T.Vấn

& Bạn Hữu

Văn Học và Đời Sống

Tô Văn Cấp: HUYNH ĐỆ CHI BINH THỦY QUÂN LỤC CHIẾN

Xin Bấm Vào Đây:

Tô Văn Cấp: HUYNH ĐỆ CHI BINH THỦY QUÂN LỤC CHIẾN

 

GIỚI THIỆU:

Bài hát vang lên từ chiếc radio nhỏ:

“Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính

Lúc sống có nhau là huynh đệ chi binh

Lúc chết có nhau là huynh đệ chi binh

Sống chết có nhau là huynh đệ chi binh

A! La la la…”

Tôi cũng như toàn dân miền Nam Việt Nam trước năm 1975, ai mà chẳng âm ư bài hát “Huynh Đệ Chi Binh” của nhạc sĩ Anh Bằng. Nhạc sĩ viết “huynh đệ chi binh” là tình thương yêu. dùm bọc nhau của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung, của những người lính trong binh chủng, đơn vị của mình nói riêng. Sự gắn bó thắt chặt và yêu thương nhau đến từ anh chàng “deuxième cùi bắp” lên đến ông tướng, ông tá, ông úy,… Nói nó là “mối tình chân” của lính với nhau quả không sai.

Nhạc sĩ Anh Bằng, trong khuôn khổ bài nhạc, chỉ có thể sơ lược và đưa ra được một vài ý chính trong tình lính. Còn với khuôn khổ một quyển sách thì tác giả Tô Văn Cấp trong “Huynh Đệ Chi Binh TQLC” đã dùng ngòi bút ký gửi đến độc giả tình anh lính chiến mới thật là hết ý hết tình.

Tình đồng đội TQLC ở chiến trường, tình người TQLC chỉ huy và cấp thừa hành đối với nhau sau ngày “gãy súng”, tuy giấy rách nhưng vẫn còn lề.

“Huynh Đệ Chi Binh TQLC” – Tô Văn Cấp: Cuốn sách chúng ta đang cầm trên tay, còn vẽ lại nhiều hình ảnh và nhiều câu chuyện lính mà chỉ những người ở chiến trường khốc liệt, sống – chết cận kề mới cảm nhận được. Bên cạnh đó chúng ta cũng nhìn thấy được đời lính ở hậu cứ, khi nghỉ xả hơi, khi quậy phá, khi say xỉn, khi bị xử phạt, khi nghiêm chào thượng cấp, và rất nhiều “khi …” mà người dân thường không thể tưởng tượng ra được.

 Đối với “Trâu Điên – Tô Văn Cấp”, quan niệm lớn nhất, chính đáng nhất để sống trong đời là “Sống chết có nhau”. Trong “Huynh Đệ Chi Binh TQLC”, tác giả chỉ muốn nhắc nhở chúng ta – những người đang có trên tay quyển sách – sự thương yêu vô bờ bến của người lính với nhau, sự nhớ ơn của người dân ở khắp nơi trên vùng đất miền Nam Việt Nam trao cho những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, trước và sau 1975.

Quả là đúng như vậy. Sự việc và di chứng chiến tranh cho đến ngày nay, ngót năm mươi năm sau 1975 vẫn còn đấy những nỗi đau. Những nỗi đau của người Thương Phế Binh vì đã hy sinh một phần thân thể cho quê hương, cho Tổ Quốc VN, nỗi đau mất người thân yêu của những người vợ và con người tử sĩ, lấy gì bù đắp lại cho đủ!?

 Lời mở đầu cho quyển sách “Huynh Đệ Chi Binh TQLC” là lòng biết ơn sâu xa của người đọc và mời quý vị độc giả bước vào tình “Huynh Đệ Chi Binh” – Tô Văn Cấp để hòa vào đời lính và tình lính. Và rồi, để ôm nhận những người lính Việt Nam Cộng Hòa vào lòng như một lời tri ân của người dân thời Việt Nam Cộng Hòa Đệ I và Đệ II. ⬛

DOÃN CẨM LIÊN

Bài Mới Nhất
Search