bây giờ ở ĐÂU, chỉ còn lại vầng trăng sầu. Chắc nhà “hàn lâm” không để ý đến điều này, do chỉ lo “soi kính lúp” từng viên đá – vần, chữ.

Mời ông bạn “hàn lâm” đọc đoạn thơ này xem sao? Nhắc lại, thi sĩ Lê Văn Trung đã nổi tiếng từ trước 1975 tới nay, ai yêu thơ cũng biết.

Ta về trắng cuộc tình duyên

Phố xa lạ phố, người quên, lạ người

Sầu chao nghiêng mái hiên đời

Sầu rơi như chiếc lá bùi ngùi rơi

Ta về, tàn cuộc rong chơi

Chuyến tàu muộn, không còn ai, ga buồn

(Ta Về – Lê Văn Trung)

Phải vần quẩn? Thơ hay không?

 

Về Ầu ơ, buồn ng

Tôi “vui vẻ” trả lời những lời “khen” tuyệt vời của ông bạn TRI KỶ tôi. Ông bạn viết, nguyên văn:

– Độc giả nào đọc cả đoạn mà không cảm thấy ngán cái giọng “ầu ơ” thì quả là có nội công thâm hậu, rất đáng nể phục

Ôi thôi! Ầu ơ hết biết

– đoạn thơ càng thêm “ầu ơ”, buồn ngủ.

âm điệu của bài thơ “ầu ơ”, đọc có cảm giác chán ngán và buồn ngủ.

– lội bì bõm dưới dòng mương bị nghẽn. (sic) – PĐN

Chỉ có một bài bình ngắn mà ông bạn TRI KỶ tôi “ưu ái” dành cho tôi, lập đi lập lại 5 lần KHEN. Không sợ “phản tác dụng” sao ông bạn?

 

Tr lời:

– Trước hết xin nhớ rằng: lời nhận xét của các nhà phê bình cũng chỉ chủ quan, nghĩa là tương đối có đúng có sai, vì cảm nhận mỗi người khác nhau. Ông phê bình nói dở nhưng biết đâu độc giả cho hay thì sao? Đừng đem quan niệm chủ quan của mình mà lấn át, áp đặt người khác. Đây là lời của ông bạn tôi: – “Độc giả nào đọc cả đoạn mà không cảm thấy ngán cái giọng “ầu ơ” thì quả là có nội công thâm hậu, rất đáng nể phục“. Chủ quan ghê chưa?

– Rất cám ơn lời “khen tặng” lặp đi lặp lại nhiều lần của bạn, chắc muốn cho độc giả chú ý, tôi cũng rất mong thơ tôi “được ẦU Ơ VÍ DẦU, tại sao?

. Vì quê tôi có câu hát:

“Ví dầu ví dẩu ví dâu

Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng”

Bài hát/thơ âm thanh êm dịu- thanh bằng mới ví “trâu vô chuồng cảm xúc” được chớ, phải không? Tuy nhiên, chắc không ví được ông bạn tri kỷ tôi đâu, vì ông ta “chán ngán và buồn ng“, và hình như ông ta quen nghe thanh trắc – sư tử hống; không thích thanh bằng đâu.

 

LỜI KẾT

Xin được ghi ra đây vài nhận xét của người bạn tôi, khuyết danh nói về thi ca và thơ Lục Bát:

— Vốn xuất xứ từ dân dã, nên thơ Lục Bát rất mộc mạc, bình dân, và đơn giản – đơn giản tới mức bất kỳ một người dân Việt Nam nào cũng có thể ứng khẩu, thốt lên một câu lục bát mà không cần phải qua một trường lớp đào tạo nào.

Chính vì từ dân dã mà ra, nên thơ Lục Bát rất phong phú và đa dạng. Người dân cứ tuỳ vào cảm hứng mà ngắt nhịp, gieo vần và kéo dài hoặc rút ngắn câu chmà tiết tấu thanh điệu vẫn nhịp nhàng, êm tai.

Một nông dân Việt Nam chân lấm tay bùn, dù suốt đời chưa hề thông qua một trường lớp nào, chưa hề thấy con chữ vuông tròn ra sao, cũng chưa hề nghe qua thế nào là thanh bằng, thanh trắc, nhưng khi cao hứng, cũng có thể ngẩng đầu ngâm nga một vài câu Lục Bát.

— Thơ ca là một loại hình nghệ thuật mang nặng tính diễn đạt và cảm thụ cá nhân. Một bài thơ có thể đồng cảm với người này nhưng vô cảm với người khác là chuyện bình thường. Mối tương quan giữa thi nhân và tha nhân chỉ trong chừng mực nhất định nào đó. Vì thế, có người làm được câu thơ thì thấy thống khoái, có người đọc được bài thơ mà thấy phiêu dật. Đó cũng có thể là duyên đưa đẩy họ xích lại gần nhau. Nhưng có người đọc xong thấy bất bình cũng chẳng hề là chuyện lạ.

— Trong một tâm thức nào đó, người được cho là “thi sĩ” có thể bay bổng cảm xúc của mình. Những lúc như thế tôi tin chẳng có niêm luật nào cản nổi. Tự động nó dàn xếp, tự nhiên nó mạch lạc… bởi vì lúc đó thơ ca nó giống như có từ trong máu thịt, cứ thế tuôn tràn thành dòng. Nếu o bế, gò hàn hay còn gọi là “xếp các con chữ lại thành một vần điệu ngay ngắn” thì cũng chỉ là anh thợ làm thơ trong những anh thợ làm thơ, cũng đi tới đi lui, ngược xuôi mù mịt.

Thêm lời này:  Nói cho cùng, trong thơ cảm xúc/ con tim thì quan trọng hơn lý trí, sao phải đưa “cái tôi lý trí” lên làm chủ – tính toán, sắp xếp từng chữ/từ cho đúng chính vận, luật – “đè” con tim, “cái tôi cảm xúc” xuống? Điều này ông bạn đã thường nói mà, hay là đã ĐỐT các bài cũ viết về việc này rồi? Nếu thế thì than ôi!

Chúc bạn TRI KỶ tôi sức khỏe để nghiền ngẫm mà phê bình thơ.

Trân trọng!

 

Nguyên Lc

 

 

 

 

 

©T.Vấn 2020

 

 

 

Bài Mới Nhất
Search