T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Phạm Anh Dũng: NHẠC SĨ ĐAN THỌ (1924-2023)

NS Đan Thọ vừa qua đời hôm 4 Tháng Chín, ở thành phố Houston, tiểu bang Texas, thọ 99 tuổi. Theo cáo phó của gia đình, tang lễ của cố nhạc sĩ sẽ được tổ chức trong hai ngày, Chủ Nhật, 17 Tháng Chín và Thứ Hai, 18 Tháng Chín, tại Nhà Quàn Vĩnh Cửu (Chapel of Eternal Peace at Forest Park), số 2454 S Dairy Ashford Rd., Houston, TX 77077.

Xin chia buồn cùng anh chị BS Mùi Quý Bồng-Đan Kim Tâm tang quyến và mong linh hồn bác siêu thoát nhanh 

Sau đây là những nhạc phẩm, nhớ và tìm được, của Đan Thọ với links để nghe/xem videos nhạc 

(Có thể còn nhiều nữa, nhưng chắc chắn có một bài nữa là Vọng Cố Đô của Đan Thọ & Nhật Bằng, không có links)

Chiều Tím (nhạc Đan Thọ, lời Đinh Hùng) Ý Lan hát 

Tình Quê Hương (thơ Phan Lạc Tuyên, nhạc Đan Thọ) Lệ Thu hát:

Dương Cầm (ý thơ Mùi Quý Bồng, nhạc Đan Thọ) Thái Thảo hát 

Giòng Sông Quê Hương (Đan Thọ) Lệ Thu hát:

Xa Quê Hương (Đan Thọ & Xuân Tiên) Kim Tước hát:

Bóng Quê Xưa (Đan Thọ) Thanh Thúy hát:
https://youtu.be/1e1pGFOKw8I

Thu Ly Hương (Đan Thọ & Nhật Bằng) Tâm Hảo hát:

Mimosa Thôi Nở (thơ Nhất Tuấn, nhạc Đan Thọ) Duy Quang hát:

ĐỌC THÊM:

(Hồi Ức 8 Về Nhạc Sĩ Đan Thọ. Nguồn: Trần Quốc Bảo)

ÔNG NGOẠI

Ylan Mui (CNBC)

Lời giới thiệu: Ký giả Mùi Quý Y Lan là ái nữ của ông bà bác sĩ Mùi Quý Bồng – Đan Tâm. Là cháu ngoại của nhạc sĩ Đan Thọ, Mùi Quý Y Lan từ nhỏ chơi dương cầm và hình ảnh cô ngồi đàn piano thuở bé đã tạo cảm hứng cho ông ngoại sáng tác bản nhạc cuối cùng tựa đề “Dương Cầm” với ý thơ Mùi Quý Bồng.

Mùi Quý Y Lan tốt nghiệp chuyên ngành Truyền Thông với hai chuyên ngành phụ Triết Học và Sinh Vật Học từ đại học Loyola University ở New Orleans. Cô từng là giáo sư thỉnh giảng ngành báo chí tại đại học University of Maryland. Sau gần 15 năm làm phóng viên chuyên về giáo dục rồi tài chánh cho nhật báo The Washington Post, Mùi Quý Y Lan bước sang lãnh vực truyền hình và cộng tác với hệ thống CNBC kể từ tháng 2 năm 2017 tại văn phòng trụ sở ở thủ đô Washington DC. Đồng thời, ký giả Y Lan thường xuyên được mời xuất hiện trên đài C-SPAN.

Bài viết sau đây ghi lại những kỷ niệm và tâm tình của cháu ngoại Y Lan dành cho ông ngoại Đan Thọ, nguyên tác tiếng Anh đã được bác sĩ Mùi Quý Bồng dịch sang Việt ngữ.

When I was a child, my grandparents lived in a modest house on a unassuming street in Garden Grove. It was a single level, with a pool and porch out back and a small kitchen. But to a 10-year-old girl, it was a magical world all its own.

My siblings and cousins spent many long summer days splashing in the pool, bathing in the endless California sunshine. We ate hot loaves of French bread with pats of creamy butter in the kitchen. We picked fruit from the trees in the backyard and marveled at the songbirds that Ong kept in domed cages on the porch.

There was no sweeter music, though, than the sounds that Ong could coax from his violin. He left me hold it once during one childhood visit, entrusting his most prized possession to my clumsy hands. I scratched out a few notes and instantly knew that the music he produced had taken a lifetime to perfect.

Ong and music were synonymous in my mind. Growing up, I understood little of my family’s struggle and its story. War and suffering were abstract concepts to my Americanized mind. But I understood Ong and his music. I always knew that he was a musician, master of not just the violin but also the saxophone and the piano. When Ong played, he evoked strains of a country that I, as second-generation Vietnamese, was only just beginning to comprehend — beauty, romance, heartache in one harmony. As I grew older, I realized the price my family paid for him to play his music just for me, in his modest little home in Garden Grove.

I credit my grandfather for building music into my DNA. I could tell how proud he was to watch my own skill at the piano progress. He would give me his winning smile and then usher me to the bench to play, the protege and the pro.

That he was and remains an inspiration to me is clear. But little did I know that I also inspired him as well. One day, after watching me practice my own music, he wrote a new melody with me in mind. The lyrics were the words of a poem my father had written. The piece was Dương Cầm — a new song for a new land, with three generations of our family reflected in it. This was the only song he wrote throughout his life as an exile, and the last song of his life as an artist.

The last time I heard my grandfather play for me was at my wedding. He graced us with his most famous song, Chiều Tím. It felt like his eyes were on me the entire time despite the crowd of friends and family around us. He was serenading me one more time, reminding me of the idyllic days of my childhood, the music that always bound us together and the love that will last long after the last notes fade away.

Ylan Mui

ÔNG NGOẠI

Ylan Mùi (CNBC)

Khi tôi còn nhỏ, Ông Bà Ngoại tôi sống trong một căn nhà bình thường, trên một con đường khiêm tốn trong khu Garden Grove. Đây là một căn nhà một tầng, với một hồ bơi, một mái hiên đằng sau, và một cái bếp nho nhỏ. Nhưng với một cô bé 10 tuổi, đó là một thế giới thần tiên, kỳ diệu.

Chị em tôi và những người anh em họ đã có những ngày Hè dài vẫy vùng trong hồ bơi, tắm mát trong ánh nắng trường cửu của California. Chúng tôi được ăn những ổ bánh mì

Tây phết lớp bơ mịn màng trong nhà bếp. Chúng tôi hái trái từ những cây trong vườn sau, và mê thích những chú chim yến hót thật hay mà Ông Ngoại nuôi trong những chiếc lồng nhỏ treo dưới mái hiên.

Nhưng không có tiếng nhạc nào ngọt ngào hơn những âm thanh từ chiếc vĩ cầm của Ông Ngoại. Ông đã cho tôi được ôm chiếc vĩ cầm ấy một lần khi tôi đến thăm ông, trao phó bảo vật ông quý nhất vào bàn tay vụng về của tôi. Tôi cố gắng kéo được vài nốt nhạc, và lập tức hiểu rằng những âm thanh kỳ diệu ông tạo ra từ cây vĩ cầm của ông đòi hỏi cả một đời để tôi luyện.

Ông Ngoại và âm nhạc, trong tâm trí tôi, là một. Lớn dần lên theo ngày tháng, nhưng tôi không hiểu rõ lắm hoàn cảnh và sự phấn đấu của gia đình. Chiến tranh và những chịu đựng là một khái niêm trừu tượng đối với cái tâm hồn Mỹ hoá của tôi. Nhưng tôi hiểu Ông Ngoại và âm nhạc của ông. Tôi vẫn biết rằng ông là một nhạc sĩ tài hoa, không những với vĩ cầm, mà còn với saxophone, và cả dương cầm. Khi ông đàn, ông gợi lên những dấu nét của một quốc gia mà tôi, thế hệ Việt Nam thứ hai, mới bắt đầu thấu hiểu. Cái hoa mỹ, cái lãng mạn, cái khổ tâm, hoà hợp làm một. Đến khi tôi đã lớn khôn, tôi mới nhận ra cái giá gia đình chúng tôi đã phải trả để Ông Ngoại có thể cho tôi thưởng thức âm nhạc trong căn nhà nho nhỏ, bình thường của ông ở khu Garden Grove.

Ông Ngoại đã truyền cái khả năng âm nhạc ấy vào hệ DNA của tôi. Tôi cảm nhận được sự hãnh diện của ông khi ông theo dõi sự tiến bộ về dương cầm của tôi. Ông thường nở nụ cười thoả mãn và dìu tôi đến ngồi trên ghế để tập dượt. Ông, người nhạc sĩ chuyên nghiệp và người bảo trợ của tôi!

Ông Ngoại là người tạo cảm hứng cho tôi là chuyện hiển nhiên. Nhưng tôi không ngờ tôi cũng đã là nguồn cảm hứng của ông! Một ngày nọ, sau khi nghe và nhìn tôi tập dượt, ông đã viết một bản nhạc mới mang hình ảnh tôi. Lời bài nhạc dựa theo ý một bài thơ do Bố tôi viết. Tựa bài nhạc là Dương Cầm. Một bản nhạc mới, viết trên một quê hương mới, một kết hợp phản ảnh ba thế hệ trong gia đình tôi! Đây là bản nhạc duy nhất Ông Ngoại viết trong những ngày sống tha hương, và là bản nhạc cuối cùng ông viết trong cuộc đời nghệ sĩ.

Lần chót Ông Ngoại đàn cho tôi là trong lễ cưới của tôi. Ông đã trình bầy bản nhạc nổi tiếng nhất của ông: Chiều Tím. Dường như cặp mắt ông chỉ hướng về tôi trọn vẹn trong những giây phút ấy, mặc dù có rất nhiều bạn bè, và gia đình thân thuộc khắp chung quanh. Ông đã đàn để thương tặng tôi một lần nữa, làm tôi nhớ lại những tháng ngày kỳ diệu của tuổi thơ tôi, nguồn âm nhạc đã luôn gắn bó chúng tôi với nhau, và niềm yêu thương còn mãi tồn tại sau khi những nốt nhạc cuối cùng đã dần lịm tắt.

Mùi Quý Bồng

(phỏng dịch)

Bài Mới Nhất
Search